Đạo Phật Trong Văn Học Dân Gian Việt Nam

03/07/20164:48 CH(Xem: 14473)
Đạo Phật Trong Văn Học Dân Gian Việt Nam

ĐẠO PHẬT
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
(Song ngữ Việt - Pháp)
Nguyễn Dư

Kèm nhèm quốc ngữ, lang sa
Nôm na mờ tỏ, nhẩn nha kiếm tìm…  

Mời các bạn dạo chơi vườn hoa Văn học dân gian Việt Nam, cùng đi tìm đạo Phật trong đời sống của người xưa.

***

I- Đạo Phật trong tục ngữ, ca dao.

Thời nào cũng vậy, mối lo lớn nhất của dân ta là «miếng cơm, manh áo» hàng ngày.

Có thực mới vực được đạo
Đói ăn vụng, túng làm càn

Có miếng ăn, no bụng rồi mới nói đến chuyện tôn giáo, tín ngưỡng xa vời.

No nên Bụt, đói nên ma

Dân gian Việt Nam có ông Bụt (tiếng Phạn là Bu-Đa, tiếng Hán là Phật). Ông Bụt hiền lành, độ lượng, giúp đỡ mọi người. Có cơm ăn áo mặc mới hi vọng trở thành người tốt như Bụt. Đói rét thì dễ trở thành lưu manh, bất lương.

Trong thôn xóm, ai ăn ở hiền lành, không chửi bới, đâm chém nhau thì được khen là Hiền như Bụt.

Tôn ti trật tự của xã hội phong kiến được đạo Khổng an bài. Trên là nhà vua, dưới vua là các quan, dưới các quan là toàn dân.

Quan lại là những người chuyên dùi mài kinh sử, thi đỗ.

Đỗ cao thì được làm quan to. Một người làm quan cả họ được nhờ. Cuộc sống bắt đầu khấm khá.

Ai đi thi không đỗ thì tiếp tục dùi mài thêm. Thêm mãi vẫn không được thì đành phải bỏ dở, quay ra sống với cái vốn chữ nghĩa của mình. Làm thầy đám dân quê. Thầy bói, thầy thuốc hay thầy cúng.

Quyền lực của vua không có giới hạn. Cho sống được sống, bắt chết phải chết. Tất cả đất nước là của vua ! Tất cả… trừ ngôi chùa của làng.

Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt

Vua làm gì kệ vua nhưng không được đụng đến ngôi chùa thờ Phật của dân làng.

Ngoài ngôi chùa ra, phong cảnh xung quanh là của tất cả mọi người. Chả ai mang được phong cảnh về làm của riêng. Của vua hay của bất cứ ai thì cũng như nhau.

Phong cảnh là của Bụt.

Tả cảnh chùa Hương, Chu Mạnh Trinh cũng bắt đầu bằng Bầu trời cảnh Bụt…

Ông Bụt phù hộ, cứu giúp tất cả mọi người. Cái gì của Bụt cũng được coi như là của tất cả mọi người

Ông Bụt còn được dân gian đồng hoá với ông tiên trong truyện cổ tích.

Thời kì chiến tranh, loạn lạc thì xã hội đảo điên.

Sách Thánh Tông di thảo Truyện hai Phật cãi nhau:

Sau trận lụt, tại ngôi chùa kia có hai tượng Phật bằng đất và bằng gỗ tranh cãi, chê trách nhau. Thấy vậy Phật Thích Ca tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, bước ra mắng cả hai chỉ biết giữ cái hình hài bằng gỗ đất, ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng (1).

Phật Thích Ca say rượu, mắng Phật đất, Phật gỗ. Đạo Phật lảo đảo nhiều lắm rồi.

Xã hội Hỗn quân hỗn quan. Quan lại, nhà chùa không còn nghiêm túc như trước kia.     

Dân làng coi thường sư tăng. Gần chùa gọi Bụt bằng anh.

Bây giờ người ta rủ nhau…

Vào chùa trải chiếu ra ngồi,
Tay đàn, miệng lí, chúng tôi lên chùa

Chùa là nơi thờ Phật, nay trở thành chốn hẹn hò, vui chơi, đàn hát. Chùa bây giờ thờ thêm nhiều vị khác để chiều lòng khách thập phương:

Lên chùa lạy Phật Thích Ca
Lạy ông Tam Thế vua cha Ngọc Hoàng…

Người ta phê bình, chỉ trích bóng gió…

Ăn trộm ăn cướp, thành Phật thành tiên
Đi chùa đi chiền, bán thân bất toại

Người ta xì xào khuyên nhau Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Phải đề phòng hạng người Khẩu Phật, tâm xà.

Nhưng, thời kì đen tối nhất, bế tắc nhất của đạo Phật là thời Pháp thuộc.

Trước kia, đạo Phật chỉ bị đạo Khổng, đạo Lão lấn át. Bây giờ, cả ba đạo Phật, Khổng, Lão đều bị đạo Thiên Chúa tìm cách đẩy ra bên lề xã hội. Đạo Phật bị lâm vào cảnh Ba thằng đánh một, chả chột cũng què.

Có rất nhiều bài ca chế giễu đức hạnh của nhà sư:

Mồng một sư lên chơi chùa
Có cô yếm đỏ bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trụi đầu.

Không có lửa, sao có khói! (dịch câu Il n’y a pas de fumée sans feu). Bụt trên toà gà nào dám mổ mắt!

Trẻ con cũng a dua theo người lớn, ê a:

- Nam mô Bồ tát, bồ hòn
Ông sư bà vãi cuộn tròn với nhau

Nhiều câu hát mới, thời thượng được tung ra:

- Lỗ miệng thì nói Na mô
Trong lòng thì đựng ba bồ dao găm

(Rút gọn lại thành Miệng Nam mô, bụng bồ dao găm)

Dao gămpoignard của lính Pháp. Poignard được đựng trong một chiếc gaine bằng da, luồn vào thắt lưng quần. Găm là biến âm của gaine. Oger gọi là dao lưng (dao đeo luồn vào thắt lưng quần) (2).

Vũ Ngọc Phan sưu tầm được mấy câu có «tư tưởng chống mê tín của nhân dân»

Con chim ăn quả bồ nu
Ai làm nên nỗi, thầy tu đeo xiềng ?

- Thầy tu ăn nói cà riềng,
Em thưa quan cả đóng xiềng thầy tu (3).

Nước ta không có quả bnu. Chỉ có Nu (phương ngữ miền Trung) là màu nâu. Cà riềng (phương ngữ miền Nam) là nói lai nhai, lần khân vẻ như muốn gây chuyện (4).

(Cà riềng có thể là biến âm của caresser của tiếng Pháp. Caresser là mân mê, mơn trớn, tán tỉnh ngon ngọt).

Bài dân ca của miền Trung hay miền Nam kể chuyện một thầy tu đi tán gái, bị xiềng chân. Tán gái bị phạt nặng như vậy sao? Thầy tu là ai? Bồ nu là quả gì? Khó trả lời.

Rất may, sách 6 truyện - thơ nôm đầu thế kỷ XX , chương Quốc phong đệ nhất thi, được khắc in năm 1930, tại Hà Nội, cũng kể chuyện này (bằng chữ nôm):

Con chim ăn quả bồ nâu
Ai làm nên nỗi thầy tu mang xiềng

Thầy tu ăn nói nhà riêng
Em thưa quan lớn đóng xiềng thầy tu (5)
Bồ nu bây giờ là bồ nâu. Cà riềngnhà riêng.

Bồ nâunhà riêng… cũng hơi khó hiểu. Tác giả muốn nói gì?  

