Đường Tam Tạng Pháp Sư

31/12/20191:00 SA(Xem: 5956)
Đường Tam Tạng Pháp Sư

ĐƯỜNG TAM TẠNG PHÁP SƯ
Mai Trọng Giới

tran huyen trang
Thầy Trần Huyền Tráng

Thật may mắn trong đời được thầy Thích Trung Định - Tiến sỹ Phật học, cả thầy đã học ở Ấn Độ nhiều năm cho về với Đức Phật kính yêu. Đoàn chúng tôi có 29 người đã đến nhiều nơi, từ Nê Pan nơi cha mẹ Phật sống đến nơi Phật sinh ra rồi về Ấn Độ đến Bồ Đề Đạo tràng, núi Linh Thứu, Đại học Nalanda, Vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na, Tháp Mahaparanirvana ..v..v.. Mỗi nơi đến đãnh lễ và chiêm bái đều cho tôi những ấn tượng tốt đẹp, bình an, hạnh phúc. Phật Tổ thật là vĩ đại.

Bây giờ biết và hiều về Đức Phật thật là thuận lợi; này nhé: Vài giờ bay là đến đất Phật, những sư thầy, sư côkiến thức uyên thâm được đào tạo bài bản, biết giao dịch, nói tiếng bản địa rất tốt...Chính thầy Thích Trung Định đã kể cho tôi nghe và biết nhiều về cha mẹ Đức Phật, Phật sinh, Bồ Đề Đạo tràng, núi Linh Thứu, Đại học Nalanda, Vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na, Tháp Mahaparanirvana... 

Ngày xưa thì khó vô cùng ví như lên trời hái sao. Chúng ta cứ tưởng tượng xem: Đi bộ, đi bè, đi mảng, đi thuyền... Ấn Độ thì quá xa, chúng ta lại không biết tiếng việc giao dịch với những người nước ngoài thế nào?

Lấy Trung Quốc (một đất nước sớm có nền văn minh) làm thí dụ: Vào đầu thế kỉ 7, các kinh sách Phật giáo của Trung Quốc có rất nhiều bản dịch, văn bản chữ Hán; đại diện và làm nền tảng cho nhiều quan điểm đối chọi nhau. Các sách đó đều tự nhận mình là "Phật giáo". Có thể nói Phật giáo Trung Quốc của thế kỉ thứ sáu là một trường tranh cãi giữa của các trường phái Duy thức tông (tức là giáo phái được ghi lại trong các tác phẩm của Vô TrướcThế Thân). Các điểm chi tiết của hệ thống này, cả về mặt cơ bản lẫn luận giải, luôn là đối tượng của những cuộc tranh cãi triền miên.

Là một con người vĩ đại, có thật trong lịch sử thời nhà Đường, Sư Trần Huyền Trang có tên cúng cơm là Trần Vỹ, sinh vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên (596 sau TL) tại huyện Câu Thi (hiện là Huyện Yêm Sư) Tỉnh Hà Nam. Đã sớm kết luận rằng: mọi tranh cãi, diễn dịch khác nhau trong Phật giáo Trung Quốchậu quả của sự thiếu thốn kinh sách chủ chốt viết bằng tiếng Hán. Đây là điều bất ổn lớn nên Sư Trần Huyền Trang đã lên đường đi Thiên Trúc để tự mình tìm hiểu.

Khi xem phim “Tây Du ký” Chúng ta ai cũng đều thấy trên màn ảnh Vua Lý Thế Dân (Đường Thái Tông) kết nghĩa anh em, tiễn ông đi Thiên Trúc lấy kinh... Đây là phim theo tiểu thuyết thôi. Thực tế thời đó vua đã ra lệnh cấm đi du hành qua Ấn Độ. Năm 629 nhà Sư Trần Huyền Trang đã liều mình ra đi để hành hươngchiêm bái quê hương Đức Phật, hi vọng sẽ tìm kiếmnghiên cứu kinh điển mà hồi đó Trung Quốc chưa biết tới. Chuyến đi của Ông đơn độc, một hành trang đơn sơ với một con ngựa già làm bạn đồng hành. Bước trên vạn dặm đường, suốt 2 năm, qua nhiều quốc gia lớn nhỏ. Trải qua nhiều khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần. Có lúc Sư Trần Huyền Trang phải nhịn đói nhịn khát suốt bảy tám ngày ròng rã giữa một biển cát mênh mông, trời nắng thiêu đốt, không một bóng cây, cũng không một bóng người qua lại, chỉ thấy đống xương trắng của người và vật để lại, nhưng Huyền Trang vẫn không thay ý chí.

Với trình độ uyên bác xuất chúng của mình, lại có tiếng tăm vang dội khi nhà Sư Trần Huyền Trang học ở trường Đại học Nalanda (khi ông học pháp sư Giới Hiền - Shilabhadra là chủ trì) - Ấn Độ. Tại trường Đại học Nalanda có hơn mười ngàn tín đồ tu học, đây cũng là nơi tập trung đầy đủ tất cả những kinh điển của phái Đại Thừa, Tiểu Thừa, Kinh Phệ đà (Veda), các sách thuốc sách thiên văn, địa lý, kỹ thuật v v rất tiện nghi trong việc tham khảo cho những Tăng sinh.

