Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Tư

14/09/20212:33 SA(Xem: 2869)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Tư
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SHECHEN RABJAM THỨ TƯ
Samten Chhosphel[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Shechen Rabjam thứ tư – Garwang Chokyi Gyaltsen sinh vào khoảng năm 1811, năm Kim Mùi của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn. Ngài được công nhận là vị tái sinh của Đức Shechen Rabjam thứ ba – Rigdzin Paljor Gyatso (1771-1807) và được dạy dỗ bởi vô số đạo sư xuất chúng bao gồm Đức Dzogchen Drubwang thứ tư – Mingyur Namkhai Dorje (1793-1870) và Gyaltsab Tenzin Chogyal. Ngài đã thọ nhận chỉ dẫn về các giáo lý kho tàng và khẩu truyền của trường phái Nyingma.

Ngài được cho là đã nhận được địa điểm của nhiều giáo lý kho tàng và kho tàng đất (Sater) từ chư Tôn mà Ngài thiền định về, nhưng việc Ngài có thành công trong việc phát lộ hay không thì không rõ. Sau đấy trong đời, Ngài chuyển đến một nơi gọi là Bachak Shri và rốt ráo, trở thành một vị thầy lang thang không có nơi cư ngụ lâu dài. Ngài thường viếng thăm các vùng Kongpo, Dakpo và Nyangtri gần Lhasa.

Dựa vào năm viên tịch của Đức Shechen Rabjam thứ ba (1807/1809) và năm sinh của Đức Shechen Rabjam thứ năm (1864), Ngài có lẽ đã sống đến ngoài năm mươi tuổi. Không có điều gì về việc Ngài qua đời được nhắc đến trong tiểu sử, mặc dù một số nguồn cho rằng điều đó xảy ra trong hay khoảng năm 1862. Vị tái sinh của Ngài là Đức Gyurme Kunzang Tenpai Gyaltsen.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Fourth-Shechen-Rabjam-Garwang-Chokyi-Gyeltsen/5166.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Samten Chhosphel nhận bằng Tiến sĩ từ CIHTS ở Ấn Độ, nơi ông ấy đóng vai trò là người đứng đầu Phòng Xuất Bản trong 26 năm. Ông có bằng Thạc sĩ về Biên Soạn & Xuất Bản từ Đại học Emerson, Boston. Hiện tại, ông là Giáo Sư Hỗ Trợ (Assistant Professor) tại Đại Học Thành Phố New York và Cộng tác viên Ngôn ngữĐại Học Columbia, New York.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: