Chương 1: Những Văn Bản Và Truyền Thống Bị Móp Méo Và Xuyên Tạc

02/07/20143:28 CH(Xem: 5210)
Chương 1: Những Văn Bản Và Truyền Thống Bị Móp Méo Và Xuyên Tạc
Nghiên cứu Phê bình
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO SRI LANKA THỜI KỲ ĐẦU
Chủ biên: Giáo Sư Dhammavihari Thera
Thích Huệ Pháp dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

CHƯƠNG 1
NHỮNG VĂN BẢN VÀ TRUYỀN THỐNG BỊ MÓP MÉO VÀ XUYÊN TẠC

Jotiya Dhirasekara

Chủ biên, bộ Bách khoa toàn thư Phật giáo

Trong thế giới học thuật, đặc biệt về lĩnh vực tôn giáo, lịch sửxã hội học trong những năm gần đây, đã chứng kiến hiện tượng được nói đến như trong tiêu đề trên: các văn bản và truyền thống bị bóp méoxuyên tạc. Sự phát triển nhanh của nhiều công trình nghiên cứu học thuật thực hiện khá thường xuyên trong nhiều lĩnh vực khác nhau được tính toán để phục vụ cho nhiều lợi ích riêng biệt, xác định và thiết lập những định kiến, đã dẫn tới sai lầm đáng tiếc trong nghiên cứu. Những nghiên cứu này đang được tiến hành một cách không đầy đủ và bao quát, kể cả những bản dịch dữ liệu không chính xác từ những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, đã tạo ra một sự suy diễn mang tính chất vu khống và đáng báo động. Mức độ của những hành vi sai trái này thường được thêm vào bằng việc phân tích nội dung dữ liệu theo lối vô lý và tuỳ tiện. Thậm chí trong thế giới học thuật, trong nhiều lĩnh vực của khoa học và công nghệ, khi những vấn đề tìm ra của ngày hôm nay được cung cấp nền tảng và lý thuyết hành động cho ngày mai, nó có vẻ bất công và không khoan dung nếu không lên tiếng cảnh báo những lĩnh vực không rõ ràng và không chắc chắn như thế.

Trong các nghiên cứu về Sri Lanka, trong những năm gần đây có sự quan tâm đáng kể trong lĩnh vực lịch sử đã trở thành nền tảng của nhiều khái quát hoá mang tính học thuật liên quan đến cuộc chiến của vua Duṭṭhagāmaṇi[1] được ghi trong Đại sử (Mahāvaṃsa). Nhiều nhà sử học và nhà xã hội học đã trích dẫn nhiều đoạn từ Đại sử mà họ xem như sách Phúc Âm của mình, rồi đưa ra bình luận muôn màu muôn vẻ liên quan đến nhiều đề tài khác nhau như phẩm chất đạo đức của các vị A-la-hán Phật giáo, chủ nghĩa dân tộc Sinhala, tôn giáo, chính trị của Sri Lanka.

