Đạo Phật trên hành trình lịch sử thế giới và dân tộc

11/11/20215:34 SA(Xem: 2885)
Đạo Phật trên hành trình lịch sử thế giới và dân tộc
ĐẠO PHẬT TRÊN HÀNH TRÌNH
LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ DÂN TỘC

(Nguyên Cẩn)

spread-buddhism-0ĐẠO PHẬT TRÊN HÀNH TRÌNH THẾ GIỚI

Người ta có nhiều cách phân kỳ lịch sử Phật giáo trên thế giới. Theo Edward Conze trong “A short history of Buddhism” thì có thể tạm chia lịch sử Phật giáo làm bốn giai đoạn: Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, phần lớn trùng khớp với giai đoạn sau này được gọi là Tiểu thừa (Hinayana); thời kỳ thứ hai đánh dấu bởi sự phát triển của giáo lý Đại thừa (Mahayana); thời kỳ thứ ba là sự phát triển của Mật tông (Tantra) và Thiền tông (Ch’an hay Zen), thời kỳ này kéo dài đến thế kỷ XI [1]. Khoảng 1000 năm gần đây có thể được xem là thời kỳ thứ tư.

Các học giả đã tranh luận về tính chất tâm lý, triết lý của từng thời kỳ. Ví dụ thời kỳ đầu tập trung nhiều vào tâm lý cá nhân, trong khi thời kỳ thứ hai đặt ra những vấn đề về bản chất sự hiện hữuthời kỳ thứ ba là các vấn đề rộng hơn như mối tương quan với vũ trụ. Phương thức tu tập ban đầu là nhiếp phục tâm mình, phân tích tâm lý nhằm đạt đến sự chế ngự tâm. Thời kỳ thứ hai nghiên cứu về tự tánh, sự nhận thức của tâm về tự tánh của vạn hữu được xem là yếu tố quyết định để đạt đến sự giải thoát. Thời kỳ thứ ba là điều chỉnh tự thân cho hài hòa với vũ trụ, xem đó là đầu mối dẫn dắt đến giác ngộ.

Quan niệm đào luyện con người cũng khác biệt. Thời kỳ đầu lý tưởng là A-la-hán (Arhat), nghĩa là các bậc dứt trừ ái nhiễm, mọi dục vọng đều dứt sạch, không còn tái sinh trong cõi luân hồi. Thời kỳ thứ hai lý tưởng là Bồ-tát (Bodhisattva), người phát nguyện cứu độ toàn thể sinh linhtin tưởng mình có thể trở thành một vị Phật. Thời kỳ thứ ba là Tất-đạt (Siddha), người đạt đến sự hòa hợp hoàn toàn với vũ trụ, không còn bất kỳ giới hạn nào và hoàn toàn tự tại trong việc vận dụng những năng lực vũ trụ trong tự thân cũng như đối với ngoại cảnh.

Về mặt địa lý, ban đầu Phật giáo chỉ phát triển ở Ấn Độ và một số nước Nam Á nhưng sau đó phát triển rực rỡ ở Trung Hoa, Nhật Bản, Tích Lan và cả Việt Nam. Chúng ta thường nghe một số người nói Phật giáo sẽ suy tàn sau 2500 năm, lại có người dự báo là ngọn lửa tâm linh sẽ lụi dần đến chỗ tắt hẳn. Dù lịch sử Phật giáo có những pháp nạn lớn lao, như Đạo Phật bị ngoại tộc tàn sát, hủy diệt ở Ấn Độ, hay đối diện với những chính sách hà khắc, áp bức tôn giáo ở một số nơi nhưng Phật giáo vẫn tồn tại, sau mỗi trận phong ba lại mạnh hơn, phát triển nhanh hơn. Ngày nay, Phật giáo lan tỏa sang châu Âu, châu Mỹ, được tầng lớp trí thức, văn nghệủng hộ nhiệt thành. Khởi đầu với Schopenhauer, một triết gia Đức, người đã tạo ảnh hưởng lên Richard Wagner (nhà soạn nhạc), cả Henri Berson (triết gia Pháp). Sau đó rất nhiều tài năng sáng tạo khác ở phương Tây gần đây có Karl Jaspers (triết gia Đức), Ludwig Wittgenstein (Triết gia Anh gốc Áo) và phải kể Martin Heidegger (triết gia Đức)… các nghệ sĩ Mỹ như ngôi sao truyền hình Oprah Winfrey, nam tài tử Richard Gere hay cả một số chính trị gia ít nhiều đều tin theo triết lý Phật giáo, hoặc chịu ảnh hưởng của Phật giáo trong việc ăn chay, tọa thiền.

E. Conze viết: “Từ đỉnh cao triết lý, thấp dần xuống triền núi học thuật và bây giờ chúng ta xuôi ngược miền đồng bằng với Phật giáo như một tôn giáo phổ cập cho mọi người. Các tổ chức Phật giáo đã hình thành 80 năm qua, chủ yếu là ở các nước theo Tin Lành. Ở đó họ thành lập một trong những chi phái nhỏ hơn không theo tôn giáo chính. Họ cố vượt qua lòng bác ái […] với tâm từ bi của Phật vốn ôn hòa hơn”. Xu thế nở rộ một thời nghiên cứu Zen với những ấn bản Thiền luận của Suzuki, hay gần đây là sách của thiền sư Nhất Hạnh được phổ biến rộng khắp châu Âu và Mỹ. Những tác phẩm như Buddha’s Heart hay Anger trở thành best-seller một thời gian.

Phật giáo đã đi vào cuộc sống phương Tây. Một số tín đồ trở thành “double belonging” nghĩa là theo hai tôn giáo một lúc như ở châu Âu, hoặc trở thành “Phật tử tùy chọn” (buffet buddhist) như trên đất Mỹ. Họ tập trung học tập triết lý Phật giáo, chưa quy y, thậm chí chưa thờ Phật. Họ theo Phật pháp hành thiền, giải tỏa stress thay vì trị liệu rối loạn tâm thần bằng thuốc men. Từ đó họ thành lập các cộng đồng chuyên sâu tập thở và học Phật pháp trên đất Mỹ từ thủ đô Washington DC đến bang Texas…

Theo Thượng tọa Nyanatiloka Maha Thera [2] ở Tích Lan (Sri Lanka), khoảng vài ba mươi năm trước đây, người ta còn xem Đạo Phật như một tôn giáo đầy màu sắc thần bí lẫn mê tín dị đoan và không ai tin rằng Phật giáo sẽ có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho các dân tộc phương Tây như hiện nay. Thật chưa có tôn giáo nào xác nhận tinh tấnđộng lực chính giúp con người vươn đến cõi toàn thiệntrái lại giải đãi (biếng nhác) là nguyên nhân khiến con người phải sa đọa khổ đau như Đức Phật đã dạy: “Tinh tấn là đường dẫn đến Niết Bàn, giải đãitrì hoãn là đường về sanh tử”. Có thể nói, bằng ngôn ngữtrí huệ của mình Đức Phật đã hoằng dương chánh pháp suốt 25 thế kỷ.

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG DÒNG LỊCH SỬ

Phật giáo Việt Nam không đứng ngoài con đường của Người khi giáo pháp ban đầu đã đến các nền văn minh lúa nước. Việt Nam tiếp thu cả hai dòng chảy của Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa. Theo Thiền Uyển Tập Anh thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, trước cả Trung Quốc.

Bo Tat Thich Quang Duc

Giáo sư Lê Mạnh Thát nhận định trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, rằng Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên liên hệ và học Phật pháp trực tiếp qua người thầy Ấn Độnhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên (Cửa Sót, Hà Tĩnh ngày nay). Niên đại của Chử Đồng Tử khoảng thế kỷ II-III TCN. Dù là bắt nguồn hay bắt đầu từ đâu đi nữa, Phật giáo Việt Nam đã tự tạo cho mình một chỗ đứng, một địa vị thù thắng trong lịch sử giữ nước và dựng nước, luôn sáng ngời trong lòng dân tộc. Phật giáo không chỉ đồng hành cùng dân tộc trong suốt chặng đường mà còn in bóng trong những câu ca dao lưu truyền ngàn đời, những câu truyện cổ, sắc thái Phật giáo bàng bạc thấm đẫm mang tính nhân quả:

“Ở hiền thì lại gặp lành

Ở ác gặp dữ tan tành ra tro”.

