Luận Giải Về Phật Giáo Kim Cương Thừa

25/06/20143:29 SA(Xem: 16380)
Luận Giải Về Phật Giáo Kim Cương Thừa

LUẬN GIẢI VỀ PHẬT GIÁO KIM CƯƠNG THỪA,

CÁC TRUYỀN THỐNG TẠNG TRUYỀN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SHUCHI, NHẬT BẢN

Phúc Cường

Ngày 10, tháng tư năm 2014

Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế. Trường đại học Shuchi hiện nay được thành lập lại vào năm 1949. Hoà thượng Suguri Kouzui, hiện đang là hiệu trưởng đại học Shuchi, đồng thời cũng trụ trì của ngôi chùa Nakayama Dera.

Đức Đạt lai Lạt ma đã an tọa phía dưới bức tượng đức Phật Tỳ-lô-giá-na, hai bên được an trí hai mandala theo đúng truyền thống Phật giáo Đông Mật.

kim cang thua 1"Quý vị đã thỉnh cầu tôi chia sẻ về pháp môn Kim cương thừa hay Chân ngôn thừa. Tây Tạng bắt đầu chịu ảnh hưởng của Phật giáo vào thế kỷ thứ 7 trong triều đại của vua Songtsen Gampo. Đức vua đã kết hôn với hai vị công chúa, một người Trung Quốc và một người Nepal. Hai vị công chúa đã mang theo các tôn tượng Phật tới Tây Tạng, khởi nguồn cho việc tìm hiểutu học giáo pháp của đức Phật trên khắp đất nước. Sau đó, đức vua Trisong Deutsan nhận ra rằng Phật giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ và ngài đã chuyển hướng tìm hiểutu học trực tiếp từ Ấn độ. Đức vua đã thỉnh mời đại Phương trượng Shantarakshita từ Đại học Nalanda và ngài đã bắt đầu đảm nhận trọng trách hoằng dương Phật giáo rộng khắp miền đất tuyết. Ngài là một học giả vĩ đại, bậc sáng lập nên truyền thống Yogachara – Svatantrika - Trung Quán luận, truyền thống đã hợp nhất tri kiến của đạo sư Long ThọVô Trước với logic học và nhận thức luận của ngài Pháp Xứng. Ngài cũng bắt đầu dự án dịch văn học Phật giáo Ấn Độ sang ngôn ngữ Tạng, hệ thống này được kết tập trong các bộ Kangyur và Tengyur. Ngài trước tác các bộ luận “Tràng hoa lý Trung đạo” và "Thực tại Tập luận” mà ngày nay chúng tôi vẫn tiếp tục tu học; công trình đầu tiên bàn về các vấn đề triết họccông trình thứ hai về vấn đề logic và nhận thức luận Phật giáo.

Đệ tử của đại Phương trượng Shantarakshita là ngài Kamalashila, một học giả uyên bác, cũng đã được thỉnh mời tới hoằng pháp sau đó. Ngài đã trước tác bộ luận “Ngọn Hải đăng của truyền thống Trung đạo” và một bộ luận về tác phẩm "Thực tại Tập luận” của bậc thầy mình. Hai đạo sư này đóng vai trò chính cho việc thiết lập Phật giáoTây Tạng. Quý ngài đã thành lập giới luật là nền tảng của giáo lý tại đây.

kim cang thua 2Đức Đạt lai Lạt ma luận giải rằng, Đạo sư Liên hoa sinh (Guru Padmasambhava) có vai trò khiển trừ và điều phục các thế lực gây chướng ngại cho sự phát triển của Phật giáo. Ngày nay ngài cùng với đại Phương trượng Shantarakshita và đức vua Trisong Deutsan được tôn kính là ba vị đặt nền móng cho các dòng Phật giáo Tạng truyền.

Là một Tỳ kheo, bản thân ngài Shantarakshita đã trì giữ giới Luật, trong khi đó, qua bộ luận “Tràng hoa của lý Trung đạo" cho ta thấy việc thực hành trưởng dưỡng Bồ đề tâmtrí tuệ Tính không của ngài, còn qua bộ "Chương luận về Thực tại” là minh chứng ngài đã thực hành Kim cương thừa với những Yoga Tantra ở mức cao cấp nhất. Nói tóm lại, ngài là một mẫu mực của truyền thống Phật giáo Nalanda.

