Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi

08/05/201312:00 SA(Xem: 15545)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHỈ TRÍCH
PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN TẤN CÔNG NGƯỜI ĐẠO HỒI
Trọng Thành (RFI)

dalialama_1234065Hôm qua, 07/05/2013, trong cuộc nói chuyện trước hơn 10.000 sinh viên đại học Maryland (Hoa Kỳ), lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma lên án các cuộc tấn công của phật tử Miến Điện nhắm vào người theo đạo Hồi. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng kêu gọi xây dựng một thế giới tương lai trên nền tảng tôn trọng các tôn giáo, cũng như những người không theo đạo nào.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng , 77 tuổi, đã có cuộc thuyết trình về hòa bình trong khuôn khổ chương trình thường niên « Bài giảng Anwar Sadat về Hòa bình » của Đại học Maryland, gần thủ đô Washington. Ông tuyên bố sau bài giảng : « Giết người nhân danh tôn giáo là điều không thể tưởng tượng nổi, thật hết sức đau buồn. Thế mà hiện nay, cả các Phật tử cũng tham gia vào những chuyện như vậy tại Miến Điện ». Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm : « Tôi cầu nguyện để họ (các sư tăng) nghĩ về Đức Phật ». 

Trong bài giảng tại đại học Maryland, lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng các giá trị thế tục trong giáo dụcnhấn mạnh đến việc cần phải tôn trọng mọi tôn giáo, cũng như những người không theo tôn giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi mọi người xây dựng một thế giới mới của thế kỷ XXI, đồng thời khẳng định ông đã là con người của thế kỷ trước. Thế giới mới, theo ông, « phải dựa trên nền tảng của quan niệm về một nhân loại thống nhất » và giáo dục của thế giới tương lai phải bao hàm các « đạo lý thế tục, không dựa trên nền tảng tôn giáo ». 

Lời chỉ trích của Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra trong bối cảnh bạo lực tôn giáo tại Miến Điện tiếp tục lan rộng, đặc biệt với vụ bạo động mới đây tại thành phố Meikhtila, miền trung Miến Điện, vào tháng 3/2013 vừa qua, khiến 44 người chết và 13.000 người phải đi lánh nạn, trong đó chủ yếu là người theo đạo Hồi. Theo Reuters, có các chứng cớ cho thấy nhiều sư tăng Miến Điện đã tích cực tham gia vào các hành động bạo lực chống người Hồi giáo trên khắp cả nước. 

Các đụng độ giữa các cộng đồng Phật giáoHồi giáo thỉnh thoảng lại bùng phát sau khi chính quyền dân sự của tổng thống Thein Sein lên nắm quyền vào tháng 3/2011, chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của chế độ độc tài quân sự. Theo các nhà quan sát, điều này cho thấy tâm lý chống Hồi giáo bắt rễ sâu sắc trong xã hội Miến Điện. Bản thân giải Nobel hòa bình, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng thường bị chỉ trích là không có lập trường kiên quyết trong việc bảo vệ quyền của thiểu số người theo đạo Hồi Rohingya. 

Hôm qua, 07/05/20013, một giới chức Miến Điện cho biết, sáu người Hồi giáo bị ra tòa xét xử về tội giết một nhà sư trong vụ bạo động hồi tháng 3 ở Meiktila. Tòa sẽ ra phán quyết vào thứ Sáu 10/05. Nếu bị kết tội, các bị cáo có thể bị kết án tử hình. 

Mùa hè năm 2012, tại miền tây Miến Điện, bạo lực giữa người theo đạo Phật ở bang Rakhine và người Hồi giáo không quốc tịch Rohingyas đã khiến khoảng 200 người chết và 140.000 người phải sơ tán. Trong một phát biểu ngày thứ Hai tuần này, tổng thống Miến Điện hứa hẹn sẽ có các biện pháp để bảo vệ quyền của người Hồi giáo.

Trọng Thành (RFI)

BÀI ĐỌC THÊM:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC
LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
CHIẾC GẬY TÔN GIÁO VÀ BÁNH XE DÂN CHỦ CỦA MIẾN ĐIỆN

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13784)
26/04/2021(Xem: 4181)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.