Trong những truyện kể dân gian như: Tấm Cám, Quan Âm Thị Kính, Nhị Độ Mai, Truyển Kỳ Mạn Lục… ông Bụt vẫn ẩn khuất đâu đó như một phép mầu trong đời sống đảm bảo công bình xã hội, tượng trưng cho thiên lý cao vời [3]. Nếu công nhận Chử Đồng Tử là người Phật tử đầu tiên, thì Đạo Phật mà Chử Đồng Tử và Tiên Dung tiếp nhận từ nhà sư Phật Quang còn mang nặng tính chất Ấn Độ. Đến những thế hệ Phật tử Việt Nam tiếp sau, như Man Nương (người trở thành Phật Mẫu trong tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam sau này, được thờ tại chùa Phúc Nghiêm, làng Mãn Xá, gần Luy Lâu), đặc biệt là sự ra đời của tín ngưỡng Phật điện (Tứ pháp) mà tiêu biểuPhật Pháp Vân, đã thể hiện sự hòa nhập của Phật giáo vào văn hóa vốn có của bản địa.

Những tín ngưỡng đặc thù cổ xưa vẫn hiện diện, được Phật giáo đón nhận và dung hợp, trở thành sự tiếp biến văn hóa Phật giáo. Phật giáo đã trở thành một hệ tư tưởng bảo vệ dân tộc, đối kháng âm mưu đồng hóa và nô dịch về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc ngay từ những ngày đầu. Dù Đạo Phật đã vào Việt Nam ngay thời kỳ Bắc thuộc đến thời nhà Lý mới bắt đầu phát triển rực rỡ. Công lao to lớn thuộc về Thiền sư Vạn Hạnh, người mà vua Lý Thái Tổ không tiếc lời ca ngợi như một bậc thầy cao cả đã giúp xây dựng sự nghiệp của vương triều và cơ đồ cho cả dân tộc. Ông đã viết về thầy mình:

Vạn Hạnh dung tam tế

Chân phù cổ sấm thi

Hương quan danh cổ pháp

Trụ tích trấn vương kỳ.

GS Nguyễn Đăng Thục trong “Tư tưởng Việt Nam” [4] giải thích “dung tam tế” là ba cõi giáp với nhau. Đây là danh từ Phật học chỉ ba cõi thời gian phân chia giả tạm là quá khứ, hiện tại, vị lai. Chính tinh thần thiền của Vạn Hạnh nối liền ba cõi, hợp nhất nhân thân và vũ trụ, điều lý ngoại giới với nội giới. Cái ý thức nhậm vận ấy không chập vào đâu nên thông suốt, vô niệm, liên tục, quân bình, thông hiểu lòng người khác, biết việc sắp tới, thốt ra lời là phù sấm tiên tri, làm lợi khí cho hành động ích quốc lợi dân. Vua Trần Nhân Tông đã ca tụng cái tư tưởng ấy là tư tưởng bảo vệ quốc gia.

Tạm dịch:

Vạn Hạnh thông ba cõi

Sấm ký ẩn thơ xưa

Cổ pháp vang danh gọi

Chống trượng trấn thành vua.

Hòa thượng Đức Nhuận khi nhận định về Phật giáo triều Lý có viết: “Nhiều người tin rằng triều đại nhà Lý là triều đại của Phật giáo. Điều đó đúng, nhưng Phật giáo không giữ độc quyền thao túng văn hóa, rồi hắt hủi, không nâng đỡ các đạo giáo khác, như Khổng giáoLão giáo, để các đạo này không có cơ hội phát triển” [5]. Các hệ tư tưởng khác cùng tồn tại hòa bình với Phật giáo thời Lý. Sự trọng vọng của triều đình đối với Phật giáo không phải chỉ đến thời Lý mới có: “Không phải chỉ bắt đầu từ đời nhà Lý, Phật giáo mới cố vấn chỉ đạo guồng máy chính quyền. Phật giáo đã làm việc này từ đời nhà Đinh. Phật giáo không ngửa tay xin việc hoặc quỵ lụy luồn cúi quyền môn để xin ân huệ nhằm thỏa mãn ý định riêng tư, để lấn trên ép dước các đạo khác. Phật giáo bao giờ cũng đứng ngoài chính quyền. Các Thiền sưđời sống riêng tại các tu viện, để tu đạo hành đạo. Lịch sử Việt Nam chưa từng ghi một vị Thiền sư nào đang tinh tiến tu hành mà cởi bỏ pháp phục để nhận phẩm phục triều đình và nhập cung điện an cư bao giờ”.

Thấm nhuần tinh thần nhà Phật nên Lý Thánh Tông ngồi xử kiện, chỉ vào công chúa Đông Thiên đứng kế bên mà phán rằng: “Ta yêu con ta thế nào thì các bậc cha mẹ trong thiên hạ cũng yêu con cái họ như thế. Trăm họ vì không hiểu luật pháp nên phạm tội, ta rất thương xót, vậy từ nay về sau ta muốn rằng các tội dù nặng hay nhẹ cũng được xử một cách khoan hồng”. Hình luật nhà Lý vì thế mang nặng tính giáo hóa hơn trừng trị. Tinh thần Phật giáo còn thấm nhuần trong triều đại nhà Trần sau này, khi vua Trần Thái Tông vào núi tìm Phật được Trúc Lâm thiền sư dạy rằng: “Trong núi không có Phật, Phật ở trong tâm ta”. Ngài đã về lắng nghe tâm mình, nghe ý kiến muôn dân lấy làm ý chí của mình, tiếp tục lãnh đạo vương triều, xây nền thịnh thế.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo là điểm sáng từ thời nhà Lý mà GS Nguyễn Đăng Thục nhận định: “Đấy là biện chứng khai phóng ý thức đến trực giác toàn diện, không còn đối tượng, vượt lên trên cả “có” và “không” của ý thức danh lý (conscience rationelle) đến chỗ thể hiện Phật tính. Đấy là biện chứng đem đạo vào đời, trong đời thấy đạo, là biện pháp thích ứng vào thời mạt pháp của Mật giáo vậy. Thế nên, Ngài mới nói với đệ tử: “Ta không lấy chỗ có trụ để mà trụ, không nương vào chỗ không có trụ để trụ” [6].

Đến thời hiện đại, Phật giáo càng tỏ rõ sự đồng hành cùng dân tộc. Biến cố Phật giáo năm 1963 ở miền nam Việt Nam đã ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Ngọn lửa Bồ tát Thích Quảng Đức thắp lên sáng mãi trong Phật giáo nước ta. Hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới, là hiện thân cao tột của tinh thần Vô úy. Cho đến hôm nay, Đạo Phật vẫn uy nghivững vàng trong dòng sử Việt, bất chấp những dị nghị thế gian, hoài nghi về phẩm hạnh một vài Tăng chúng. Chúng ta vững tin tín chúng vẫn hướng về Chánh pháp với tất cả tâm thànhchúng ta hãy cùng nhau ôn lại ý nghĩa ngày Thành đạo – Ngày mà Đức Phật mở ra một chân trời mới cho nhân loại thoát ly khổ đế trên con đường thênh thang dưới ánh đạo vàng.

 

Chú thích:

[1] Edward Conze, A Short History of Buddhism, London 1980.
[2] T.T. Nyanatiloka Maha Thera, The Influence of Buddhism on People, Ảnh hưởng Phật giáo đối với nhân loại, chuyển ngữ HT Thích Trí Chơn, http: // www.thuvienhoasen.org.
[3] Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb TP HCM, 2016.
[4] Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt nam , tập III ,NXB TP HCM, 1998
[5] Đức Nhuận (2008), Đạo Phật và dòng sử Việt, Nxb Phương Đông.
[6] Nguyễn Đăng Thục, ibid.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 45161)
18/01/2012(Xem: 28600)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.