Tăng Đoàn Của Phật Buổi Sơ Khai Và Vài ý Nghĩ Về Hoằng Pháp

28/12/201012:00 SA(Xem: 30983)
Tăng Đoàn Của Phật Buổi Sơ Khai Và Vài ý Nghĩ Về Hoằng Pháp

TĂNG ĐOÀN CỦA PHẬT BUỔI SƠ KHAI
VÀI Ý NGHĨ VỀ HOẰNG PHÁP

Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

tangdoancuaphat-01Mùa Xuân là mùa đâm chồi nẫy lộc của thiên nhiên. Cách đây hơn 25 thế kỹ, nhân loại cũng đã chứng kiến một hiện tượng “đâm chồi nẫy lộc” khác vĩ đại và tuyệt vời hơn nhiều. Không phải của thiên nhiên mà của trí tuệ, không phải làm đẹp cảnh vật mà làm sáng lên một con đường giải phóng chúng sinh thoát khổ. Hiện tượng khai hoa nở nhụy đó là sự thành hình của Tăng đoàn Phật giáo (Tăng già, Sangha) do chính Đức Phật khai sinh, nuôi dưỡnguốn nắn để từ đó lớn lên, lan rộng, vượt thời gian, tồn tại cho đến ngày nay dưới những chiếc tăng bào nhiều màu sắc trên khắp mặt địa cầu.

Lịch sử cho biết rằng năm 528 đến năm 484 trước Tây Lịch là khoảng thời gian 45 năm mà Đức Phật đã đi hết miền Tây Bắc nước Ấn Độ, qua các vương quốc Kosala và Magadha cùng nhiều tiểu quốc khác dọc sông Ganges và sông Gandak để tuyên giảng giáo pháp của mình. Đó cũng chính là giai đoạn Ngài khai sinh và xây dựng Tăng đoàn, từng người một, từng ngày một, để đặt nền móng nhưng đồng thời cũng thiết kế và hoàn thiện một công cụ thiện xão với chức năng, thay Ngài sau nầy, duy trì bánh xe Chánh Pháp được quay đều, và quay bền vững, trong không gian vô tậnthời gian vô cùng .

Trong một xã hội Ấn Độ với thượng tầng văn minh và hạ tầng tổ chức cách đây hon 25 thế kỹ, trình độ khoa học chưa cao, cơ sở vật chất còn sơ khai, các trường phái học thuậttôn giáo còn mông muội Thần quyền, Đức Phật đã bắt đầu như thế nào với Tăng đoàn sơ khai để sau nầy, với nội lực khởi động đó, trở thành một trong Tam Bảo. Ngài đã bắt đầu như thế nào để kết nạp, huấn luyện và chuyển giao công tác hoằng dương chánh pháp cho các đệ tử của mình ? Ngài đã xây dựng cấu trúc, đặt ra nguyên tắc vận hành, và giải quyết các vấn đề tồn sinh của tổ chức Tăng đoàn như thế nào ? Và Ngài đã vạch chiến lược phát triển cũng như giải quyết các khủng hoảng nội bộ như thế nào ? …

Những câu hỏi có tính sữ học và khoa học quản lý đó đã được Đức Phật đối diệngiải quyết không phải bằng phép thần thông mà bằng tri giác đời thường dưới ánh sáng của tuệ giác Phật giáo. Một số Kinh tạng Pali Nguyên Thủy (Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm Kinh Tập A Hàm) và những phát hiện Sữ học, Khảo cổ học hiện đại đã hé lộ một số chi tiết, tuy mong manh và vẫn còn sơ phác, nhưng cũng đủ cho các nhà Sử Phật học tái dựng lại được vài khía cạnh về vóc dáng và hành xữ của một Đức Phật lịch sữ trong một khung cảnh xã hội Ấn Độ hiện thực cách đây hơn 25 thế kỹ. Thật vậy, bốn bộ kinh đó là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Đức Phậthoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng.

