Chương I Lược Sử Phật Giáo & Hồi Giáo Tại Afghanistan

29/05/201212:00 SA(Xem: 9525)
Chương I Lược Sử Phật Giáo & Hồi Giáo Tại Afghanistan

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁOHỒI GIÁO
tại AFGHANISTAN
Alexander Berzin
Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
Buddhist Nun Association in California publishes - 2012

CHƯƠNG I
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO & HỒI GIÁO TẠI AFGHANISTAN

Địa lý

Nhiều tông khác nhau của Phật giáoTiểu thừa đã có mặt tại Afghanistan từ buổi đầu, dọc theo những vương quốc nằm trên các tuyến đường thương mại Trung Á. Những vương quốc chính là Gandhara và Bactria. Gandhara bao gồm các lãnh thổ của cả hai khu vực, khu vực Punjab của người Pakistan và Khyber Pass thuộc về Afghanistan. Cuối cùng, phân nửa Afghanistan, từ Khyber Pass đến Kabul Valley có được tên là Nagarahara, trong khi phía Punjabi giữ lại tên Gandhara. Bactria kéo dài từ hướng bắc Kabul Valley và bao gồm miền nam Uzbekistan và Tajikistan. Phía bắc của nó, thuộc trung tâm Uzbekistan và hướng tây bắc Tajikistan nằm trên vùng Sogdia. Vùng phía nam của Bactria nằm ngay hướng bắc của Kabul Valley là Kapisha; trong khi vùng phía bắc về sau được đặt tên là Tocharistan.

Sự hiện diện của Phật Giáo vào buổi đầu

Theo sử liệu Tiểu thừa buổi đầu về Đức Phật, chẳng hạn như kinh văn của Nhất Thiết Hữu Bộ ( Sarvastivada)-Kinh Phổ Diệu (Skt. Lalitavistara Sutra), hai anh em nhà lái buôn, Tapassu và Bhallika từ Bactria, trở thành đệ tử đầu tiên tiếp nhận giới pháp. Điều này xảy ra sau tám tuần khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giác ngộ dưới cội Bồ đề, theo truyền thống, sự kiện này được ghi nhận vào năm 537 BCE (trước kỷ nguyên). Bhallika sau này trở thành một nhà sưthành lập một tu viện gần thành phố Balkh-quê hương của ông, gần Mazar-i-Sharif ngày nay. Ông ta đã đem theo bên mình tám sợi tóc của Đức Phật như là thánh tích, và đã xây dựng một bảo tháp để thờ. Trong khoảng thời gian này, Bactria trở thành một phần của Đế chế Achaemenid của Iran.

Vào năm 349 BCE, một vài năm sau thời kỳ Kiết tập kinh điển lần thứ hai, truyền thống Đại Chúng bộ của Tiểu thừa tách ra từ Theravada (Nguyên Thủy). Đại Chúng bộ di chuyển đến Gandhara. Tại Hadda, thành phố chính nằm kề bên Afghanistan, gần Jalalabad ngày nay, cuối cùng họ thành lập Tu viện Nagara Vihara, mang theo một di tích hộp sọ của Đức Phật.

Một vị trưởng lão Theravada, Sambhuta Sanavasi, sớm tùy cư và đã cố gắng để thành lập tông phái của mình tại Kapishatrad nhưng không thành công, và Đại chúng Bộ đã bám rễ như bộ phái Phật giáo chính của Afghanistan.

Sau đó, Đại Chúng bộ chia thành năm trường phái lớn. Một trong những trường phái chính ở Afganistan là Lokottaravada (Thuyết Xuất Thế Bộ), trường phái này sau đó được thiết lập tại thung lũng Bamiyan trong dãy núi Hindu Kush. Ở đây, khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ ba và thứ năm CE, trong thung lũng này được xây dựng những tượng Phật lớn nhất thế giới, phù hợp với khẳng định của họ về Đức Phật là một bậc siêu nhân, siêu việt. Chính quyền khủng bố Taliban đã phá hủy những pho tượng vào năm 2001 CE.

Vào năm 330 BCE, Đại đế Alexander của Macedonia đã chinh phục hầu hết đế chế Achaemenid, bao gồm Bactria và Gandhara. Ông ta khoan dung đối với các truyền thống tôn giáo của các khu vực này và dường như chỉ quan tâm chính trong cuộc chinh phục quân sự mà thôi. Những người kế nhiệm ông ta đã thành lập triều đại Seleucid. Tuy nhiên vào Năm 317 BCE, các triều đại Mauryan Ấn Độ đã chiếm giữ Gandhara từ lực lượng Seleucid và do đó khu vực này chỉ có được bề mặt Hellenized trong thời gian ngắn này.

Hoàng đế Mauryan-Ashoka (trị vì 273 - 232 BCE) ủng hộ Phật Giáo Nguyên Thủy. Trong giai đọan sau của triều đại của ông, ông đã gửi một sứ giả Theravadan (giáo phái Nguyên Thủy) đến Gandhara, dẫn đầu bởi ngài Maharakkhita. Đến phía nam Kandahar, nhiệm vụ xây dựng "cột trụ Ashoka (trụ đá A dục)" với sắc lệnh dựa trên các nguyên lý Phật giáo. Thông qua những nhiệm vụ này, Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã thiết lập sự hiện diện nhỏ tại Afghanistan.

Trường phái  Nhất Thiết Hữu BộVương quốc Graeco-Bactrian

Đến cuối triều đại của A Dục (Ashoka), sau thời kỳ Kiết tập kinh điển lần thứ ba, trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ của Tiểu thừa cũng đã thoát ly từ Nguyên Thủy. Sau cái chết của vua A Dục, Jaloka, con trai của ông ta đưa phái Nhất Thiết Hữu Bộ đến Kashmir.

Vào năm 239 BCE, giới quý tôc Hy Lạp thuộc vùng Bactria đã nổi dậy chống lại sự cai trị của Seleucid và giành được độc lập. Những năm sau đó, họ xâm chiếm Sogdia và Kashmir, rồi thành lập vương quốc Graeco-Bactrian. Trong khoảng thời gian này, các Tăng sĩ Kashmiri sớm truyền bá trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada School) của Tiểu thừa tại Bactria.

Năm 197 BCE, Graeco-Bactrians (Người Batrian gốc Hy Lạp) xâm chiếm Gandhara từ triều đại Mauryans. Sau đó, phái Nhất Thiết Hữu Bộ đến vùng đông nam của Afghanistan.Từ sự ảnh hưởng giao thoa văn hoá mạnh mẽ giữa nền văn hóa Hy Lạp và Ấn Độ sau đó, phong cách Hy Lạp cổ đại ảnh hưởng phần lớn vào nghệ thuật Phật giáo, đặc biệt là sự mô tả của chính nó về hình thức con người với những chiếc áo choàng phủ bên ngoài.

Mặc dù Phật Giáo Nguyên Thủy là không bao giờ mạnh mẽ trong các vương quốc Graeco-Bactrian, một trong những vị vua của nó, Menandros (vua Di Lan Đà, Pali: Milinda, trị vì 155 - 130 BCE) là một tín đồ của Phật Giáo Nguyên Thủy do tác động của cuộc thăm viếng tu sĩ Ấn Độ Nagasena (Na Tiên). Nhà vua đặt nhiều câu hỏi với vị thầy Ấn Độ này và cuộc đối thoại của họ trở nên nổi tiếng, được biết là Những Câu Hỏi của Di Lan Đà (Pali: Milindapanho). Về sau, nhà nước Graeco-Bactrian thiết lập quan hệ với Sri Lanka và gửi một phái đoàn các nhà sư tham dự lễ khánh thành của ngôi đại tháp được xây dựng bởi vua Dutthagamani (trị vì 101 – 77 BCE). Từ sự tiếp xúc văn hóa được thắt chặt, các nhà sư Graeco-Bactrian truyền khẩu về các câu hỏi của vua Milinda đến Sri Lanka. Về sau nó trở thành một bản kinh lớn trong trường phái Theravada.

