Kinh Chánh Pháp

26/08/201012:00 SA(Xem: 66557)
Kinh Chánh Pháp
KINH CHÁNH PHÁP ĐẠI TẬP (SANGHATA)
Bản Việt dịch của Hồng Như Anh Hồ
(Xem nội dung Kinh - PDF)

GIỚI THIỆU KINH SANGHATA
Sanghata Sutra Introduction
http://www.fpmt.org/teachers/zopa/advice/pdf/sanghata_intro.pdf

Hồng Như (Anh Ho) chuyển Việt ngữ - 10/2003

Gần đây, Lama Zopa Rinpoche đề nghị các Trung Tâm Bảo Tồn Phật Giáo Đại Thừa (FPMT centres) đọc tụng bộ kinh Đại thừa tên Sanghata, 20 lần. Chỉ cần nghe qua, đọc tụng kinh này là gặt hái được cả một kho tàng công đức đồ sộ, vì vậy Lama Zopa Rinpoche khuyên Phật tử nên đọc để hồi hướng công đức cho Công Trình Xây Tượng Phật Di Lạc (Maitreya Project). Và rồi chính Công Trình Xây Tượng Phật Di Lạc sẽ mang lại công đức đồ sộ cho vô lượng chúng sinh.

Kinh Sanghata do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Kinh này cũng như mọi bộ kinh Đại thừa khác, được các đệ tử của Phật ghi nhớ rồi chép lại bằng tiếng Phạn. Kinh Sanghata đặc biệt là vì kinh này do đức Thích Ca Mâu Ni thọ nhận từ đức Phật quá khứ, đồng thời tác dụng của kinh này đối với người đọc tụng cũng đặc biệt lớn lao.

Kinh Sanghata là một trong những bộ kinh thuộc hệ Dharma-paryayas, có khả năng chuyển hóa tâm thức người đọc một cách mạnh mẽ dị thường. Một trong những lợi ích vĩ đại của kinh này là người nào đã từng đọc tụng kinh Sanghata, đến khi chết sẽ thấy chư Phật đến an ủi tiếp dẫn trong quá trình vào cõi tử.

Ngoài ra, còn một lợi ích lớn lao khác, kinh văn có nói rõ: nơi nào có kinh Sanghata, Phật ở ngay nơi ấy. Vậy đọc tụng kinh này còn có tác dụng thanh tịnh cảnh giới bên ngoài, ngay chốn kinh này được đọc tụng. Nhìn chung mà nói, đọc tụng kinh điển Đại thừa là một trong sáu phương pháp sám hối. Kinh này đặc biệt có khả năng thanh tịnh nghiệp thức nhiều đời. Phật có giải thích phong phú trong kinh văn là đọc tụng kinh này thì đoạn diệt mọi chủng nghiệp phiền não, gieo hạt giống an lạc cho tương lai, mãi đến tận quả vị Phật đà. Kinh cũng giảng giải phong phú về quá trình vào cõi tử, khi các thành phần tâm lývật lý lần lượt hoại diệt.

Khi xưa, trong nhiều thế kỷ, Sanghata đã từng là một trong những bộ kinh phổ biến nhất. Vào những năm 1930, các nhà khảo cổ đào ở phía Bắc Pakistan thuộc địa của Anh quốc, tìm được cả một kho kinh điển Phật giáo của thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch xưa hơn những gì kiếm ra trong các cuộc khảo cổ trước đây rất nhiều. Trong số những bộ kinh tìm thấy, Sanghata được ghi chép nhiều nhất, hơn cả Pháp Hoa hay Kim Cương hay những bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã hiện nay đang phổ biến. Kinh Sanghata vào thời phôi thai của Phật giáo Đại thừa đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Tàu, tiếng Khotanese, tiếng Tây Tạng, còn nguyên bản tiếng Phạn thì thất lạc. Phải đợi đến đợt khám phá cổ học vào thập niên 1930, nguyên văn Phạn tự mới được tìm thấy.

Gần đây, ở chùa của Geshe Sopa tại Madison, Lama Zopa Rinpoche sau khi đọc xong kinh Sanghata đã quyết định lấy mực vàng ròng chép lại bộ kinh này, đồng thời khuyến khích đệ tử thường xuyên đọc tụng. Vào dịp kỷ niệm trận khủng bố New York ngày 11 tháng 9, Rinpoche yêu cầu đệ tử trên toàn thế giới đọc tụng kinh này càng nhiều càng tốt để hồi hướng công đức, cầu nguyện nạn khủng bố chấm dứt.

Bộ kinh này có khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm thức. Người đọc tụng có thể thấy được rất rõ tấm lòng từ bi vô hạn của Phật đối với chúng sinh. Phật nói kinh này để giúp chúng sinh mau chóng thành tựu viên mãn Vô Thượng Bồ Đề. Đồng thời, nhiều đoạn dài trong kinh là lời Phật nói, nên khi đọc cũng là mang giọng nói của mình làm sống lại tiếng lời của Phật trong thế giới hôm nay. Đọc Sanghata, không những chúng ta gặt hái được cho mình một kho tàng công đức đồ sộ, mà còn trực tiếp và tinh tấn góp phần bảo vệ chánh pháp. Đây cũng là điều cần thiết, có thể làm nhẹ bớt được gánh nặng khổ đau của


chúng sinh.