Bài viết này xin nhằm giới thiệu một tò mò xã hội học rất nhỏ về một hiện tượng xãy ra trong buổi bình minh của Phật giáo: Thành phần xã hội nào đã chấp nhận Đức PhậtGiáo pháp của Ngài để gia nhập Tăng đoàn trong buổi đầu sơ khai ?

Chúng ta đều biết rằng lúc bấy giờ xã hội Ấn Độ được thiết lập theo cấu trúc kim tự tháp, gồm 5 tầng chồng chất lên nhau nhưng nương dựa hữu cơ vào nhau. Đó là một tập họp những thành phần phức tạp về bản chất và đa dạng về khả năng tiếp nhận Giáo pháp của Ngài:

- Trên hết là giai cấp tăng lữ mà chủ yếu là Giáo sĩ Bà La Môn, (Brahmin) giữ độc quyền thống trị tư tưởng và tế tự, với một trình độ học thuật cao, dễ thẩm thấu các phạm trù trừu tượng (như Vô Ngã, Vô thường, Lý nhân duyên), nhưng lại cao ngạo trong vai trò lãnh đạo tinh thần quốc gia, nhiều sở tri chướng và muốn duy trì đặc quyền đặc lợi của hệ thống giai cấp hiện hành.

Tiếp theogiai cấp Hoàng tộc và Tướng lãnh (Sát Đế Ly, Khattiyas). Họ là thành phần lãnh đạo chính trị, quốc phòng và kinh tế của xã hội, nắm vững quyền sở hữu các nguồn lợi vật chất quốc gia, đề cao giá trị vật dụctriển khai khuynh hưóng hưởng thụ trong đời sống thế tục (Thân phụ Đức Phật, vua Tịnh Phạn, là một mẫu hình tiêu biểu).

- Rồi đến giai cấp Kinh doanh và Ngân hàng (Vệ Xá, Vessas), chủ nhân các phương tiện tích tụ và phân phối các sinh hoạt trồng trọt ngũ cốc, nông nghiệp, vải vóc và thương mãi, tạo vốn tư bản để trao đổi nô lệ và hàng hóa. Họ vừa là cái miệng háu ăn rất lớn vừa là cái bụng phì nộn rất to của xã hội, nhưng trái tim thì khô héo và bộ óc thì cằn cỗi.

- Sau đó là giai cấp nô lệ (Thủ Đà La, Suddas), tin chắc rằng mình sinh ra từ gót chân của Phạm Thiên, nên thủ phận làm tôi đòi cho các giai cấp trên. Là bắp thịt, là nguồn năng lượng cơ bắp của xã hội, họ thiếu học, nghèo khổan phận nhưng đôn hậu, hiền lành và nhiều tình cảm, họ là mãnh đất mầu mỡ cho các hình thức mê tín thần quyền phát triển.

- Và cuối cùng là một tập hợp đông đảo nhất của một lớp người bần tiện (Ba Ri A Pariahs), không được có giai cấp (casteless) sống bần cùng ngoài lề xã hội, bị các giai cấp ở trên xem như thú vật, không ai muốn liên hệ với (untouchable).

Với 5 loại “đối tượng” như thế, và với một nội dung Giáo pháp độc đáo, tân kỳ, phức tạp, cách mạng triệt để, vừa trừu tượng vừa thực tiễn, vừa thần bí vừa khoa học … nhưng tất cả lại đan bện với nhau thành một tổng thể chặt chẻ và nhất quán như các cặp phạm trù Tứ Diệu đế/Bát Chánh đạo, Luân hồi/Tái sanh, Duyên sinh/Vô ngã, Niết Bàn/Vô thường… làm sao Đức Phật tiếp cận, giãng dạy, thậm chí còn phải tranh luận để thuyết phục những đối tượng có tư duy tri thức và tập quán tâmhoàn toàn khác nhau nầy ?

