Đạo đức nghề y

05/07/20153:53 SA(Xem: 7079)
Đạo đức nghề y

ĐẠO ĐỨC NGHỀ Y
Phúc Cường dịch

dalai lama at Tokyo 1
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với Hiệp hội bác sĩ Nhật Bản
ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 04 Tháng Tư năm 2015.
Ảnh/ Tenzin Jigmey

, Nhật Bản, ngày 04 tháng 4 năm 2015 - Sau khi trở về Tokyo từ Sapporo, chiều ngày 04, Đức Đạt Lai Lạt Ma được thỉnh mời đến chia sẻ với  thính chúng tại hội trường Hiệp hội bác sĩ Nhật Bản, hơn 166 ngàn thành viên trên khắp cả nước cùng theo dõi trực tuyến. Ngài rất hạnh phúc được hiện diện nơi đây và nhận xét rằng mặc dù chủ tịch Hiệp hội đã nhắc tới ngài trong lời giới thiệu như một vị Bồ tát, nhưng ngài luôn coi bản thân chỉ là một con người bình thường.

"Một vinh dự lớn cho tôi được hiện diện trước quý vị, những người đến từ ngành y. Các bác sĩ và y tá luôn mang lại cho con người một đời sống mới. Khi một người tới bệnh viện, họ không đi dã ngoại, mà họ tới để tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết vấn đề sức khỏe. Và quý vị, những bác sĩ, y tá đã mang lại cho họ một đời sống mới. "

Ngài chia sẻ rằng có rất nhiều hệ thống y học trên thế giới, trong đó có hệ thống có nguồn gốc từ hàng ngàn năm. Lịch sử Tây Tạng đã ghi lại một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Lhasa vào thế kỷ thứ 8 dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Tây Tạng. Với sự tham dự của đại diện các hệ thống Yunani từ Ba Tư và Afghanistan, Ayurveda từ Ấn Độ và các hệ thống của Trung QuốcTây Tạng. Hệ thống y học Tây Tạng hiện đại dường như bắt nguồn từ sự kiện này.

Ngài cho rằng một số bệnh phản ứng tốt nhất với cách điều trị allopathic, nhưng đối với nhiều người khác, phương pháp của  Ayurvedic, Tây TạngTrung Quốc lại hiệu quả hơn. Ngài đặt vấn đề nếu có thể tổ chức một hội nghị tương tự giữa các bác sĩ giàu kinh nghiệm từ các hệ thống khác nhau trên thế giới ngày nay để đóng góp vào sự tiến bộ của loài người.

dalai lama at Tokyo 2
Thính chúng lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại
hội trường Hiệp hội bác sĩ Nhật Bản ở Tokyo, Nhật Bản
vào ngày 04 Tháng Tư, 2015. Ảnh/ Tenzin Jigmey

Mặc dù giới thiệu chính thức trước đó, ngài nói rằng ngài muốn tự giới thiệu mình.

"Như tôi đã chia sẻ khi trước, tôi luôn tự xem mình là một trong 7 tỷ con người đang sống ngày nay. Là con người, chúng tathể chất, tinh thần và tình cảm giống như nhau. Chúng ta đều muốn sống một đời sống hạnh phúc. Nếu không mong muốn hạnh phúc cho người khác, chúng ta phải đối mặt với nhiều rắc rối, phần nhiều trong số đó do chúng ta đã tạo ra cho chính mình. Tại sao? Bởi vì chúng ta giữ một cái nhìn thiển cận, thiếu toàn diện và vì chúng ta thiếu một nhận thức về sự hiệp nhất của gia đình nhân loại. Con ngườiđộng vật xã hội. Chúng ta đều có tiềm năng để phát triển tình thương yêu và tâm từ bi đối với nhau, nhưng chúng ta lại cứ tự coi mình là trung tâm. Chúng ta nhìn người khác theo cái nhìn phân biệt ta- người, quá đề cao những khác biệt thứ yếu như đức tin, quốc tịch hay chủng tộc. Thay vào đó, chúng ta cần phải thúc đẩy một nhận thức về sự hợp nhất của 7 tỷ con người.

"Trong quá khứ chúng ta có thể ít nhiều độc lâp hay tự túc, nhưng ngày nay chúng ta ngày một phụ thuộc lẫn nhau. Sự tồn vong của các nước láng giềng cũng có nghĩa là sự tồn vong của chính chúng ta. Nếu chúng ta quan tâm làm lợi cho con người, lợi ích của chính chúng ta tự nhiên sẽ được thực hiện."

