Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ?

05/09/20154:46 SA(Xem: 9205)
Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ?

PHẬT GIÁO ĐẾN PHƯƠNG TÂY NHƯ THẾ NÀO?
Thích Giác Chinh.


Giới thiệu chung: Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu, Xin giới thiệu sơ lược đến Quý đọc giả, thiện trí thức và thân hữu gần xa, qua đó nhận thấy được các vấn đề về Sử học Phật giáo, Triết học Phật giáo và sự ngấm ngầm tinh tế của Thiền học... trong nền văn hóa Phương Tây và Mỹ quốc.

Thế giới phương Tây hay nền văn minh phương Tây có nguồn gốc từ nguồn văn minh Hy Lạp-La Mã ở Châu Âu cùng với sự xuất hiện và phát triển của Kitô giáo. Kitô giáo có một địa vị quan trọng trong các vấn đề về chính trị-xã hội và trong đời sống tâm linh của người phương Tây. Nền văn hóa phương Tây vốn bị ảnh hưởng bởi truyền thống bắt nguồn từ thời kỳ Phục Hưng, Cải cách Kháng Cách cho đến thời kỳ Khai sáng cùng với sự hình thành và bành trướng của Chủ nghĩa thực dân phương Tây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Trong khi Phật giáo vốn là một tôn giáo có nguồn gốc từ nền văn minh phương Đông. Như vậy, Bằng cách nào mà Phật giáo hình thành và phát triển được trong thế giới phương Tây ? Tại sao Phật giáo đến được thế giới phương Tây ? Phật giáo được truyền bá như thế nào ở thế giới phương Tây ? Người dân phương Tây đã chào đón Phật giáo với tâm trạng và trạng thái tâm lý như thế nào?

Ngày nay, số người theo đạo Phật ngày càng tăng ở các nước Tây phương như: Mỹ, Australia, Vương Quốc Anh, New Zealand và các vùng phụ cận ở Tây phương… Theo số liệu thống kê từ Trung tâm nghiên cứu Phật học Oxford và Trung tâm Phật học Harvard thì Phật giáo trở thành tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Australia và một số nước Châu Âu[1].

  1. 1.     Sự du nhập, hình thành và phát triển của Phật giáo vào phương Tây

Năm 334 trước Công nguyên, khi Alexander Đại đế thực hiện những cuộc chinh phạt đến miền Trung Á, điển hình là Vương quốc Seleukos. Alexander Đại đế đã áp dụng sự pha trộn văn hóa giữa Vương quốc Seleukos với nền văn minh Hy Lạp cổ đại kết hợp với các yếu tố văn hóa Phật giáo; đây chính là bàn đạp, là sự khởi đầu tiêu biểu trong việc kết hợp yếu tố văn hóa Hy Lạp cổ đại và yếu tố văn hóa Phật học của Phật giáo. Cũng chính là bước chân đầu tiên minh chứng cho sự du nhập, hình thành và phát triển của Phật giáo từ phương Đông vào phương Tây.

Sự pha trộn đó chính là sự kết hợp kỳ diệuđặc sắc của văn hóa phương Tây để cho ra đời nền văn hóa Hy Lạp cổ đại Phật giáo, được biết đến ở phương Tây (châu Âu) với cái tên rất đặc trưng là Greco-Buddhism, có nghĩa là Hy Lạp cổ đại Phật giáo. Từ đó, sự tiếp xúc giữa nền văn hóa châu Âu với thế giới Phật giáo ở phương Đông đã diễn ra. Có thể nói đây chính là một trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông, là thuật ngữ mà ngày nay mọi người hay gọi là “từ Đông sang Tây”, tức là ám chỉ cho sự du nhập, hình thành và phát triển của Phật giáo tại phương Tây.

Cuộc tiếp xúc thứ hai được ghi nhận là từ sau những cuộc chinh phạt của vua A Dục (Aśoka: 273–232 trước Công nguyên), sau khi chứng kiến cảnh máu đổ kinh hoàng ở vùng trận địa Kalinga, tức là vùng Orissa ngày nay tại miền Đông Ấn Độ trong cuộc chiến Kalinga nổi tiếng, do đích thân Asoka làm tướng chỉ huy trên trận chiến mà ai ai trong chúng ta khi đọc lịch sử Phật giáo hoặc lịch sử Ấn Độ điều có thể dể dàng nhận biết được.