Có lẽ, với thực tế xã hội lúc bấy giờ tại Ấn Độ, bình đẳng trong một xã hội bất bình đẳng là mệnh lệnh của thời đại, và gia nhập Tăng đoàn để thủ tiêu mọi cách biệt giai cấptiếng gọi quyến rũ nhất, là một trong những động cơ (cá nhân) nóng bỏng nhất. Giáo pháp của Đức Phật, vốn định vị con người không phải trên giai cấp nhưng trên luật Nhân quảNghiệp báo do mình quyết định và tự mình tạo ra, đã san bằng mọi hố sâu thần quyền và chính trị, mọi cách biệt kinh tế và xã hội, mở cơ hội cho mọi người đều bằng nhau: Những vị Phật sẽ thành! Như các con sông mất hết tên gọi riêng biệt khi cùng đổ ra biển lớn (Trung A Hàm, 8.19).

Với tiền đề lý luận dựa trên đặc tính bình đẳng đó của Giáo pháp, ta có quyền nghỉ rằng có lẽ hai giai cấp ti tiện của đáy tầng xã hộiThủ Đà LaBa Ri A sẽ gia nhập Tăng đoàn đông đảo nhất, nhiệt tình nhất. Nhưng thật sự có phải như thế không ?. Cho đến nay, tuy không có một tài liệu nào cho biết gần đích xác có bao nhiêu người đã theo Đức Phật trong giai đoạn sơ khai đó, (dù trong một số kinh có kể những “giai thoại” có lúc có cả ngàn người xin làm đệ tử của Ngài), nhưng ít nhất kinh tạng Pali cũng đã cung cấp cho chúng ta danh sách của 457 con người lịch sử có thật và sống đồng thời với Đức Phật, công khai chấp nhận giáo pháp của Ngài, tôn xưng Ngài là Bổn sư, và một số làm lễ “đăng ký” gia nhập Tăng đoàn sống đời tu tập.

Danh sách nầy gồm 291 Tỳ kheo, 61 Tỳ kheo Ni, 74 Cận sự nam và 31 Cận sự nữ. Tuy nhiên, trong số 457 vị vừa xuất gia vừa tại gia nầy, có một số vị không có thông tin về nguồn gốc và giai cấp xã hội rõ ràng nên cuối cùng ta chỉ còn 306 vị để làm mẫu khảo sát (sample). Riêng cho bài nầy, xin chỉ quan tâm đến những vị đã xuống tóc thế phát gia nhập Tăng đoàn, gồm 238 vị và được phân bố như sau:

 Giai cấp

Tỳ kheo

Tỳ kheo Ni

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Bà La Môn (Brahmin)

96

48,2

15

38,4

Hoàng Tộc (Khattiyas)

57

28,6

13

33,2

Kinh doanh (Vessas)

27

13,5

10

25,8

Bần Tiện (Pariahs)

13

6,6

1

2,6

Nô Lệ (Suddas)

6

3,1

0

0

Tổng Cọng

199

100,0

39

100,0

Nếu ta chấp nhận mẫu khảo sát 238 vị trong Tăng đoàn ở trên là có tính tiểu biểu, có thể tổng quát hóa, thì qua kết quả phân bố nầy, ta rút ra được những bài học gì cho hoạt động Hoằng pháp hôm nay của Phật giáo Việt Nam ? Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam không phải là Ân Độ, năm 2010 không phải là năm 480 trước Tây lịch, và nhất là các Giáo hội PGVN trong và ngoài nước không phải là Tăng già thời Đức Phật. Tuy nhiên, đặc thù cho trường hợp Phật giáo, có vài hằng số xã hội học có vẽ như vẫn bất biến, và còn có giá trị cho ngày hôm nay: 

  • tangdoancuaphat-02Trước hết, như trong mọi xã hội và môi trường văn hóa mà người đàn bà chưa đươc giải phóng như xã hội Ấn Độ cách đây hơn 25 thế kỹ, thì Nam giới bao giờ cũng năng động hơn, chủ động hơn và dấn thân hơn Nữ giới trong hầu hết mọi hình thái sinh hoạt của con người. Cho nên, số Tỳ kheo gia nhập Tăng đoàn đông hơn Tỳ khưu Ni là chuyện dĩ nhiên. Tuy nhiên, nếu ta biết rằng chính Đức Phật, dù biết rõ 5 khuyết điểm và 5 ưu điểm của Nữ giới (Tăng Chi bộ kinh 4, Tương ưng Nữ nhân) vẫn đã khăt khe như thế nào trong việc chấp thuận Ni giới như một thành tố của Tăng đoàn (với Bát Kỉnh pháp và giữ 98 giới nhiều hơn chư Tăng) thì tỷ số 20% (39/199) giữa Tỳ kheo NiTỳ kheo quả thật là một biểu hiện cách mạng triệt để và một khẳng định về sự hiện diện của Nữ giới trong công cuộc hoằng dương chánh pháp. Nó vừa nói lên tính khai phóng và bình đẳng của Tổ chức Tăng đoàn dưới thời Đức Phật, vừa ghi nhận lòng quyết tâm của phái Nữ lúc bấy giờ trong nỗ lực làm một cuộc cách mạng tự thân trong quá trình tìm cầu giải thoát.

Hiện nay, số lượng Ni chúng trong nước chiếm 52% tổng số Tăng Ni (ngoài nước không có số liệu thống kê nầy), và phản ánh gần đúng với phân bố giới tính của dân số Việt Nam. Đó là điều rất cân xứng, tốt hơn cả thời Đức Phật về mặt … lượng. Nhưng có vẽ như Ni giới Việt Nam, trong các Hiến chương, trên các cơ cấu lãnh đạo cũng như ngoài thực tế hành hoạt, hầu như chỉ đóng một vai trò ngoại biên rất khiêm nhường, không có cơ hội để phát huy tiềm lực của mình trong chiến lược hoằng pháp. Bàng bạc trong tư duy cũng như trong hiện thực xã hội, ngay cả khi ra đến nước ngoài, đầu óc “trọng nam khinh nữ” của truyền thống Tống Nho thủ cựu và của Giới luật khắt khe, hình như còn tệ hơn thời Kế mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề 25 thế kỹ trước. Các giáo hội cần thể hiện tính khai phóng và bình đẳng trong tổ chức Tăng đoàn như dưới thời Đức Phật, để nhân đôi sức mạnh phát triển của Giáo hội, và để làm mẫu mực và sức bật cho xã hội nương theo. Nếu Phật giáo, đạo của bình đẳng, cách mạngnhân quyền, không bắt đầu thì ai bắt đầu đây ?

  • Tiếp theo, và rất rõ ràng, là giai cấp Bà La Môn đã đón nhận Phật pháp đông nhất (chiếm hơn 1/3 cho đến gần ½), dù lúc theo Tăng đoàn làm người du mục (wanderer) với chỉ 3 tấm y và 1 bình bát, họ đã phải rủ bỏ hết mọi đặc quyền đặc lợi của giai cấp cũ. Lý do chính giải thích sự gia nhập đông đảo nầy là vì giai cấp Bà La Môn được đào tạo trong, và sau đó sống với, môi trường tâm linhtrí thức, tư duy logic cao và có tính hệ thống mạnh, vốn là những đặc điểm nỗi bật (và quyến rũ) của hệ tư tưởng Phật giáo khi tiếp cận từ góc độ trí thức thuần lý (rationalism). Cho nên khi nghe lời giãng của một vị Đạo sư như Đức Phật, về những chân lý như Giáo pháp của Ngài, những chân lý bẻ gãy dễ dàng mọi đề kháng tri thức trong óc ho, thì họ không thể có phản ứng gì hơn là quy hàng và kính phục. Rồi tự nguyện làm đệ tử của Ngài. Họ là những trí thức đã gặp một đạo lấy Trí tuệ làm sự nghiệp nên dễ bị chinh phục, mà chinh phục một cách triệt đểtoàn diện, là dĩ nhiên vậy !

Đầu thiên niên thứ nhì, Phật giáo lại càng được công nhận là một hệ thống tư duy cực kỳ khoa học và thuần lý, nhưng lại rất hiện thựcnhân bản, vừa kích thích thái độ tra vấn nơi tầng lớp trí thức và nghệ sĩ, vừa mời gọi họ gia nhập một cuộc hành trình vừa có Chân vừa có Thiện vừa có Mỹ. Nếu ta lau sạch được bụi mê tín, quét đi được rác thủ cựu, và làm hiễn lộ rồi đưa được những đặc tính nầy đến với giai tầng “Bà La Môn” hiện đại thì chắc Đạo Phật Việt Nam sẽ khởi sắc hơn nhiều. “Bà La Môn” Âu Mỹ đã tra vấn và đang lũ lượt rũ nhau đăng trình về hướng giải thoát cũng chỉ vì thế.

  • Điều đáng nói thứ ba, ngược với thói nghĩ thông thường, là hai giai cấp Hoàng tộc và Doanh nhân lại theo Phật đông hơn (khoảng 1/3) hai giai cấp nô lệ bần cùng. Lý do gì đã khiến những con người uy quyền sống trên nhung lụa, chaỵ theo những hưởng thụ vật dục … lại chấp nhận một cái đạo nói về khổ, về niết bàn, về vô thường. Các bộ kinh Nguyên Thủy cho ta biết Đức Phật là nhà hùng biện tuyệt vời trong việc chọn đề tài (và các ẩn dụ) tùy theo căn cơ của thính chúng. Với hai giai cấp Hoàng tộc và Doanh nhân nầy, Ngài đã vận dụng tính tạm bợ và bất toàn của mọi “sự” và “vật” (vật lýtâm lý) mà bản thân giai cấp họ đã trực tiếp thể nghiệm thông qua chính cuộc sống uy quyền nhưng bất trắc, nhung lụa nhưng bất an, để mở cho họ một phương pháp luận mới về nhận thức (Bát chánh đạo), chỉ cho họ một con đường mới (Trung đạo). Chức quyền thế tục và Của cải vật chất, vốn là những thuộc tính xác định tính giai cấp của họ, và tưởng là những chướng duyên cản trở, thì bằng cách tiếp cận khéo léo của Đức Phật, bổng trở thành tăng thượng duyên cho họ mau tỉnh ngộ, quyết định từ bỏ tât cả để gia nhâp Tăng đoàn hoặc trở thành những A Dục vương hộ đạo.

Ngày nay, đọc lại Việt Nam Phật giáo Sử lược của Thầy Mật Thể, ta thấy thời nào mà Cao Tăng và Quân vương, vì lợi ích dân tộc, thật sự và chân tình đồng hành với nhau thì thời đó nước giàu dân mạnh, đạo pháp chan hòa, tổ quốc cường thịnh. Giai cấp Sát Đế Ly Việt Nam hiện nay, từ trung ương đến địa phương, đang trong quá trình hóa thân về nhận thức, nhất là nhận thức về vai trò của tôn giáo trong đời sống quốc gia, cũng như nhận thức về ý nghĩa đời sống trước những khủng hoảng chung và thảm kịch riêng mà họ thể nghiệm. Phật giáo Việt Nam cần tiếp cận “giai cấp” nầy bằng cách khởi đi, như nhà hùng biện Cồ Đàm ngày xưa, từ chính những thể nghiệm của giai cấp Sát Đế Ly Việt Nam nầy để thuyết phục họ trở thành những Lý Phật tử thời hiện đại. Nhưng ở vế bên kia, liệu Phật giáo Việt Nam, như một tổng thể hay như những cá nhân Tăng Ni, đã đủ tư cáchCao tăng” để được giai cấp Sát Đế Ly Việt Nam hôm nay, trong bộ máy nhà nước cũng như ngoài môi trường xã hội, xem là bạn đồng hành chưa ? 