Có thể truy xét nguồn gốc cách tiếp cận này chính từ đức Long Thọ, ngài đã đặt giới luật làm nền tảng của sự thực hành, trưởng dưỡng tâm Bồ đề thông qua các phương pháp cho - nhận. Các bộ luận của ngài cũng cho thấy nội dung rõ ràng của Kinh Bát nhã Ba la mật, trí tuệ Tính không, và sự thực hành các giai đoạn phát khởihoàn thiện của Kim cương thừa với các Yoga Tantra cao cấp nhất. Đức Đạt lai Lạt ma dạy rằng, các đệ tử của đức Long Thọ là ngài Thánh Thiên, Pháp Xứng cũng theo cách tiếp cận tương tự. Điều này cho thấy nguồn gốc của truyền thống Phật giáo Tạng truyền, nơi một hành giả cần phải trì giữ bao gồm cả ba giới nguyện, giới nguyện pratimoksha, giới nguyện Bồ Tát và giới nguyện Kim cương thừa. Đức Đạt lai Lạt ma lấy bản thân mình là một minh chứng. Ngài là một tăng sĩ; ngài luôn phát nguyện Bồ đề tâmthiền quán về tính không hàng ngày, và mỗi ngày ngài thực hành sáu pháp Yoga Bản tôn khác nhau.

Ngài cũng đã nói về những hiểu lầm mà chính ngài đã gặp khi mọi người nói về các dòng Tạng truyền. Cố Tổng thống Nelson Mandela trong một buổi gặp gỡ từng nhầm lẫn giới thiệu ngài là lãnh tụ của Lạt ma giáo (Lamanism). Truyền thống Phật giáo Tạng truyền là một truyền thống bao gồm nguyên vẹn toàn bộ giáo pháp của đức Phật, và đang được thực hành, trì giữ nghiêm mật thông qua sự tu họcthực hành rất nghiêm ngặt tới tận ngày nay.

Liên quan đến nguồn gốc của Phật giáo Kim cương thừa, ngài dạy rằng Tứ Diệu Đế là nền tảng của tất cả giáo pháp đạo Phật, 37 phẩm trợ đạo giác ngộ cũng phổ biến trong tất cả các truyền thống đạo Phật. Tiếp đến, trong truyền thống ngôn ngữ Sanskrit, chúng ta thấy giáo pháp Bát nhã được đức Phật truyền trao trên đỉnh Linh Thứu trước sự vân tập của các đại đệ tử như Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn ThùPhổ Hiền. Đây là những giáo pháp được đức Phật truyền trao trong lần chuyển pháp luân thứ hai, chủ yếu đề cập tới tính vô ngã của pháp và tâm. Các giáo pháp này bao gồm cả Bát nhã Tâm kinhchúng ta vừa trì tụng, đó là bài đối thoại giữa ngài Xá Lợi PhấtBồ Tát Quán Thế Âm. Giáo pháp này đã không được truyền trao rộng khắp đại chúng, mà chỉ cho những đệ tử đã có nghiệp thanh tịnh, có năng lực thấy nghe được lời Bồ tát Quán thế âm và ngài Xá Lợi Phất.

Ngài làm rõ, trong lần chuyển Pháp luân thứ nhất, đức Phật đã truyền trao Tứ Diệu Đế, giáo pháp được phổ biến cho đại chúng, bởi đã được ghi chép lại trong lịch sử, lần chuyển Pháp luân thứ hai, đức Phật chủ yếu truyền trao các giáo pháp về trí tuệ Bát nhã, chủ yếu làm rõ ý nghĩa của Diệt đế, khả năng và con đường tiến tới giác ngộ. Đồng thời cũng chỉ rõ những phẩm hạnh của một vị Phật. Lần chuyển Pháp thứ ba, đức Phật truyền trao những giáo pháp về tự tính Phật và bản chất tịnh quang của tâm thức, và các phương pháp để sử dụng chúng. Đây chính là nền tảng của việc thực hành các chân ngôn bí mật hay giáo pháp Kim cương thừa. Ngài luận giải rằng, lần chuyển Pháp luân thứ hai và thứ ba không phổ biến rộng rãi cho đại chúng mà cho những nhóm đệ tửcăn cơ nhất định.

