Phật Giáo Trong Thơ Nguyễn Công Trứ

30/07/20211:00 SA(Xem: 7587)
Phật Giáo Trong Thơ Nguyễn Công Trứ

PHẬT GIÁO TRONG THƠ NGUYỄN CÔNG TRỨ
Quang Kính Võ Đình Ngoạn

 

     

nguyen cong tru
Ảnh minh họa chân dung cụ Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ  sinh năm 1778 mất năm 1858  tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Cụ người làng Uy Viển nay thuộc  xã Xuân Giang, huyện Nghi  Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Khi nhận xét về nhân vật Nguyễn Công Trứ. Giới văn học nhận định rằng Nguyễn Công Trứ là một nho sỉ, một  vị quan văn vỏ song toàn, một nhà thơ lổi lạc. Cụ Nguyễn Công Trứ qủa thật là một nhân tài ở thời cận đại. Nhưng kẻ viết nghỉ rằng nếu chúng ta chỉ nhận xét cụ Nguyễn Công Trứ qua hình ảnh một môn đệ của cửa Khổng sân Trình mà quên đi hình ảnh một Nguyễn Công Trứ trong cuộc đời làm quan đã hành xử sự việc theo tinh thần Phật giáo, như thế tác giả e rằng nhận định về cụ có phần khiếm khuyết. Bởi như  thế chúng ta chưa tả hết được hình ảnh chân thật của vị tướng quân Uy Viễn. Sau đây kẻ viết xin trình  bày một vài ý kiến về vị chỉ huy Dinh Điền sứ nầy.

    Sở dĩ giới văn học có nhận định như trên. Bởi lẻ trong một triều đại phong kiếntriều đại nầy lấy đạo lý Khổng Mạnh làm khuôn vàng thước ngọc, làm nền tảng cho việc trị quốc an dân. Do đó bất cứ một ai trong xã hội thời ấy muốn tiến thân đều phải khoác vào người chiếc áo nho sinh. Vì thế  khi đọc thơ Nguyễn Công Trứ, đa phần người thưởng thức thơ thường bị kích thích, lây truyền cái  chí khí hào hùng của đấng trượng phu qua ý thơ cụ diễn đạt. Những nam nhi nầy thường đem tài kinh luân của mình để phò vua giúp nước.. Lúc đất nước bị loạn lạc thì người nam nhi :

Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông, đông tỉnh. Lên đòi, đòi tan.

Hoặc:  
Đấng trượng phu một túi kinh luân
Thượng vì đức, hạ vì dân
Xếp hai chử quân thân mà gánh vác

Nhưng giới học giả hầu như đã quên đi trong thơ Nguyễn Công Trứ  còn có những bài thơ hàm chứa những ngôn từ, những giáo lý đạo Phật mà nội dung tư tưởng rất thâm sâu, vi diệu. Theo thiểm ýù chỉ có những học giả nghiên cứu về đạo Phật hay các trí thức Phật tử mới thấu hiểu.

     Cụ Nguyễn Công Trứ là người thông minh, hiếu học song nhiều lần đi thi bị trượt. Mãi đến năm1820 cụ mới đỗ giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Khi ấy cụ đã 42 tuổi. Cũng từ  đấy cuộc đời làm quan của cụ Nguyễn Công Trứ gặp nhiều chông gai, trắc trở. Có lúc cụ làm tham tri, khi thì Tổng Đốc, lúc đảm nhiệm chức Chỉ huy dinh điền sứ . Nhưng lắm khi cụ bị giáng liền ba bốn bậc. Năm 1841 cụ bị kết án trảm giam hậu ( một án tử hình treo ) sau được tha.  Năm 1843 cụ bị giáng xuống làm lính thú đóng tại một biên ải ở Quảng ngãi. Năm 1847 Nguyễn Công Trứ về hưu với chức Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Nhìn vào 27 năm làm quan đầy sóng gió của cụ. Nếu là một người khác chắc họ đã treo ấn từ quan để khỏi chuốc họa vào thân.  Tôi nghỉ rằng không phải cụ chẳng biết mối hiểm họa nầy. Nhưng trái lại cụ hiểu rất rỏ về điều đó. Cụ biết rằng khi đã bước chân vào chốn quan trường thì chẳng khác nào cá bị cắn câu hay chim bị nhốt vào lồng dù đó là lầu son gát tía. Điều đó đã được cụ biểu hiện trong bài thơ Bài ca ngất ngưỡng .