Thời Đại Kushan

Giữa năm 177 và 165 BCE, sự mở rộng về phía tây của đế chế người Hán của Trung Quốc vào Gansu (Cam Túc) và Đông Turkistan (Tân Cương) đã đẩy những bộ lạc du cư bản địa Trung Á ra xa phía Tây. Một trong những bộ tôc này là Hung Nô (Xiongnu) đã tấn công bộ lạc khác là Nguyệt Thị (Yuezhi) và đã đồng hóa đa phần (bản sắc) của họ. Nguyệt Thị (Yuezhi) là một chủng tộc người da trắng (Caucasian), nói tiếng thổ ngữ Đông-Âu và đại diện cho người di cư của hướng cực đông thuộc chủng tộc da trắng. Theo một số tài liệu, một trong năm bộ tộc dòng dõi quý tộc của Yuezhi, được nhắc đến trong các sử liệu Hy Lạp là người Tocharians (Thổ Hỏa La), đã di trú đến phía Đông Kazakhstan ngày nay, rồi đi về phía nam của người du mục địa phương Shakas (người Iran cổ: Saka), được biết đến là người Hy Lạp như Scythia. Tuy nhiên, cả hai Tocharians và Shakas đều nói tiếng Iran. Do sự khác biệt trong ngôn ngữ này, nó có sự tranh cãi về những người Tocharians có liên quan hay không đến con cháu của người Yuezhi, người thiết lập nền văn minh phát triển mạnh ở Kucha và Turfan thuộc Đông Turkistan vào thế kỷ thứ hai EC cũng được biết là “Tocharians”. Tuy nhiên, rõ ràng rằng chủng tộc Shakas này không liên quan đến gia tộc Shakya của trung tâm Bắc Ấn nơi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra.

Những người Shakas đầu tiên xâm chiếm Sogdia từ người Graeco-Bactrians và sau đó dưới thời cai trị của vua Menandros, vào năm 139 BCE đã chiếm luôn Bactria. Ở đây, người Shakas này đã chuyển sang đạo Phật. Vào năm 100 BCE, người Tocharians xâm đoạt xứ Sogdia và Bactria từ người Shakas. Khi định cư ở đây, họ cũng đồng hóa với Phật giáo. Đây là sự khởi đầu của thời đại Dyna Kushan, và cuối cùng nới rộng đến Kashmir, miền Bắc Pakistan, và tây bắc Ấn Độ.

Vị vua Kushan nổi tiếng nhất là Kanishka (Ca Nị Sắc Ca - cai trị năm 78 - 102 CE), thủ đô phía tây của ông ta là Kapisha. Ông ta ủng hộ Trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ của Tiểu thừa. Hệ phái Vaibhashika (Tỳ Bà Sa Luận) của trường phái này đặc biệt nổi bật tại Tocharistan. Nhà sư Ghoshaka (Thiên Thân) người Tocharian là một trong những nhà biên soạn về những lời luận giải Vaibhashika về abhidharma (A Tỳ Đạt Ma-những chủ đề đặc biệt về diệu trí), và bộ luận này được chấp thuận tại Hội đồng kiết tập kinh điển lần thứ tư dưới sự chủ trì của vua Kanishka. Khi ngài Ghoshaka trở lại Tocharistan sau lần kiết tập này, ngài thành lập Học viện Vaibhashika ở phía tây (Balhika). Tu viện chính là Nava Vihara ở Balkh-nhanh chóng trở thành trung tâm nghiên cứu Phật giáo cao hơn cho tất cả các khu vực Trung Á, tương đương với Tu viện Nalanda ở trung tâm phía bắc Ấn Độ. Nó đặt nặng sự nghiên cứu chủ yếu của A Tỳ Đàm Vaibhashika và thừa nhận chỉ có các nhà sư là người đã sáng tác những luận bản về chủ đề này. Từ khi luận bản này được cất vào nơi đặt xá lợi răng của Đức Phật, khu vực này cũng là một trong những trung tâm chính của các cuộc hành hương dọc theo con đường Tơ Lụa từ Trung Quốc sang Ấn Độ.

Balkh đã là nơi sinh của Zoroaster (ông tổ giáo phái Ba Tư thờ thần lửa) vào khoảng năm 600 BCE. Nó là thành phố thánh của Đạo Thờ lửa (Zoroastrianism), tôn giáo của người Iran đã phát triển lời dạy của vị giáo chủ này và thực hành sự tôn kính về lửa, Kanishka theo chính sách Graeco-Bactrian về sự khoan dung tôn giáo. Như vậy, Phật giáogiáo phái Thờ lửa cùng chung sống một cách hòa bình tại Balkh, nơi họ giao thoa sự phát triển cùng nhau. Những tu viện Cave (ở trong các hang đá) có mặt từ thời kỳ này, ví dụ, có những bức tranh tường chư Phật với hào quang của những ngọn lửa và những câu chạm khắc vào đá gọi là "Buddha-Mazda” (Đức Phật -Thần Lửa). Đây là một sự hỗn hợp về Đức Phật và Ahura Mazda, vị thần tối cao của Zoroastrianism.

Vào năm 226 CE, đế chế Ba Tư Sassanid lật độ sự thống trị Kushan ở Afghanistan. Mặc dù nhiều người ủng hộ mạnh mẽ giáo phái Zoroastrianism, đế chế Sassanids dung hòa với Phật giáocho phép xây dựng nhiều tu viện Phật giáo. Đó là trong thời gian cai trị của họ. Phật tử Lokottaravada (phái Thuyết Xuất Thế Bộ) đã xây tạc hai bức tượng Phật khổng lồ tại Bamiyan.

Ngoại lệ duy nhất với sự khoan dung của đế chế Sassanid là trong giai đoạn hậu bán thế kỷ thứ ba, khi giáo sĩ Kartir, vị cao cấp của Đạo Thờ Lửa chiếm ưu thế trong chính sách tôn giáo của nhà nước. Ông ta ra lệnh phá hủy nhiều tu viện Phật giáo tại Afghanistan, khi sự hòa trộn về Phật giáo và Zoroastrianism xuất hiện, ông ta cho là dị giáo. Tuy nhiên, sau khi ông ta chết, Phật giáo sau đó hồi phục một cách nhanh chóng.

Người White Huns Turki Shahis

Vào đầu thế kỷ thứ năm, bộ tôc White Huns (Hung Nô trắng) - được biết như người Hephthalites của Hy Lạp và Turushkas của Ấn Độ - họ chiếm hầu hết các vùng lãnh thổ Kushan xưa từ Sassanids, bao gồm cả Afghanistan. Lúc đầu, người Hung trắng theo tôn giáo của mình giống như giáo phái Zoroastrianism. Tuy nhiên, ngay sau đó họ trở thành những hộ pháp mạnh mẽ của Phật giáo. Người Hung Nô Trung Quốc hành hương đến Faxian (Fa-hsien) đi qua lãnh thổ của họ giữa năm 399 và 414 CE và đã ghi chép sự phát triển của nhiều trường phái Tiểu thừa.

Shahis Turki là một giống dânThổ Nhĩ Kỳ có thủy tổ của người Kushans. Sau sự sụp đổ của triều đại Kushan đến Sassanids, họ chiếm hết những vùng của đế chế cũ nằm ở phía tây bắc và phía Bắc Ấn Độ. Họ cai trị cho đến khi hình thành triều đại Gupta Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ tư, và sau đó họ trốn sang Nagarahara. Họ xâm chiếm các vùng đất thuộc về người White Huns, đến giữa thế kỷ thứ tư, họ mở rộng quyền lực của mình đến Kabul Valley và Kapisha. Giống như người Kushans và White Huns trước đó, người Shahis Turki ủng hô Phật giáo tại Afghanistan.