Nhìn lại lịch sử, có nhiều cuộc tranh luận về vị trí của Phật giáo Đại thừaKim cương thừa. Một số người đã cho rằng Phật giáo Đại thừa hay Kim cương thừa không phải do chính đức Phật tuyên thuyết. Nhắc lại những băn khoăn của một học giả Phương Tây về tính xác thực của Phật giáo Đại thừa tại một hội nghị khoa học ở Delhi, khi ấy ngài đã khuyên rằng, các học giả vĩ đại Ấn Độ như đức Long Thọ sống chỉ sau thời của đức Phật 4 thế kỷ ở địa vị tốt hơn để đánh giá về vấn đề này. Các lập luận và minh chứng trong các bản viết của ngài cho thấy đức Long Thọ đã rất lôgic và khoa học trong cách tiếp cận về các vấn đề như vậy. Đức Long Thọ đã khảo cứu kỹ càng và đã bảo vệ tính chân xác của Đại thừa, lập luận rằng đó chính là được truyền trao bởi chính đức Phật. Ngài Maitreya, Bhavaviveka và sau đó là đức Shantideva đã cũng minh chứng cho tính xác thực và chân thực của truyền thống ngôn ngữ Sanskrit, của việc thực hành Bồ tát thừa - trí tuệ Bát nhãKim cương thừa.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao có nhiều truyền thống, tông phái như vậy. Câu trả lời là mỗi chúng sinh có nhu cầu và căn cơ khác nhau. Tâm nguyện chính của hàng Thanh Văn, Duyên giác là đạt giải thoát và các ngài tập trung thực hành Tứ Diệu Đế cùng 37 phẩm trợ đạo, Thập nhị Nhân duyên. Đối với Bồ Tát thừa, mục tiêu không phải là sự giải thoát của riêng bản thân, mà hướng tới giảm thiểu những khổ đau của tất thảy chúng sinh. Con đường Bồ tát tập trung vào tam học và chứng đạt Phật quả. Trong thực hành Kim Cương thừa, giáo lý Đại Toàn thiện (Dzogchen) đề cập tới chín thừa, trong khi những tantra của các truyền thừa tân phái đề cập tới bốn thứ lớp tantra. Hai quan kiến này thực ratương ứng, không khác. Tất cả các pháp thực hành đều nhấn mạnh tới sự thấu hiểu bản chất tâm. "Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều hướng tới mục đích chung. Tôi không tự nhận mình là một hành giả cao cấp, nhưng sau khi thụ nhận rất nhiều giáo pháp, tôi đi tới kết luận rằng tất cả những giáo pháp đều hợp nhất ở một điểm chung.” Ngài đã trích dẫn sự luận giảng chi tiết của đạo sư Pháp xứng về năm giai đoạn của Tantra:

1. Giai đoạn phát khởi

2 . Giai đoạn hoàn thành

3 . Giai đoạn cách ly

4 . Giai đoạn huyễn thân và tịnh quang

5 . Giai đoạn hợp nhất

kim cang thua 3Giai đoạn phát khởi liên quan đến việc quán tưởng các Bản tôn. Trong Yoga Tantra cao cấp nhất, việc thực hành cần hợp nhất ba thân Phật, Pháp thân, Báo thânHóa thân trên con đường thực hành thông qua các tiến trình chết, giai đoạn trung giantái sinh. Trong khi các kinh điển Hiển giáo dạy về việc cần phải mất ba ATăng tỳ kiếp hoặc nhiều hơn nữa mới có thể chứng đạt Phật quả thì kinh điển Mật giáo dạy rằng có thể chứng đạt tới quả vị Phật trong một đời trong một thân người.

Tiếp đến tới phần hỏi - đáp, một câu hỏi đưa lên xin ngài cho quan điểm về ý kiến ​​cho rằng, đạo sư Kobo Daishi, ngài đã viên tịch trong thế kỷ thứ IX, hiện vẫn đang trong trạng thái thiền định. Ngài trả lời rằng, điều này hoàn toàn có thể. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, các đại thành tựu giả vĩ đại trong quá khứ đã chứng đạt giác ngộ và hiện vẫn đang trong trạng thái đại định tới tận khi đức Phật kế tiếp thị hiện trên thế gian, rất nhiều các đạo sư của Phật giáo Tạng truyền hiện đang trong số đó. Với những câu hỏi về lòng từ bi liên quan đến Bồ tát Quán thế âm, ngài trả lời rằng lòng từ bi là cội rễ của việc chứng đạt Phật quả. Ngài dạy rằng, ngài đã nhắc tới vai trò của Bồ tát Quán thế âm trong cuộc đối thoại ở "Bát nhã Tâm kinh", tuy nhiên Quán thế âm Bồ tát chính là hiện thân hết thảy lòng từ bi của chư Phật, cũng như đức Văn thù Sư lợi chính là hiện thân của hết thảy trí tuệ của chư Phật.

"Cuối cùng, tại nơi chốn này do một nhân duyên đặc biệt với đạo sư Kobo Daishi, tôi muốn cảm ơn quý vị, những đệ tử của đức Phật, bằng tiếng Nhật đã cho tôi cơ hội này để chia sẻ với quý vị," và ngài đã cúng dường hiệu trưởng trường một tôn tượng Phật.