Vủ  trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng

Song động lực nào đã khiến cụ Uy Viễn đi hết cuộc đời quan lộ của mình?  Phải chăng trong lớp áo nho gia nhưng hành trang vào đời của cụ là tâm linh đạo Phật. Điều nầy được cụ Nguyễn Công Trứ thổ lộ qua câu thơ :

Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Vâng, mây trắng ( vân trình ) hay còn gọi quan lộ đó chỉ là phương tiện để kẻ sỉ Nguyễn Công Trứ vào đời nhằm đem hạnh từ bi của đạo Phật. Thực hành bồ tát đạo ngỏ hầu  giúp xã hội được thái bình, an lạc.

     Những ai là đệ tử Phật môn. Chắc họ phải hơn một lần được chiêm bái hình tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Những người con Phật  thấy đức mẹ hiền Quán thế Âm tay cầm bình cam lộ, tay cầm nhành dương liễu. Hình ảnh nầy khiến họ liên tưởng đến đức tính nhẩn nại, mềm mỏng, diệu hiền lắng nghe những âm thanh khổ nạn của chúng sinh. Để rồi từ đó tuỳ theo khổ nạn của mỗi một chúng sanh. Bồ tát Quán Thế Âm thị hiện thành những hình tướng khác nhau đến cứu khổ, cứu nạn. Khi hành hương, hay vảng cảnh chùa. Người Phật tử chúng ta cũng thường thấy có những loại cây họ hàng với dương liểu như tùng, bách, thông được trồng xen kẻ với những loài cây khác như hoàng lan, bạch lan, sứ đại....Có chùa còn trồng cả cây vả, cây si.  Phải chăng nhà chùa trồng những loại cây nầy giúp tăng thêm vẻ uy nghi, đẹp đẻ của ngôi bảo tự. Ngoài ra nhà chùa còn nhằm dụng ý cho các trưởng tử Như Lai có những hình tướng, sắc tướng để  rồi hằng ngày các vị nầy nhìn thấy những cảnh vật xung quanhthiền quán, quán niệm...đến những đức tính mà người con Phật cần có trên bước đường tu học. Những đức tính đó là luôn luôn tinh tấn, nhẩn nhục, từ hoà, bao dung và dũng mảnh... Người hành giả cần dứt bỏ tham, sân, si . Cần nhớ đến bài pháp lục hòa tăng mà một trong sáu cái hòa đó là khẩu hoà vô tranh.

     Trở lại câu chuyện làm quan của Nguyễn Công Trứ. Cụ Uy Viển tướng quân khi vào đời hành hiệp giang hồ đã không có cái may mắn được sư phụ ban cho chiếc gương chiếu yêu ( tâm ngộ cảnh ) như chàng dũng sỉ trong câu chuyện Cửa Tùng Đôi Cánh Gài của thầy Nhất Hạnh. Để cho mình khỏi sa ngã vào bả lợi danh, để cho mình không bị biến chất hại người lương thiện như một yêu tinh đội lốt người...  Cụ Nguyễn Công Trứ đã không tu thân theo kiểu của một bậc thánh hiền Trung Hoa khi xưa bằng cách bỏ một hạt đậu trắng vào hủ để biết rằng mình đã làm được một điều thiện. và bỏ vào hủ một hạt đậu đen khi mình làm một việc không thiện. Cụ Uy Viển đã tìm một phương pháp riêng để  tự mình rèn luyện thân tâm. Phải chăng pháp môn thiền quán của đạo Phật đã được cụ chọn? Bài Vịnh Cây Thông có lẻ đã minh chứng cho sự  lựa chọn nầy.                   

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giửa trời mà reo
Giửa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông

     Ngày xưa người dân nước ta chuyên sống về nghề nông. Để nói lên tầm quan trọng của giới nông gia. Trong dân  gian có câu Nhất sỉ nhì nông. Hết gạo chạy rông. Nhất nông nhì sỉ. Không những thế. Câu nói nầy còn cho chúng ta thấy sự tương quan mật thiết giữ các ngành nghề. Kẻ sỉ không thể nào ngồi trong màn trướng để tham mưu, vấn kế khi trong bụng không có hạt cơm. Giới nhà nông cũng không thể cày cấy nếu không có trâu bò giúp sức, không có vải vóc quần áo của các bác thợ dệt, thợ may, không có nhà ở của bác thợ mộc, và các ngành nghề trên đều phải nhờ những người lính thú giử nhìn an ninh cho mình...Đức Phật nhìn rất rỏ sự tương tức ( Lý nhân duyên ) giửûa chúng sinh hửu tình với chúng sinh hửu tình.Giửa chúng sinh hửu tình với môi trường sống xung quanh. Với cỏ cây, đất đá ( chúng sinh vô tình )...đều có những liên quan mật thiết, có những ân nghĩa cần phải đáp đền. Do đó  trong bài kinh tứ ân đức Thế Tôn đã dạy chúng ta phải biết ơn mọi người, mọi vật. Phải chăng vì hiểu rỏ lời Phật dạy nên cụ Nguyễn Công Trứ thốt lên câu Làm quan tôi không lấy làm vinh. Làm lính tôi không lấy làm nhục. Khi cụ bị đày làm lính thú tại Quảng Ngãi, đó là một giai tầng thấp kém trong xã hội.  Một giai cấp mà những người Nho gia đương thời thường coi khinh.

     Đối với bài pháp Tứ Diệu Đế cụ Uy Viễn nhận định rằng sự hiện diện của con người ở cỏi đời là khổ ( khổ đế ). Rồi cụ đưa ra nhận xét về nguyên nhân do đâu con người bị khổ . Nhân loại khổ đau, bởi lẻ loài người luôn luôn bị thất tình lục dục chi phối. Do tham sân si khiến chúng sanh mãi mãi đắm chìm trong bể khổ trầm luân ( Tập đế ). Muốn thoát ra khỏi sự khổ não đó không cách nào khác hơn là chúng ta cố gắng tu tập. Đi theo con đường của đức Như Lai. Cố gắng thực hành những lời dạy của đấng Từ phụ Làm sao cho tâm của chúng ta được nhàn, được thanh tịnh . Cái bầu nhân dục đó chúng ta cần bỏ bớt, bằng cuộc sống thiểu dục tri túc ( Diệt đế ). Khi thân tâm chúng ta thường an lạc thì đạo đế sẽ có ngày viên thành.

Thoạt sinh ra đà khóc chóe,
Đời có vui, sao chẳng cười khì?
Khi hỉ lạc, khi ái ố, lúc sầu bi,
Chứa chi lắm một bầu nhân dục?
Tri túc, tiện túc, hà thời túc
Tri nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn

Càng sống trong giới quan trường. Nguyễn Công Trứ càng thấy rỏ hơn về thế thái nhân tình. Sự vinh nhục, sự đổi thay của  thời cuộc.  Khiến cụ phải chán ngán và càng thấy được sự vô thường của kiếp nhân sinh.

Tuổi tác tuy rằng chửa mấy mươi,
Đổi thay mắt đã thấy ba đời. ( ba đời vua )
Ra trường danh lợi, vinh liền nhục,
Vào cuộc trần ai, khóc trước cười.

Trong lúc làm quan cụ Uy Viễn  đã phát họa trong đầu mình  một đời sống ẩn dật như hình ảnh Hoàng Thạch, Xích Tùng ( Sánh Hoàng Thạch, Xích Tùng ờ cũng đáng ). Với thơ túi, rượu bầu, ngao du sơn  thủy.

Dăm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
Tiêu dao nơi hàn cốc, thanh sơn.
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,
Đồ thích chí, chất  đầy trong một túi.
Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi đến,
Nghỉ sự đời ngắm kẻ trọc thanh.

                        Hoặc:
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp,
Trong thú yên hà mặc tỉnh say.
Liếc mắt xem chơi người lớn, bé,
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay.

Nhưng rồi cụ Nguyễn công Trứ nhận thấy theo cách hưởng nhàn đấy cụ vẫn còn vươn vấn vào vòng thế sự, vẫn còn nghĩ đến sự bon chen của kẻ nầy người nọ. Người thanh liêm, kẻ ô trọc....  Chi bằng cụ tham quan, thăm viếng những nơi cổ tự. Đàm đạo với những bậc cao tăng để được học hỏi thêm về Phật Pháp. Thật ra thì không phải đợi đến lúc cụ về hưu mới nghỉ đến việc học hỏi về đạo Phật. Nhưng  trong lúc làm quan cụ cũng đã từng tìm hiểu, tu học giáo lý Phật đà với các vị cao tăng. Trong bài viết Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo của giáo sư Nguyễn hữu Sơn đăng trong Văn Hóa Phật Giáowww.diemnhin.vn ) có nêu lên sự khẳng định của nhà nghiên cứu Lê Thước về sự kiện nầy: [ năm Tự Đức thứ hai (1849)cụ vào một cái chùa trên núi Cẩm Sơn thuộc xã Đại Nại, gần tỉnh lỵ Hà Tĩnh bây giờ. Nguyên chùa ấy lập ra từ đờiLê nhưng trải qua bao phen giĩ dập mưa vùi nên đã tồi tàn cũ rích. “Lúc cụ cịn làm quan, mỗi khi ra Bắc Kỳ đi qua đĩ thường lên núi du lãm, nhân cĩ tự hẹn: Nếu ta được thỏa chí nguyện của ta thì quyết khơng phụ cái núi nầy”. Nên khi cụ vừa về  hưu đi qua chổ ấy, dân xã Đại Nại nhớ lời ra đĩn rước xin cụ lưu ở lại, vì thế nay cụ sửa sang chùa ấy lại mà lưu cư luơn. Thường khi các quan chức trong kinh ngồi quận đi qua về lại, ai cũng lên núi vào chùa, hỏi han, thăm viếng, dấu xe chân ngựa lúc nào cũng tấp nập ở trước cửa ngoài... Năm thứ tư  ( 1851 ) cụ ra chơi Bắc kỳ, lúc trở về tu sửa chùa Viên Quang và chùa Trung Phu tại làng chính quán rồi nhân làm nhà bên cạnh chùa mà ở ].

     Đức Phật từng  dạy chúng ta rằng : Đạo Phật đến để tìm hiểu chớ không phải đến để mà tin, khi thấy những điều ngài dạy là hợp lý, có lợi ích cho mình, cho mọi người trong xã hội, được mọi người thấy có lý, thấy có hữu ích... lúc đó chúng ta hảy tin. theo. Đức Như Lai còn bảo cho chúng ta rằng nếu tin ngài mà không hiểu những điều ngài đã chỉ dạy thì chẳng khác nào phỉ báng ngài. Cụ Uy Viển là một sỉ phu, một trí thức, nên tôi nghỉ cụ  không thể như những người kém hiểu biết. Cụ tìm hiểu về đạo Phật . Theo tôi nghỉ vì đó là nền văn hóa dân tộc mà cha ông cụ đã từng tin theo và giử gìn, bảo vệ.  Cụ tìm hiểu giáo lý nhà Phật, đó là hành động đi tìm về cội nguồn dân tộc. Và cũng từ đó, càng tìm hiểu về giáo lý Phật giáo cụ càng thấy rỏ nét đẹp nhân bản, tính bao dung, lòng từ hòa trong văn hóa đạo Phật. Cụ Uy Viển càng nhận thức được rằng đức Phật là một bậc tôn sư vỉ đại của trời người, là bậc cha lành chung bốn loại.... Đức Thế Tôn từ địa vị một thái tử, một vị vua trong tương lai đầy quyền uy...Song ngài đã dứt bỏ tất cả để xuất gia tìm đạo giải thóat. Khi đã giác ngộ, nếu đức Thế Tôn  từ bỏ cỏi ta bà đầy khổ đau nầy để về cỏi niết bàn ngay. Tôi nghĩ nếu như thế thì ngài cũng tầm thường như bao nhiêu kẻ khác. Nhưng ngài đã không vì sự an lạc cho riêng mình mà nở bỏ chúng sinh đang lặn hụp trong bể khổ trầm luân. Do đó trong lớp áo một khất sỉ, một giai tầng thấp hèn trong xã hội. Ngài đã dùng bốn mươi chín năm còn lại của cuộc đời đi khắp nước chỉ dạy những điều mình đã ngộ để mọi người có thể giác ngộ như ngài. Và cũng từ lớp áo khất sỉ thấp hèn đó, ngài đã trở thành một bậc vỉ nhân của muôn loài không ai có thể sánh bằng. Nhận định về đức Thế Tôn đã được cụ Nguyễn Công Trứ diễn đạt trong bài thơ Vịnh Phật:

Thuyền từ một lá vơi vơi,
Bể trần chở biết mấy người trầm luân.
Thiên  thượng thiên hạ vô như Phật,
Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.