Vì sao nói đến sự du nhập, hình thành và phát triển Phật giáo tại phương Tây mà lại đề cập đến A Dục vương của sứ Ấn Độ cổ đại ?

Lý dó thứ nhất, là bởi vì chính A Dục vương, vị vua của đế quốc Khổng Tước[2] đã cải đạo sang Phật giáo, thành tâm sám hối những lỗi lầm của mình cũng như tuyên bố sẽ chấm dứt những cuộc chinh phạt sau này. A Dục vương đã phát nguyện phát triển và truyền bá Phật giáo rộng khắp trong nước, thậm chí ra ngoài phạm vi Ấn Độ với hàng ngàn tháp Phật và trụ đá còn sót lại cho đến ngày hôm nay. Lý do thứ hai, cũng chính là kết quả của các nhà khảo cổ học công bố sau quá trình khảo sát, khảo cổ và phát tích khai quật được, đó chính là các chỉ dụ còn lưu lại trên các trụ đá của vua A Dục. Căn cứ theo chỉ dụ tiếng Phạn trên các trụ đá, giới khảo cổ học đã nhận định chính vua A Dục đã phái các nhà Sư Phật giáo nhận nhiệm vụ làm nhà truyền giáo để đi đến hàng chục tiểu vương quốc khác nhau từ Sri Lanka cho đến Đế Quốc Hy Lạp, và Vương quốc Hy Lạp-Bactria ở Châu Âu, thậm chí còn xa hơn khi các nhà Sư này đến vùng Địa trung Hải[3] ngày nay.

PGPT2
Hình 2: Barlaam và Josaphat, hai vị "Thánh Công giáo" đến từ Ấn Độ
lại là chế bản của câu chuyện từ cuộc đời thật của Đức Phật.
Bản chép tay của Hy Lạp, thế kỷ XII.

Vấn đề thứ ba, cũng chính là lý do đặc biệt được ghi nhậnThời kỳ Thiên chúa giáo thịnh hành thì tư tưởng Phật giáo đã xâm nhập vào Châu Âu thông qua con đường Trung Đông, khi mà câu chuyện về hai vị thánh Barlaam và Josaphat trong truyền thống Kitô hữu đã được Công giáo hóa từ chính câu chuyện lịch sử có thật của cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni[4]. Các nhà truyền giáo Kitô đã dịch ra từ tiếng Ấn sang tiếng Ba Tư rồi từ tiếng Ba Tư chuyển sang tiếng Ả-rập để cuối cùng chuyển ngữ thành tiếng Hy Lạp và được dịch sang tiếng Anh, như ngày nay chúng ta nhận thấy trong các sách sử của Kitô giáo. Barlaam và Josaphat hai vị Thánh Công giáo tiêu biểu đến từ Ấn Độ lại là chế bản sinh động của câu chuyện từ cuộc đời thật của Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, quả thật là một điều thú vị trong hành trình từ Đông sang Tây của văn hóa Phật giáo.

Qua những phân tích từ các khía cạnh của các lý do ở trên, chúng ta nhận thấy đây chính là một sự kết hợp văn hóa độc đáo giữa Hy Lạp cổ Đại với văn hóa Phật giáo, được phát triển rực rỡ đến tận 8 thế kỷ tại Trung Á, từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên để về sau du nhập và lang tỏa sang Châu Âu, Mỹ – Thế giới phương Tây ngày nay.