Hòa thượng Chijun Suga, Chủ tịch của đại học Dosokai và trưởng ban trị sự ngôi chùa Zentsuji tại Shikoku, thánh địa nơi đạo sư Kobo Daishi đản sinh, đã bày tỏ lòng tri ân tới sự hiện diện của Đức Đạt lai Lạt ma. Ngài nói rằng, các Phật tử của tất cả các truyền thống Phật giáo đã tới lắng nghe. Ngài đã thỉnh cầu đức Đạt lai Lạt ma duy trì mối nhân duyên với trường đại học bởi vì các nhân duyên mạnh mẽ với đạo sư Kobo Daishi. Ngài cũng đã thỉnh cầu đức Đạt lai Lạt ma trụ thế dài lâu.

Tiếp tục luận giải về Kim cương thừa tại Koyasan, trung tâm của truyền thống Shingon, Phật giáo Nhật Bản

kim cang thua 4Ngày 13, tháng tư năm 2014

Rặng núi Koyasan phía nam Osaka là trung tâm truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, còn được gọi là Đông Mật bởi các phương pháp thực hành chân ngôn, mật ngữ, đôi khi được gọi là Phật giáo Bí truyền. Đạo sư Kobo Daishi, người sáng lập truyền thống Phật giáo Shingon, đã tu học và đưa giáo pháp trở lại Nhật Bản sau khi tới Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ IX. Một trong những tâm nguyện của ngài là học tiếng Sanskrit để thấu hiểu hơn các Kinh điển Phật giáo và có tư liệu cho rằng, một trong những bậc thầy đầu tiên của ngài là một Thành tựu giả Prajna Ấn Độ, ngài đã tu học tại Nalanda. Đạo sư Kobo Daishi kiến lập ngôi chùa Kongobuji ở Koyasan năm 816 và viên tịch năm 835, trụ thế 62 năm. Đức Đạt Lai Lạt ma đã được thỉnh mời ban truyền giáo pháp và truyền trao quán đỉnh mandala Mahakarunagarbhodbhava.

Ngài bắt đầu bằng luận giải bối cảnh việc thực hành tôn giáo trên thế giới, tôn giáo bắt đầu xuất hiện khoảng 3000 đến 4000 năm trước đây. 2600 năm trước đây đạo Giai-na được thành lậpẤn Độ, tiếp ngay sau đó là Phật giáo. Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo bắt nguồn từ Trung Đông, trong khi đó một trong những truyền thống tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Bái Hỏa giáo có nguồn gốc ở Ba Tư. Tất cả những truyền thống tôn giáo này đều đề cao tình yêu thươnglòng trắc ẩn, tuy nhiên, lịch sử cho thấy rất nhiều các xung đột đã diễn ra nhân danh tôn giáo. Thật bất hạnh, bởi điều này giống như thần dược bị chuyển hóa thành độc dược vậy. Tuy nhiên, Ngài cho rằng mọi thứ không hoàn toàn diễn ra theo cách này, ví như tại Ấn độ, tất cả các tôn giáo lớn đều tồn tại một cách hòa hợpan bình trong nhiều thế kỷ. Nếu sự hòa hợp giữa các tôn giáothể đạt được ở Ấn Độ, ngài cho rằng, điều này cũng thể diễn ra ở những nơi khác nữa.

Nền tảng của Phật giáoTứ Diệu Đế. Đức Phật truyền trao giáo pháp bởi vì chúng ta không ai mong muốn đau khổ đau cả. Trong Tứ diệu đế, đức Phật đã dạy về khổ đau, nhân khổ đau, giải thoátcon đường tiến tới giải thoát, giác ngộ. Nhân của khổ đau là vô minh, nhưng vô minh có thể được tiêu trừ bằng trí tuệ. Tiếp đến ngài tiếp tục luận giải về ba lần đức Phật chuyển pháp luân, sự hình thành và phát triển các dòng Tạng truyền. Và xác quyết rằng, tất cả đều bắt nguồn từ truyền thống Nalanda. Nguồn gốc của truyền thống Nalanda là các trước tác, bộ luận của các bậc Đạo sư Ấn Độ như đức Long Thọ, có những bộ luận chúng tôi tới ngày nay vẫn tu học và thậm chí ghi nhớ tới từng chữ một. Chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, tu học các trước tác này một cách kỹ lưỡng và thực hành sự hiểu biết của mình qua tranh biện.