Năm 515, vua của người Hung Nô trắng là Mihirakula (Đại Tộc Vương), dưới tác động ganh ghét của những bè phái không phải Phật giáo trong thời gian cai trị, ông ta đã đàn áp Phật giáo. Ông ta đã tàn phá những tu viện và đã giết chết nhiều tăng sĩ khắp Tây Bắc Ấn Độ, Gandhara, và đặc biệt tại Kashmir. Cuộc bức hại này ít nghiêm trọng trong những vùng thuộc về Nagarahara mà ông kiểm soát. Con trai của ông sau đó đảo ngược chính sách này và xây những tu viện mới trong tất cả vùng này.

Tây Thổ Nhĩ Kỳ (The Western Turks)

Đến từ miền bắc West Turkistan, người Thổ Nhĩ Kỳ phía Tây đã chiếm tiếp vùng phía Tây của con đường tơ lụa Trung Á vào năm 560. Dần dần, họ mở rộng đến Bactria, chạy dài tới Shahis Turki đến miền đông Nagarahara. Nhiều nhà lãnh đạo người Thổ Nhĩ Kỳ phía tây đã tiếp nhân Phật giáo từ người dân địa phương, và vào năm 590, họ xây dựng một tu viện Phật giáo mới tại Kapisha. Năm 622, Vị thống lãnh người Western Turk này là Tongshihu Qaghan chính thức quy y Phật giáo dưới sự hướng dẫn của ngài Prabhakaramitra (Ba La Phả Ca La Mật Đa La), một nhà sư hành cước người miền bắc Ấn.

Nhà sư người Hán Trung Quốc hành hươngHuyền Trang (Hsuan-Tsang) đã ghé thăm vùng Western Turks trong khoảng năm 630 trên đường đi đến Ấn Độ. Ngài ghi chép rằng Phật giáo đang hưng thịnh ở vùng Bactrian thuộc đế chế của họ, đặc biệt là tại Tu Viện Nava Vihara ở Balkh. Ngài nói rằng tu viện đại học không chỉ có kinh sách nghiên cứu, mà còn có các bức tượng Phật đẹp tuyệt vời của nó, tượng được phủ với những chiếc áo lụa cà sa và trang điểm các thứ trang sức châu báu, phù hợp với phong tục bản xứ Zoroastrian. Các tu viện đã có sự liên kết chặt chẽ vào giai đoạn Khotan, một vương quốc Phật giáo mạnh mẽ Đông Turkistan, và gửi nhiều tu sĩ đến đây để dạy. Huyền Trang cũng mô tả một tu viện gần Tinh xá Nava Vihara được dành riêng để nâng cao sự thực hành thiền Tiểu thừa của vipashyana (Pali: vipassana) - sự nhận thức phản chiếu tính vô thường và thiếu đặc tính độc lập của cá nhân.

Ngài Huyền Trang đã tìm thấy Phật giáo ở trong tình trạng rất tồi tệ tại Nagarahara dưới thời Shahis Turki. Ở vùng Punjabi của Gandhara, khu vực này dường như không hoàn toàn hồi phục từ cuộc đàn áp bởi vua Mihirakula hơn một thế kỷ trước đó. Mặc dù Nagara Vihara, với thánh tích hộp sọ của Đức Phật, là một trong những địa điểm hành hương thiêng liêng nhất trong thế giới Phật giáo, ngài ghi chép rằng các nhà sư ở đây đã trở nên thoái hóa. Họ đã tính phí khách hành hương với một đồng tiền vàng để được xem phật tích và không có trung tâm nghiên cứu trong toàn bộ khu vực.

Hơn nữa, mặc dù Đại Thừa đã đạt được những thuận thế vào Afghanistan từ Kashmir và Punjabi Gandhara trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu, ngài Huyền Trang đã ghi nhận sự hiện diện của nó chỉ tại Kapisha và trong những khu vực thuộc về Hindu Kush-phía tây của Nagarahara. SarvastiVada (Nhất Thiết Hữu Bộ) vẫn chiếm ưu thế truyền thống Phật giáo thuôc về Nagarahara và miền Bắc Bactria.

Thời đại Umayyad và s mở đầu của Hồi giáo

Ba mươi năm sau cái chết của tiên tri Muhammad, người Ả Rập đánh bại Sassanids Ba Tư và thành lập đế chế Umayyad Caliphate vào năm 661. Đế chế Umayyad cai trị khắp Iran và phần nhiếu vùng Trung Đông. Năm 663, họ tấn công Bactria, mà ShahisTurki đã chiếm từ Western Turks trong thời gian này. Các quân đội Umayyad chiếm được khu vực xung quanh vùng Balkh, bao gồm tu viện Nava Vihara khiến cho người Shahis Turki rút lui tận thung lũng Kabul.

Người Ả Rập cho phép tín đồ của các tôn giáo phi-Hồi giáo trong các vùng đất mà họ chinh phục được giữ tín ngưỡng của họ nếu họ duy trì một sự hòa bình và trả thuế phiếu (Ar. jizya). Mặc dù một vài Phật tử ở Bactria và thậm chí là trụ trì của Nava Vihara cải sang Hồi giáo, hầu hết các Phật tử trong khu vực chấp nhận tình trạng dhimmi này như lòng trung thành không theo Hồi giáo và được sống yên ổn với một nhà nước Hồi giáo.Tu viện Nava Vihara vẫn mở cửa và hoạt động. Vị Sư hành hương người Hán là Yijing (Nghĩa Tịnh) đã đến thăm Nava Vihara từ năm 680 và ghi chép rằng Tu viện này phát triển mạnh mẽ như là một trung tâm nghiên cứu của trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada).

Một tác giả Umayyad Ả Rập là al-Kermani, đã trần thuật chi tiết về Nava Vihara vào đầu thế kỷ thứ tám, tác phẩm này được bảo quản vào thế kỷ thứ mười với tựa đề Book of Lands (Ar. Kitab al-Buldan) của al-Hamadhani. Ông mô tả tu viện trong thuật ngữ lưu loát dễ hiểu đối với người Hồi giáo bằng đường nét tương tự với Kaaba (kiến trúc hình khối của đền thờ Hồi giáo) ở Mecca, nơi thiêng liêng nhất của Hồi giáo. Ông giải thích rằng ngôi đền chính của tu viện có một tảng đá khối ở giữa, áo khoác bằng vải, và các tín đồ đi nhiễu xung quanh và quỳ lễ.

như trường hợp với Kaaba. Các khối đá đã được chất chồng lên nhau với một hình tháp đứng phía trên, như là phong tục trong các đền thờ Bactrian. Các lớp vải phủ là phù hợp với phong tục của Iran biểu hiện sự tôn kính, áp dụng giống như đối với những bức tượng Đức Phật cũng như các bảo tháp. Sự mô tả của Al-Kermani cho thấy một thái độ cởi mở và tôn trọng của người Ả Rập Umayyad trong việc cố gắng để hiểu các tôn giáo phi-Hồi giáo, chẳng hạn như Phật giáo mà họ gặp phải trong lãnh thổ khi họ mới xâm chiếm.