2. Sự quan tâm từ giới hàn lâm học thuật triết học

Giai đoạn từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 các học giả theo trường phái Kinh điển và các giáo sĩ Thiên chúa giáo đã có sự quan tâm đặc biệt đến các loại hình triết lý phương Đông; vì lẽ đó, triết lý minh triết của đạo Phậttriết học Phật giáo đã nhận được sự quan tâm nồng hậu từ giới hàn lâm học thuật triết học. Từ đó, những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người La Mã với Phật giáo đã được ghi chép bởi các học giả này, điển hình là việc ghi chép về đoàn sứ giả tên Porus do Quốc Vương Ấn Độ Pandion cử đến La Mã để truyền bátruyền giáo giáo lý. Điều này ít nhất cũng khẳng định đã từng có một vị giáo sĩ từ Ấn Độ đến vùng Địa Trung Hải.

Trải qua một vùng đệm và khúc dạo đầu của thế kỷ 18 và thế kỷ 19 bằng các cuộc tiếp xúc giữa người La Mã với Phật giáo. Phật giáo cũng như các tôn giáotriết học phương Đông lại trở thành đề tài được quan tâm trong giới học thức ở phương Tây.

PGPT3
Hình 3: Phật tử - Triết gia
Henry David Thoreau.

Với các học giả phương Tây, họ nhận định Phật giáo, ngoài ý nghĩa là một tôn giáo tỉnh thức, giác ngộ, thì còn là một hệ thống triết học hoàn thiện. Cốt lõi triết học của Phật giáoVô thường, Vô ngã và Duyên khởi…nó là một học thuyết triết học hoàn chỉnh từ lý thuyết, ứng dụng thực tế từ trong những hoàn cảnh cụ thể cho đến các vấn đề về bản chất của tất cả sự vật hiện tượng dù thuộc vật lý hay thuộc tâm lý, triết học Phật giáo đều có cách giải thích một cách xác đáng và phù hợp với giới hàn lâm học thuật triết học phương Tây. Các học giả triết học phương Tây từ kinh nghiệm học thuật của mình đã đi đến nhận định việc xác định về mối quan hệ của bản thể trong triết học Phật giáo nó là cái gì, để giải quyết vấn đề về bản thể nhìn nhận: Vật chấtÝ thức là gì ? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào và có nhận thức được toàn bộ thực tại hay là không ? Hạnh phúc là gì ? Thế nào là thiện, thế nào là ác ? Thế nào là giá trị và chúng được đánh giá như thế nào ?… Chính cốt lõi này cùng với quá trình phát triển khái niệm Tính Không đã hình thành nên hệ thống triết học Phật giáo hoàn chỉnh, xác định và giải quyết được luận đề căn bản trong triết học đề ra.

PGPT4
Hình 4: Friedrich Nietzsche
Nhà Triết học người Phổ.

Minh chứng cho khía cạnh này, phải kể đến các triết gia tiêu biểu phương Tây như: Triết gia người Mỹ Henry David Thoreau theo trường phái Tiên nghiệm và cũng đã tự nhận là có sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến những luận điểm triết học của ông.

Triết gia Friedrich Nietzsche một trong những nhà khoa học phương Tây thông thạo nhiều lĩnh vực từ Ngôn ngữ học đến Văn học cho đến lĩnh vực Tôn giáo học, Văn hóa học, Đạo đức học và Trieezst học; trong lĩnh vực triết học ông đã cho ra đời cuốn sách The Anti-Christ xuất bản năm 1895, Friedrich Nietzsche đã chịu sự ảnh hưởng của Triết học Phật giáo, ông đã dành lời tán thán Phật giáo  rằng “nó thực tiễn gấp hàng trăm lần so với giáo lý đạo Thiên Chúa”[5].

PGPT5
Hình 5: Arthur Schopenhauer
một trong những người
có công đầu trong
việc truyển bá Phật học
ở Phương Tây.

Đặc biệt, triết gia người Đức Schopenhauer là người đi đầu trong việc tham khảo, ứng dụng Triết học Phật giáo trong các tác phẩm triển học của mình, ông đã nghiên cứu sách Phật học và những tôn giáo khác tại châu Á để đưa ra học thuyết của mình[6].

Thế giới khoa học Tây phương thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã không ngừng kinh ngạc trước những khái niệm triết học Phật giáo mà nơi đó luôn luôn đề cao đến sức mạnh nội tại của chính con người.