Phải nhờ… chữ nôm giải thích giùm!

1) Chữ Bồ (bồ nâu) viết giống chữ Bồ của tên nước Bồ Đào Nha.

Bác sĩ Hocquard kể rằng năm 1884 ông tới thăm linh mục Girod tại địa phận truyền giáo Nam Định. Thời đó, Bắc kì không có rượu đỏ (ngày nay gọi là rượu vang, rượu chát). Nho thì chỉ có nho mọc hoang, quả chua, mùi vị không ra gì. Hàng năm, có người gửi rượu đỏ từ Hồng Kông sang để linh mục dùng làm lễ (vin de messe).

Tại Kẻ Sở, giám mục Puginier có cho trồng thử lúa mì và nho mang giống từ Âu châu sang. Lúa mì mọc khá tốt nhưng nho thì chỉ cho ra toàn quả tồi (6).

Chữ Hán gọi quả nho là bồ hay bồ đào (Đào Duy Anh, Thiều Chửu).

Quả nho, rượu nho (rượu đỏ) đã được các nhà truyền giáo và lái buôn người Bồ Đào Nha mang vào nước Tàu và được đặt tên là bồ hay bồ đào (quả của nước Bồ Đào Nha) chăng ?

Nhưng, trong bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn (thời Đường, thế kỉ VIII-IX) đã có câu Bồ-đào mỹ tửu dạ quang bôi (Rượu bồ rót chén dạ quang). Nguyễn Hiến Lê chú thích «rượu bồ-đào là rượu nho, chỉ Tây-vực mới có» (7). Nếu câu thơ đúng là của Vương Hàn thì quả bồ đã có từ trước khi người Bồ Đào Nha đến nước Tàu.

Quả bồ thời Đường và quả bồ thời Pháp thuộc là một hay khác nhau nhưng trùng tên?

Dù sao thì văn học dân gian Việt Nam cũng đã bắt chước Tàu, gọi quả nho là quả bồ. Quả bồ nâu (hay bồ nu) là quả nho màu nâu (màu đỏ sậm ngả sang tím đen).

2) Thầy tu mang xiềng.

Thời Pháp thuộc, người tu theo đạo Thiên Chúa (Gia Tô, Cơ Đốc) được gọi là thầy dòng. Tu theo đạo Phật là thầy tu hay nhà sư. «Tu» theo đạo Lão biến thể là thầy pháp, thầy cúng v.v.

Xiềng hay xích là biến âm của chaîne của tiếng Pháp. Thầy tu mang xiềng là một nhà sư bị phạt, bị xích chân, thời Pháp thuộc.

3) Ăn nói nhà riêng.

Nhà sư bị phạt vì tội gì? Tội Ăn nói nhà riêng. Tội gì mà lạ vậy?

Thời Pháp, đạo Thiên Chúa được ưu đãi. Nhà cầm quyền chịu sự chi phối của nhà thờ.

Nhà thờ Thiên Chúa giáo được các con chiên gọi là nhà chung (nhà của chung mọi người). Chống đối, làm ngược lại  nhà chungnhà riêng. Chơi chữ khá thâm thuý.

Nếu nhà thờ (nhà chung) được xã hội đương thời xem như tượng trưng cho cái hay, cái đúng thì đương nhiên nhà riêng (trái ngược với nhà chung) phải bị xem là tượng trưng cho cái dở, cái sai.

Nhà sư phạm tội ăn nói sai, chống đối lại nhà thờ, bị phạt đóng xiềng.

Thời Pháp cai trị, không có quan lớn nào dám đụng vào thầy dòng, nhà chung. Em thưa quan lớn đóng xiềng thầy tu, chắc chắn thầy tu này là một nhà sư.

Bài ca của miền Trung hay miền Nam gieo vần (nu, tu) hay hơn bài của miền Bắc. Ý nghĩa hai bài hơi khác nhau. Một đằng nhà sư phạm tội tán gái, một đằng phạm tội chống đối đạo Thiên Chúa. Tuỳ hoàn cảnh, cô gái là dân thường hay là «chỉ điểm» cho Pháp!

Tôn ti trật tự cũ của Việt Nam bị thực dân Pháp xoá bỏ.

Nhiều người bỏ đạo Phật, bỏ thờ cúng ông bà, rửa tội theo đạo Thiên Chúa. Người ta kháo nhau Theo đạo có gạo mà ăn. Tuy vậy, cũng có người dám lên tiếng Khóc sư khóc cụ, phê bình cả đạo Phật lẫn đạo Thiên Chúa bằng «Bài văn tế của một chú tiểu và một nhà thày khóc điếu nhà sư và cụ đạo chết đuối vì bị đắm đò». Tác giả mỉa mai nhà sư và cố đạo đi cứu vớt linh hồn người khác nhưng không cứu được chính mình (8).

Có người phỉ báng thô bạo đạo Phật, đạo Thiên Chúa:

Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đấy
Cố đạo rửa tội, cha đằng trước, sờ đằng sau

Có người chán nản, chê trách bọn vọng ngoại, chạy theo Pháp:

Bụt chùa nhà không thiêng, đi cầu Thích Ca ngoài đường.

Bụt là Phật. Thích Ca cũng là Phật. Nhưng chê Phật của làng mình không thiêng, không «hay» bằng Phật của bọn «ngoài đường». Câu nói rất tế nhị. Bụt là Phật của dân gian. Thích Ca là Phật của giới trí thức.

Dân gian chê bọn Múa rìu qua mắt thợ là bọn Giảng kinh cho Thích Ca. Câu này bắt chước câu Bảo hoàng hơn vua (Plus royaliste que le roi của Pháp).

*** 

II- Đạo Phật trong truyện dân gian.

Đức Phật thường hiện thành ông Bụt.

Bụt hiện lên giúp đỡ cô Tấm hiền lành mỗi khi cô bị mẹ con cô Cám độc ác, nham hiểm, tìm cách hãm hại. Kết cuộc là Tấm được vua lấy làm vợ. Mẹ con Cám phải đền tội. Cái thiện thắng cái ác.

Bụt giúp con người chống lại quỷ dữ. Bụt khuyên dạy con người ngày Tết trồng cây nêu, vẽ cung tên để xua đuổi quỷ.

Đầu thế kỉ XX, nhiều truyện Tàu (Tây du kí, Tam quốc chí, Thuỷ hử…) được dịch sang chữ quốc ngữ.

Truyện Tây du kí của Ngô Thừa Ân kể lại chuyến đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật đầy vất vả của nhà sư Huyền Trang, đời Đường. Từ một sự kiện lịch sử có thật Ngô Thừa Ân đã tưởng tượng, thêu dệt thành một truyện phong thần, phù phép của đám đệ tử của Phật, Lão, Ngọc Hoàng, thần tiên, ma quỷ.

 Đọc Tây du kí ai cũng phục tài chú khỉ Tôn Ngộ Không đi mây về gió, biến hoá như thần. Lúc thì đại náo thiên cung, khi thì khuất phục ma vương. Ai cũng nhớ vanh vách các chiến công của Tôn Ngộ Không, quên cả mục đích của thầy Đường Tăng là đi thỉnh kinh Phật.

Ngoài ra, còn có truyện Phật bà Quan Âm Thị Kính, Phật bà Quan Âm Nam Hải Phật bà Quan Âm Hương Sơn được lưu hành, phổ biến tại nước ta.

Xin tóm tắt sự tích 3 bà Phật Quan Âm.

1- Phật bà Quan Âm Thị Kính

Phật bà Quan Âm Thị KínhBà Thị Kính là con gái nhà họ Mãng ở nước Cao Li, được cha mẹ gả cho Thiện Sĩ.