Ngài đã chỉ ra rằng khi ai đó đến bệnh viện để tìm kiếm sự giúp đỡ, chúng ta không nên đặt vấn đề niềm tin, quốc tịch hay thành phần xuất thân, hãy coi họ là những con người cần sự giúp đỡ, là bệnh nhân cần điều trị. Ngài nói rằng tất cả chúng ta đều có tiềm năng phát triển tình yêu thương và sự quan tâm không định kiến đối với người khác, và nỗ lực giúp mọi người nhận thức được điều này là tâm nguyện hàng đầu của ngài.

Ngài cũng chia sẻ rằng là một tu sĩ Phật giáo, ngài tin tất cả truyền thống tôn giáo đều mang một thông điệp về tình yêu thương, lòng khoan dung và kỷ luật tự thân. Như vậy tất cả đều có tiềm năng phụng sự nhân loại. Họ có thể có các hệ thống triết học khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới thúc đẩy tình thương yêu. Do đó, tâm nguyện kế tiếp của ngài là khuyến khích sự hòa hợp giữa các tôn giáo, một điều cấp bách hơn hơn bao giờ hết khi con số những người sát hại người khác nhân danh tôn giáo đang ngày càng gia tăng.

Tâm nguyện thứ ba của ngài là về Tây Tạng.

dalai lama at Tokyo 3
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời câu hỏi của thính chúng
Photo / Tenzin Jigmey

"Người Tạng có ngôn ngữhệ thống chữ viết riêng. Ngày nay tiếng Tạng là ngôn ngữ luận giải chính xác nhất các truyền thống Phật giáo từng được truyền dạy tại Đại học Nalanda Ấn Độ. Bao gồm triết học và logic, bên cạnh đó là nguồn kiến ​​thức về tâm thức  và các cảm xúc. Đây là cơ sở cho sự tu học giúp tôi có thể tham gia vào đối thoại với các nhà khoa học hiện đại trong 30 năm qua. Và kết quả là ngày nay, nhiều nhà khoa học đã rất quan tâm đến các kính văn Ấn Độ cổ giảng dạy về tâm thức.”

Câu hỏi đầu tiên từ thính chúng là bằng cách nào chúng ta có thể giải quyết những khó khăn sẽ phải đối mặt trong tương lai. Ngài cho rằng bởi vì 1 tỷ trong số 7 tỷ con người đang sống ngày nay khẳng định rằng họ không theo một đức tin tôn giáo nào, bởi vậy chúng ta cần phải tìm kiếm những cách thức mới để thúc đẩy tình yêu thương và những cảm xúc tích cực. Tất cả con người, thậm chí ngay cả những kẻ khủng bố, đều lớn lên dưới sự chăm sóc và tình yêu thương của người mẹ. Nhưng khi mỗi ngày lớn hơn, chúng ta dường như lại đánh mất tình thương yêu tự nhiên đó. Ngài lấy tấm gương của Ấn Độ đang xây dựng một cách tiếp cận thế tục với vấn đề đạo đức. Đây là một cách tiếp cận tôn trọng các truyền thống tôn giáo và ngay cả những người không tôn giáo nhưng không phụ thuộc vào họ. Ông nói với thính chúng rằng chương trình đang được phát triển với mục đích giới thiệu hệ thống đạo đức thế tục, phổ quát vào hệ thống giáo dục phổ thông của chúng ta.

Một bác sĩ muốn biết làm thế nào để hóa giải những cảm xúc phiền não và làm thế nào để quyết định những vấn đề đạo đức đầy thách thức. Ngài chia sẻ với người bác sĩ rằng để giảm thiểu các phiền não, chúng ta cần phải biết nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực. Ví dụ, để hóa giải sự sân hận, chúng ta cần trưởng dưỡng tình thương yêu và lòng bi mẫn. Lý trínhận thức sẽ trợ giúp, nhưng đồng thời phát triển lòng từ bi sẽ làm gia tăng sức mạnh nội tâm.