  • tangdoancuaphat-03cuối cùng, con số quá khiêm nhường (chỉ 10% Tỳ kheo và 2,6% Tỳ kheo Ni) của hai giai cấp nô lệ bần cùng trong xã hội, hai giai cấp có lẽ chiếm tuyệt đại đa số toàn dân số Ấn Độ lúc bấy giờ, đã nói lên sự thất bại của bước đầu xây dựng Tăng đoàn khi không thu phục được thành phần đông đảo nhất và xứng đáng nhất của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Thật vậy, đó là thành phần sinh ra là khổ, tiếp tục sống là khổ, và trước lúc chết cũng là khổ. Khổ tinh thần triền miên và khổ vật chất mãi mãi. Mà đối với tuyệt đại đa số chúng sinh, “khổ” là gì nếu không phải vừa là nguyên ủy hình thành vừa là lý do tồn tại của Phật giáo! Tứ Diệu Đế há chẳng phải là bài giảng đầu tiên để Phật chuyển Pháp luân sao? Thế thì tại sao hai thành phần đau khổ PariahsSuddhas đó lại gia nhập Tăng đoàn ít oi như thế? Hans W. Schumann (trong Der Historische Buddha - Đức Phật lịch sử) lý giải hiện tượng nầy bằng 3 lý do: (1) Họ không có khả năng tri thức để tiếp thu được các khái niệm trừu tượng và/hoặc cần lý trí nên họ đạ từ khước lời dạy của Đức Phật. (2) Họ bị từ chối không được gia nhập Tăng đoànđa số mang các chứng bệnh truyền nhiễm chết người , và (3) Họ vào rồi ra khỏi Tăng đoàn liền vì Giáo pháp của Đức Phật không giải quyết được ngay tức khắc cái khổ vật chất của họ (lão, bệnh và tử - Tuổi tho trung bình thời đó ở Ấn Độ là 27 tuồi).

Nhìn lại nước ta, trong hơn 350 năm qua, một tôn giáo ngoại nhập, xa lạ với truyền thống tâm linhvăn hóa cha ông, nhưng đã phát triển được trên mãnh đất tâm linh của dân tộc và dạy cho ta một bài học chua xót: “Theo đạo có gạo mà ăn! Bài học đó, có thể chính Đức Phật cũng đã từng không thấy trong thời sơ khai thiết lập Tăng đoàn nên một mảng lớn dân chúng Ấn Độ thuộc hai giai cấp Suddhas Pariahs khốn cùng đã khước từ giáo pháp của Ngài hoặc bị xua đuồi khỏi Tăng đoàn. Điều đó có nghĩa là trong kích thước hoằng pháp hôm nay, trước lúc nói với dân chúng nghèo khổ và ít học về các phạm trù trừu tượng của Giáo pháp, xin hãy cụ thể giúp họ có cơm ăn áo mặc, có thuốc uống nhà ở. Mà đó chẳng phải là một trong Lục độ Ba la mật của Phật giáo hay sao ? Các công tác cứu trợ, các Tuệ Tỉnh đường, các Lớp học Tình thường, … thường bị “rẽ rúng” giao cho Ni chúng phụ trách trong khi, với trường hợp Việt Nam và trong giai đoạn nầy, đáng lẽ phải là một đại công tác của Giáo hội.