Một hôm, Thiện Sĩ đọc sách, thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi may vá bên cạnh, thấy cằm chồng có sợi râu mọc ngược, bà cầm dao định cắt. Bất ngờ Thiện Sĩ thức giấc. Tưởng vợ muốn hại mình, Thiện Sĩ hoảng hốt kêu la cầu cứu.

Thị Kính bị bố Thiện Sĩ trả lại cho Mãng ông.

Bà buồn khổ, cải dạng đàn ông, bỏ nhà đi tu. Được đặt pháp danh là Kính Tâm.

Gần chùa có ả Thị Mầu tính tình lẳng lơ. Từ ngày thấy mặt tiểu Kính Tâm, Thị Mầu đem lòng yêu mến và tìm cách quyến rũ nhưng không được.

Thị Mầu tằng tịu với tên đầy tớ, rồi có chửa. Bị dân làng bắt vạ, Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm. Kính Tâm bị dân làng đánh đập. Sư cụ phải đứng ra xin.

Sư cụ đuổi Kính Tâm ra ở dưới mái tam quan.

Đẻ con ra, Thị Mầu mang đứa bé đến chùa bắt Kính Tâm nuôi. 

Vài năm sau, Kính Tâm chết. Lúc khâm liệm, mọi người bàng hoàng thấy chú tiểu Kính Tâm là con gái. Tất cả các nỗi oan của bà Thị Kính được minh giải.

Bà Thị Kính đắc đạo, trở thành Phật bà Quan Âm Thị Kính.

Truyện Quan Âm Thị Kính rất gần đời sống trần tục, không có điều gì huyền bí.

Dân gian đã gói ghém ý nghĩa của truyện bằng thành ngữ Oan Thị Kính.  

Một số chùa nước ta thờ tượng Quan Âm tống tử, tạc hình bà Thị Kính bế đứa bé (con Thị Mầu), bên cạnh có con vẹt (Thiện Sĩ).

Ai là tác giả văn bản nôm truyện Quan Âm Thị Kính? Có người cho rằng truyện đã  được một tác giả khuyết danh của thế kỉ XVIII soạn. Nhưng theo Hoa Bằng thì truyện Quan Âm Thị Kính đã được Nguyễn Cấp soạn vào giai đoạn đầu thế kỉ XIX, thời Minh Mệnh (9).

Ngày nay có vài bản Truyện Quan Âm Thị Kính được lưu truyền. Trong số này có bản được Thiều Chửu chú giải công phu theo giáo lí nhà Phật (10).

Truyện có mấy câu thơ được truyền tụng:

- Sông kia còn có kẻ dò,
Lòng người ai dễ mà đo cho cùng
(Lời cha Thiện Sĩ trách Thị Kính, được sửa đổi thành câu ca dao quen thuộc:

Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng)

- Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Sao bằng làm phúc cứu cho một người.
(Tiểu Kính Tâm trả lời sư cụ lúc nhận nuôi con Thị Mầu. Câu nói chứng tỏ trò tu hành đã vượt xa thầy).

Bên cạnh Phật bà Quan Âm Thị Kính dân ta còn thờ PhậtQuan Âm Nam Hải và Phật bà Quan Âm Hương Sơn.

2- Phật bà Quan Âm Nam Hải

Phật bà Quan Âm Nam HảiBà tên là Diệu Thiện, con vua Diệu Trang, nước Hưng Lâm.

Năm Diệu Thiện 16 tuổi, vua cha muốn bà lấy chồng để có người truyền ngôi. Nhưng bà nhất định không chịu. Muốn được đi tu.

Nhà vua đành phải chấp thuận cho Diệu Thiện ra tu tại chùa Bạch Tước. Hi vọng rằng sau một thời gian sống cực nhọc, bà sẽ xin trở về cung điện. Và cuối cùng sẽ chịu lấy chồng.

Không ngờ Diệu Thiện quyết chí ở lại chùa tu hành.

Vua cha tức giận, sai người đốt chùa. Bắt Diệu Thiện về cung, ép lấy chồng. Nhưng bà vẫn khăng khăng từ chối.

Vua hạ lệnh đem Diệu Thiện ra chém. Đao vừa giơ lên thì bị gãy đôi. Vua sai người thắt cổ bà. Trong lúc mê man bất tỉnh, hồn bà được một con hổ cõng tới Tùng Lâm. Diệu Thiện được dẫn đi thăm viếng Thập điện dưới địa ngục.

Lúc tỉnh lại Diệu Thiện được Phật khuyên đến tu tại núi Phổ Đà, cù lao Hương đảo, ngoài Nam Hải.

Sau ngày hại Diệu Thiện, vua Diệu Trang mắc bệnh, sai người đi tìm danh y. Diệu Thiện giả dạng một nhà sư già đến xin chữa bệnh cho vua, bảo phải đến Phổ Đà xin mắt và tay người về làm thuốc.

Vua sai Triệu Chấn, Lưu Khâm đến Phổ Đà. Diệu Thiện hiến mắt và tay.

Vua khỏi bệnh, cùng hoàng hậu đến Phổ Đà tạ ơn.

Được Diệu Thiện khuyên giải, vua Diệu Trang quyết định bỏ ngai vàng, cùng hoàng hậu đi tu.

Diệu Thiện đắc đạo, trở thành Phật bà Quan Âm Nam Hải.

Truyện Quan Âm Nam Hải của Tàu pha trộn nhiều tình tiết quái dị, hoang tưởng.

Phật bà Quan Âm Nam Hải được giới buôn bán bằng đường biển tôn thờ.

3- Phật bà Quan Âm Hương Sơn

Phật bà Quan Âm Hương SơnTruyện Quan Âm Nam Hải được Kiều Oánh Mậu (đỗ phó bảng khoa Tự Đức Canh Thìn, 1880), phóng tác thành truyện Hương Sơn Quan Thế Âm (11).

Hai truyện có nội dung giống nhau. Cùng kể sự tích Diệu Thiện, con vua Diệu Trang, nước Hưng Lâm. Nhưng Kiều Oánh Mậu đã thay đổi vài chi tiết:

- Truyện Hương Sơn Quan Thế Âm xảy ra dưới thời nhà Trần tại nước ta.

- Lúc bị thắt cổ, mê man bất tỉnh, hồn Diệu Thiện được hổ cõng tới chùa Hương Tích (chùa Hương), tại Hương Sơn của nước ta.

- Diệu Thiện tu 9 năm tại chùa Hương Tích, nơi có đặc sản rau sắng:

Trà mai càng nhắp càng thanh
Càng canh rau sắng càng lành càng ngon

đắc đạo, thành Phật Quan Âm Hương Sơn.

Quan Âm Nam Hải của cư dân biển đảo đã được Kiều Oánh Mậu Việt hoá thành Quan Âm Hương Sơn của cư dân đồng bằng.

Là một nhà khoa bảng nhưng Kiều Oánh Mậu lại quan niệm rằng:

Xưa nay tiên, Phật, thánh, hiền
Dẫu cho khốn nạn truân triên chẳng rời

Chữ rằng tam giáo nhất nguyên
Thích Ca, Khổng, Lão thánh hiền đời xưa.

Có lẽ vì vậy mà ông đã chấp nhận cả những điều mê tín dị đoan của đạo Lão biến thể.

Rốt cuộc, dân gian nước ta có 3 bà Phật Quan Âm. Bà Thị Kính người Cao Li, bà Diệu Thiện người Tàu và bà Diệu Thiện người Việt gốc Hoa.