Trích dẫn chương 25 này của Đại sử, tiến sĩ Walpola Rahula trong quyển sách của mình dưới tựa đề Lịch sử Phật giáo ở Ceylon[2], xuất bản ở Colombo, năm 1956, ở trang 227 viết rằng: “Trong câu chuyện của Đại sử[3] đã chỉ ra rằng, các vị A-la-hán đã không thoát khỏi định kiến quốc gia và tôn giáo”. Tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trước đó nói về sự hối hận của vua Duṭṭhagāmaṇi vì giết quá nhiều người trong cuộc chiến, và được các vị A-la-hán đến an ủi. Rất hữu ích để trích dẫn nguyên văn đoạn nói về điều này trong Đại sử: ‘Khi các vị A-la-hán ở Piyangudīpa biết suy nghĩ của đức vua như thế liền thỉnh tám vị A-la-hán đến để an ủi đức vua…vì thế, tâu đức vua, hãy bỏ đi những phiền muộn ở trong lòng. Vì sự khuyên răn của họ, đức vua đã thoát khỏi ray rứt trong lòng’[4]. Nhưng điều đó tuyệt đối đi ngược lại tinh thần giáo pháp của đức Phật. Phá huỷ cuộc sống, trong bất kỳ hình dạng nào, ở bất kỳ mục đích nào, thậm chí dành cho mục đích thành lập, bảo vệ hay truyền bá chánh pháp, cũng không bao giờ có thể phù hợp theo lời dạy của đức Phật. Điều buồn cười nhất là việc tính toán số học đạo đức của một nữa số người bị giết trong chiến tranh[5]. Chúng ta không biết rằng, liệu các vị A-la-hán của thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, đã bao giờ phát biểu quan điểm sai lầm này chưa. Nhưng chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ rằng, một nhóm tác giả viết Đại sử sống vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, đã viết những dòng này trong Đại sử quốc gia, nói rằng, các vị trưởng lão uyên bác và những người có trách nhiệm thời ấy đã xem phần này và cho đó là lời nói thích hợp của các vị A-la-hán. Họ dường như đã tin rằng, các vị A-la-hán biện hộ việc giết người cho mục đích xiển dương tôn giáo. Không nghi ngờ gì rằng, ý định của Rahula khi nói về tính chất hợp lý hoặc mặt khác về cuộc chiến của vua Duṭṭhagāmaṇi ít hơn là đề cập tới phẩm chất đạo đức giới hạnh của các vị A-la-hán. Tuy nhiên, bằng cách ấy ông ta đã trút hết nỗi lòng của mình để làm giảm nhẹ những lời bình luận phun trào không ngừng của các nhà sử học và xã hội học, những người lúc nào cũng vậy, đưa ra những phán xét khác nhau, nếu họ đã có những lợi ích đầy đủ hơn thì việc nghiên cứu ít phiến diện hơn. Chúng ta sẽ chọn một số bình luận này để xem xét vào một lúc thích hợp.

Trong lúc này, thứ chúng ta chú ý đến là một tài liệu khác nói về sự hối hận của vua Duṭṭhagāmaṇi sau cuộc chiến. Rahula đã không chú ý đến tài liệu này hoặc không đưa ra quan điểm của mình về nó vì những lý do mà chỉ có ông ta mới biết. Sự hối hận sau cuộc chiến của vua Duṭṭhagāmaṇi có ghi trong tư liệu cổ và có độ tin cậy tương đương hoặc cao hơn, đó là Chú giải Trường Bộ kinh (Sumaṅgalavilāsinī) quyển hai, và Chú giải kinh Xà-ni-sa (Janavasabha Sutta) của Trường Bộ kinh. Ở đó, sự việc này được ghi chép như sau:

Duṭṭhagāmaṇi sau khi chinh phục 32 vị vương Tamil cai trị các vùng, đã đăng quang lên ngôi hoàng đế tại thành Anurādhapura. Vì điều này, nhà vua đã vui mừng đến nỗi không thể ngủ cả tháng trời. Do đó, nhà vua gởi lá thư thỉnh cầu đến chư vị tỳ kheo, nói cho họ biết về sự mất ngủ của mình. Chư vị tỳ kheo đã khuyên nhà vua nên thọ trì tám giới Bát quan trai (aṭṭhaṅgasīla) và nhà vua tự mình thọ trì tám giới Bát quan trai. Sau đó chư vị tỳ kheo đã gởi 8 vị tỳ kheo thông thạo về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), chỉ dẫn họ đọc bài Tâm Song trong bộ Song Đối thứ tám (Citta-yamaka) của Vi Diệu Pháp trước sự hiện diện của nhà vua. Tám vị tỳ kheo này đến gặp nhà vua và yêu cầu đức vua nằm tựa trên chiếc ghế của mình, rồi bắt đầu đọc. Nhà vua, trong lúc nghe bài kinh này đã ngủ thiếp đi. Các vị tỳ kheo muốn đức vua không bị quấy rầy trong khi ngủ nên các vị đã ra về. Ngày hôm sau, khi mặt trời mọc, nhà vua tỉnh giấc, không thấy các vị tỳ kheo, và được thông báo lại rằng họ đã đi khi đức vua chìm vào giấc ngủ say”.

Trong phần trích dẫn này chúng ta không thể nào quên một sự thật ấn tượng rằng, nhà vua đã biểu lộ một cảm giác chiến thắng hơn là sự hối hận sau khi chinh phục các vị vương cai trị người Tamil. Không nghi ngờ cảm giác này hình thành trong tâm của một con người mà họ biết những gì họ đã theo đuổi. Đó không phải là hành động bất đồng nhất thời. Theo những chứng cứ có được, vua Duṭṭhagāmaṇi phát động cuộc chiến chống lại vua Tamil Eḷāra, đã có sự chủ ý tính toán và những hành động đó dường như được thúc đẩy bởi những hoàn cảnh khắc nghiệt ngày một gia tăng.