Liên minh Tây Tạng

Năm 680, Husayn đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy không thành công ở Iraq chống lại đế chế Umayyads. Cuộc xung đột này đã đánh lạc hướng tập trụng của sự chú ý Ả Rập từ Trung Á và đã làm suy yếu sự kiểm soát của họ. Lợi dụng tình hình, những người Tây Tạng đã thành lập một liên minh với người Shahis Turki vào năm 705, và hợp tác với nhau, họ không thành công khi điều khiển các lực lượng Umayyad từ Bactria. Người Tây Tạng đã nghiên cứu về Phật giáo từ Trung Quốc và Nepal khoảng sáu mươi năm trước đó, mặc dù tại thời điểm này họ không có bất kỳ tu viện nào. Năm 708, hoàng tử Nazaktar Khan của Turki Shahi đã thành công trong việc trục xuất người Umayyads và thành lập một thể chế Phật giáo độc nhất ở Bactria. Thậm chí ông ta đã chặt đầu vị sư trụ trì trước đây của Nava tịnh xá, người đã cải sang đạo Hồi.

Năm 715, tướng lãnh Ả Rập - Qutaiba chiếm lại Bactria từ Shahis Turki và các đồng minh Tây Tạng của họ. Ông ta đã giáng một đòn thiệt hại lớn đối với Tu viện Nava Vihara như là hình phạt cho các cuộc nổi dậy trước đó. Nhiều tu sĩ chạy trốn về phía đông Khotan và Kashmir, và kích ứng sự phát triển của Phật giáo đặc biệt là sau này. Lúc này, Tây Tạng chuyển sang hai phe, vì sự lợi ích về chính trị, liên minh với các lực lượng Umayyad của chính nó mà họ đã từng chiến đấu.

Nava tịnh xá nhanh chóng hồi phục và sớm được hoạt động như trước, điều này chứng minh rằng sự tàn phá những tu viện Phật giáo của người Hồi giáo ở Bactria không phải là một hành động động cơ tôn giáo. Nếu thế, họ sẽ không cho phép xây dựng lại tu viện. Đế chế Umayyads chỉ đơn thuần lặp đi lặp lại chính sách đối với Phật giáoPhật tử đã theo trước thế kỷ đó khi họ chinh phục những vùng Sindh thuộc về hướng South Pakistan ngày nay. Họ đã tàn phá duy nhất các tu viện mà họ bị nghi ngờ chứa chấp những người chống đối sự cai trị của họ, nhưng sau đó họ cho phép xây dựng lại và để người khác phát triển. Mục tiêu chính của họ là việc khai thác kinh tế và do đó họ bắt Phật tử phải đóng thuế thường niên và thuế hành hương khi du khách đến chiêm bái cái thánh tích.

Mặc dù xu hướng chung của sự khoan dung tôn giáo bởi các đế chế Hồi giáo Umayyad trước, vua Umar II (trị vì 717-720) ra lệnh rằng tất cả các đồng minh đế chế Umayyad phải theo Hồi giáo. Tuy nhiên, sự chấp nhận của họ phải là tự nguyện, dựa trên cơ sở học tập các giáo điều của nó. Để xoa dịu đồng minh của mình, những người Tây Tạng đã gửi một đặc phái viên đến cung điện Umayyad vào năm 717 để mời một giáo viên Hồi giáo. Vua Caliph đã gửi al-Hanafi đi. Thực tế là giáo viên này đã được ghi nhận là không có thành công trong việc đạt được kết quả từ sự cải đạoTây Tạng mà người Umayyad không nhất thiết yêu cầu truyền bá tôn giáo của họ. Hơn nữa, việc tiếp đón lạnh lùng mà al-Hanafi nhận được là vì mục đích để bầu không khí bài ngoại được lan truyền bởi phe đối lập tại cung điện Tây Tạng.

Trong những thập kỷ tiếp theo, liên minh chính trị và quân sự thay đổi thường xuyên như người Ả Rập, Trung Quốc, Tây Tạng, Turki Shahis, và các bộ tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác đã chiến đấu vượt quyền kiểm soát của Trung Á. Turki Shahis tái chiếm Kapisha từ Umayyads, năm 739, những người Tây Tạng tái thiết lập liên minh với họ bởi một chuyến viếng thăm của hoàng đế Tây Tạng đến Kabul để kỷ niệm một sự hợp nhất liên minh giữa Shahis Turki và Khotan. Triều đại Umayyads tiếp tục cai trị phía Bắc Bactria.

Đầu thời k Abbasid

Năm 750, một phe Ả Rập đã lật đổ đế chế Umayyad Caliphate và thành lập Vương triều Abbasid. Họ đã duy trì sự kiểm soát khắp phía bắc Bactria. Triều đại Abbasids không chỉ tiếp tục chính sách chấp nhận tình trạng giữ đạo đối các Phật tử ở đây, họ đã quan tâm rất lớn với nền văn hóa nước ngoài, đặc biệtẤn Độ. Năm 762, vua Hồi giáo al-Mansur (trị vì 754 - 775) thuê các kiến ​​trúc sư và kỹ sư Ấn Độ để thiết kế thủ phủ Abbasid tại Baghdad. Ông lấy tên cho nó từ tiếng Phạn Bhaga-dada, có nghĩa là “Gift of God” (quà tặng của thượng đế). Vua Caliph cũng xây dựng một Ngôi Nhà kiến ​​Thức (Ar. Bayt al-Hikmat), với một văn phòng dịch thuật. Ông mời các học giả từ các nền văn hóatôn giáo khác nhau để dịch các kinh văn sang tiếng Ả rập, đặc biệtliên quan đến các chủ đề logic và khoa học.

Những vị vua Hồi giáo Abbasid là người bảo trợ cho trường Mu'tazila của Hồi giáo đã tìm cách để giải thích các giáo điều của Kinh Quran từ quan điểm của lý luận. Sự tập trung chính là về việc học tiếng Hy Lạp cổ đại, nhưng cũng quan tâm đến những truyền thống của Phạn ngữ. Không chỉ những kinh văn mang tính khoa học được dịch, tuy nhiên, tại Ngôi Nhà Kiến ​​Thức. Các học giả Phật giáo đã dịch một số kinh điển Đại thừaTiểu thừa sang tiếng Ả Rập với các chủ đề thuộc về niềm tinđạo đức.

Vị vua Hồi giáo kế tiếp là al-Mahdi (trị vì 775-785), đã ra lệnh các lực lượng Abbasid tại Sindh tấn công Saurashtra đến phía đông nam. Trong khuôn mặt của một người với tham vọng cạnh tranh ở Ả Rập ông ta đã tuyên bố Mahdi là chúa cứu thế Hồi giáo, cuộc xâm lược là một phần của chiến dịch của vị vua Caliph này để thiết lập uy tínuy quyền tối cao của mình như là nhà lãnh đạo của thế giới Hồi giáo. Quân đội Abbasid đã phá hủy những tu viện Phật giáo và những đền thờ của đạo Jain tại Valabhi. Giống như trường hợp sự xâm chiếm Umayyad của Sindh, tuy nhiên, họ dường như chỉ để tiêu diệt các trung tâm bị nghi ngờ chứa chấp những người chống lại sự cai trị của họ. Ngay cả dưới Caliph al-Mahdi, thời đại Abbasid để yên những tu viện Phật giáo như sự chống đỡ cho đế chế của họ, với mục đích khai thác chúng như là nguồn thu nhập quốc gia. Ngoài ra, al-Mahdi tiếp tục mở rộng các hoạt động dịch thuật của The House Of Knowledge (Ngôi Nhà Kiến ​​Thức) tại Baghdad. Ông không có ý định phá hủy nền văn hóa Ấn Độ, nhưng học hỏi từ nó.