Ở đây nhà Sư Trần Huyền Trang chuyên học về Thập Thất Địa Luận và Du già Luận. Sau sáu năm Ông đã có được những kiến thức về Đức Phật sâu rộng, nhà Sư Trần Huyền Trang trở thành một trong ba người học trò giỏi nhất của vị cao tăng Giới Hiền - Shilabhadra. Huyền Trang lại từ giã Na Lan Đà để đi du học ở các miền Đông, Nam và Tây của Ấn Độ. Sư Trần Huyền Trang vượt sông Hằng, đi về phía Đông, ra vịnh Băng Gan (Bengale) đến cửa bể Tâm Ra Li Ti (bây giờ là Tamluk) rồi đi sang đảo Xri LanKa.

Đến nước nào, nghe có vị Cao Tăng có thể chỉ giáo cho mình về các môn Đạo học, Triết học, Thiên văn, Địa lý v.v... thì Sư Trần Huyền Trang liền đến xin thụ giáo và ghi chú chính xác các địa thế, sinh hoạt, phong tục của người dân bản xứ.

Khi trở về Đại học Nalanda, Sư Trần Huyền Trang cũng đã đi qua những nước Yết Lăng Già (Nam Ấn Độ), Nam Kiền Tất La (Trung Ấn Độ), Lang Yết Là (cực Tây Ấn Độ) v.v... Sau mấy năm chu duhọc hỏi khắp xứ Ấn, nhà Sư Trần Huyền Trang kính yêu đã được toàn thể Tăng đồ Đại học Nalanda tiếp đón rất nồng hậu nhà Sư cũng được Ngài Giới Hiển - Shilabhadra vô cùng trọng nể. Ngài Giới Hiển - Shilabhadra đã giao cho nhà Sư Trần Huyền Trang chủ trì các khóa giảng, ngoài ra Ngài Giới Hiển - Shilabhadra còn bảo nhà Sư Trần Huyền Trang giảng về Nhiếp Đại Thừa Luận, Duy Thức Quyết Trạch Luận cho Tăng chúng cả trường Đại học Nalanda nghe. Khi ở Ấn Độ nhà Sư Trần Huyền Trang đã được nhiều lòng mến mộ của những người dân cho đến Vua quan trong các vùng khác nhau. Nhưng lòng nhớ quê hương, các tranh cãi giữa của các trường phái nhắc nhà Sư phải lên đường Từ giả tất cả trở về Trung Hoa với một hành trang mà nhà Sư Trần Huyền Trang đã thu thập được ở Ấn Độ:

- 150 Xá Lợi tử.

- 2 tượng Phật gỗ đàn tô ngân.

- 3 Tượng Phật bằng đàn hương.

- 657 bộ Kinh, chia làm 520 hiệp và mộ số bảo vật khác được các nhà Vua ban tặng.

Khi đi qua sông Tín Độ (Indus), nhà Sư Trần Huyền Trang cưỡi con voi lội qua, còn Kinh sách, hành lý và đoàn hộ tống thì đi bằng thuyền lớn. Một cơn bão lớn nổi lên, thuyền bị lay động mạnh sắp chìm, Kinh sách trong thuyền bị rơi mất hết 50 bộ, những hạt giống, hoa quả lạ ở Ấn Độ cũng rơi theo. Tai nạn này làm nhà Sư Trần Huyền Trang buồn rầu nhất trong chuyến Tây du của Ông. Nhưng cũng thật may là khi ấy, nhà Vua nước Già thấp di la (Kapica) nghe tin Ông sắp đến, đã đem quân ra đón Ông ở trên bờ sông, giúp nhà Sư Trần Huyền Trang thoát nạn, đồng thời Vua còn cho người chép lại những bộ kinh bị mất.

Ngày 24 tháng 1 năm 645 (sau TL) nhà Sư Trần Huyền Trang về tới Trường An, Ông đã được Vua (khi đó vẫn là Đường Thái Tông - Lý Thế Dân) phái các quan đại thần ra nghênh đón rất trọng thể. Dân chúng vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục, vừa hiếu kỳ trước một cuộc đi vô cùng mạo hiểm mà họ chưa bao giờ tưởng tượng được, nên đã đổ xô ra các ngõ đường để được chiêm ngưỡng dung nhan của một bậc vĩ nhân đã làm vẻ vang cho nước nhà và cho nền Đạo Pháp.

Qua một chuyến du hành dài, chỉ tính riêng chuyện đi về đã mất 4 năm, nhà Vua Đường Thái Tông rất khâm phục nên đề nghị nhà Sư Trần Huyền Trang viết một tập ký để lại cho hậu thế, chính tập ký này của Ông là một nguồn tài liệu vô song về địa lý, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ. Tập chí này mang tên là Đại Đường Tây Vực Ký.