Trong khi đó, Đại sử lại ghi rằng nhà vua đã ân hận vì đã giết nhiều sinh mạng trong cuộc chiến mà ông phát động[6]. Trong nhiều nguồn văn học, lịch sử khác nhau, cả chính thống lẫn dân gian đều nói rằng, Duṭṭhagāmaṇi có nhiều lý do để tức giận vì những kẻ xâm lược trên hòn đảo thỉnh thoảng phá hoại các chùa chiền và các đài kỷ niệm Phật giáo, những nơi được người dân ưa thíchhết sức kính trọng. Các thành tựu văn hoá mà người Sri Lanka đạt được đến thời gian đó là do Phật giáo đem lại, một tôn giáo được truyền bá từ phía bắc Ấn Độ. Duṭṭhagāmaṇi như là người lãnh đạo của cộng đồng đa số dân trên đảo, người vừa có nguồn gốc từ dân tộc Sinhala chính thống, lại vừa theo một tôn giáoPhật giáo như dân chúng, điều đó đã thuyết phục ông ắt phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ Phật giáotoàn vẹn lãnh thổ. Lịch sử ghi chép rằng, người dân sống trên đảo đã ghi tên họ trên hòn đảo nơi họ sống. Vì thế, hòn đảo có tên là Sinhala. Ngay cả vị đại sư Pháp Hiển (Fa Hsien) người Trung Quốc, hành hương tới đây vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, dường như cũng đã gọi Sri Lanka ngày nay bằng cái tên trước đó là Sinhala[7], với cái nghĩa hàm ý là ‘đất nước Sư Tử’. Trong cùng tác phẩm đó, Ngài dịch tên của đất nước này theo tiếng Trung Quốc là Shih-tse-kuo nghĩa là ‘đất nước con cháu của sư tử’.

Hay trong một trường hợp khác, Ngài Huyền Trang (Hiuen Tsiang) đã đi khắp Ấn Độ từ những năm 629 đến 645 nhưng không có cơ hội để viếng thăm Sri Lanka, cũng nhắc đến nhiều lần về cái tên của đất nước này là Sinhala, tức là Seng-chia-lo[8]. Khi nói về đảo quốc Sinhala thì Ngài dùng từ Chi-see-tseu[9].

Trích dẫn từ chính Đại sử, một nguồn dữ liệu chính mà tiến sĩ Rahula đã sử dụng để phân tích và đánh giá cuộc chiến của Duṭṭhagāmaṇi trong sách của ông, chúng ta chú ý đến hành động phạm thượng của những kẻ xâm chiếm được ghi trong này. Kẻ xâm chiếm là những kẻ phá hoại, họ đã tàn phá các công trình văn hoá của Phật giáo.


Ngoài nguồn chính thống này ra, chúng ta cũng có rất nhiều chứng cứ văn học từ các thể loại truyền thống dân gian như tác phẩm Rasavāhinī[10], đề cập tới những hành vi cố tình phá hoại các công trình nghệ thuật của những kẻ ngoài hành tinh này. Trong tác phẩm này còn kể chi tiết sự tàn ác của những người Tamil ở Sri Lanka trong thời gian này rằng, họ chặt phá cây Bồ đề thiêng liêng bằng nhiều cách khác nhau, phá huỷ chùa chiền và hình tượng đức Phật. Trong tác phẩm này còn kể thêm rằng, các vị tỳ kheo giới đức và hiền lành bị họ lột y giữa phố, và các vị tỳ kheo này đã phải chạy trốn trong nỗi sợ hãitìm kiếm sự bảo vệ cho mình.

Những kẻ gây nên những hành vi căn bản này được xác định là của nhóm người Damiḷā sống ở đất nước này và bị xem nhưkẻ thù của người Sinhala. Những người theo đạo Phật không có bất kỳ thái độ thù địch nào với niềm tin tôn giáo của người Hindu như thỉnh thoảng một vài nơi đề cập. Chẳng hạn, ông Arasaratnam nói rằng: “Câu chuyện nhấn mạnh rằng vua Duṭugemuṇu là một anh hùng của Phật giáo, đã thiết lập lại niềm tin tôn giáotiêu diệt Hindu dị giáo vốn được sự hỗ trợ của những kẻ cầm quyền Tamil”[11]. Điều này chẳng có lợi ích gì mà còn là một sự khái quát hoá gây nguy hiểm, không hợp với bất cứ thứ gì mà chúng ta gọi là một học giả nghiên cứu, nó đi quá xa sự thật và không phù hợp với chứng cứ lịch sử đã ghi chép.