                            

Mùa xuân cây cối đâm chồi  nẩy lộc, muôn hoa đua sắc, các loài con trùng bé nhỏ cũng bắt đầu sinh sôi nẩy nỡ. Cảnh vật bừng lên sức sống mãnh liệt. Để tránh sát hại các chúng sinh nêu trên. Tăng đoàn của đức Thế Tôn đã tạm dừng chân du thuyết. Trong thời gian nầy Vườn Cấp Cô Độc hay tịnh xá Trúc Lâm là nơi tạm dừng chân để các chư tăng an cư kiếp hạ, quán chiếu lại thân tâm của mình có tinh tấn tu học hay không. Nhưng rồi đạo Phật không những hiện diện tại Ấn Độ. Đạo Phật đã được truyền bá đến các nước lân bang. Giờ đây, đạo Phật đã hiện diện trên khắp năm châu bốn biển và được nhân loại công nhậntôn giáo của hòa bình. Khi hoằng dương giáo pháp. Đạo Phật đã tuỳ theo khế cơ đã uyển chuyễn hòa nhập vào nền văn hoá  bản địa nhưng vẫn không đánh mất đi bản chất của mình ( Khế lý ). Cũng vì vậy, từ những du tăng rày đây mai đó . Nhưng giờ nầy những tự viện, những ngôi chùa đã là nơi tu học và hoằng duơng giáo pháp của các trưởng tử Như Lai. Nhưng rồi có nhiều vị cư sỉ, vua chúa vì tôn kính Tam Bảo đã xây dựng những ngôi chùa uy nghi đồ sộ tốn nhiều công của khiến một số nho gia nhắm vào đó làm mục tiêu đả phá đạo Phật như Hàn Dủ từng dâng sớ xin vua Đường bỏ đạo Phật, đốt kinh sách, bắt các tăng sỉ hoàn tục, lấy chùa làm nhà cho dân ở, Trương Hán Siêu đời nhà Trần là một môn khách của đức Trần Hưng Đạo thường chê đạo Phật không thực dụng…... song các vua Trần không trách còn cho làm giám tự một ngôi chùa lớn. Lúc về già ông lại tin theo Tam bảo ... Từ những sự việc nêu trên. Nên trong những câu thơ khác của bài Vịnh Phật cụ Nguyễn Công Trứ nhận định rằng đạo Phật qủa thật là dòng suối mát cho đời sống tâm linh, là món ăn tinh thần sởi ấm tình người không thể thiếu. Đó là điều khiến mọi người đã tin theo, dù có một số người muốn triệt tiêu tôn giáo nầy:

Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hỏa kỳ thư, lư kỳ cư
Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.

Cụ Nguyễn Công Trứ còn nhận định rằng con người luôn luôn lặn hụp trong bể khổ trầm luân là do cái tâm tham sân si tạo thành.

Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.
Nghiệp duyên vốn tại mình ra,
Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.
Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
Nên mơ màng một bước một khơi.
Khiến cho phiền muộn Như Lai...

     Đức Bổn sư dạy chúng ta nếu có người nào đó bận áo Như Lai, hầu cận Như Lai song không làm theo những điều Như Lai chỉ dạy thì cũng là kẻ xa cách Như  Lai. Ngược lại nếu có ai đó không vào tòa nhà Như Lai, không bận áo Như Lai, không hầu cận ngài nhưng làm theo lời dạy bảo của ngài thì người đó cũng ở gần Phật trong gang tấc. Ngoài ra chúng ta là những Phật tử. Chắc chúng ta không dưới một lần được nghe các thầy, các cô giảng không hẳn những người đến chùa lể Phật, quy y Tam bảo mới là Phật tử. Nhưng có ai đó không đến chùa, không quy y Tam bảo song họ làm đúng như lời Phật dạy thì họ cũng là những Phật tử.  Xét về trường hợp cụ Nguyễn Công Trư.ù Chúng ta thấy trong cuộc đời làm quan. Dù khi bị đày làm lính thú, hay trong cương vị Chỉ huy dinh điền đó cũng là một hình thức giáng chức, bị đày. Song cụ không oán trách, cụ vẫn luôn luôn làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình để đem lại hạnh phúc cho người dân. Đó là hành động vì tha nhân. Đó là hành động của người không bận áo Như Lai song làm theo lời dạy của Như Lai. Đó là hành động của người không qui y Tam Bảo song đã làm theo lời Phật dạy.