Yahyaibn Barmak, cháu trai của người Hồi giáo, ông ta là một trong những Phật tử lãnh đạo tài chính (Skt. pramukha, Ark.barmak) của Tu viện Nava Vihara, là vị công sứ của đế chế Hồi giáo Abbasid tiếp theo-al-Rashid (trị vì 786-808). Dưới ảnh hưởng của ông, Vua Caliph mời nhiều học giảpháp sư từ Ấn Độ đến Baghdad, đặc biệtPhật tử. Một bản liệt kê về kinh sách của cả Hồi giáo và phi-Hồi giáo được chuẩn bị vào thời gian này, Kitab al-Fihrist, bao gồm một danh sách các tác phẩm Phật giáo. Trong số đó có một phiên bản tiếng Ả Rập nói về câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật, sách của Phật (Ar. Kitab al-Budd).

Hồi giáo làm chủ vùng Bactria tại thời điểm này giữa các chủ đất và các công chức cao. Đào tạo các lớp học tại đô thị bằng sự hấp dẫn mức độ cao của nền văn hóanghiên cứu. Để theo học Phật giáo, người ta cần phải bước vào một tu viện. Nava Vihara, mặc dù vẫn còn hoạt động trong thời gian này, bị giới hạn trong khả năng của mình và yêu cầu mở rộng việc đào tạo trước khi người ta đi vào (tu viện). Mặt khác, văn hóa và học tập của Hồi giáo dễ dàng tiếp cận hơn. Giai đoạn này Phật giáo vẫn còn mạnh mẽ chủ yếu giữa các tầng lớp nông dân ở ngoại ô, hầu hết là trong hình thức thực hành tín ngưỡng ở các đền thờ tôn giáo.

Ấn Độ giáo cũng có mặt trong khu vực này. Vào năm 753, một người Hán Trung Quốc hành hương đến đây tên là Wukong (Ngộ Không -Wu-k'ung) đã ghi nhận rằng các chùa Ấn Độ giáoPhật giáo đặc biệt là ở tại thung lũng Kabul. Khi Phật giáo suy sụp bởi các tầng lớp thương gia, Ấn Độ giáo cũng phát triển mạnh mẽ hơn.

Cuộc nổi loạn chống lại đế chế Abbasids

Những đế chế Abbasids bị tai nạn bởi các cuộc nổi loạn. Caliph al-Rashid đã chết vào năm 808 vào lúc ông ta đàn áp cuộc nổi dậy tại Samarkand, thủ đô Sogdia. Trước khi qua đời, ông chia đế chế của mình cho hai người con trai của mình. Al-M'amun, người đã tháp tùng cha của mình trên các chiến dịch tại Sogdia, nhận được phân nửa phía Đông, bao gồm Bactria. Al-Amin, người nhiều quyền thế hơn cả hai, đã nhận được phân nửa phía Tây có uy tín hơn, bao gồm cả Baghdad và Mecca.

Để đạt được sự ủng hộ của số đông, và để chiếm hơn một nửa của đế chế Abbasid thuộc về al-Amin, al-Ma'mun sắp xếp đất đai và của cải ở Sogdia. Sau đó ông đã tấn công anh trai của mình. Trong cuộc chiến tương tàn xảy ra đó, người Shahis Turki tại thủ đô Kabul hợp lực với các đồng minh Tây Tạng của họ, gia nhập lực lượng với quân nổi dậy chống Abbasid ở Sogdia và Bactria để tận dụng lợi thế của tình hìnhcố gắng để lật đổ sự cai trị của đế chế Abbasid. Al-Fadl, công thần và tướng lãnh của Al-Ma'mun đã khuyến khích người cai trị của mình tuyên bố một cuộc thánh chiến (Jihad), một cuộc thánh chiến chống lại liên minh này nhằm nâng cao hơn nữa uy tín của Caliph (vua Hồi giáo). Chỉ có những nhà lãnh đạo duy trì đức tin thuần khiết mới có thể tuyên bố một cuộc thánh chiến để ngăn ngừa những kẻ thù xâm lược chống lại Hồi giáo.

Sau khi đánh bại anh trai của mình, al-Ma'mun tuyên bố cuộc thánh chiến này. Năm 815, ông đã đánh thắng người cại trị xứ Turki Shahi được biết là Shah Kabul, và buộc ông này phải cải sang đạo Hồi. Sự xúc phạm lớn nhất đối với tín ngưỡng Hồi giáo là đối với thần tượng tôn thờ. Các giáo phái ngoại đạo của người Ả Rập thì các tượng thờ đặt trước tượng thần Muhammad và giữ bức tượng của họ ở Mecca tại đền thờ Kaaba. Vào lúc thiết lập Hồi giáo, Vị Prophet phá hủy tất cả. Vì vậy, như là một dấu hiệu của sư phục tùng, al-Ma'mun sắp đặt cho Shah gửi một bức tượng Phật bằng vàng đến thánh địa Mecca. Không còn nghi ngờ gì nữa, vì mục đích tuyên truyền để bảo đảm sự hợp pháp của mình, al-Ma'mun giữ bức tượng được trưng bày công khai tại Kaaba trong hai năm, với thông báo rằng Allah đã đưa vua Tây Tạng sang đạo Hồi. Người Ả Rập bấy giờ đã hoang mang rằng vua của Tây Tạng là chư hầu của ông ta, là người Shah Turki của Kabul. Năm 817, người Ả Râp nấu chảy tượng Phật để đúc tiền vàng.

Sau sự thành công chống lại Shahis Turki, người Ả Rập (Abbasids) này tấn công Tây Tạng-khu vực kiểm soát của Gilgit, ngày nay là miền bắc Pakistan, trong một thời gian ngắn, họ đã sáp nhập. Họ đã gửi một người chỉ huy Tây Tạng đã bị bắt để làm bẻ mặt lại Baghdad.

Triều đại Tahirid, Saffarid, và Hindu Shahi

Trong khoảng thời gian này, các nhà lãnh đạo quân sự địa phương trong các bộ phận khác nhau của đế chế Abbasid bắt đầu thiết lập nhà nước tự trị Hồi giáo (với lòng trung thành chỉ trên danh nghĩa với vua Hồi giáo caliph) tại Baghdad. Khu vực đầu tiên tuyên bố quyền tự trị của nó là phía bắc Bactria, nơi mà GeneralTahir đã thành lập triều đại Tahirid năm 819.

Khi những người Ả Rập rút khỏi Kabul và Gilgit, chuyển sự quan tâm của mình đến những vấn đề cấp bách hơn, những người Tây Tạng và Turki Shahis lấy lại những gì họ có trước đây. Mặc dù sự cải đạo bắt buộc của các nhà lãnh đạo của những vùng đất này, Những người Ả Rập (Abbasids) này đã không bị đàn áp Phật giáo ở đây. Trong thực tế, người Ả Rập duy trì thương mại với những người Tây Tạng trong suốt thời gian này.

Vị thống lãnh Hồi giáo tiếp theo tuyên bố quyền tự chủ theo Abbasids là al-Saffar. Năm 861, người kế nhiệm ông thành lập triều đại Saffarid ở đông nam Iran. Sau khi giành được quyền kiểm soát của phần còn lại của Iran, triều đại Saffarids xâm lược Thung lũng Kabul vào năm 870. Trong khi đối mặt với sự thất bại sắp xảy ra, Kallar, nhà lãnh đạo Phật giáo Shahi Turki bị lật đổ bởi công sứ Bà La Môn đã từ bỏ Kabul và Nagarahara, Kallar sau đó thành lập triều đại Hindu Shahi tại Punjabi Gandhara.

Những Đế chế Saffarids đặc biệt là những kẻ xâm lược với bản chất báo thù. Họ cướp đoạt các tu viện Phật giáo tại Kabul Valley và Bamiyan, và lôi những bức tượng "Phật thờ" ra khỏi những tu viện như là chiến tích chiến tranh và gửi đến vua Calip. Sự chiếm đóng quân sự khắc nghiệt này là cú đòn hà khắc đầu tiên chống lại Phật giáo trong khu vực Kabul. Sự thất bại trước đó và việc cải sang Hồi giáo của người Shah Kabul vào năm 815 chỉ có tác động nhỏ trên tình trạng chung của Phật giáo trong khu vực.

