Phần 4: Tiến sĩ Ambedkar chọn Phật giáo

25/05/20185:25 SA(Xem: 3988)
Phần 4: Tiến sĩ Ambedkar chọn Phật giáo
Thích Trung Hữu
SỰ PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ & 
VAI TRÒ CỦA  TIẾN SĨ AMBEDKAR
Nhà Xuất Bản Phương Đông

Phần 4

TIẾN SĨ AMBEDKAR CHỌN PHẬT GIÁO

 

1. Tác Động Của Tôn Giáo Lên Cá NhânXã Hội

Quan niệm về tôn giáo luôn luôn thay đổi tùy theo địa lý, thời gian và bối cảnh lịch sử. Từ xa xưa, tôn giáo được thể hiện trong sự quy phụcthờ phụng các hiện tượng tự nhiên như ánh sáng, sấm sét, mưa và lũ lụt, coi đó như những hung thần cần phải thờ phụng để không bị các thần ấy não hại. Sau đó, tôn giáo phát triển như là một hệ thống tín ngưỡng, nghi lễ, cầu nguyện và tế lễ. Người ta tin vào những quyền hạn cao hơn, những Đấng gây ra những hiện tượng tự nhiên ấy. Các Đấng đó ban đầu được cho là độc ác, nhưng sau đó được gắn vào những yếu tố nhân từ. Nghi thức, nghi lễ và hiến tế, một mặt để làm hài lòng các thiện thần, mặt khác là để xoa dịu sự giận dữ của các ác thần. Đến thời kỳ thứ ba là thời kỳ cao nhất và tồn tại cho đến ngày nay, đó là tôn giáo gắn liền với Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa. Chúa sinh ra loài ngườivạn vật, do đó Chúa cũng có thể quyết định vận mệnh của muôn loài.

Học giả Crowley đã lập luận rằng tôn giáo là một bộ phận của cuộc sống, nó là giai điệu, là tinh thần bao trùm tất cả cuộc sống. Ellwood thì cho rằng tôn giáo có thể hình thành tính cách cá nhân và định hướng giá trị xã hội. Rõ ràng, tôn giáo không chỉ là nguồn an ủi của con người lúc đau khổ mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề thiết yếu mọi mặt của đời sống như vấn đề đồng tính kết hôn, phá thai, tử hình, nhân bản vô tính, đạo đức, chiến tranh, và văn hóa giáo dục. Tiến sĩ Ambedkar tin rằng xã hội loài người rất cần có sự hiện diện của tôn giáo: "Một số người nghĩ rằng tôn giáo không cần thiết cho xã hội, nhưng tôi không nghĩ như thế. Tôi cho rằng tôn giáo có thể làm nền tảng cho cá nhân và các hoạt động xã hội. Tôn giáo có thể điều chỉnh hành vi con ngườiduy trì sự ổn định của xã hội”.[1] Ambedkar quan sát thấy rằng xã hội được duy trì bởi hai phương tiệnpháp luậtđạo đức. Trong đó pháp luật thật ra đóng một vai trò rất nhỏ, còn đạo đức tôn giáo thì giữ cho các hành vi của con người trong phạm vi có thể chấp nhận được. Tôn giáo phát triển ý thức đạo đức cho con người, nếu không muốn nói là nó có thể điều khiển tư tưởng và hành động của con người trong mọi xã hội.