Đối với những vấn đề đầy thách thức của đạo đức y học, yếu tố quan trọng là động cơ. Ngài nhớ lại rằng ngài từng hài ước với bác sĩ riêng của mình rằng phẫu thuật là một hình thức bạo lực, nhưng chúng ta chấp nhận nó bởi động cơ là tốt. Ông đề nghị rằng trong khi nó thường là tốt hơn để tránh thai, có những dịp khi nó là khóa học tốt hơn hành động. Ngài cho rằng không chỉ thực hành tâm từ bi trong trường hợp như vậy, mà cần cả trí tuệ và sự cảm thông nữa.

Khi một bác sĩ chuyên khoa tâm thần xin lời khuyên để ngăn ngừa vấn đề tự tử, ngài trích dẫn lời một đạo sư Tây Tạng rằng những tình huống trong cuộc sống của một số người là như vậy mà đôi khi có thể được tốt hơn nếu đời sống của họ là ngắn hạn. Ngài nhận xét rằng những gì làm cho cuộc sống con người quý giá là trí tuệ và bộ não tuyệt vời của chúng ta. Chúng ta có một khả năng nuôi dưỡng tâm từ bi mà tất cả chúng sinh khác không thể có được và đây là lý do tại sao tự sát lại là một tổn thất to lớn.

Ngài chỉ ra rằng cuộc sống đô thị hiện đại cô đơn hơn, ví dụ, cuộc sống ở một ngôi làng Ấn Độ. Trong làng nếu có một người tự tử, khả năng sẽ nhận được sự hỗ trợ và cảm thông từ cộng đồng nhiều hơn. Ngài nhớ lại một buổi hội thảo về chủ đề tội phạm trong thanh thiếu niên khoảng 15 năm trước đây ở San Francisco. Buổi hội thảo đã đi đến nhất trí nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là do thiếu tình cảm nói chung trong xã hội. Điều này có lẽ cũng được áp dụng tương tự cho tỷ lệ tự tử. Ngài cho những tham vọng chưa hoàn thành, cạnh tranh và stress có thể cũng là nhân tố góp phần vào quá trình này.

Một số bác sĩ cao cấp thỉnh ngài lời khuyên giải quyết cuộc khủng hoảng mất cân đối giữa tỷ lệ người già đã về hưu với lao động trẻ trong xã hội. Ngài đã nói với họ về một dự án ở Thụy Điển, trong đó người cao tuổi đảm nhận vai trò chăm sóc con cháu. Kết quả là đôi bên cùng có lợi. Các cháu nhỏ học được kinh nghiệm của người lớn tuổi trong khi bố mẹ chúng đi làm việc, và như vậy sẽ mang lại động lực cho người già nhằm ngăn ngừa sự suy sụp tinh thần có thể xảy ra.

dalai lama at Tokyo 4
Thính chúng đặt câu hỏi lên Đức Đạt Lai Lạt Ma
Ảnh / Tenzin Jigmey

Trở lại với tầm quan trọng của đạo đức thế tục, ngài cho rằng điều quan trọng là hãy dạy cho những người trẻ tuổi ở trường học rằng bạo lực là cách tiếp cận sai lầm để giải quyết vấn đề. Sử dụng bạo lực và cưỡng bức chắc chắn sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường và không thể đưa ra giải pháp. Sẽ tốt hơn nhiều nếu trẻ em lớn lên được làm quen với ý tưởng rằng cách thức thích hợp để giải quyết rắc rối là thông qua đối thoại, thông qua một giải pháp các bên đều có thể chấp nhận được.

Cuối cùng, ngài trích dẫn câu ngạn ngữ Tây Tạng nói về người bác sĩtrình độ cao nhưng điều trị ít hiệu quả bởi vì trái tim người ấy khép kín, còn người bác sĩ trình độ kém hơn nhưng lại chữa trị thành công hơn bởi vì có một trái tim nồng ấm. Ngài lấy kinh nghiệm bản thân cảm thấy tự tin hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng khi các bác sĩ và y tá tham gia chữa trị với trái tim nồng ấm ngược lại với những người làm cho ngài cảm thấy như họ đang sửa chữa một máy vậy.

"Nhưng," ngài nói thêm, "cũng như chúng tôi thường nói rằng chúng tôi không thể dạy bảng chữ cái cho đức Phật được, quý vị là các y bác sĩ nên tôi chắc chắn rằng đây là những điều quý vị đã hiểu biết rõ."

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalailama.com/news

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13784)
26/04/2021(Xem: 4181)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.