- Chương 01: Giới thiệu Tổng Quan
- Chương 02 : Văn học Sanskrit trong Luật Tạng
- Chương 03: Văn học Sanskrit trong Kinh Tạng
- Chương 04: Saddharmupundarĩka-sũtra ( Kinh Pháp Hoa )
- Chương 05: Lalitavistara-sũtra (Kinh Đại Trang Nghiêm)
- Chương 06: Lankãvatãra-sũtra (Kinh Lăng Già)
- Chương 07: Suvarnaprabhãsa-sũtra (Kinh Kim Quang Minh)
- Chương 08: Dasabhũmika-sũtra (Kinh Thập Địa)
- Chương 09: Gandavyũha-sũtra (Kinh Hoa Nghiêm)
- Chương 10: Văn học Sanskrit Phật giáo trong Luận Tạng
- Chương 11: Mũlamadhymaka-kãrika (Luận Trung Quán)
- Chương 12: Madhyãnta-vibhãga (Biện Trung, Biện Luận)
- Tham Khào
HÁN TẠNG PHẬT GIÁO
Thích Kiên Định
Nhà xuất bản Thuận Hóa – Huế PL. 2552
Nguồn Tư Liệu Tham Khảo:
Sách Tiếng Việt:
Lê Mạnh Thát, Triết Học Thế Thân, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Tp. HCM, 2005.
Nội San Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Liễu Quán-Huế, Số 5_tháng 8-2006 & Số 6_tháng 01-2007.
Suzuki, D.T., Nghiên Cứu Kinh Lăng Già, Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn dịch, GHPGVN Ban Giáo Dục Tăng Ni, Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
Suzuki, D.T., Thiền Luận, Tập III, Trúc Thiên dịch, Nhà Xuất Bản Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
Thích Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Thành Hội Phật giáo, Tp. Hồ Chí Minh, 1990.
Thích Thanh Từ, Kinh Hoa Nghiêm Giảng Giải, 1998.
Thích Thiện Siêu, Kinh Pháp Hoa giữa các Kinh Điển Đại Thừa, Tp. Hồ Chí Minh, 1999.
Thích Trí Quang, Pháp Hoa Lược Giải, Tp. Hồ Chí Minh, 1998.
Trung Quán Luận, Thích Thiện Siêu dịch, Nhà Xuất Bản Tp. Hồ Chí Minh, 2001.
Sách Tiếng Anh:
Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā, Edward Conze dịch, The Asiatic Society, Calcutta, 1970.
Bapat, P.V., 2.500 Years of Buddhism, Publications Division, New Delhi, 1997.
Burrow, T., The Sanskrit Language, Motilal Banarsidass, Delhi, 1995.
Che’n Kenneth, K.S., Buddhism in China_A Historical Survey,Princeton University, New Jersey, 1964.
Conze, Ed., The Prajñāpāramitā Literature,Munshiram Manohalal, Delhi, 2000.
Dutt, N., Buddhist Sects in India, Motilal Banarsidass, Delhi, 1998.
Hirakawa Akira, A History of Indian Buddhism,Motilal Banarsidass, Delhi, 1998.
Inana. K.K., Mūlamadhyamakakārikā, Indian Books Centre, Delhi, 1993.
Johnston, E.H., Buddhacarita or Acts of the Buddha, Motilal Banarsidass, Delhi, 1995.
Keith, A.B.,A History of Sanskrit Literature, Motilal Banarsidass, Delhi, 2001.
Murti, T.R.V., The Central Philosophy of Buddhism, Delhi, 1998.
Nāgārjuna, Vigrahavyāvartanī,Bhattacharya, Kamaleswar dịch, Motilal Banarsidass, Delhi, 1998.
Nariman, J.K., Literature History of Sanskrit Buddhism, Motilal Banarsidass, Delhi, 1992.
Pande, G.C., Studies in the Origins of Buddhism, Motilal Banarsidass, Delhi, 1955.