*** 

III- Đạo Phật trong tranh dân gian.

3 bà Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng NgànBên cạnh 3 bà Phật Quan Âm, dân ta còn thờ thêm 3 bà Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.

Người ngoại đạo dễ lẫn lộn các bà.

Sách Imagerie populaire vietnamienne (Tranh dân gian Việt Nam) của Maurice Durand (12) có 2 tấm tranh vẽ truyện Hương Sơn Quan Thế Âm.

1) Tấm thứ nhất vẽ Diệu Thiện đang quét chùa Bạch Tước (tr. 442). Cổng chùa có câu đối bằng chữ quốc ngữ:

Dồng (rồng) thì phun nước
Hầm (hùm) thời bổ củi

Tranh vẽ diễn tả mấy câu thơ trong truyện:

Nào là giẩy quét cửa nhà
Nào là gánh nước, nào là hái rau

Rồng thời phun nước tùng khi
Hùm thời bổ củi, chim thời nhặt rau

Durand gán nhầm tranh này cho truyện Quan Âm Nam Hải.

(Tranh Quan Âm Nam Hải (tr. 443) vẽ Triệu Chấn, Lưu Khâm đến Phổ Đà xin mắt và tay để làm thuốc chữa bệnh cho vua Diệu Trang. Tranh có câu thơ nôm:

Mắt, tay làm thuốc làm thang
Để về cứu bệnh vua Trang tức thì

Truyện Hương Sơn Quan Thế Âm không có tên Triệu Chấn, Lưu Khâm).

2) Tấm thứ nhì vẽ Diệu Thiện tu tại chùa Hương Tích (tr. 178). Bà ngồi toà sen, có Kim Đồng, Ngọc Nữ (hay Thiện Tài, Long Nữ) đứng hầu hai bên. Cổng chùa có câu:

Hiêu (hươu) thời dưng  hoa
Hạc thời tiến quả

Maurice Durand đã nhầm lẫn, chú thích sai tấm tranh thứ nhì này. Ông nhầm Phật bà Hương Sơn thành Mẫu Thượng Ngàn (Déesse de la Forêt) của đồng bóng.

Ở một chỗ khác (tr. 180) Maurice Durand lại nhầm (Phật bà) Quan Âm thành Mẫu Thượng Thiên (Déesse Céleste).

Có một mẹo giúp người xem tranh dân gian khỏi bị nhầm lẫn:

Thông thường thì tranh thờ của ta vẽ các Mẫu ngồi võng đào hay ngai vàng. Chỉ có các vị Phật mới ngự toà sen. Đôi khi toà sen được thay bằng chữ Vạn viết trên ngực.

Nếu tranh vẽ một vị ngồi toà sen thì chắc chắn vị đó không phải là Mẫu của đồng bóng.

Tranh Oger (chỉ có nét đen) có tấm Quan Âm tống tử và nhiều tấm vẽ các sinh hoạt của dân gian có nhà sư tham dự như Nhà sư rước nước (sửa soạn hội làng), nhà sư làm lphá ngục (lễ Trung Nguyên, Xá tội vong nhân), nhà sư làm lễ cát đoạn (lễ Kì Yên) v.v.

*

Xin ngừng.

Khoan đã… Ngày nay, dân gian nghĩ gì về đạo Phật? Dạ, không biết! Không dám bàn. Chỉ thấy nước ta bây giờ xây nhiều chùa sặc sỡ, đắp nhiều tượng cao to. Đứng gần ngửa cổ nhìn cũng không thấy hết mặt Phật. Có tượng bị sập đổ ngay trong lúc đang xây đắp.

Nguyễn Dư

Tiến sĩ Khoa học (Đại học RENNES),
nguyên giảng viên Trường Kỹ sư Trung Ương Lyon,
chuyên nghiên cứu phong tục VN và chữ Nôm.

 


Tư liệu tham khảo:

(1)- Thánh Tông di thảo, Văn Học, 2001, tr.17- 20.

(2)- Henri Oger, Technique du peuple annamite, Hà Nội, 1909.

(3)- Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ và dân ca Việt Nam, Sử Học, in lần thứ tư, 1961, tr. 247.

(4)- Đặng Thanh Hoà, Từ điển Phương ngữ tiếng Việt, Đà Nẵng, 2005.

(5)- 6 truyện - thơ nôm đầu thế kỷ XX,  Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr. 73.

(6)- Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, tr.316, 358.

(7)- Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung quốc, q 2, Nguyễn Hiến Lê, 1955, tr.208.

(8)- Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, Mặc Lâm, 1969, quyển II, tr. 219.

(9)- Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, KHXH, 1976, tr.151.

(10)- Truyện Quán Âm Thị Kính, Thiều Chửu chú giải, An Tiêm, 1995.

(11)- Kiều Oánh Mậu, Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch, 1909, bản chép tay của thư viện đại học Yale, Hoa Kì.

* Xin có lời cám ơn chủ nhân Quán ven đường Huỳnh Chiếu Đẳng đã cho mọi người sử dụng kho sách của quán.

(12)- Maurice Durand, Imagerie populaire vietnamienne,

École française d’Extrême-Orient, 2011, tr. 422, 443, 178, 180.


Le bouddhisme dans la
littérature populaire du Viet Nam
Nguyễn Dư
(Traduit du viêtnamien par Georges Nguyễn Cao Đức)

                    

" Dans les méandres du vietnamien et du français

Recherchons et éclairons simplement pour le plaisir "

Nos convions le lecteur à parcourir le jardin des écrits populaires du Viet Nam, et à découvrir le bouddhisme à travers la vie des gens d'antan.

* * *

I – Le bouddhisme dans les dictons et les chants populaires

De tout temps, se vêtir et se nourrir ont constitué le souci quotidien principal de notre peuple. 

" La religion ne s'aborde qu'une fois la faim calmée

La faim pousse à manger à la dérobée, la misère à faire des bêtises "

Sujets de haute volée, la foi et l'éducation ne peuvent être abordés sans avoir le ventre rempli.

" Rassasié, on écoute Bouddha, affamé, on écoute les esprits "

Les gens du peuple ont le "Bụt" (prononcer " boutte "; en sanskrit " buddha ", en chinois "fó") pour le soutenir.  Bụt est connu pour sa bonté, sa mesure, et l'aide qu'Il donne à tout un chacun. Ce n'est qu'une fois vêtu et ayant sa faim satisfaite que l'on pourra espérer devenir aussi bon que Bụt . L'inverse nous mènerait à l'instinct de calcul et au manque de conscience. De qui vit dans l'honnêteté, sans injures ni disputes graves, le voisinage de son village dira qu'" il est bon comme le Bụt " et le complimentera.

La notion de l'ordre dans la société féodale est issue du confucianisme. Au sommet se situe la Maison royale, en dessous sont les mandarins, et enfin au dessous de ces derniers est le reste du peuple.

Les mandarins sont " versés dans l'étude et le polissage des textes classiques ", et ont été lauréats des concours triennaux du mandarinat. A des notes excellentes à un concours correspondent des postes élevés en grade, et "sur un lauréat d'un concours mandarinal l'ensemble de sa famille peut s'appuyer" , et sa vie quotidienne en devient ainsi améliorée. Echouer à un concours mandarinal oblige à étudier encore mieux les textes classiques. Mais si la réussite échappe définitivement au candidat, il lui faut tout abandonner et entamer alors une vie de travail avec pour seul capital son savoir accumulé, pour se retrouver maître ou professeur au sein du menu peuple: maître en divination et chiromancie, ou en médecine des plantes, ou en cérémonies rituelles. 