Sau khi yết kiến Đường Thái Tông, đến ngày mồng 1 tháng 3 năm 645 Chùa Hồng Phúc đã tổ chức đại quy mô việc phiên dịch những Kinh điểnnhà Sư Trần Huyền Trang đã mang từ Ấn Độ về. Ông triệu tập rất đông cao Tăng, học rộng nghe nhiều để phụ với Ông, vì công tác phiên dịch sẽ rất phức tạp.

Tháng 3 năm 652, Vua Đường Cao Tông tên thật là Lý Trị sinh ngày 21 tháng 7 năm 628ở thành Trường An, là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông và con trai thứ ba của Văn Đức hoàng hậu Trưởng Tôn thị, đã cho dựng một tòa Tháp năm tầng ở phía Tây Chùa Từ Ân để làm nơi chứa Kinh điểntượng Phật  mà nhà Sư Trần Huyền Trang đem từ Ấn Độ về. Từ ngày khởi công cho đến ngày hoàn tất là hai năm, nhà Sư Trần Huyền Trang đã cùng các thợ xây dựngmọi người gánh gạch, chẻ đá từ sáng sớm, đến chiếu tối. Tiếp đó, nhà Sư Trần Huyền Trang lại dịch được thêm 10 bộ Kinh Luận nữa. Bấy giờ nhà Sư Trần Huyền Trang đã già yếu, vì đã mất sức quá độ trong cuộc Tây du và trong việc phiên dịch. Ngài thường bị đau ngực nhưng không bao giờ nghỉ việc phiên dịch và dạy học.

Tháng 2 năm 657, Vua Đường Cao Tôn ngự đến Lạc Dương để làm lễ Hiển Khánh thứ hai, Vua đã mời nhà Sư Trần Huyền Trang theo tham dự. Lạc Dương vốn là quê quán của nhà Sư Trần Huyền Trang, đây là lần đầu tiên nhà Sư Trần Huyền Trang được dịp về thăm quê hương sau gần 40 năm đi lưu lạc. Dòng họ của Ngài bấy giờ chỉ còn một người chị già, lấy chồng ở Doanh Châu. Chị em gặp nhau mừng tủi, không nói nên lời. Nhà Sư Trần Huyền Trang nhờ chị dẫn đến mộ phần của cha mẹ, qua đời đã gần 40 năm trước trong lúc nhà Tuy đang cảnh loạn lạc. Nhà Sư Trần Huyền Trang đã mua đất, cải táng hài cốt của cha mẹ Ông trịnh trọng, đàng hoàng.

Sau khi đã phiên dịch xong tổng cộng 75 bộ Kinh chữ Phạn, gồm 1.335 quyển, nhà Sư Trần Huyền Trang nhận thấy sức lực mình đến đây đã suy nhược lắm rồi, ngày từ giã cõi đời cũng không còn bao lâu nữa. Trưa ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, nhà Sư Trần Huyền Trang gác bút ngàn thu tại chùa Ngọc Hoa. Sắc mặt Ông vẫn hồng hào và nét mặt Ông phản chiếu một niềm hoan lạc vô biên. Thọ 69 tuổi. Nghe tin Ông mất, Vua Đường Cao Tông không cầm được nước mắt, bãi triều ba ngày, nói với các quan cận thần:

"Trẫm nay mất một quốc bảo!"

Lễ an táng của nhà Sư Trần Huyền Trang cử hành vào ngày 14 tháng 4 tại Bạch Lộc Nguyên, với sự tham dự hơn 1 triệu người ở Tràng An và các miền phụ cận. Từ xưa đến nay chưa có vị Vua  nào được ngưỡng mộ sùng bái bằng vị Thánh Tăng có một không hai này.

Hiện nay ở Ấn Độ cách Viện Bảo tàng Nalanda khoảng 2km, nhân dân và chính phủ đã cho xây dựng Nhà tưởng niệm Trần Huyền Trang. Nhà tưởng niệm đã vinh danh những đóng góp to lớn của Ngài Trần Huyền Trang đối với Phật giáo, lịch sử Ấn Độlịch sử Trung Quốc. Công trình này được khởi công từ 1957, lúc Jawaharlal Nehru còn làm thủ tướng của Ấn Độ, mãi đến năm 2007, tức là sau 50 năm mới được khánh thành và mở cửa cho du khách tham quan.

Ở các chùa chiền Việt Nam chúng ta đều thờ Ngài Trần Huyền Trang, hay Đường Tam Tạng, hay Đường Tăng với tấm lòng thành kính biết ơn. Ngài là đại đệ tử và học trò rất xuất sắc của Đức Phật Tổ muôn đời kính yêu./.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2016(Xem: 22398)
04/10/2017(Xem: 9179)
05/12/2010(Xem: 32698)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.