Poussin, L. de L.V., Abhidharmakośabhāsyaṃ, Vol. 1, Pruden L.M. dịch, Asian Humanities, California, 1988.
Sharma, Chandradhar, A Critical Survey of Indian Philosophy, Motilal Banarsidass, Delhi, 2000.
Stcherbatsky, Th., Buddhist Logíc, Vol. I, Delhi, 1996.
Suzuki, K.T.,Studies in The Laṅkāvatāra Sūtra, Motilal Banarsidass, Delhi, 1999.
Winternitz, M., History of Indian Literature, Munshiram Manoharlal, Delhi, 1991.
íĐại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh:
Đại Chính 187, 192, 227, 262, 665, 670, 672, 1509, 1564, 1600, 1824.
[229]Ngoài hai kinh vừa nêu, còn dựa vào một phần lớn trong Sūraṁgāma (Lăng-nghiêm). Bởi vì kinh này tổng hợp cả tam tạng: Kinh, Luật và Luận, thành thử nó không được xem như một tác phẩm nền tảng riêng hoặc mang tính thuần tuý của duy thức như trong Sandhinirmocana (Giải Thâm Mật) và Laṅkāvatāra (Lăng-già). Chính vì lý do này, kinh Lăng-nghiêm rất hiếm thấy được minh hoạ trong giáo nghĩa duy thức của trường phái Pháp Tướng.
[230]Bapat, P.V., 2.500 Years of Buddhism, tr. 108.
[231]Che’n Kenneth, K.S., Buddhism in China, tr. 325.
[232]Bộ luận này đã được ngài Vasubandhu chú giải và được Buddhaśānta (Phật Đà Phiến-đa) dịch sang Hoa ngữ năm 531, ngài Paramārtha (Chân Đế) dịch năm 563, và được ngài Huyền Trang dịch trong những năm 648-9. Đây cũng chính là bộ luận nền tảng của trường phái Tam Luận mà dần dần về sau được thay thế bằng trường phái Pháp Tướng do ngài Huyền Trang chủ trương và vị đệ tử ưu việt của ngài, Khuy Cơ hình thành vào thế kỷ thứ 7 sau CN. Ở Việt Nam, HT. Trí Quang đã dịch từ bản Hoa ngữ của ngài Huyền Tráng ra Việt ngữ với tựa đề: “Nhiếp Đại Thừa Luận” gọi tắt là: “Nhiếp Luận”. Tác phẩm này đã được xuất bản vào năm 1994.
[233]56 tác phẩm của ngài Vasubandhu xem Lê Mạnh Thát, Triết Học Thế Thân, tr. 66-9. Lẽ ra bộ luận đáng được đề cập trong giáo trình này là Mahāyānasamparigraha (Nhiếp Đại Thừa Luận) của ngài Āsaṅga hoặc bộ Duy Thức Tam Thập Tụng của ngài Vasubandhu. Tuy nhiên, cho dù Nhiếp Luận là giáo lý nền tảng của trường phái Nhiếp Luận ở Trung Hoa, nhưng trường phái này về sau được chuyển thành trường phái Pháp Tướng.
[234]“duy tướng chướng chơn thật, cập tu chư đối trị, tức thử tu phần vị, đắc quả vô thượng thừa”. ĐC. 1600, tr. 464b.
[235]ĐC. 1600, tr. 464b. abhūta-parikalpo ’sti dvayaṃ tatra na vidyate / śūnyatā vidyate tv-atra tasyām-api sa vidyate // “Biến kế sở chấp sai lầm hiện hữu, nhưng nhị biên không hiện hữu trong đó. Thế nhưng không tánh hiện hữu (tiềm ẩn) trong Biến kế sở chấp sai lầm này, và Biến kế sở chấp sai lầm cũng có mặt trong không tánh”.