"Chúng ta phải quay trở lại truyền thống Nalanda nguyên thủy, thông qua những bộ kinh của các bậc Thầy truyền thống Nalanda như đức Long thọ. Nếu không, các tư tưởng của đạo Phật sẽ bị lẫn với các tín ngưỡng địa phương, khi đó giáo pháp nguyên thủy sẽ bị biến dạngsuy đồi.” Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng, Phật giáo Tạng truyền bao gồm đầy đủ giáo pháp của Đức Phật. Nền tảng giới luật tự viện của truyền thống này về bản chất đều giống như truyền thống Pali. Ngài nhắc tới buổi gặp gỡ gần đây với chư tănghọc giả Thái Lan và các ngài hiểu được rằng sự thực hành của các ngài tương tự như nhau. Mặc dù truyền thống Tạng truyền còn thực hành trí tuệ Bát nhã và Tantra Yoga Tối thượng, nhưng tất cả đều dựa trên nền tảng của Luật Tạng.

Về Kinh điển Đại thừa, các truyền thống Phật giáo Tạng truyền đều tu học như nhau, tuy nhiên cách thức thực hành Tantra có những phương pháp khác nhau. Trong truyền thống Nyingma có những truyền thừa lâu đời bắt nguồn từ Ấn Độ, có truyền thừa ngắn hơn được phát lộ qua các terma và có truyền thừa bí mật bắt nguồn từ quan kiến thanh tịnh. Trong lần chuyển Pháp luân thứ ba, đức Phật đã truyền trao các giáo pháp cho những ai đã thấu đạt những giáo pháp trong lần chuyển pháp luân thứ hai, rằng vạn pháp đều không có thực tướng, một giáo pháp rất khó thấu hiểu cặn kẽ. Đức Phật đã luận giải vạn pháp từ một góc độ khác liên quan tới bản chất phụ thuộc, toàn hảo và thanh tịnh của vạn pháp. Lần chuyển pháp luân thứ ba cũng luận giải tâm vi tế tối thượng nhất, đó là nền tảng của Tantra.

Các phiền não có thể bị tiêu trừ bởi những pháp đối trị các phương diện thô của tâm, nhưng các dấu ấn vi tế của các phiền não chỉ có thể bị tiêu trừ bởi tâm vi tế. Năng lực này thực sự được hiển lộ trong các luận giải của các Tantra Yoga cao cấp nhất về tịnh quang, thân, khẩu và ý vi tế. Ngài chỉ ra rằng Mantra có nghĩa là hộ trì tâm, nền tảng của việc thấu hiểu tính không, hộ trì tâm khỏi những pháp thế gian. Chứng đạt được quả vị này một lần nữa phụ thuộc vào tâm vi tế. Một ví dụ cho năng lực của tâm vi tế, ngài trích dẫn trường hợp của Changkya Rolpai Dorje, ngài đã bị suy giảm thị lực tới mức gần như không thể đọc được kinh sách. Để vượt qua chướng ngại này, ngài thường xuyên sử dụng thân huyễn ảo để đọc kinh sách trong thời gian ngủ mơ. Một vị lama nữa ngài kể về Tagphu Tenpai Gyaltsen, trứ danh về năng lực tiên tri. Changkya Rolpai Dorje đã quyết định thủ bằng cách hỏi ngài một tả cái gì trong y của ngài, Tagphu Rinoche đã ngay lập tức trả lời chính xác đó là chuỗi tràng. Khi được hỏi bằng cách nào ngài biết, ngài trả lời rằng, ngài tập trung vào điều ngài muốn biết, sau đó một chiếc linh sẽ thị hiện trước ngài và vật ngài muốn biết sẽ thị hiện sau đó.

Bởi lý do sử dụng tâm vi tếnăng lựcvô cùng hữu hiệu cho sự chứng đạt giác ngộ, nên đạo sư Atisha đã dạy cần bước vào con đường Mật thừa. Tương tự như vậy, đức Je Tsongkhapa dạy rằng, sau khi đã thuần thục sáu Ba-la-mật, hợp nhất thiền định và trí tuệthấm nhuần con đường Đại thừa, hãy bước vào con đường của Tantra.