LAMA ZOPA RINPOCHE
VÀ KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

by Ven. Lhundrup Damcho
http://groups.yahoo.com/group/lmbdharma/message/296

Hồng Như (Anh Ho) chuyển Việt ngữ - 10/2003 -

lama-zoparinpocheDưới đây là lời của Ven. Lhundrup Damcho, kể lại câu chuyện Lama Zopa Rinpoche và kinh Sanghata. Lúc ấy tôi có ý định mang bản tiếng Tạng của kinh Sanghata tặng cho Lama Zopa Rinpoche, vì vậy đã để kinh ấy trên bàn nơi hành lang trước phòng Rinpoche. Chưa kịp đàng hoàng trao tặng - nói cho thật đúng, tôi chưa chuẩn bị xong trang bìa cũng chưa kịp dùng lụa bọc kinh cho cẩn thận – Rinpoche đã bắt gặp cuốn kinh, tỏ ý muốn xem ngay. Rinpoche đọc lướt qua, nói với chúng tôi rằng, “Kinh Sanghata nói chỉ cần nghe kinh này là có được kho tàng công đức của Như lai, như vậy có nghĩa là đã thu tóm đầy đủ cả hai bồ công đức phước tuệ, cũng có nghĩa là đã thành một bậc Như Lai. Việc này thoạt nghe không hợp lý." Rinpoche ngẩng đầu lên, đề nghị nên hiểu là khi nghe được kinh này, người nghe kinh sẽ có khả năng tiếp tục gặt hái công đức cho đến khi gom đủ cả kho tàng công đức đồ sộ được diễn tả trong kinh. Cần hiểu như vậy để khỏi thấy kinh này nói chuyện vô lý khó tin.

Rinpoche đọc tiếp nhiều đoạn trong kinh, rồi nói rằng kinh này cho mình cảm nhận rõ ràng lòng từ bi của Phật. Chúng ta thường luôn cảm thấy chánh pháp khó tu, khó thực hành. Dù gặp được chánh pháp, vẫn không có thời gian để tu học; hoặc là tu học được ít hôm, rồi xao lãng; hoặc sinh ra trong truyền thống Phật giáo, nhưng lại kiếm tìm loanh quanh. Ở đây, Phật muốn giúp cho chúng ta dễ tu, nên thuyết kinh này để chúng ta nghe rồi có được kho tàng công đức đồ sộ. Nhờ vậy mà dễ tu, dễ làm việc lợi ích chúng sinh, dễ thành Phật và dễ giúp chúng sinh cùng thành Phật. Rinpoche nói, được như vậy là nhờ vào những bộ kinh như kinh này. Lòng từ bi của Phật thật khó mà tưởng tượng cho hết.

Rinpoche cũng có nói ngài đã thức trọn đêm để đọc hết quyển kinh, và đó là điều rất đáng nói, vì bình thường ít khi nào Rinpoche làm xong ngay việc gì. Rinpoche cũng có nói về kinh nghiệm của Rinpoche khi đọc Sanghata. Nói rằng lúc đọc xong phần diễn tả về công đức nghe kinh, ngài bắt đầu tìm coi đâu là nền tảng, đâu là đặc tính cố định trong kinh có thể cho ra cả một kho tàng công đức đồ sộ như vậy. Vừa nói, Rinpoche đưa tay làm dấu, như muốn nắm bắt lấy phần tinh túy đang vuột thoát. Rồi Rinpoche tự cười chính mình, đã cố tìm đặc tính cố định của kinh. Rinpoche có giải thích rằng nhiều kinh Đại thừa mới đầu diễn tả rất phong phú về lợi ích của kinh, sau đó cho một câu thần chú làm nền tảng chuyên chở công đức. Nhưng kinh Sanghata này thì không như vậy. Hình như chính sự diễn tả về lợi ích của kinh Sanghata đã là nền tảng chứa đựng toàn thể công đức. Đến sáng sớm ngày hôm sau, Rinpoche nói Rinpoche vừa nghĩ ra một việc: Phật có khả năng truyền năng lực hộ niệm cho đá sỏi hay những đồ vật vô tri khác, rồi từ đó con người nhận lại nguồn năng lực của chư Phật. Vậy Phật cũng có thể làm như vậy với kinh này. Nếu vậy thì chức năng của kinh không khác chức năng của Phật, cùng có khả năng hộ niệm và tạo lợi ích như nhau. Giải thích như vậy rồi, Rinoche lại nói thêm rằng sau khi đọc kinh xong, Rinpoche ngồi thiền thấy có nhiều tiến bộ khả quan, đó cũng nhờ tác dụng của kinh Sanghata.

Kinh Chánh Pháp Đại Tập
Bản Việt dịch của Hồng Như Anh Hồ
(Xem nội dung Kinh - PDF)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/03/2013(Xem: 10539)
11/09/2012(Xem: 64381)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.