Le pouvoir du roi n'a pas de limite. A sa mansuétude correspondra la vie sauve, à sa sévérité correspondra la mort. Tout dans le royaume appartient au roi. Tout…à l'exception de la pagode du village, car :

" Au Roi la terre, au village la pagode, à Bouddha le paysage ".

Personne ne pourra empêcher le roi de faire ce qui lui plaît, mais il ne pourra toucher à la pagode d'un village, où le culte de Bouddha est célébré par les gens du peuple.

A part la pagode elle-même, le paysage l'environnant appartient à tous, et nul ne pourra s'approprier cette nature, qu'il soit le roi ou qu'il soit du peuple, car il en est ainsi. L'espace naturel relève en effet de Bouddha. Ainsi, et en décrivant le paysage de la Pagode des Parfums au Nord du Viet Nam, Chu Manh Trinh a-t-il commencé par ces mots :

" Le paysage relevant de Bouddha… "

Bouddha apporte son assistance et son aide à tous. Ce qui est à Bouddha est considéré comme appartenant à tout le monde.  De même, et dans les récits anciens, durant les périodes de guerre et de troubles entraînant la société dans le chaos, Bouddha est–il assimilé à un ange par le peuple.

L'ouvrage " Les réflexions de Thánh Tông inclut le récit suivant: " La dispute des deux  Bouddhas " (1). Dans une pagode, lors d'une grande inondation, il y avait deux statues de Bouddha faites de terre et de bois qui se disputaient et se critiquaient. Voyant l'altercation, Sakyamouni apparut, titubant, avec une gourde de vin à la main, et les réprimanda en leur reprochant de n'avoir conservé que leur apparence de terre et de bois, pendant qu'ils se gorgeaient en réalité de l'existence-même de la vie du peuple. Ivre, Sakyamouni eut des paroles sévères contre les deux Bouddha de bois et de terre. Le bouddhisme était totalement sens dessus dessous, la société tombait en déliquescence, et les mandarins tout comme les religieux n'observaient plus les règles d'antan. Les villageois n'observaient plus le respect pour les religieux, et utilisaient le vocable de " frère " pour nommer Bouddha, à l'approche d'une pagode. Dès lors, nul étonnement devant des gens s'invitant à la pagode dans un but autre :

" Bien assis sur la natte étalée,

Une cithare dans les mains et des poèmes à la bouche,

Nous sommes venus à la pagode "

La pagode, lieu du culte de Bouddha devient ainsi un lieu de rencontres, de distraction, de plaisir musical. La pagode accueille en sus d'autres divinités, afin de s'attirer des fidèles de tout horizon:

" En allant à la pagode vénérer Sakyamouni,

Je peux également vénérer le maître des Trois Mondes, et le père l'Empereur de Jade "

Dans cette optique, les gens chuchotent ce commentaire :

En volant, en extorquant, on devient Bouddha ou Immortel

En allant au monastère, à la pagode, on devient handicapé, hémiplégique

Et chacun de murmurer

" Quand on va avec le Bouddha, on porte une robe de safran; quand on va avec les fantômes, on s’habille en papier ".

 Aussi faut-il se méfier des gens ayant

"Le Bouddha à la bouche, le serpent dans le cœur ".

La période la plus sombre, une vraie impasse, fut celle de la période coloniale française. Auparavant, le bouddhisme n'était en butte qu'aux pressions et empiètements des doctrines de Confucius et de Lao Tseu. Mais là, tant Bouddha que Confucius ou Lao Tseu ont été victimes du christianisme cherchant à les rejeter dans l'ombre. Le bouddhisme est alors dans une situation pénible, car "A trois gaillards contre un, si ce dernier n’est pas borgne, il sera estropié ".

Il existe bien des chants moquant les fausses vertus des bonzes :

Le premier de l’an, un bonze alla à la pagode,

Une fille au corsage rouge lui jeta un sort.

Le bonze tomba éperdument malade d’amour

A se rouler par terre, jusqu’à perdre ce qui lui restait de cheveux.

 

Il n'y a pas de fumée sans feu,

Tant que le Bouddha trône, quelle poule oserait lui picorer les yeux!

 

et les enfants, allant dans le sens des adultes, d'énoncer:

 

Ô Boddhisatva, savonnier!

Le bonze et la religieuse se trouvent bien enroulés ensemble.

De nouveaux chants populaires sont apparus, propagés par l'usage:

Alors que la bouche psalmodie Bouddha,

Le ventre lui, contient trois paniers de poignards.

Le poignard (dao găm) est une arme des soldats français, contenue dans une gaine en cuir fixée sur la ceinture du pantalon. Le mot găm est la déformation en vietnamien du mot français ‘gaine'. Oger l'appelle, lui, le poignard du dos car fixé au dos (2).

Vũ Ngọc Phan dans ses recherches a trouvé quelques lignes illustrant un sentiment anti-religieux du peuple :

L'oiseau mange de l'avocat;

Qui a fait de la sorte, que le bonze soit mis aux fers?

Le bonze use de paroles évocatives,

Je prie les autorités de faire enchaîner ce bonze " (3).

Ce chant populaire étonne, car il n' y avait pas d'avocatier dans notre pays. Seul y existe le " nu " (prononcer " nou ", terminologie du Centre) qui n'est pas un fruit, mais la teinte brun foncé, nommé également le " nâu ". " Cà riềng " (terminologie du Sud) signifie des paroles évocatives car rabâchées avec une volonté de créer un trouble (4). Cà riềng est possiblement la déformation phonétique du français caresser ; dans cette langue, caresser signifie – en paroles ou en gestes – user de termes ou gestes doux, lascifs. Ce chant populaire provenant du Centre et du Sud du Viet Nam parlerait donc d'un bonze qui se voit condamné à être enchaîné, ayant fait des avances à une jeune femme. Mais une telle peine pour de simples avances ? Et qui était le bonze ? Bồ nu est le fruit de quelle plante en réalité ? De prime abord, il est fort difficile d'y répondre.

Heureusement, l'ouvrage " Six histoires–poésie en écriture démotique, début du 20è siècle ", édité en 1930 à Hà Nôi, nous éclaire en relatant la même histoire.             

L'oiseau mange de l'avocat;

Qui a fait de la sorte, que le bonze soit mis aux fers?

Le bonze a un langage de maison particulière,

Je prie les autorités de faire enchaîner ce bonze " (5).

Dans ce cas-ci, deuxième version d'un même chant populaire, le mot ‘avocat' est inchangé, mais son écriture vietnamienne est modifiée,  Bồ nu devenant bồ nâu. Pour sa part, Cà riềng est devenu pour sa part nhà riêng.  Bồ nâu et nhà riêng… tout cela reste encore bien difficile à comprendre. Que voulait dire l'auteur ? Pour s'y retrouver, il faut en fait se le faire expliquer en langage issu de l'écriture démotique vietnamienne, le nôm .

1) "bồ nâu":  " bồ " s'écrit de la même manière que " Bồ ", qui est une partie du nom du Portugal en vietnamien: Bồ Đào Nha 

Dans son livre, le docteur Hocquard a raconté sa visite en 1884 à l'abbé Girod, dans son diocèse de Nam Định. A cette époque " le Tonkin ne produisait pas de vin rouge – appelé " vang " en vietnamien actuel – et la vigne n'y poussait qu'à l'état sauvage avec un goût trop aigre et une saveur tout à fait quelconque ". Chaque année, quelqu'un envoyait de Hong Kong du vin rouge pour que l'abbé puisse avoir du vin de messe . A Kẻ Sở, l'évêque Puginier avait fait pousser du blé et de la vigne à partir de plants apportés d'Europe. Le blé avait plutôt bien poussé, mais le raisin obtenu était, lui, de piètre qualité. (6). Tant la vigne que le vin avaient été introduits en Chine par les missionnaires et marchands portugais. La langue chinoise a donné le nom de bồ ou de bồ đào au raisin car venant du Portugal (Bồ Đào Nha en vietnamien), et le nom de bồ đào mĩ tửu au vin issu du raisin , selon Đào Duy Anh et Thiều Chửu.