Đế chế Saffarids tiếp tục chiến dịch chinh phục và tàn phá về phía bắc, và đoạt được Bactria từ vương triều Tahirids vào năm 873. Tuy nhiên, Năm 879, Đế chế Hindu Shahis giành lại Kabul và Nagarahara. Họ tiếp tục chính sách của mình bằng việc cố chiếu đến cả Ấn Độ giáoPhật giáo trong nhân dân của họ, và các tu viện Phật giáo của thủ đô Kabul nhanh chóng phục hồi sự phong phú như trong quá khứ.

Triều đại Samanid, Ghaznavid, và Seljuk

Ismail bin Ahmad, thống sứ người Ba Tư thuôc vùng Sogdia, tuyên bố quyền tự trị tiếp theothành lập triều đại Samanid vào năm 892. Ông chinh phục Bactria từ Đế chế Saffarids năm 903. Samanids thúc đẩy việc trở lại với truyền thống văn hóa của Iran, nhưng vẫn hòa bình đối với Phật giáo. Ví dụ, trong thời gian cai trị của Nasr II (trị vì 913-942), Những hình ảnh Đức Phật được chạm khắc vẫn còn được thực hiện và được bán tại thủ đô Samanid, Bukhara. Phật tử không bị cấm việc “thờ tự Đức Phật".

Triều đại Samanids đã biến các bộ lạc gốc Thổ Nhĩ Kỳ thành kẻ nô lệ trong vương quốc của họ và gọi nhập ngũ trong quân đội của họ. Nếu những người lính cải sang đạo Hồi thì sẽ thả tự do cho họ trên danh nghĩa. Tuy nhiên, những người Samanid đã khó khăn trong việc duy trì sự kiểm soát đối với những người này. Năm 962, Alptigin, một trong những thủ lãnh quân sự người gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận Hồi giáo, được kiểm soát Ghazna (hiện nay là Ghazni) phía nam thủ đô Kabul. Vào năm 976, người thừa kế ở đây là Sabuktigin (trị vì 976-997) thành lập Đế quốc Ghaznavid như là một chư hầu của vương triều Abbasids. Ngay sau đó, ông xâm chiếm Thung lũng Kabul từ bộ tộc Shahis Ấn Độ, đẩy họ trở lại Gandhara.

Phật giáo phát triển mạnh mẽ trong thung lũng Kabul dưới sự cai trị của Ấn Độ giáo Shahi. Asadi Tusi, Trong cuốn Garshasp Name của ông được viết vào năm 1048, mô tả sự sang trọng của tu viện chính Subahar (Su Vihara). Khi những người Ghaznavids tràn vào thủ đô Kabul, nó không còn nữa bởi người Ghaznavids đã phá hủy nó.

Năm 999, người cai trị kế tiếp của triều đại Ghaznavid là Mahmud Ghazni (trị vì 998 - 1030) lật đổ đế chế Samanids, với sự giúp đỡ của những người lính nô lệ gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang phục vụ đế chế Samanids. Đế quốc Ghaznavid bây giờ bao gồm Bactria và miền nam Sogdia. Vua Mahmud Ghazni cũng chinh phục nhiều vùng của Iran. Ông tiếp tục chính sách Samanid về việc thúc đẩy văn hóa Ba Tư và khoan dung với các tôn giáo phi-Hồi giáo. Al-Biruni, một học giả Ba Tư và là nhà văn phục vụ cho cung điện Ghaznavid ghi chép rằng, giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ, các tu viện Phật giáo ở Bactria, bao gồm cả tu viện Nava Vihara vẫn còn hoạt động.

Tuy nhiên vua Mahmud của Ghazni thì không khoan dung các giáo phái Hồi giáo khác hơn là phái Sunni chính thống mà ông ủng hộ. Những cuộc tấn công của ông vào Multan ở miền bắc Sindh trong năm 1005 và một lần kế tiếp vào năm 1010 là chiến dịch chống lại giáo phái Ismaili được hỗ trợ của nhà nước Hồi giáo Shia mà dế chế Samanids cũng đã ủng hộ. Triều đại Ismaili Fatimid (910 - 1171), tập trung ở Ai Cập từ năm 969 là đối thủ chính của Abbasids Sunni vì uy quyền tối cao của thế giới Hồi giáo. Mahmud cũng có ý định hoàn thành sự lật đổ bộ tộc Shahis Ấn giáo mà cha ông đã bắt đầu. Vì vậy, ông tấn công và đuổi người Hindu Shahis ra khỏi Gandhara, và sau đó tiếp tục từ Gandhara để chiếm Multan.

Trong những năm tiếp theo, Mahmud mở rộng đế chế của mình bằng cách chinh phục các vùng phía đông như Agra ở miền bắc Ấn Độ. Sự cướp bócphá hủy những đền thờ ấn giáo giàu có và các tu viện Phật giáo trên đường chinh phục là một phần của chiến thuật xâm lược của ông ta. Trong hầu hết các cuộc chiến tranh, các lực lượng xâm lược thường gây ra nhiều sự tàn phá càng nhiều càng tốt để thuyết phục người dân địa phương phải đầu hàng, đặc biệt là nếu họ biểu lộ sự đề kháng. Trong các chiến dịch của mình tại tiểu lục địa Ấn Độ, Mahmud Ghazni bỏ quên những tu viện Phật giáo dưới sự cai trị của mình tại Kabul và Bactria.

Năm 1040, các chư hầu Seljuk Turk của đế chế Ghaznavids tại Sogdia nổi loạnthành lập triều đại nhà Seljuk. Ngay sau đó, họ giành lấy Bactria và hầu hết vùng Iran từ đế chế Ghaznavids và đế chế này rút lui về thung lũng Kabul. Cuối cùng, Đế chế Seljuk mở rộng đến Baghdad, Thổ Nhĩ Kỳ, và Palestine. Đế chế Seljuks được cho là những kẻ "infidels" (ngoại đạo) bỉ ổi chống lại Giáo hoàng Urban II với việc tuyên bố cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên trong năm 1096.

Đế chế Seljuks là chủ thuyết thực dụng trong sự cai trị. Họ thành lập những trung tâm nghiên cứu Hồi giáo (madrasah) ở Baghdad và Trung Á để giáo dục quan chức sự quản lý các vị trí khác nhau của đế chế của mình. Họ đã khoan dung sự hiện diện của những tôn giáo phi-Hồi giáo trong khu vực của họ, chẳng hạn như Phật giáo. Vì vậy, al-Shahrastani (trị vì 1076 -1153) đã xuất bản tác phẩm Kitab al-Milal wa Nihal của mình bản bằng tiếng Ả Rập tại Baghdad-nói về những giáo phái phi-Hồi. Nội dung bao hàm một lời giải thích đơn giản về giáo lý Phật giáo và lặp đi lặp lại nội dung trực tiếp của al-Biruni về thế kỷ trước kia mà Ấn Độ đã chấp nhận Đức Phật như một nhà tiên tri.

Nhiều sự tham khảo Phật giáo trong văn học Ba Tư của thời kỳ này cũng cung cấp bằng chứng về sự tiếp xúc văn hóa giữa Hồi giáo-Phật giáo. Ví dụ, thi ca Ba Tư (Persian poetry) dùng lối so sánh cho những lâu đài là "đẹp như một Nowbahar (Nava Vihara)". Hơn nữa, tại tu viện Nava và Bamiyan, hình ảnh Đức Phật, đặc biệt là Phật Di Lặc-vị Phật tương lai, có những vòng mặt trăng phía sau đầu các bức tượng. Điều này dẫn đến việc mô tả vẻ đẹp thơ mộng tinh khiết như một người nào đó có "khuôn mặt giống với mặt trăng của một vị Phật". Vì vậy, những bài thơ Ba Tư thế kỷ 11chẳng hạn như Varqe and Golshah by Ayyuqi, xử dụng từ bot với một ý nghĩa tích cực đối với "Đức Phật", không phải với ý nghĩa xúc phạm "thần tượng" thứ hai của nó. Điều đó ngụ ý lý tưởng của vẻ đẹp vô tính ở cả nam giới và nữ giới. Những tài liệu tham khảo như vậy chỉ ra rằng những tu việnhình ảnh Phật giáo đã có mặt trong các lĩnh vực văn hóa Iran ít nhất xuyên qua giaoi đoạn đầu tiên của thời kỳ Mongol (Mông Cổ) vào đầu thế kỷ mười ba, hoặc tối thiểu, nền di sản Phật giáo mạnh mẽ vẫn được duy trì trong nhiều thế kỷ xuyên qua những người Phật tử đã cải sang đạo Hồi ở nơi này.

Triều đại Qaraqitan và Ghurid

Năm 1141, Đế chế Qaraqitans, người nói tiếng Mông Cổ cai trị Đông Turkistan và miền bắc Tây Turkistan đánh bại Đế chế Seljuqs tại Samarkand. Người cai trị của họ là Yelu Dashi, sáp nhập Sogdia và Bactria vào đế chế của mình. Người Ghaznavids vẫn còn kiểm soát khu vực từ thung lũng Kabul về phía đông. Đế chế Qaraqitans có sự pha trộn của Phật giáo, Đạo giáo (Đạo giáo), Khổng giáo, và giáo phái Shaman. Tuy nhiên, Yelu Dashi rất khoan dungbảo vệ tất cả các tôn giáo trong khu vực của mình, kể cả Hồi giáo.

Năm 1148, Ala-ud-Din, người du mục Guzz Thổ Nhĩ Kỳ từ các ngọn núi của miền trung Afghanistan xâm chiếm Bactria từ Đế chế Qaraqitans và thành lập triều đại nhà Ghurid. Năm 1161, ông ta tiếp tục chiếm Ghazna và Kabul từ Ghaznavids. Ông ta đã bổ nhiệm anh trai của mình Muhammad Ghori làm thống sứ Ghazna năm 1173 và khuyến khích ông này tấn công các tiểu lục địa Ấn Độ.

Giống như Mahmud Ghazni trước kia, năm 1178, Muhammad Ghori lần đầu tiên chiếm vương quốc Ismaili Multan ở miền bắc Sindh, đã giành được độc lập từ sự thống trị của Đế chế Ghaznavid. Kế đó ông ta tiếp tục chinh phục toàn bộ khu vực Punjab của Pakistan và phía bắc Ấn, và sau đó, đồng bằng Gangetic Plain (ngày nay là Bihar và West Bengal). Trong chiến dịch của mình, ông ta đã cướp bócphá hủy nhiều tu viện Phật giáo lớn, bao gồm cả Vikramashila và Odantapuri vào năm 1200. Ông vua địa phương này đã biến những tu viện Phật giáo thành các đơn vị đồn trú quân sự với nỗ lực ngăn chặn những cuộc xâm lược.

Các nhà lãnh đạo Ghurid có thể đã kích động toán quân của họ hăng say trong trận chiến với sự tuyên truyền tôn giáo, giống như bất kỳ quốc gia nào tuyên truyền về chính trị hoặc lòng yêu nước. Tuy nhiên, mục tiêu chính của hầu hết những kẻ xâm lược là để đạt được lãnh thổ, sự giàu cóquyền lực. Vì thế, những Đế chế Ghurids phá hủy duy nhất các tu viện nằm trong tuyến chiến trực tiếp của cuộc xâm lược của họ. Chẳng hạn Tu viện Na Lan ĐàBồ Đề Đạo Tràng đã nằm ngoài các tuyến đường chính. Vì vậy, khi dịch giả Chag Lotsawa người Tây Tạng đến thăm hai nơi này vào năm 1235, ông đã nhận ra chúng bị hư hỏng và bị cướp phá, nhưng vẫn còn hoạt động với một số ít Tăng sĩ. Tu viện Jagaddala ở miền bắc Bengal lúc ấy không bị ảnh hưởng và đang phát triển.

Thêm nữa, Ghurids đã không tìm cách chinh phục Kashmir và cải đạo Phật tử sang Hồi giáo. Kashmir là một nơi nghèo tại thời điểm đó, và các tu viện đã không có tài sản nhiều để cướp bóc. Hơn nữa, kể từ khi Vương triều Ghurids không trả lương cho tướng lãnh, thống sứ của họ, hoặc cung cấp cho họ nguồn sống, những người này tìm cách để tự nuôi mình và quân đội của mình từ lợi ích địa phương. Nếu các thống sứ nỗ lực cải đạo tất cả mọi người dưới thẩm quyền Hồi giáo, họ không thể khai thác phần lớn số thuế bổ sung từ dân. Vì vậy, như tại Afghanistan, triều đại Ghurids tiếp tục tập quán truyền thống về việc thừa nhận tình trạng đa giáo với phi-Hồi giáo tại Ấn Độ và khẩn cấp đòi hỏi thuế thu nhập tài sản đầu người.

Thời kỳ Mông Cổ (Mongol)

Năm 1215, Chinggis Khan (Thành Cát Tư Hãn), người sáng lập của Đế chế Mông Cổ, chinh phục Afghanistan từ Đế chế Ghurids. Ở nơi khác, Với chính sách của mình, Chinggis tiêu diệt những ai phản đối sự tiếp quản của ông ta và tàn phá đất đai của họ. Không biết thế nào mà những di tích của Phật giáo vẫn còn ở Afghanistan cho đến thời điểm này. Chinggis thì dung nạp tất cả các tôn giáo, miễn là các nhà lãnh đạo cầu nguyện cho sự tồn tại lâu dài và quân sự của ông ta thành công. Ví dụ, năm 1219, ông ta thỉnh mời một vị ĐạoTrung Quốc danh tiếng đến Afghanistan để thực hiện các nghi lễ chúc thọ của mình và chuẩn bị làm thuốc trường sinh bất tử cho ông ta.

Sau cái chết của của Chinggis vào năm 1227 và sự phân chia đế chế của ông ta trong những người thừa kế, con trai của ông là Chagatai kế thừa sự cai trị thuộc về Sogdia và Afghanistan, và thành lập Đế chế Khaganate Chagatai. Năm 1258, Hulegu, một cháu trai của Chinggis, xâm chiếm Iran và lật đổ Đế chế Abbasid Caliphate ở Baghdad. Ông ta thành lập vương cung Ìlkhanate và mời các nhà sư Phật giáo Tây Tạng, Kashmir, và Ladakh đến cung điện ở phía tây bắc Iran. Đế chế Ilkhanate mạnh hơn Khaganate Chagatai, và lúc đầuthống trị những người anh em họ của nó ở đây. Khi các nhà sư Phật giáo đi ngang qua đoạn đường Afghanistan để đến Iran, họ chắc chắn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền trên con đường của họ.