Tại Trung Quốc, Nhật bản và một số nước châu Á khác, các tantra hành động, nghi quỹ và Yoga Tantra vẫn được nhiều hành giả thực hành, nhưng ở các nước này các truyền thống thực hành tương đối độc lập. Ví dụ, Thiền được thực hành riêng rẽ với các truyền thống thực thành Đông Mật. Tại các dòng Tạng truyền, Luật tạng là nền tảng, cùng với đó là sự ở thực hành lý tưởng Bồ tátgiáo pháp Kim cương thừa. Đây là đặc điểm đặc trưng của các dòng Tạng truyền, khi tất cả ba thừa đều được hợp nhất và thực hành đồng thời.
Đức Đạt Lai Lạt ma nhắc nhở tất cả thính chúng đang hiện diện rằng, khi liên quan đến Pháp thì điều quan trọng là cả bậc thầy và đệ tử cần thiết lập một động cơ thanh tịnh. Ngài dạy rằng Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và cần phát Bồ đề tâm khi thực hành. Sau khi trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Nhật, Đức Đạt Lai Lạt ma đã khẩu khuyền cho thính chúng trì tụng các bài kệ quy yphát Bồ đề tâm. Sau đó ngài tiếp tục khẩu truyền toát yếu Bộ luận “Những giai tầng của Đạo lộ Giải thoát” của đức Tsongkhapa.

Truyền trao quan đỉnh Tỳ-lô-giá-na Phật tại Koyasan

Ngày 14 tháng Tư năm 2014

Đức Đạt lai Lạt ma được hộ tống bởi chư tăng từ tự viện Namgyal, bao gồm ngài Tu viện trưởng và các thầy giáo thọ, dẫn đầu bởi ngài Jhado Rinpoche, nguyên tự viên trưởng. Một nhóm chư tăng đã tới trước vài ngày để kiến lập một mandala cát cho buổi lễ quán đỉnh. Các ngài cùng với đức Đạt lai Lạt ma trì tụng kinhnghi thức cúng dường trước mandala cát trước buổi lễ.

kim cang thua 5Vào thời gian buổi sáng trước lễ quán đỉnh, Ngài luận giải toát yếu bài “Tám Bài Kệ cho rèn luyện Tâm thức”. "Như tôi đã chia sẻ ngày hôm qua, Bồ đề tâm là nhân dẫn tới quả vị Phật. Trong Bát nhã Tâm Kinh có dạy rằng, chư Phật trong đời quá khứ, hiện tạivị lai đều dựa vào trí tuệ để thành tựu giác ngộ tối thượng. Nếu quý vị có trí tuệ Tính không và được thúc đẩy bởi động cơ Bồ đề tâm thì quý vị có thể đạt tới Phật quả. Bồ đề tâm có hai khía cạnh, mong nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sinh và mong nguyện chứng đạt Phật quả.”

"Phật cũng có nghĩa là sự toàn tri, đây là năng lực tối cần thiết bởi vì nếu quý vị không biết chúng sinh đang mong cầu những gì thì quý vị có thể mắc lỗi lầm và làm tổn hại tới họ. Và để đạt được quả vị toàn tri quý vị cần phải vượt qua những che chướng tới trí tuệ. Bộ luận “Những Huấn từ Trong sáng” của ngài Pháp Xứng định nghĩa, những điều này là các khuynh hướng tiềm ẩn còn xót lại của những phiền não. Một khi chúng còn tồn tại, thì hiện tướng nhị nguyên cũng vẫn còn. Tất cả chư Phật trong đời quá khứ, hiện tạivị lai đều thành tựu giác ngộ trên nền tảng của Bồ đề tâmtrí tuệ Tính không."

Bồ đề tâm là không thể thiếu nếu muốn chứng đạt giác ngộ. Không có bất kỳ yếu tố nào cao hơn nữa để giúp đạt tới sự tái sinh cao hơn, bởi vì tâm Bồ đề một cách tự nhiên sẽ giảm thiểu những hành động bất thiện khác như sát sinh, dẫn tới đọa xuống các cõi thấp. Trong “Tràng hoa Trân bảo”, đức Long Thọ đã tán thán việc thực hành cho - nhận và đức Tịch Thiên cũng dạy rằng, không có nhân nào to lớn hơn có thể mang lại sự an lạc như Bồ đề tâm. Bồ đề tâm là nguồn cội của tất cả những điều tốt lành cho mình và chúng sinh. Mặt khác, ngài dạy rằng, nếu càng ích kỷ, quý vị càng bị người khác xa lánh và tâm phân biệt ta - người của quý vị sẽ càng phát triển.

Geshe Langri Tangpa, tác giả của “Tám bài kệ trưởng dưỡng Tâm”, một kinh văn về việc thực hành Bồ đề tâm, là một trong những đại đệ tử của Geshe Potowa, ngài là một trong những đệ tử chính của Dromtonpa, ngài Dromtonpa là đệ tử của đạo sư Atisha.

Bắt đầu với câu kệ đầu tiên, ngài luận giải việc trân quý chúng sinh không phải là coi thường họ mà chính là phải coi chúng sinh quan trọng hơn bản thân. Điều này dựa trên nền tảng triết lý rằng, tất cả các thành công của bản thân đều phụ thuộc vào những chúng sinh khác. Việc đạt được sự tái sinh vào những cảnh giới cao hơn cũng phụ thuộc vào những chúng sinh khác. Trí tuệ toàn tri muốn đạt được cũng phụ thuộc vào những chúng sinh khác. Vậy vấn đề đặt ra là tại sao chúng ta luôn bày tỏ niềm tôn kính lên chư Phật, nhưng lại không tôn kính chúng sinh. Ngài Pháp Xứng đã dạy rằng, tâm từ bi đối với chúng sinh vừa là hạt giống vừa là vụ mùa bội thu. Bởi chúng sinh rất có từ tâm đối với chúng ta, chúng ta cần luôn biết tri ântôn kính họ.

Ngài cho rằng:

"Tôi luôn tự quán xét bản thân là một tăng sĩ, một đệ tử Phật, một người theo truyền thống Nalanda chân chính thuần khiết, nếu bản thân không thể tôn kính chúng sinh, thì nên tự đặt mình là hạng người thấp kém nhất trong tất cả.”

Bởi vì chúng ta cứ bám chấp cho rằng sự tồn tại là cố hữu và chăm sóc bản thân mình quá mức nên chúng ta chịu sự chi phối của các phiền não. Ngài kể lại, gần đây ngài tới thăm một phòng khám bệnh nhân phong ở Delhi, nơi người Nhật gọi là Sasakawa, để giúp đỡ và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

"Những người này thường bị kỳ thị và đối mặt với sự thù địch, nhưng như tôi đã nói một số giới chức Ấn Độ có mặt ở đó rằng, họ cũng là những con người, như chúng ta, nhưng họ đang bị bỏ ra ngoài lề xã hội."

Khi ai đó xúc phạm hoặc cư xử mang lại sự khó chịu cho bạn, sẽ rất khó để đối xử tốt lại, đặc biệt là nếu bạn đang cố gắng giúp đỡ họ. Điều quan trọng là nên thực hành nhẫn nhục và bạn có thể khởi phát niềm tri ân bởi chính họ đã mang lại cho bạn cơ hội thực hành như vậy. Ngài luận giải về pháp thực hành cho - nhận, "Nguyện con có thể mang lại hết thảy sự trợ giúp cho những người mẹ của mình và xin nguyện nhận thay lấy tất thảy phiền não nơi họ”, lời nguyện chưa chắc đã thực sự giúp đỡ họ, nhưng nó giúp chuyển hóa tâm quý vị, xây dựng lòng can đảm và sự tự tin trong tâm thức quý vị.

Câu kệ cuối cùng mang nội dung hãy đừng để cho thực hành của quý vị bị nhiễm ô bởi tám món bận tâm thế tục, chẳng hạn như mong muốn được khen ngợi, tán dương và đền đáp. Pháp đối trị là nên thường quán tưởng vạn pháp như mộng huyễn. Bản chất vô ngã cũng được đức Thế Tôn nhắc tới trong lần chuyển pháp luân lần thứ nhất, nhưng giáo pháp Trí tuệ Bát nhã trong lần chuyển pháp luân thứ hai đã luận giải vạn pháp đều không có tự tính cố hữu. Nhưng bởi vì vạn pháp vẫn còn hiện khởi như là tồn tại cố hữu, ngay cả khi ta đã hiểu chúng không thật như vậy, do đó hãy nên thường quán như mộng huyễn. Phương pháp này giúp tránh bám chấp vào các hiện tướng là nền tảng cho sự khởi sinh các phiền não như sân hận, tham lam. Si mê là nền tảng của tất cả các phiền não. Tiêu trừ được si mê, chúng ta sẽ điều phục được hết thảy các phiền não khác. "Bản kinh văn này của Langri Tangpa nhấn mạnh việc thực hành Bồ đề tâm. Sẽ rất lợi lạc nếu có thể ghi nhớ thêm cả bản kinh văn tôi đã luận giải ngày hôm qua, "Chứng đạo ca”, sẽ giúp quý vị có thể hòa nhập những giáo pháp được học vào đời sống thường nhật.”

Sau giờ nghỉ trưa, Ngài tiếp tục khai thị rằng, Đại thừa có thể được chia ra gồm Ba-la-mật thừa và Kim cương thừa. Trong Ba-la-mật thừa, người thực hành trưởng dưỡng các thứ lớp tu tập, dần dần qua bốn thứ lớp để tiến tới mức độ thứ năm là quả vị Phật. Trong Kim cương thừa, hành giả thực hành đồng thời bốn cảnh giới thanh tịnh của quả vị Phật là thân thanh tịnh, môi trường thanh tịnh, cảm thọ và hành động thanh tịnh. Trong lịch sử, Kim cương thừa được thực hành trong bí mật; bởi vậy được gọi là Mật thừa. Bí mật ở đây có nghĩa là Đức Phật đã không truyền trao giáo pháp này rộng rãi, mà chỉ truyền cho những đệ tử có đủ thắng duyên cùng thuộc về cảnh giới của một mandala. Tương tự như vậy, giáo pháp Tantra phải được thực hành bí mật. Bản tôn Yoga được thực hành với trí tuệ Tính không. Hành giả phải kiểm soát được tâm của chính mình, có trí tuệ Tính không đồng thời phải thấu hiểu và quán tưởng các biểu tượng Bản tôn. Các mantra nghĩa là hộ trì tâm. Hộ trì tâm khỏi các pháp thế gian và sự chấp thủ vào chúng. Tantra là một con đường đưa tới Phật quả rất nhanh chóng, nên được gọi là thừa - "Chân ngôn thừa, Kim Cương thừa hay Mật thừa.” Trong một số mandala, ngài thị hiện là một tăng sĩ, nhưng hầu hết ngài đều thị hiệnPháp chủ của Mandala.

"Chúng ta thấy rằng giác ngộ là có thể bởi vì không có sự khác biệt giữa bản chất tính không của tâm chúng ta và tâm của một vị Phật. Bởi vì tâm không tồn tại cố hữu, nên chúng ta có thể tận trừ các phiền não. Chúng hòa tan vào như thị và khi đó chúng ta được tịnh hóa khỏi các phiền não. Và khi đó chúng ta đồng thời phát triển những phẩm chất giác ngộ của một vị Phật.” Đức Đạt lai Lạt ma đã tiếp tục thảo luận bản chất tịnh quang và tâm tỉnh giác, ngài chỉ ra rằng không có gì có thể chấm dứt tính tịnh quang và tỉnh giác cho nên những phiền não của tâm có thể được tận trừ. Ngài lưu ý rằng quán đỉnh Vairochana - abhisambodhi thuộc về thứ lớp thứ hai trong Tantra Kim Cương thừa, Tantra Nghi quỹ. Ngài đã thụ nhận Tantra này từ bậc thầy của ngài là Ling Rinpoche tại Tsuglagkhang ở Dharamsala và sau khi thụ nhận quán đỉnh, ngài đã giành thời gian nhập thất nghiêm mật để thực hành. Cuối cùng ngài chia sẻ rằng, mục đích của thực hành là để viên mãn các mục đích tạm thời và tối thượng cho hết thảy chúng sinh và điều quan trọng là để trưởng dưỡng tâm từ bi và trí tuệ tính Không.

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: www.Dalailama.com/news


Chú thích các hình trên: (từ trên xuống dưới)
1. Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giảng về Phật giáo Kim cương thừa tại trường Đại học Shuchi, Kyoto, Nhật Bản vào ngày 10 tháng 04 năm 2014 . Ảnh / Văn phòng Tây Tạng, Nhật Bản

2. Thính chúng lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ giáo pháp tại trường Đại học Shuchi, Kyoto, Nhật Bản vào ngày 10 tháng 4 năm 2014 . Photo / Jeremy Russell / OHHDL

3. Hiệu trưởng trường Đại học, sau buổi thuyết Pháp tại Đại học Shuchi, Kyoto, Nhật Bản vào ngày 10 tháng 4 năm 2014 Photo / Văn phòng của Tây Tạng, Nhật Bản

4. Đức Đạt Lai Lạt Machư tăng từ tự viện Namgyal cử hành các nghi thức chuẩn bị trao truyền quán đỉnh Tỳ Lô Giá Na và A Xúc Bệ Phật tại đại học Auditorium Koyasan tại Koyasan, Nhật Bản vào ngày 14 tháng 4 năm 2014 . Ảnh / Jeremy Russell

5. Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ giáo pháp tại Koyasan , Nhật Bản vào ngày 14 tháng 04 năm 2014 . Photo / Jeremy Russell / OHHDL


Nguyên tác bản văn Anh ngữ:
Explaining Tantra in Tibetan Buddhism at Shuchi (Eng.)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/08/2010(Xem: 66556)
13/03/2013(Xem: 10539)
11/09/2012(Xem: 64379)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.