Par la suite, et imitant les Chinois, la littérature populaire vietnamienne a utilisé le mot bồ pour désigner le raisin. Le fruit bồ nâu ou bồ nu n'est donc que le raisin de couleur brun foncé, dans la réalité couleur allant du rouge foncé au violet.

2) Le bonze mis aux fers: au temps du protectorat français, les religieux de confession chrétienne étaient appelés en vietnamien "thầy dòng ". Ceux de confession bouddhiste étaient appelés " thầy tu " ou encore " nhà sư ". Ceux suivant l'enseignement de Lao Tseu étaient appelés " thầy pháp ", ou bien " thầy cúng ". Xiềng ou bien xích sont des déformations du mot français chaîne. Par conséquent, " Thầy tu mang xiềng " (littéralement, " bonze portant des chaînes "), signifie en français un prêtre bouddhiste enchaîné, et désigne donc un bonze mis aux fers, car puni, au temps de la présence coloniale française

3) Langage de maison particulière (Ăn nói nhà riêng): ce bonze a été puni pour quelle faute ? Celle d'avoir usé d'un langage de maison particulière. Qu'est cette faute si étrange ?

Au temps du protectorat français, le christianisme disposait d'une place privilégiée. Les autorités acceptaient les prises de position des églises, et l'Eglise chrétienne était appelée " la maison commune " par ses fidèles. S'y opposer ou adopter une attitude d'opposition pouvait alors tenir d'une " maison particulière ". Il s'agit là d'un jeu de mots particulièrement affiné. Si l‘église chrétienne (la ‘maison commune') était vue par la société de l'époque comme symbolisant le positif, quelque chose de bien, alors et mécaniquement, la " maison particulière " était assimilée à quelque chose de négatif, d'erroné. Le bonze a donc commis la faute d'énoncer une erreur grossière en s'opposant à l'église chrétienne, faute entraînant sa mise aux fers, sa mise sous chaînes. Du temps des Français, nul responsable osait se frotter aux prêtres chrétiens de la " maison commune ". Dans le cas évoqué dans Em thưa quan lớn đóng xiềng thầy tu (‘je prie les mandarins de faire enchaîner ce prêtre' ), ledit prêtre ne peut  certainement être qu'un religieux bouddhiste, un bonze.

La version du chant populaire originaire du Centre ou du Sud du Viet Nam est supérieure à celle relevée au Nord, de par sa rime (nu, tu). Le sens des deux versions de ce chant populaire se différencie quelque peu. Dans une version, le bonze a fauté en cherchant à séduire une femme ; dans l'autre, le bonze a commis la faute de s'opposer au christianisme. Et selon le cas, la femme peut être aussi bien les gens du peuple que les protégés des Français.

L'ordre établi de l'ancien temps au Viet Nam fut abattu par l'autorité coloniale française. Nombre de gens abandonnèrent le bouddhisme, délaissèrent le culte des ancêtres, se firent baptiser comme chrétiens. Et les gens de se dire " En suivant le christianisme, on a du riz à manger ". Néanmoins, il y eut des gens ayant le courage d'exprimer leur " peine pour les bonzes et pour les aînés ", et de critiquer aussi bien le bouddhisme que le christianisme via un texte: la " Discours funéraire d'un bonze novice et d'un curé pleurant les anciens religieux noyés lors d'un naufrage ". Ce texte ironise sur le fait que tant le bonze que le curé veulent sauver l'âme des autres, mais n'arrivent même pas à sauver la leur (7).

Il est même des gens proférant des paroles fortement diffamatoires aussi bien sur le bouddhisme que sur le christianisme :                                                                          

" Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đấy

Cố đạo rửa tội, cha đằng trước, sờ đằng sau ".

Au sens propre :

" Le Bonze commence la cérémonie, la religieuse se place ici, le novice là bas

Durant le baptême, le curé est devant, la soeur se place derrière".

Au sens figuré (jeux de mots):

" Durant le culte, le bonze fait caca par-ci, pipi par-là

Durant le baptême, le curé pénètre par devant, attouche par derrière. "

Des gens sont excédés, reprochant à ceux " respectant l'accent étranger " de courir derrière les Français  :

Le Bụt de la pagode-maison n’est pas sacré, on va prier Sakyamouni dehors dans la rue.                                                                     

" Bụt " désigne Bouddha, tout comme Thích Ca désigne Sakyamouni. Ces paroles sont d'une délicatesse voulue, car " Bụt" est utilisé par le menu peuple, alors que " Sakyamouni "  est le nom utilisé par la classe éduquée. Et ces paroles de dénigrer le Bouddha " de chez nous " car il ne serait pas aussi sacré, aussi " bien " que le Bouddha de la rue, c'est-à-dire " de l'extérieur ", autrement dit le Christ. Les gens du peuple se moquent de ces nouveaux convertis, qui veulent

Brandir une hache devant le bûcheron.

et les accusent de chercher à

Expliquer les Ecritures bouddhiques à Sakyamouni.

autrement dit d'être " plus royalistes que le roi ".

* * *

II – Le bouddhisme dans les contes populaires

Bouddha apparaît régulièrement sous le nom de Bụt. Ce dernier apparaît à la douce Tấm à chaque fois que celle-ci est en butte aux brimades de la cruelle Cám et de sa mère, dans un conte. Mais finalement, c'est Tấm qui est choisie par le Roi pour devenir son épouse. Cám et sa mère paieront pour leur faute. La bonté et le bien ont raison de la cruauté et du mal

De même , Bouddha incite les gens à s'opposer à la cruauté. Il recommande à la population de planter la perche rituelle du Nouvel An devant sa maison, et d'afficher la calligraphie rituelle, afin de chasser les démons. Au début du 20è siècle, de nombreux récits chinois tels " Le Voyage en Occident " et " les Trois Royaumes " ont été traduits en vietnamien moderne.

Le Voyage en Occident , par Ngô Thừa Ân , rapporte le pèlerinage en Inde sous la dynastie chinoise des Tang du bonze Huyện Trang pour y vénérer Bouddha, voyage particulièrement semé d'embûches. A partir de faits normalement historiques, son auteur a imaginé et brodé une histoire remplie d'envoûtement, de mystère, et de magie sur les fidèles de Bouddha, de Lao Tseu, de l'Empereur de Jade (fidèles du taoïsme) , des anges, et des démons.

Les lecteurs du Voyage en Occident  ont tous admiré les talents du singe Tôn Ngộ Không franchissant monts et cieux, apparaissant et disparaissant comme les génies, installant le désordre au Palais Céleste ou vainquant le royaume des démons. A force de lire les exploits de Tôn Ngộ Không mis en exergue, les lecteurs en oublient que le but du bonze a seulement été d'effectuer un pèlerinage au pays de Bouddha.

Outre ces récits d'origine chinoise, il y a également les trois récits relatifs à Quan Âm ou Kannon, Déesse (plus exactement Boddhisattva) de la Miséricorde, qu'ont été Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải et Quan Âm Hương Sơn, écrits et diffusés dans notre pays.

Tâchons de résumer ces 3 récits.

