Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Tư

14/09/20212:33 SA(Xem: 2721)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Tư
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SHECHEN RABJAM THỨ TƯ
Samten Chhosphel[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Shechen Rabjam thứ tư – Garwang Chokyi Gyaltsen sinh vào khoảng năm 1811, năm Kim Mùi của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn. Ngài được công nhận là vị tái sinh của Đức Shechen Rabjam thứ ba – Rigdzin Paljor Gyatso (1771-1807) và được dạy dỗ bởi vô số đạo sư xuất chúng bao gồm Đức Dzogchen Drubwang thứ tư – Mingyur Namkhai Dorje (1793-1870) và Gyaltsab Tenzin Chogyal. Ngài đã thọ nhận chỉ dẫn về các giáo lý kho tàng và khẩu truyền của trường phái Nyingma.

Ngài được cho là đã nhận được địa điểm của nhiều giáo lý kho tàng và kho tàng đất (Sater) từ chư Tôn mà Ngài thiền định về, nhưng việc Ngài có thành công trong việc phát lộ hay không thì không rõ. Sau đấy trong đời, Ngài chuyển đến một nơi gọi là Bachak Shri và rốt ráo, trở thành một vị thầy lang thang không có nơi cư ngụ lâu dài. Ngài thường viếng thăm các vùng Kongpo, Dakpo và Nyangtri gần Lhasa.

Dựa vào năm viên tịch của Đức Shechen Rabjam thứ ba (1807/1809) và năm sinh của Đức Shechen Rabjam thứ năm (1864), Ngài có lẽ đã sống đến ngoài năm mươi tuổi. Không có điều gì về việc Ngài qua đời được nhắc đến trong tiểu sử, mặc dù một số nguồn cho rằng điều đó xảy ra trong hay khoảng năm 1862. Vị tái sinh của Ngài là Đức Gyurme Kunzang Tenpai Gyaltsen.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Fourth-Shechen-Rabjam-Garwang-Chokyi-Gyeltsen/5166.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Samten Chhosphel nhận bằng Tiến sĩ từ CIHTS ở Ấn Độ, nơi ông ấy đóng vai trò là người đứng đầu Phòng Xuất Bản trong 26 năm. Ông có bằng Thạc sĩ về Biên Soạn & Xuất Bản từ Đại học Emerson, Boston. Hiện tại, ông là Giáo Sư Hỗ Trợ (Assistant Professor) tại Đại Học Thành Phố New York và Cộng tác viên Ngôn ngữĐại Học Columbia, New York.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :