Ở cho yên ổn ngồi cho vững vàng

18/01/20152:48 CH(Xem: 5018)
Ở cho yên ổn ngồi cho vững vàng
BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Ở cho yên ổn ngồi cho vững vàng

Người yêu ơi, nếu anh đứng không yên và ngồi không vững là tại vì anh không an trú được trong cái bây giờ. Anh phải biết cái bây giờ là cái chắc thật nhất, là cái nền tảng của cái mười phươngba đời. Anh chỉ cần để ý tới hơi thở vào của anh, hoặc để ý tới hơi thở ra của anh, nhận diện nó và mỉm cười với nó. Anh đang thở nghĩa là anh đang có mặt. Sự có mặt của anh là một mầu nhiệm, một phép lạ. Thở như thế anh đem tâm trở về với thân và có mặt thật sự trong giây phút hiện tại. Anh sẽ trân quý giây phút ấy và an trú một cách thảnh thơi trong giây phút ấy. Mỗi hơi thở là một phép lạ, mỗi hơi thởcông năng nuôi dưỡng. Mỗi hơi thởcông năng trị liệu. Anh thấy anh là pháp thân mầu nhiệm, anh thấy anh là người yêu của thế giới. Anh thấy anh là đất Mẹ, là cha Trời. Nếu bước chân của em không vững là vì tâm em đang đi tìm một cái gì đó trong quá khứ hoặc trong tương lai. Em chưa biết rằng cái em đang đi tìm ấy đang có mặt ngay trong cái bây giờ, trong cái hiện tại. Nếu bước chân em đưa em về được với cái bây giờ thì bước chân ấy sẽ vững chãi lại ngay. Vững chãi như là đất Mẹ. Mỗi bước chân như thế sẽ làm cho một đóa sen nở trên đường em đi. Mỗi bước như thế mang theo sự thảnh thơi, mang theo sự an bình, mang theo niềm mãn nguyệnBộ bộ liên hoa khai, sen nở từng bước chân. Em sẽ là người đẹp nhất của những người đẹp, vì em an trú được trong cái bây giờ. Em không tìm cầu gì nữa, bởi vì chính em là đối tượng của mọi sự tìm cầu. Nếu không, thì dù được ở trong môi trường an ổn thong dong, như cõi Tịnh độ của Bụt A Di Đà, em cũng đứng ngồi không yên, như Phạm Duy đã nói trong bài hátTrăng ơi, yên lặng suốt đời, mà sao ta cứ đứng ngồi không yên14.

Người yêu ơi, mỗi khi được ngồi bên người, tôi cảm thấy bình an chi lạ. Năng lượng bình an của người tỏa chiếu và đi vào trong tôi. Tôi biết là người đang có cái ấy, nghĩa là có cái bây giờ trong trái tim người. Mỗi khi được đi cùng người, tôi cũng cảm được cái suối nguồn an lạc vi diệu đó. Người đi mà không cần tới. Hoặc giả người tới với từng bước chân. Mỗi bước chân đưa người trở về với hải đảo tự thân, với giây phút hiện tại. Bước chân của người tự tạithong dong giúp cho bước chân của tôi cũng có được cái tự tạithong dong ấy. Tôi đi với người cũng như một giọt nước đang đi với dòng sông. Giọt nước không cần đi. Giọt nước được dòng sông ôm lấy và chuyên chở về đại dương của hiện tại. Người có hai cánh tay kỳ diệu có thể hái được cả những chùm hoa sao đẫm sương vào buổi sáng, và những trái trăng vàng ửng chín vào buổi chiều. Mỗi khi người ngồi uống trà, tôi cũng cảm được rằng người đang có cả một thiên thu để chỉ thưởng thức một chén trà. Mây ngừng bay, gió ngừng thổi. Mây đang có mặt trong chén trà. Gió cũng đang có mặt trong chén trà. Và tôi cũng đang có mặt trong chén trà của người. Người uống trà như là người đang uống mây.


14 Trăng Già (Rong Ca 8), Phạm Duy, 1988.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2016(Xem: 21169)
04/10/2017(Xem: 7733)
05/12/2010(Xem: 31840)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).