Theo một số học giả, các tu sĩ Tây Tạng đã đến Iran hầu hết từ trường phái Drigung (Drinkung) Kagyu và lý do mà Hulegu mời họ có thể là động cơ chính trị. Năm 1260, người anh em họ của Khubilai (Kublai) Khan (Hốt Tất Liệt), người cai trị Mông Cổ phía bắc Trung Quốc, tuyên bố mình là Grand Khan (Vua Trung Á) của tất cả người Mông Cổ. Khubilai ủng hộ truyền thống Sakya của Phật giáo Tây Tạng và cho nhà lãnh đạo danh xưng bá chủ đối với Tây Tạng. Trước đó, các nhà lãnh đạo Drigung Kagyu đã có uy thế chính trị tại Tây Tạng. Đối thủ chính của Khubilai là một người anh em họ khác, Khaidu, người cai trị Đông Turkistan và ủng hộ đường hướng Kagyu Drigung. Hulegu có thể đã ước vọng gắn kết mình với Khaidu trong cuộc đấu tranh quyền lực này.

Một số suy đoán rằng lý do mà Khubilai và Khaidu chuyển sang Phật giáo Tây Tạng là để đạt được sự ủng hộ siêu nhiên của Mahakala, vị bảo hộ Phật giáo đã tu luyện qua hai truyền thống của Sakya và Kagyu. Mahakala đã là vị bảo vệ của Tanguts, người cai trị lãnh thổ giữa Tây TạngMông Cổ. Sau hết, ông nội của họ, Chinggis Khan (Thành Cát Tư Hãn) đã bị giết trong trận chiến bởi những người Tanguts nhận được sự giúp đỡ siêu nhiên đó. Điều này không chắc rằng các nhà lãnh đạo Mông Cổ, bao gồm Hulegu, đã chọn Phật giáo Tây Tạng bởi vì giáo lý triết học sâu sắc của nó.

Sau cái chết của Hulegu vào năm 1266, Khaganate Chagatai trở nên tự chủ hơn đối với Ilkhans và thành lập một liên minh trực tiếp với Khaidu trong cuộc đấu tranh của ông ta chống lại Khubilai Khan. Trong khi đó, hệ thống của những người thừa kế Hulegu luân phiên ủng hộ Phật giáo Tây TạngHồi giáo, tất nhiên, cũng vì xu hướng chính trị. Hulegu, con trai của Abagha tiếp việc ủng hộ của cha ông đối với Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, Takudar em trai của Abagha người kế nhiệm ông vào năm 1282 cải sang đạo Hồi để đạt được sự hỗ trợ địa phương khi ông xâm lượcchinh phục Ai Cập. Arghun, con trai của Abagha, đánh bại ông chú mình và trở thành vua Ilkhan năm 1284. Ông ta đã làm cho Phật giáo trở thành tôn giáo nhà nước của Iran và thành lập nhiều tu viện ở đây. Khi Arghun qua đời năm 1291, em trai của ông là Gaihatu trở thành Ilkhan. Những nhà sư Tây Tạng đã đặt cho Gaihatu với cái tên Tây tạng là Rinchen Dorje, nhưng Gaihatu là một kẻ thoái hóa say sỉn, và hầu như không có nhiều đức tin đối với Phật giáo. Ông đã giới thiệu tiền giấy của Trung Quốc đến Iran, điều này đã gây ra thảm họa kinh tế....

Gaihatu qua đời năm 1295, sau cái chết của Khubilai Khan một năm. Arghun, con trai của Ghazan kế thừa ngai vàng. Ông phục hoạt Hồi giáo như là tôn giáo chính thức của Ilkhanate và tàn phá những tu viện Phật giáo mới thành lập ở đây. Một số học giả khẳng định rằng sự đảo ngược chính sách tôn giáo của Ghazan Khan (cha của ông ta), là để tạo khoảng cách đối với người chú của ông ta trong việc tái cải cáchniềm tin, và để khẳng định độc lập của mình từ Mông Cổ, Trung Quốc.

Mặc dù ra sắc lệnh phá hủy tu viện Phật giáo, dường như con trai của Ghazan Khan không muốn phá hủy mọi thứ liên quan với Phật giáo. Ví dụ, ông ủy nhiệm cho Rashid al-Din viết cuốn Universal History (Ar. Jami, Ao al-Tawarikh), với cả hai phiên bản Tiếng Ba Tư và tiếng Ả Rập. Một chương của nó nói về lịch sử của những nền văn hóa của người Mông Cổ xâm chiếm, Rashid al-Din gồm có The Life and Teachings of Buddha (đời sốnggiáo pháp của Đức Phật). Nhằm giúp nhà sử học trong việc nghiên cứu của mình, Ghazan Khan đã mời Bakshi Kamalashri, một tu sĩ Phật giáo từ Kashmir đến cung điện của mình. Cũng giống như các tác phẩm trước đó của al-Kermani, tác phẩm của Rashid trình bày Phật giáo với tư duy người Hồi giáo có thể dễ dàng hiểu được, chẳng hạn như cho rằng Đức Phật là một nhà Tiên tri, các vị thần deva như thiên thần, và Mara là quỷ dữ.

Rashid al-Din kể rằng vào thời của ông, mười một bộ kinh văn Phật giáo được dịch sang tiếng Ả Rập và được lưu hành ở Iran. Gồm có những kinh Đại Thừa như The Sutra on the Array of the Pure Land of Bliss (skt. Sukhavativyuha sutra-còn gọi là Amitabha’s Pure Land-Kinh Tịnh Độ A di đà), The Sutra on the Array Like a Wove Basket (Skt. Karandavyuha Sutra, còn gọi là Avalokiteshvara-Kinh Quan Thế Âm, sự hiện thân của long từ bi) và An Expostition on Maitreya (Skt. Maitreyavyakarana-Kinh Di Lặc Thọ Ký, liên quan đến Di Lặc, vị Phật tương lai và hiện thân của tình yêu). Những bản kinh này chắc chắn được dịch dưới sự bảo trợ bảo trợ của những vị vua Hồi giáo Abbasid ở Ngôi Nhà của Kiến ​​Thức tại Baghdad bắt đầu thế kỷ thứ tám.

Rashid al-Din hoàn thành cuốn lịch sử của ông vào năm 1305, dưới thời trị vì của người kế vị Ghazan là Oljaitu. Lúc này hầu như các nhà sư Phật giáo vẫn còn hiện diện ở Iran, tuy nhiên, tối thiểu cho đến khi Oljaitu mất vào năm 1316 kể từ khi các nhà sư không thành công trong việc cố gắng thuyết phục người cai trị Mông Cổ trở về với Phật giáo. Như vậy, ít nhất cho đến sau đó, các nhà sư Phật giáo vẫn đã qua lại Afghanistan và do đó vẫn còn có thể vẫn được hoan nghênh tại cung điện Chagatai.

Năm 1321, đế chế Chagatai chia làm hai. Phía Tây Chagatai Khaganate bao gồm Sogdia và Afghanistan. Ngay từ đầu, người Khans cải sang đạo Hồi. Đế chế Ilkhanate ở Iran bị phân mảnh và đổ vỡ vào năm 1336. Sau đó, không có dấu hiệu về sự hiện diện tiếp tục của Phật giáo ở Afghanistan. Nó đã kéo dài gần 900 năm. Tuy nhiên, trí tuệ của Phật giáo đã không chết. Timur (Tamerlaine) xâm chiếm phía tây Khaganate Chagatai vào năm 1364 và các quốc gia hậu duê nhỏ của Ilkhanate vào năm 1385. Con trai và người kế nhiệm của Timur là Shah Rukh đã ủy nhiệm nhà sử học Hafiz-i Abru, để viết bộ sử liệu bằng tiếng Ba Tư có tên là A Collection of Histories (Ar. Majma 'al-Tawarikh). Được hoàn thành vào năm 1425 tại thủ đô Shahrukh thuộc Herat, Afghanistan, bộ lịch sử này có một chủ đề lớn về Phật giáo được mô phỏng theo tác phẩm của Rashid al-Din cách một thế kỷ trước.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32376)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.