Thái độ thù địch của kẻ xâm chiếm được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử Sri Lanka. Nói về giai đoạn Polonnaruwa[12], giáo sư Paranavitana viết: “Phật giáo chịu nhiều khổ nạn trong suốt thời kỳ chiếm đóng của người Chola, và số lượng lớn chùa chiền được xây dựng và phát triển ở Anurādhapura trong thế kỷ thứ 10 bị bỏ rơi. Những tháp thờ xá lợi thì bị hư hoại nặng nề”[13].

Nét đặc trưng của Phật giáo là dễ thích nghi và hoà đồng với những vùng đất mới hơn là tiêu diệt và bao vây những nhân tố tôn giáo và văn hoá bản địa.

Ở Sri Lanka, khi xem văn học và những chứng cứ khảo cổ học, hầu hết những vết tích về văn hoá và nền văn minh dường như xuất hiện vào thời kỳ sau khi Phật giáo du nhập vào vùng đất này. Phần lớn cư dân bản địa của hòn đảo, là hậu duệ của những người di cư từ phía bắc Ấn Độ, nên dường như đã có sự yêu thích và dễ thích nghi văn hoá của họ với tôn giáo mới này. Vì thế, tôn giáo mới đó đã trở thành nguồn sống của người dân và bị xem là tự sát một khi xem thường hoặc không chú ý thích đáng.

Hậu quả hành động theo hướng này (tức chú ý và tôn trọng tôn giáo mới du nhập) là để bảo vệ sinh quyền của một quốc gia, để không dẫn tới một sự sai lầm hay xuyên tạc khi cho rằng đó là kiểu không dung nạp tôn giáo, đàn áp tôn giáo. Lịch sử đã ghi những sự việc điển hình này từ nhiều nơi trên thế giới. Ở Sri Lanka, nơi mà người theo đạo Phật được đa số người dân tin cậy, vì thái độtính cách hoà hiếu của họ hướng tới tôn giáo khác đã thật sự phản ánh văn hoá của họ. Giáo sư Paranavitana đã viết như thế này: “Ấn giáo dường như đã du nhập Ceylon với một số đông đáng kể trong thời kỳ Chola cầm quyền. Vua Vijayabahu đệ Nhất, trong khi đăng quang, đã không phân biệt đối xử với các nghi thức cầu nguyện của Ấn giáo. Nhà vua thừa nhận sự hiện diện của tôn giáo này trong thời kỳ người Chola nắm quyền; hơn thế nữa, nhà vua còn mở rộng sự bảo trợ cho những ngôi đền Saiva mới được thành lập trong thời gian trị vì của mình”[14].


Dưới ánh sáng của những gì đã được thảo luận cho đến nay, chúng ta không thể không chấp nhận một cách chính đáng về quan niệm cuộc chiến tranh của vua Duṭṭhagāmaṇi là cuộc chiến tranh bảo vệ, bảo vệ những gì thuộc về đất nước, thuộc về người dân.


Rahula lại viết tiếp: “Duṭṭhagāmaṇi đã khai thác tối đa tình cảm quốc giatôn giáo của số đông để đoàn kết người dân và giải phóng đất mẹ khỏi sự cai trị của ngoại bang”[15]. Từ quan điểm này của mình, Rahula đi xa hơn khi nói: “Các vị tỳ kheo thậm chí đã được khuyến khích từ bỏ y vàng để gia nhập vào quân đội cho cuộc chiến vì lợi ích quốc gia và tôn giáo”[16].

Một lần nữa, điều này là một khái quát mưu mô dựa trên một dữ kiện đơn lẽ. Ở đây, ông ta sử dụng nguồn thông tin từ tác phẩm Rasavāhinī, một nguồn có tính dân gian, mà nguồn dữ liệu này ngay từ đầu ông ta đã không dùng nó như nguồn chính. Điều thú vị hơn trong trường này là Đại sử, nguồn dữ liệu chính mà Rahula sử dụng, đã ghi lại sự việc này không những không hỗ trợ gì cho thông tin ông đưa ra như trên mà còn trái ngược hẳn.