[236]Sđd. na śūnyaṃ nāpi cāśūnyaṃ tasmāt sarvaṃ vidhīyate / sattvād-asattvāt sattvāc-ca madhyamā-pratipac-ca sā // “Vì nói tất cả pháp, chẳng phải không (śūnya) cũng chẳng phải không phải không, vì có, không rồi lại có, mới khế hợp trung đạo (mādhyamā pratipad)”.
[237]Sđd., tr. 464c. artha-sattvātma-vijñapti-pratibhāsaṃ prajāyate / vijñānaṃ nāsti cāsyārthas-tad-abhāvāt-tad-apy-asat // “Thức sanh khởi, biến hiện ra các pháp, các loài hữu tình, ngã (ātman) và ý niệm (vijñapti); đối tượng (artha) bên ngoài của nó không hiện hữu, và bởi vì sự không hiện hữu của đối tượng bên ngoài, cho nên chính cái tâm ấy là hư vọng sai lầm (asat) (hoặc là không thật).
[238]Sđd. abhūta-parikalpatvaṃ siddham-asya bhavaty-ataḥ / na tathā sarvathābhāvāt tat-kṣayān-muktir-iṣyate // “Tánh biến kế sở chấp, do đây nghĩa mới thành, chẳng phải thật có và hoàn toàn không, sự giải thoát có từ sự huỷ diệt của tâm”. Sđd., tr. 11.
[239]Sđd. kalpitaḥ paratantraś-ca pariniṣpanna eva ca / arthād-abhūtakalpāc-ca dvayābhāvāc-ca deśitaḥ // “Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thật tánh được (đức Phật phương tiện) chỉ bày; do chấp có cảnh giới bên ngoài, cho nên có sự phân biệt và sự không hiện hữu của cả hai tánh”.
[240]ĐC. 1600, tr. 465a. upalabdhiṃ samāśritya nopalabdhiḥ prajāyate / nopalabdhiṃ samāśritya nopalabdhiḥ prajāyate // “Nương vào thức nên có chứng đắc, cảnh không do nơi sự chứng đắc sanh khởi. Nương vào cảnh vô sở đắc, thức vô sở đắc sanh”.
[241]Sđd. upalabhdes-tataḥ siddhā nopalabdhi-svabhāvatā / tasmāc-ca samatā jñeyā nopalambhopalambhayoḥ // “Do thức có được tánh, cũng là vô sở đắc, biết cả hai có chứng đắc, không chứng đắc đều bình đẳng”.
[242]Sđd. abhūta-parikalpaś-ca citta-caittās-tridhātukāḥ / tatrārtha-dṛṣṭir-vijñānaṃ tad-viśeṣe tu caitasāḥ // “Ba cõi, tâm, tâm sở, là phân biệt hư vọng, rõ cảnh gọi là tâm, cũng mệnh danh tâm sở”
[243]Sđd. abhūta-parikalpaś-ca citta-caittās-tridhātukāḥ / tatrārtha-dṛṣṭir-vijñānaṃ tad-viśeṣe tu caitasāḥ // “Một gọi là thức duyên, thứ hai gọi là thọ, trong đây năng thọ dụng, chính tâm sở phân biệt”.
[244]Sđd. tr. 465b. chādanād-ropaṇāc-caiva vayanāt-saṃparigrahāt / pūraṇāt tri-paricchedād-upabhogāc-ca karṣaṇāt // (10) nibandhanād-ābhimukhyād duḥkhanāt kliśyate jagat / tredhā dvedhā ca saṃkleśaḥ saptadhābhūta-kalpanāt // “Ngăn che và an lập, dẫn, dung nhiếp viên mãn, cả ba phân biệt, thọ, dẫn khởi chuyển liên tục; vì hiện tiền quả khổ, phiền não thế gian này, ba, hai, bảy, tạp nhiễm, do biến kế sở chấp”.