* *

 *

Lịch sử hình thành và phát triển của Tăng đoàn, từ gốc đầu tiên ở Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm, hay của Việt Nam cách đây khoảng hai thế kỷ, chắc còn để lại nhiều bài học quý giá có thể áp dụng vào công cuộc hoằng dương chánh pháp. Trong lúc say mê với tốc độ phát triển của thời đại hôm nay, nhiều lúc chúng ta bị lôi cuốn vào những cuộc phiêu lưu không tưởng, thậm chí còn tác hại vào ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Ngược lại, cũng nhiều lúc chúng ta tự mãn với thành quả nặng tính hình thức, rồi ngủ yên trên thành quả đó mà không nỗ lực nhịp bước song hành với thời đại.

Cả hai thái độ đều nhiều cạm bẩy bất trắc. Tối ưu vẫn là vận dụng bài học quá khứ và đãi lọc thành tựu của thời đại để phối hợp tìm cho mình một hướng đi đúng chánh đạo, một cung cách hoằng truyền đúng chánh pháp. Như lời dặn trầm thống và ước mơ thiết tha của một vị Thầy của chúng ta, Hòa thượng Thích Thiện Hoa (trong Lịch sử Phật giáo Ấn Độ) cách đây chưa lâu:

Khao khát cái tuyệt đối, khinh thường cái tương đối; mong cầu cái vĩnh viễn trường tồn, ruồng bỏ cái biến chuyển vô thường, người Viêt Nam nói riêng và người Á Châu nói chung đã được huân tập mấy ngàn năm trong một thái độ tư tưởng như trên, nên đã xem thường lịch sử, là một môn học theo sát sự biến chuyển vô thường của sự thế, mà mục đích là mong ghi chép một cách trung thành những gì đã mất hút trong bóng tối của thời gian.

Quan niệm khinh thường lịch sử ấy đã đem lại cho chúng ta nhiều điều tai hại không nhỏ. Chúng ta đã bỏ mất bao nhiêu bài học quý giá mà ông cha chúng ta mua với một giá rất đắt; chúng ta đã mất rất nhiều liên lạc với quá khứ, tắt mất đường thông cảm với người xưa, và đang lạc loài trong hiện tại vì không biết nên bỏ con đường nào và nên theo con đường nào. Người ta thường nói rất đúng: một dân tộc không quá khứ, thì cũng khó mà có tương lai.

Riêng trong phạm vi Phật giáo chúng ta, tìm về cho đúng nguồn gốc, thử vạch lại con đường đi truyền giáo của ông cha, xây dựng lại mô hình của một thời đại huy hoàng của Phật giáo, đó là những công việc vô cùng khó khăn, nhọc mệt.

Nhưng mặc dù mệt nhọc, khó khăn, không lẽ thấy vết xe đổ của người xưa mà nay chúng ta không tránh, cứ nhắm mắt đi càn? Người xưa đã xem thường lịch sử, ngày nay trái lại, chúng ta phải dành cho nó một địa vị quan trọng. Có thấy rõ được nguồn gốc, sự phát triển, những thời đại thịnh suy của môt Tôn giáo, chúng ta mới hiểu rõ được giá trị chân thật của Tôn giáo ấy. Nhất là nếu chúng ta là những người có nhiệm vụ truyền bá giáo lý của Phật Đà, thì hơn ai cả, chúng ta phải học lịch sử Đạo Phật để tìm hiểu lẽ thịnh suy, nguyên nhân những thành bại của công cuộc hoằng dương chánh pháp trên khắp năm châu, hầu bắt chước những điều hay có lợi cho Đạo, bỏ những điều dở, có hại cho Đạo, để Phật Pháp được hoằng truyền mãi mãi với thời gian.

Trí Tánh ĐHT

California, 12/2010

 

Thông tin tham khảo từ:

  • The Historical Buddha, Hans Wolfgang Schumann (bản dịch từ Đức ngữ sang Anh ngữ của M. O. Walshe), Penguin Groups 1989.
  • The History of Buddhist Thought, Edward J. Thomas, Dover Publications, Inc., New York, 2002.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 3909)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.