Theo Đại sử,[17] tướng quân của Duṭṭhagāmaṇi là Theraputta Abhaya không phải là một cựu tu sĩ. Abhaya được đặt cho cái tiếp đầu ngữ Theraputta (nghĩa là con của một vị trưởng lão tỳ kheo) là bởi vì cha của Abhaya, sau khi chứng quả Tu-đà-hườn đã giao phó gia đình lại cho Abhaya để xuất gia dưới sự chỉ dạy của trưởng lão Mahāsumma. Vì thế người ta gọi Abhaya là Theraputta Abhaya, chứ không phải là tỳ kheo Abhaya (chữ Thera có nghĩa là tỳ kheo – ND) Cũng theo Đại sử ghi rằng, Theraputta Adhaya là người chủ của một gia đình trước khi được thu nhận dưới trướng của vua Duṭṭhagāmaṇi với tước vị tướng quân.

Trong khi đó nếu chúng ta chịu khó xem qua lời giải thích của tác phẩm Rasavāhinī, chúng ta không thể lơ là hai điểm quan trọng này. Thứ nhất, vào thời gian mà chàng thanh niên trẻ được Goṭhayimbara chọn lựa cho quân đội của Duṭṭhagāmaṇi, anh ta chỉ là một sa di tập sự, không phải là một vị tỳ kheo thọ giới. Thứ hai, Goṭhayimbara đã phát hiện ra chàng sa di trẻ tuổi này có sức khoẻ và năng lực phi thường, thậm chí có thể là đối thủ của Goṭhayimbara.


Một tình tiết quan trọng khác không thể bỏ qua có trong Rasavāhinī, nói tới việc vị sa di trẻ tuổi này đồng ý từ bỏ cuộc đời tu hành của mình để tham gia quân đội. Đó là việc Goṭhayimbara đã kể lại chi tiết về những tội ác của kẻ xâm lăng ở phía bắc đối với Phật giáo và những công trình nghệ thuật Phật giáo, và nói với anh ta rằng, việc cần thiết lúc này là loại trừ tình trạng vô pháp luật này và bảo đảm an ninh cho Phật giáo. Đó là tất cả những gì nói lên cho tình huống này.

Một sự phân tích hoàn chỉnh và toàn diện về những ghi chép truyền thống của Sri Lanka liên quan tới cuộc chiến của vua Duṭṭhagāmaṇi chắc chắn sẽ cung cấp một quan điểm rõ ràng và ít thành kiến về khát vọng văn hoá tôn giáo của người dân Sinhala lúc bấy giờ. Quan điểm sai lệch và méo mó của Đại sử về vấn đề này không thể phân tích theo những gì có trong chính Đại sử, thường được sử dụng như thước đo để đánh giá tâm lý của dân tộc. Một trong những ghi chép có tính nghiên cứu cẩn thận gần gũi với Đại sử, mà chúng ta đôi khi bắt buộc phải xem xét, đó là các nguồn sử luận truyền thống tu viện chuẩn mực, không bị ảnh hưởng bởi Đại sử.

Trong quyển The Two Wheels of Dhamma (tạm dịch: Hai bánh xe Pháp), xuất bản năm 1972, trang 88, hình như đã bị lời bình luận của Rahula phỉnh lừa, khi đưa ra nhiều chẩn đoán về sự xung đột cộng đồng Sri Lanka và kê ra nhiều đơn thuốc an tâm. Điều ông ta muốn chuyển tải ở đây không phải là sự suy đoán của chúng ta. Trong đó Bardwell L.Smith viết: “Trong cuộc chạm trán kinh điển giữa vua Duṭugemuṇu và Eḷāra, nhằm khôi phục lại chế độ quân chủ dưới sự lãnh đạo của người Sinhala theo Phật giáo, đã đánh dấu sự bắt đầu của chủ nghĩa dân tộc Sinhala, và điều đó sẽ không còn nỗi lo ngại về bất ổn chính trị cũng như quét sạch các lực lượng phi pháp từng hiện diện. Vào năm 1959, nhà sư Buddharakkhita bị buộc tội đồng loã ám sát thủ tướng S.W.R.D Bandaranaike, cũng đã quả quyết việc tám vị A-la-hán được gởi tới để an ủi vua Duttugemunu đang hối hận vì giết quá nhiều người trong cuộc chiến với Eḷāra”.