1 - Quan Âm Thị Kính, Déesse de la Miséricorde

Thị Kính était une fille de la famille Mãng, en Corée, et qui a été mariée à Thiện Sĩ. Un jour, ce dernier s'était assoupi en lisant. En train de coudre à côté de son mari, Thị Kính remarqua un poil poussant à l'envers au menton de son mari, et prit un couteau afin de le couper. Mais Thiện Sĩ se réveilla soudain. Voyant le couteau et croyant que sa femme avait l'intention de le tuer, il cria et appela à l'aide. Le père de Thiện Sĩ renvoya Thị Kính dans sa famille. Cette dernière, rongée par la tristesse désespérée, en vint à se travestir en homme pour fuir sa famille et entrer en religion, dans une pagode. Elle reçut le nom de baptême bouddhique de Kính Tâm (Esprit du Respect) et devint un novice

A côté de la pagode vivait une femme du nom de Thị Mầu, de caractère frivole. Dès qu'elle vit le visage de Thị Kính, elle conçut un vif attachement pour cette dernière, mais en dépit de ses efforts, ne put la conquérir. Thị Mầu eut alors une aventure avec un serviteur, pour en tomber enceinte un peu plus tard. Face aux violents reproches du voisinage, Thị Mầu rejeta la faute sur Thị Kính. Cette dernière fut battue par les voisins, et le bonze supérieur de la pagode dut intervenir pour sauver Thị Kính, pour ensuite la chasser de la pagode et l'installer sous le portail en triptique du lieu de culte.

Après son accouchement, Thị Mầu apporta le bébé à Kính Tâm, obligeant cette dernière à le garder et en prendre soin. A la mort de Kính Tâm quelques années après, et lors de la mise en bière, on découvrit que le novice était une femme, à l'effarement et la confusion de tous. Kính Tâm fut alors lavée de tout oppobre.

Thị Kính/Kính Tâm, d'une piété parfaite, devint alors la Déesse de la Miséricorde, Quan Âm Thị Kính. Cette vie de la déesse fut celle de tout le monde et ne recèle aucun mystère, et le petit peuple a mis en parallèle le sens profond du récit et la notion d'erreur, la fameuse Erreur sur Thị Kính (Oan Thị Kính)

Un certain nombre de pagodes de chez nous vénèrent l'effigie de la déesse, qui la représente avec un  bébé dans les bras, celui de Thị Mầu, avec à son côté un perroquet (son mari Thiện Sĩ)     

Mais qui est l'auteur de ce récit Quan Âm Thị Kính en écriture démotique vietnamienne ? D'aucuns disent que c'est l'oeuvre d'un auteur anonyme du 18è siècle. Mais selon Hoa Bằng, ce récit a été écrit par Nguyễn Cấp au début du 19è siècle, sous le règne de l'empereur Minh Mạng (8) .

De nos jours circulent encore des copies de Truyện Quan Âm Thị Kính. Ce récit a été richement annoté par Thiều Chửu qui l'a commenté sous l'angle des préceptes bouddhiques (9), et comporte quelques vers encore adulés :

Un fleuve peut encore être sondé

Mais un cœur humain, comment pourrait-on y arriver?

Ces reproches du père de Thiện Sĩ à Thị Kính disent que rien ne pourra sonder l'esprit de quelqu'un (dans ce cas-ci, la prétendue tentative de Thi Kinh de tuer son mari). Lesdits reproches ont eu leur sens modifié pour devenir un dicton bien connu  et signifiant que rien n'égalera le fait de pouvoir sauver quelqu'un, en l'occurrence le nouveau-né de Thị Mầu dans le récit:

La profondeur d’un fleuve peut encore être sondée

Mais la perfidie d’un cœur, comment pourrait-on l’évaluer?

 

Même si l’on construisait un stupa à 9 étages,

Cela n’égalerait point le salut d’un seul être humain.

Ce dicton composé des paroles de Thị Kính au bonze supérieur de la pagode – et non de celles du père de Thiện Sĩ à sa bru Thị Kính - montrent par ailleurs que le niveau spirituel et la foi de la novice ont dépassé ceux du bonze supérieur.

2Quan Âm Nam Hải, Déesse de la Mer du Sud

Elle a pour nom Diệu Thiện, et c'est la fille du roi Diệu Trang d'un pays nommé Hưng Lâm. Lorsqu'elle eut 16 ans, le roi son père voulut la marier, afin que le trône ait un successeur. Mais elle refusa énergiquement, désirant entrer en religion. Le roi se résigna à accepter que sa fille entrât dans les ordres à la pagode Bạch Tước, en conservant toutefois l'espoir qu'au bout d'un certain temps de vie pénible, elle reviendrait au Palais, et se marierait finalement.  Contre toute attente, Diệu Thiện continua fermement de mener une vie pieuse à la pagode. Dans une violente colère, le roi ordonna d'incendier la pagode. Diệu Thiện fut ramenée au palais et forcée à se marier. Elle continua de refuser obstinément. Le roi ordonna alors la décapitation de sa fille. La lame du bourreau eut à peine le temps de s'éléver qu'elle se brisa en deux. Alors, le roi ordonna que sa fille soit étranglée. Quand elle perdit connaissance, l'âme de Diệu Thiện fut transportée par un tigre vers un lieu nommé Tùng Lâm, et put visiter les Dix Palais de l'enfer. A son réveil, Bouddha l'incita à se retirer au Mont Phổ Đà, sur l'île des Parfums (Hương đảo) dans la Mer Du Sud.

Après le supplice de Diệu Thiện, le roi tombé malade fit mander les meilleurs guérisseurs disponibles. Diệu Thiện déguisée en vieux bonze se présenta au roi et lui déclara qu'il lui fallait aller au Mont Phổ Đà, pour y obtenir des yeux et des mains humains afin d'en tirer un médicament. Triệu Chấn et Lưu Khâm furent dépêchés par le roi au Mont Phổ Đà, où Diệu Thiện leur firent don d'yeux et de mains. Rétabli, le roi accompagné de la reine allèrent au Mont Phổ Đà pour y exprimer leur reconnaissance. Là, recevant les explications et adjurations de Diệu Thiện, le roi Diệu Trang décida d'abandonner le trône et d'entrer avec la reine dans les ordres. D'une piété parfaite, Diệu Thiện est devenue un bouddha féminin,  Quan Âm Nam Hải, la déesse de la Mer Du Sud. 

Ce récit sur Quan Âm Nam Hải, d'origine chinoise, inclut des détails souvent étranges et fictionnels. La Déesse de la Mer Du Sud est vénérée par le monde des marins marchands.

3 – Quan Âm Hương Sơn , Déesse de la Montagne des Parfums

Le récit Quan Âm Nam Hải a été quelque peu modifié par Kiều Oánh Mậu - reçu au concours mandarinal en 1880 sous le règne de Tự Đức - pour donner l'histoire de Hương Sơn Quan Thế Âm (10). La matière des deux récits est similaire, tous deux évoquant Diệu Thiện, fille de Diệu Trang, roi d'un pays nommé  Hưng Lâm. Cependant, Kiều Oánh Mậu a modifié certains détails :

- le récit se déroule cette fois ci sous la dynastie des Trần de notre pays

- lors de la strangulation, l'âme de Diệu Thiện fut transportée à la pagode Hương Tích (Pagode des Parfums), sur le mont Hương Sơn (Montagne des Parfums, non loin de Hà Nôi, chez nous)

- Diệu Thiện resta 9 ans à la pagode Hương Tích, là où existe une plante particulière: le rau sắng , avec lequel on prépare une excellente soupe, évoquée ci-dessous:

Plus on déguste le thé aux fleurs d'abricotier, mieux on l'apprécie

Plus on goûte de la soupe au rau sắng, mieux on la savoure.