PGPT6
Hình 6: Nhà Truyền giáo  
Thần học Kháng Cách
Robert Morrison.

Chính vì lý do đó, chính Robert Morrison là một nhà Truyền giáo - Thần học Thiên chúa giáo đã nhận định về sự thực tế của triết học Phật giáo rằng: “ Chúng nhắm đến sức mạnh nội tại của con người tại một vũ trụ không có thượng đế, cũng như không tìm cầu đến những sinh vật hay quyền năng bên ngoài cho những giải pháp riêng về vấn đề sinh tử”[7].

Mặt khác, sức hấp dẫn của Phật giáo đến giới học giả triết học chính là khả năng đặc biệt của Phật giáo trong việc giải quyết các vấn đề khủng hoảng môi trường và xã hội, đây chính là yếu tố chủ yếu để Phật giáo ngày càng trở nên phổ biến tại Tây phương. Ở khía cạnh này, Đạo đức học Phật giáo trong triết học Phật giáo đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới học giả triết học phương Tây.


3. Sự quan tâm từ công chúngVăn hóa cộng đồng

Khi Phật giáo đã định hình trong lòng Thế giới phương Tây, đối với người phương Tây họ xem việc đến Phật giáo để tiếp cận những giá trị về tâm linh lẫn muốn trở thành một Phật tử là một chuyến hành trình chuyển hóa nhận thức.Công chúng Tây phương quan tâm đến các giá trị của Phật giáo chính là khả năng chuyển hóatriệt tiêu được những thứ đau buồn, khổ đau và lòng oán thù một cách hữu hiệu, và còn nhắn bảo với họ không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hay cho người khác; cộng đồng công chúng lý giải rằng vì đấy chỉ là cách ngăn chận không giúp cho sự trưởng thành một cách đúng đắn được. Thay vào đó, công chúngVăn hóa cộng đồng tự nhìn nhận giá trị của Phật Giáo chính là những lời khuyên răng phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của chính mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.

Chính vì những lý do này mà công chúngVăn hóa cộng đồng nhận định những lời giáo huấn của Đức Phật chính là những lời chỉ dạy giúp họ tiếp cận trực tiếp với những kinh nghiệm sống thật mà chính họ cảm nhận được. Vì vậy, Đạo Phật đã thực sự trở thành tâm điểm ở phạm vi rộng hơn, không chỉ trong giới học thuật mà còn trong mọi tầng lớp trong xã hội, điển hình là việc những người phương Tây cải đạo sang Phật giáo, ví dụ như cuộc cải đạo sang Phật giáo diễn ra từ những người công nhân nhập cư U Dhammaloka; đáng nói nhất là vào năm 1880 hai nhân vật Henry Steel Olcott và Henlena Blavatsky, là những người tự phát nguyện thọ Tam quyNgũ giới sớm nhất. Cho đến Tỳ kheo từng là người nổi tiếng như Soka (Tức là nhân vật nổi tiếng H. Gordon Douglas) đã sớm trở thành một trong những người đi tiên phong trong việc truyền bá Phật giáo đến với công chúngvăn hóa cộng đồng tại phương Tây. Ngoài ra, Phật giáo phương Tây còn chịu sự tác động không nhỏ từ luồng Phật tử châu Á. Những người nhập cư gốc Á, họ đến châu Âu, Mỹ, Úc…họ mang theo Phật giáo từ phương Đông đến với phương Tây bằng chính niềm tin trong giáo pháp của họ trên bước đường di cư và nhập cư vào phương Tây. Chính vì điều này, Phật giáo phương Tây và kể cả Phật giáo tại Mỹ có sự đa dạng, công chúng không theo một pháp môn riêng biệt nào, mà chấp nhậnthực hành tất cả pháp môn dựa trên căn bản giáo lý của Phật giáo.


4. Thay lời kết

PGPT1
Hình 1: Sự đa dạng của Phật giáo Phương Tây và
Mỹ Hình ảnh tại Trung Tâm hội thảo khoa học
Quốc tế tại trường đại học Tây Úc.