     Trong Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia có bài viết nói về Tôn giáo Việt Nam thời Lý.  Trong bài nầy có đoạn đề cập đến triết lý Tam giáo đồng nguyên. Mặc dù người viết không đồng ý hoàn toàn nhận định của tác giả  khi nói đến Nho giáoPhật giáo là phần có liên quan  tới bài viết về Nguyễn Công Trứ. Bởi vì kẻ viết cho rằng trong giáo lý nhà Phật đã hàm chứa đầy đủ tư tưởng Nho giáoThiên nhiên Đạo. Và khi đã gọi tâm linh Phật giáocứu cánh thì tại sao lại dùng đạo Phật để điều chỉnh cho Nho giáo? Khi mà Nho giáo chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh. Để qúi độc giả rộng đường suy luận tôi xin trích dẫn một đoạn ngắn của bài viết ấy: Sở dĩ nói “ đồng nguyên là bởi mục tiêu tối thượng của cả ba tôn giáo nầy đều hướng tới tính thiện, tính nhân văn. Và nhà Lý chiết xuất ra ở mỗi dòng đạo những điều ưu việt nhất làm định hướng căn bản cho việc xây dựng xã hội. Đó là xã hội Nho Tâm linh Phật Thiên nhiên Đạo. Muốn tổ chức một xã hội có kỷ cương trật tự, có lề luật chặt chẽ thì không thể không dựa vào sự ràng buộc của tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Nhưng điểm yếu nhất của Nho giáovị kỷ, là phân chia đẳng cấp, là trọng giàu khinh nghèo, trọng nam khinh nữ....sẽ tạo ra nhiều nhân tố bất ổn cho xã hội. Vậy muốn điều chỉnh nó thì con người phải biết tôn trọng lẫn nhau, sống trong hiếu hòa, hiếu thiện và từ bỏ lòng tham lam ích kỷ, sân hận cố chấp, để tiến tới giác ngộ mà thoát ra khỏi cám dỗ vật chất của đời thường, và để đạt tới sự tiến hoá ấy thì phải lấy tâm linh Phật làm cứu cánh.

     Trong văn học Việt Nam, chúng ta cũng thấy không hiếm những tác phẩm của các Nho gia mà nội dung câu chuyện tích chứa tính nhân bản, tình người của Phật giáo.như  Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh Phụ ngâm của Đặng Trần Côn và bà Đoàn Thị Điểm, Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn  Du...Phần lớn nội dung tác phẩm đều nêu lên nổi đau khổ của các cung tần trong chốn thâm cung, ngục tù biến họ thành món đồ chơi của các vua chúa tham lam vô độ, nổi sầu đau của những chinh phụ mong đợi ngày về của các chinh phu. Ca tụng tình yêu nam nữ, nổi khổ đau của nữ giới vì bị coi khinh, và nói đến thuyết nhân qủa ( ở hiền gặp lành )....

     Người viết nghĩ rằng cụ Uy Viển là một thành viên trong số người nêu trên. Tại sao nhà Nho Nguyễn Công Trứ không trùng tu văn miếu Khổng Mạnh? Nhưng cụ lại tìm hiểu về Phật pháp, sửa sang các ngôi chùa, cất nhà ở gần chùa để sớm hôm được nghe câu kinh tiếng kệ. Phải chăng hành động mà người đời gọi là tống Nho nhập Thích ( dĩ Nho nhập Thích ) đó là việc làm của người con Phật đang tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc, cội nguồn văn hóa Phật  giáo đã có lâu đời của dân Việt mà tổ tiên mình đã từng tin theo. Qua các phần trình bày trong bài viết Phật giáo trong thơ Nguyễn công Trứ . Theo theo thiển ý chúng ta gọi nhà Nho Nguyễn Công Trứ là người tống Nho nhập Thích hay một Phật tử chắc cũng không có gì là không đúng.

 

Tài liệu kham khảo:

-  Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo đăng trong www.diemnhin.vn
-  Thơ Nguyễn Công Trứ trong www.wikipedia.org ( link http://vi.wikisource.org )
-  Tôn giáo Việt Nam thời Lý trong www.wikipedia.org

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2016(Xem: 22529)
04/10/2017(Xem: 9274)
05/12/2010(Xem: 32783)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.