Nói thêm về tình hữu nghị giữa người Sinhala và người Tamil ở Sri Lanka, ông Smith bình luận tiếp rằng:


Thêm một khía cạnh về bản sắc văn hoá Phật giáo Sinhala cần phải chú ý ở đây, cụ thể là sự kết nối bất khả phân ly với nguồn gốc Ấn Độ của nó. Việc đề cập về chính đức Phật, nữ thần Hindu Vijaya, hoàng đế Asoka, tôn giả Mahinda và tôn giả Buddhaghosa đã minh chứng cho việc người Sinhala phụ thuộc vào tổ tiên ở lục địa Ấn Độ… Không vì thừa nhận di sản Bà la môn giáo có trong văn hoá của mình mà bản sắc văn hoá Phật giáo Sinhala bị mất đi”.


Việc xác định hoàn toàn nhầm lẫn ở các điểm như ‘nguồn gốc từ Ấn Độ’ ‘di sản của Ấn giáo’, đã làm giảm giá trị toàn bộ bài viết của Smith một cách đáng tiếc.


Lúc khởi đầu bài viết này, chúng ta đã xác định tính chất rộng lớn của chủ đề nằm trong tầm hiểu biết của chúng ta. Những gì mà chúng ta đã thảo luận cho đến nay, liên quan tới cuộc chiến của Duṭṭhagāmaṇi, nằm trong lĩnh vực cả về lịch sửxã hội học. Trước khi kết thúc bài viết này, mục đích của chúng ta bao gồm ít nhất một ví dụ về sự xuyên tạc nghiêm trọng trong việc giải thích Phật giáo như là một hệ thống tôn giáo. Điều này là kết quả của việc hiểu không đúng về những ngôn ngữgiáo lý đức Phật được lưu trữ.


Các thế hệ sinh viên thuộc khoa tôn giáotriết học đã nhận thứcđánh giá cao giá trị của Phật giáo, là một tôn giáo có mức độ cao nhất về giải thoát tư tưởng và hành động đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta không ngạc nhiên đôi khi thấy một dòng tư tưởng mới, bất luận nguồn gốc của nó xuất phát từ đâu, thách thức tính độc đáo này của Phật giáo, thường tự gán cho Phật giáo hơn là Phật giáo tuyên bố điều đó. Đây là những gì mà Lyn de Silva đã cố gắng tranh luận đậm nét về vấn đề này trong quyển sách của ông với tựa đề: Buddhism: Beliefs and Practices in Sri Lanka (tạm dịch: Phật giáo: Niềm tin và Sự tu tập ở Sri Lanka) trang 196, ông viết: “Chúng ta tin rằng, giáo pháp đã tồn tại từ ngàn xưa, và tất cả chư Phật đã khám phácông bố nó cho chúng ta. ‘Hãy lắng nghe, này các tỳ kheo’ đức Phật nói, ‘Ta đã đoạn tận sinh tử, giờ đây, Ta sẽ hướng dẫn và truyền bá chánh pháp’. Như vậy, những lời của đức Phật nói là có thẩm quyền đáng tin cậy. Đức Phật là nguồn tối thượng của tất cả chân lý, và lời của Ngài được chấp nhận không còn nghi ngờ. Mặc dù, có người nói rằng, chúng ta nên chỉ chấp nhận lời Phật dạy chỉ sau khi xem xét một cách cẩn thận; căn cứ vào đâu để chấp nhận và chắc rằng không có bất kỳ lý do nào cho việc tự do ý chí. Như những gì Kern nói: ‘Phật giáo tuyên bố mình không phải là hệ thống chủ nghĩa duy lý, mà là pháp của bậc thượng nhân, được nói bởi bậc toàn trí, toàn năng’. Việc giải thích giáo lý của đức Phật phải thật vững chắc và cố định không thể thay đổi trong truyền thống giáo điều chính thứcchúng ta không được giải thích những lời thiêng liêng này theo ý muốn. Chỉ có dị giáo mới làm điều đó”.


Rõ ràng từ đoạn trích dẫn ở trên, Lyn de Silva đã cố gắng chứng minh rằng trong Phật giáohầu như không có bất kỳ lý do nào dành cho việc tự do tư tưởng'. Để đạt được mục tiêu đó, Lyn de Silva đã trích từ sách của Kern đoạn như trên. Hai nhận xét quan trọng đã được đưa ra ở đây. Một là phần mà ông ta trích dẫn từ sách của Kern, đã nêu ra nội dung hoàn toàn khác với ý tưởng của Kern. Đoạn trích từ sách của Kern không có từ cuối cùng là ‘bậc toàn trí hay bậc không thể sai lầm’ nhưng rồi đã được dùng như đã nói trên.