Hầu hết các học giả nhận định giá trị của Phật giáo khi được truyền bágiới thiệu tại phương Tây là nhờ vào chính yếu tố hàn lâm của tự thân triết học Phật giáo toát lên và thích hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học của Tây phương. Phật giáo được người phương Tây nhận định, ngoài ý nghĩa là một tôn giáo tỉnh thứcgiác ngộ thì còn là một hệ thống triết học hoàn chỉnh; chính công chúngvăn hóa cộng đồng đã đồng thuận chấp nhận và tự nguyện thực hành các giáo lý Vô thường, Duyên khởi, Từ bi, Nhân bản, Nhân quả v.v…lại là một minh chứng sống động cho việc Tại sao Phật giáo có mặt ở phương Tây. Khi Phật giáo được tham khảo, nghiên cứu từ trong căn phòng của giới hàn lâm học thuật cho đến sự hưởng ứng từ công chúngvăn hóa cộng đồng đó chính là một cuộc hội nhập từ Đông sang Tây của Phật giáo.

Ngày nay, các giá trị của Phật giáo đang tiếp tục con đường xây dựng, hội nhập và phát triển tại thế giới phương Tây; nơi mà hầu hết các loại hình tôn giáotriết học cùng song song tồn tại. Phật giáo được truyền báứng dụng sâu rộng trong nền văn minh phương Tây để góp một phần chuyển hóa những tổn thươngvô định của người phương Tây trước làng sóng toàn cầu hóa, đây chính là hành trình của Phật giáo đến với phương Tây.

_____________________
Chú thích:

[1] U.S.Religious Landscape Survey Religious Affiliation: Diverse and Dynamic. About the Pew Forum on Religion & Public Life, February 2008.

[2] Trong lịch sử Ấn Độ và một phần trong lịch sử Phật giáo đã đề cập đến vị hoàng đế này, chính là vua của Đế quốc Maurya.

[3] The History Files, Far East Kingdoms - South Asia, “South Asia During his reign, Ashoka manages to extend the empire's borders to cover almost the entire subcontinent, save the southern tip and Sri Lanka. Perhaps his greatest feat as a military commander is the conquest of the kingdom of Kalinga in a conflict which devastates large swathes of the populace and his own army. Witnessing the destruction, Ashoka renounces violence and becomes a Buddhist. In his role as a devout Buddhist, Ashoka visits Nepal on pilgrimage. Some historians theorise that Ashoka and Diodotus II of Bactria are one and the same, and there evidence to support the theory. After his death, Ashoka's sons dispute the title and (as in Bactria) the empire starts to crumble. Kalinga is one of the first to separate.”, http://www.historyfiles.co.uk/KingListsFarEast/IndiaStates.htm#Mauryas.

[4] John Walbridge. The Wisdom of the Mystic East: Suhrawardī and Platonic Orientalism, “The form Būdhīsaf is the original, as shown by Sogdian form Pwtysfi and the early New Persian form Bwdysf. ... On the Christian versions see A. S. Geden, Encyclopaedia of Religion and Ethics, s.v. “Josaphat, Barlaam and, and M. P. Alfaric”, “legendary Islamic telling of the story Of Siddhartha Gautama”, Page 129 – 2001.

[5] Friedrich Nietzsche. The Anti-Christ, “a hundred times more realistic than Christianity”. Published in 1895. ISBN 978-1-59605-681-7.

[6] See Urs App, “Schopenhauers Begegnung mit dem Buddhismus”. Schopenhauer-Jahrbuch 79 (1998): 35-58. The same author provides an overview of Schopenhauer's discovery of Buddhism in Arthur Schopenhauer and China. Sino-Platonic Papers Nr. 200 (April 2010).

[7] David R. Loy. Nietzsche and Buddhism: A Study in Nihilism and Ironic Affinities, “Review of Nietzsche and Buddhism: A Study in Nihilism and Ironic Affinities by R.G. Morrison”, Vol. 8, No. 2 (July 1998)pp. 129-131, Copyright 1998 Journals Oxford Ltd. (UK).
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32422)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.