Diệu Thiện a mené une vie de piété totale, et est devenue la Déesse de la Montagne des Parfums, Phật Quan Âm Hương Sơn.

La Déesse de la Mer Du Sud Quan Âm Nam Hải des marins et des cités lacustres a été vietnamisée par la plume de Kiều Oánh Mậu , devenant la Déesse de la Montagne des Parfums Quan Âm Hương Sơn des gens des plaines.

Il est à remarquer que bien qu'étant diplômé du concours mandarinal, Kiều Oánh Mậu ne pensait pas moins que:

De tout temps, les immortels, Bouddhas, saints et sages

Dans les pires difficultés demeurent inchangés.

Il est écrit que les trois religions avaient une origine commune

Sakyamouni, Confucius, Lao Tseu, les saints et les sages d’autrefois.

                                                                                                           

Son esprit large est éventuellement la raison pour laquelle il accepta tout des erreurs superstitieuses énoncées par Lao Tseu. Et finalement, le menu peuple de notre pays dispose de trois Déesses de la miséricorde: Thị Kính la Coréenne, Diệu Thiện la Chinoise, et Diệu Thiện la Vietnamienne de souche chinoise.

* * *

III – Le bouddhisme dans l'imagerie populaire

A côté des trois déesses de la miséricorde, notre peuple vénère en sus trois autres déesses qui sont la Dame Céleste, La Dame des Eaux, la Dame de la Forêt. Les non-bouddhistes peuvent facilement les confondre.

Dans l'ouvrage " Imagerie populaire vietnamienne " de Maurice Durand (11), se trouvent deux images illustrant l'histoire de la Déesse de la Montagne des Parfums.

1) la première image montre Diệu Thiện  en train de balayer la pagode Bạch Tước,  à la page 442. La princesse, en remplissant une tâche humble, y exprime ces deux vers en quốc ngữ (vietnamien moderne, en alphabet latin) :

Dồng (rồng) thì phun nước

Hầm (hùm) thời bổ củi

qui sont en fait les pendants des deux vers originaux du récit qui, précisément, peuvent fort bien dépeindre cette image : 

Et balayer la cour, nettoyer les ouvertures,

Et porter l'eau, et cueillir les légumes.

Le dragon crachant de l'eau pour nettoyer la maison

Le tigre coupant le bois, les oiseaux triant les légumes.

Durand a commis l'erreur d'attribuer l'image de la page 443 à l'histoire de la Déesse de la Mer Du Sud, version originale chinoise, alors qu'il s'agit de la version vietnamisée par Kiều Oánh Mậu sous le titre de Déesse de la Montagne des Parfums. L'image montre  en effet Triệu Chấn et Lưu Khâm arrivant à Phổ Đà pour obtenir des yeux et des mains afin d'en extraire le médicament nécessaire à la guérison du roi Diệu Trang, et porte en exergue ces vers en écriture démotique :

 

" Yeux et mains, pour en faire médicament et onguent

Et obtenir la guérison du roi Trang promptement "

 

Le récit la Déesse de la Montagne des Parfums (Hương Sơn Quan Thế Âm) de Kiều Oánh Mậu ne  mentionne en effet ni Triệu Chấn, ni Lưu Khâm.

2) Le deuxième image montre Diệu Thiện à la pagode Hương Tich (Pagode des Parfums). Elle est sur un siège de lotus, avec de chaque côté d'elle deux personnages nommés Kim Đồng et Ngọc Nữ (ou deux autres personnages ,Thiện Tài et Long Nữ). Le portail de la pagode porte ces mots :

Le daim présentant les fleurs,

La grue offrant des fruits.

Ici, Durand s'est trompé, car ces mots correspondent à l'histoire de Mẫu Thượng Ngàn (la Dame de la Forêt) du petit peuple et n'ont rien à voir avec l'histoire de la Déesse de la Pagode des Parfums

Ailleurs, à la page 180, Maurice Durand se trompe encore, en prenant la Quan Âm Déesse de la Miséricorde pour Mẫu Thượng Thiên (la Dame Céleste).

S'agissant de l'imagerie populaire, il existe une astuce pour ne pas se tromper: d'ordinaire, notre imagerie sacrée montre les " Dames " (Dame de la Forêt, Dame Céleste…) assises sur un siège creux ou sur un  trône doré. Seul Bouddha a droit à un siège de lotus. Parfois, son siège de lotus est remplacé par l'inscription " Vạn " ( Dix mille) sur sa poitrine. Un personnage représenté assis sur un siège de lotus n'est donc en aucun cas une des " Dames " vénérées par le petit peuple.

 

Les images d'Oger (toujours à l'encre noire) incluent une Boddhisattva Quan Âm de la fécondité, ainsi que nombre de dessins évoquant des activités populaires en présence de bonzes, tel Nhà sư rước nước (la préparation d'une fête villageoise ), Nhà sư làm lphá ngục (Fête de la mi-Automne avec libération des âmes errantes), Nhà sư làm lễ cát đoạn (fête du Kì Yên), etc.

* * *

Arrêtons- nous ici.

Mais encore une petite seconde, si vous le voulez bien : de nos jours, que pense de Bouddha notre peuple ?

Mon Dieu, nous ne le savons pas, en vérité ! Nous n'osons pas en parler, et ne voyons que notre pays fait ériger de nombreuses pagodes bien flamboyantes avec des murs bien hauts. Nous avons beau nous en approcher et nous tordre le cou, impossible de voir le visage de Bouddha. Il est ainsi des murs qui s'écroulent même durant leur construction.

                                                                                                Nguyễn Dư

Docteur ès Sciences (Université de RENNES), ancien enseignant de l’Ecole Centrale de Lyon, spécialisé dans l’étude des coutumes du VN et de l’écriture Nôm

 

Références

(1)- Thánh Tông di thảo, Văn Học, 2001, pages 17 à 20.

(2)- Henri Oger, Technique du peuple annamite, Hà Nội, 1909.

(3)- Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ và dân ca Việt Nam, Sử Học, 4è édition, 1961, page 247.

(4)- Đặng Thanh Hoà, Từ điển Phương ngữ tiếng Việt, Đà Nẵng, 2005.

(5)- 6 truyện - thơ nôm đầu thế kỷ XX,  Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, page 73.

(6)- Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, pages 316, 358.

(7)- Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, Mặc Lâm, 1969, tome II, page 219.

(8)- Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, KHXH, 1976, page 151.

(9)- Truyện Quán Âm Thị Kính, Thiều Chửu chú giải, An Tiêm, 1995.

(10)- Kiều Oánh Mậu, Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch, 1909, exemplaire recopié à la main, Bibliothèque de l'Université Yale, USA

* Remerciements au propriétaire du Quán ven đường Huỳnh Chiếu Đẳng , qui autorise tout le monde à utiliser les livres de la bibliothèque de son établissement

(11)- Maurice Durand, Imagerie populaire vietnamienne, École française d'Extrême-Orient, 2011, pages 422, 443, 178, 180.

Bài đọc thêm:
http://thuvienhoasen.org/a10463/su-tich-quan-am-thi-kinh-nhat-hanh 




MỤC LỤC 
Colloque sur "Bouddhisme et culture"  
HỘI THẢO VỀ "ĐẠO PHẬT VÀ VĂN HÓA" 5/6/2016 
Institut Bouddhique Truc Lâm - Trúc Lâm Thiền viện  
9, rue de Neuchatel - 91140 Villebon s/Yvette







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 45160)
18/01/2012(Xem: 28600)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.