Lấy lại công bằng cho Kern, người đã viết về Phật giáo ngay từ năm 1898, để thấy rằng, ông không thể bị buộc tội cho những gì mà không bao giờ có ý định nói, đó là phận sự của chúng ta trong việc mô phỏng lại những lời bình luận của Kern trước khi kết thúc bài viết này.


Nghiệp là sự kết nối được duy trì trong tiềm thức của một chúng sanh, xuyên suốt qua vô số sự sanh khởi, trải qua nhiều kiếp sống trong luân hồi”.


Một triết lý như vậy, nó sẽ được thừa nhận, vượt quá điều kiện của con người nhưng điều đó đã không có những tranh luận phản đối nào thích hợp trong hệ thống tín ngưỡng nguyên thuỷ này. Bởi vì Phật giáo thừa nhận…[18]


Việc nghiên cứu ngôn ngữ thời Kern, đặc biệt là tiếng Pali và Sanskrit, đã có nhiều thuận lợi nhất định cho phép bất kỳ nhà nghiên cứu tôn giáo nào đủ trang bị cần thiết, không tốn nhiều sức lực để khảo cứu trong lĩnh vực của họ mà phải dùng tới các khái niệm gắn liền định kiến hay thành kiến nào trong đó. Trong bài nghiên cứu này, chúng ta đã nhấn mạnh tới khuynh hướng nghiên cứu không lành mạnh của việc trích dẫn nguồn của các nhà nghiên cứu không dùng nguồn chính mà lại dùng nguồn phụ. Đây có thể là một phương pháp sai lạctác hại, đáng ngờchê trách.

Đối diện với những điều này, có lợi ích để liên tưởng rằng, dấu hiệu của các học giả thì không phải là những tư tưởng của các bậc đạo sư đáng kính, họ là những người đã mất đi đường hướng của họ, hoặc sự bất định theo tà kiến của họ, nhưng lại một lần nữa nghiên cứu với tư tưởng phóng khoáng để khám phá chân lý, vì chân lý hoặc có sự lừa dối hay không lừa dối, tạo ra hay không tạo ra, giải thoát hay mê muội.

Từ sự lỗi lầm đưa tôi đến chân lý, từ vô minh đưa tôi đến ánh sáng, từ sự tử vong đưa tôi đến sự bất tử.

[1] Mhv. Ch. xxv

[2] Một tên khác của Sri Lanka trước đây

[3] Mhv. Ch. xxv. vv 98-112

[4] Đoạn này nó về các vị A la hán khuyên đức vua rằng, việc giết người trên chiến trường đó không làm trở ngại cho việc về trời của đức vua sau này, rằng trong số người bị giết là các đạo khác…cho nên mới có câu đi ngược lại tinh thần giáo pháp của đức Phật theo sau (ND)

[5] Đoạn này nói về việc nhà vua chỉ giết có một nữa kẻ địch nên không trở ngại con đường sanh thiên, nên có câu này (ND)

[6] Mhv. Ch.xxv. v 103

[7] Xem trong quyển A Record of Buddhist Kingdoms, James Legge/Munshiram Manoharlal, New Delhi, 1991, p100.

[8] Xem quyển Buddhist Records of The Western World – Samuel Beal/Munshiram Manoharlal, New Delhi, 1983, ii, p 206,234,240

[9] Ibid. I. p. 188

[10] Là một tập hợp các mẩu chuyện bằng tiếng Pali, xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 14, được biết tác giảTỳ kheo Vedeha, người Sri Lanka. (ND)

[11] Ceylon by S. Arasaratnam, in Modern Nations in Historical Perspective, 1964, p 52

[12] Polonnaruwa được vua Vijayabahu I chọn làm kinh đô vào thế kỷ thứ 8. Đến thế kỷ thứ 12 nó là trung tâm Phật giáo Theraveda ở Sri Lanka, có nhiều kiến trúc Phật giáo được tạo dựng ở đây dưới thời vua Vijayabahu I. (ND)

[13] UHC. Vol.I. Part II, p 563

[14] Ibid, p 563

[15] Ibid, p.80

[16] ibid

[17] Mhv. Ch. xxiii, vv.61-63

[18] Kern, Indian Buddhism, p 49

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32376)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.