[245]Sđd. lakṣaṇaṃ cātha paryāyas-tad-artho bheda eva ca / sādhanaṃ veti vijñeyaṃ śūnyatāyāḥ samāsataḥ // “Các tướng và dị môn, nghĩa sai biệt thành lập, nên biết hai tánh không, lược nói chỉ do đây”.
[246]Sđd., tr. 465c. dvayābhāvo hu-abhāvasya bhāvaḥ śūnyasya lakṣaṇam / na bhāvo nāpi vābhāvaḥ na pṛthaktvaika-lakṣaṇam // “Vì không chấp ‘hữu’ ‘vô’, chẳng ‘hữu’ cũng chẳng ‘vô’, chẳng ‘một’ cũng chẳng ‘khác’, nên nói là ‘không tánh’.
[247]Sđd. tathatā bhūta-loṭiś-cānimittaṃ paramārthatā / dharma-dhātuś-ca paryāyāḥ śūnyatāhāḥ samāsataḥ // “Lược nói không, dị môn, tức chơn như thật tê, không tướng, thắng nghĩa tánh, pháp giới cần nên biết”.
[248]Sđd. ananayathāviparyāsa-tan-nirodhārya-gocaraiḥ / hetutvāc-cārya-dharmānāṃ paryāyārtho yathā-kramam // “Không chuyển biến điên đảo, tướng diệt, cảnh Thánh trí, và các nhân Thánh pháp, nghĩa dị môn thứ lớp”.
[249]Sđd. saṃklisṭā ca viśuddhā ca samalā nirmalā ca sā / ab-dhātu-kanakākāśa-śuddhivac-chuddhir-iṣyate // “Tạp nhiễm và thanh tịnh, có cấu và không cấu, như thuỷ giới toàn không, tịnh nên nhận là tịnh”.
[250]Sđd., tr. 466a. bhoktṛ-bhojana tad-deha-pratiṣṭhā-vastu-śūnyatā / tac-ca yena yathā dṛṣṭaṃ yad-arthaṃ tasya śūnyatā // (17) śubha-dvayasya prāpty-arthaṃ sadā sadā sattva-hitāya ca / saṃsārātyajanārthaṃ ca kuśalasyākṣayāya ca // (18) gotrasya ca viśuddhy- arthaṃ lakṣaṇa-vyañjanāptaye / śuddhaya buddha-dharmaaṇām bhodhisattvaḥ prapadyate // “Năng thực và sở thực, nương thân này an trụ, thấy được như lý này, cầu cả hai: tịnh, không. (19) vì lợi ích hữu tình, vì không bỏ sanh tử, hành thiện không cùng tận, nên Bồ-tát quán không”.
[251]Sđd., tr. 466b. pudgalasyātha dharmāṇām-abhāvaḥ śūnyatātra hi / tad-abhāvasya sad-bhāvas-tasmin sā śūnyatāparā // “Cả nhân cùng với pháp, thật tánh đều chẳng có, không tánh này có tánh, nên riêng lập nhị không”.
[252]Sđd. saṃkliṣṭā ced-bhaven-naasau muktāḥ syuḥ sarva-dehinaḥ / viśuddhā ced-bhaven-nāsau hy-āyāso niṣphalo bhavet // “Đây nếu không tạp nhiễm, thảy đều tự giải thoát; đây nếu không thanh tịnh, dụng công không đạt quả”.
[253]Sđd. na liṣṭā nāpi cākliṣṭā śuddhāśuddhā na caiva sā / prabhāsvaratvāc-cittasya kleśasyāgantukatvataḥ // “Chẳng phải nhiễm, chẳng phải không nhiễm, chẳng phải tịnh, chẳng phải không tịnh, tâm tánh vốn thanh tịnh, do bị nhiễm khách trần”.
[254]ĐC. 1600, tr. 475c.
[255]ĐC. 1600, tr. 477b. “Luận Biện Trung Biện này, nghĩa chắc thật, sâu kín, tất cả nghĩa rộng lớn, trừ những điều chẳng lành”.