Ý kiến trên đây của Ambedkar tuy không dám nói là chính xác hoàn toàn, nhưng không phải là không có ý nghĩa lịch sử. Nhìn lại lịch sử nhân loại, ta thấy rằng hầu hết các cuộc cách mạng quan trọng trong lịch sử đều có gắn liền với tôn giáo. Ví dụ như cuộc cải cách tôn giáo của Luther đã làm thay đổi niềm tin của dân chúng và do đó, là tiền thân của những thay đổi chính trị ở châu Âu, dẫn đến sự giải phóng của các dân tộc châu Âu. Thanh giáo đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền tảng vững chắc cho nền dân chủ ở Mỹ cũng vì nó là một tôn giáo. Đến như sự tồn tại và bành trướng của Đế quốc Hồi giáo không gì hơn là do niềm tin tôn giáo. Ở Ấn Độ, vua A Dục cai trị thành công một đế quốc rộng lớn như vậy là dựa trên mô hình chính trị - xã hội của Đức Phật. Một lần nữa, cuộc cách mạng chính trị của Shivaji được tiến hành bởi các thánh của Maharashtra. Tương tự như vậy, cuộc cách mạng chính trị của người Sikh đã được tiến hành bởi các cuộc cách mạng tôn giáoxã hội của đạo sư Nanak. Qua những sự kiện trên ta thấy rằng, tôn giáo giữ một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống con người nói riêng, và toàn xã hội nói chung vậy.

Vai trò của tôn giáo đã quan trọng đối với cá nhânxã hội như vậy thì việc xác định thế nào là một tôn giáo đúng lại càng quan trọng hơn. Vì sao? Vì tôn giáo có thể giúp người mà cũng có thể nguy hại đến con người. Nếu như một tôn giáo tốt có thể giúp người ta giải quyết các vấn đề của cuộc sống, khuyết khích và đem lại hy vọng, cũng như đưa đến sự tiến bộ; thì một tôn giáo không tốt sẽ làm điều ngược lại.

Không ít quan niệm cho rằng “đạo nào cũng tốt”. Ngay cả những học giả như Stephen Knapp cũng cho rằng mặc dù mỗi tôn giáo đều có tên gọi, hình ảnh của các vị thần, nguồn gốc, các nghi lễ, chế độ ăn uống, ăn mặc… khác nhau, nhưng mục đích chính yếu của mỗi tôn giáo là như nhau. Swami Sivananda cũng cho rằng, sự khác biệt giữa các tôn giáo chỉ nằm ở phần không quan trọng, nhưng nguyên tắc cơ bản của họ đều giống nhau, đều dạy phát triển đời sống tinh thần, do đó "tất cả các tôn giáo là một". Thánh Gandhi cho rằng căn bản tất cả các tôn giáo đều “đúng” như nhau. Sự khác biệt giữa các tôn giáo trên thế giới chỉ như sự khác biệt giữa các bông hoa trong một vườn hoặc những lá cây của cùng một thân cây hùng vĩ. Gandhi còn nói thêm rằng, bởi vì tất cả các tôn giáo đều như nhau, cho nên việc chuyển đổi tôn giáo là không cần thiết. Sử gia Bhagwan Das dành ba mươi năm để viết tác phẩm Sự Thống Nhất Căn Bản Của Tất Cả Các Tôn Giáo (The Essential Unity Of All Religions) để xác định những điểm tương đồng giữa các tôn giáo trên thế giới.

Không giống như nhiều người khác, Ambedkar không đồng ý rằng các tôn giáo dạy những điều giống nhau và đều tốt như nhau. Ông lập luận rằng: Mặc dù các tôn giáo đều chủ trương theo đuổi cái tốt, nhưng “thế nào là tốt" thì mỗi tôn giáo có sự giải thích khác nhau. Có tôn giáo hữu thần, có tôn giáo phiếm thần, có tôn giáo chủ trương giai cấp, có tôn giáo chủ trương bình đẳng, có tôn giáo hạ thấp phụ nữ, có tôn giáo tôn trọng phụ nữ, có tôn giáo cho phép dùng bạo lực, có tôn giáo cấm bạo lực. Một điều ta thấy rất rõ là, tín đồ của các tôn giáo khác nhau sẽ mang một hệ tư tưởng khác nhau. Ví dụ người đạo Thiên Chúa trước và sau khi ăn đã cám ơn Chúa, nhưng người Phật tử thì thực tế hơn, cảm ơn tứ trọng ân, tức những người có liên quan đến cuộc sống hiện tại của mình. Và nếu như cho rằng các tôn giáo đều tốt như nhau thì chắc lịch sử nhân loại không chứng kiến những cuộc chiến tranh tôn giáo đẩm máu.  Cho nên, theo Ambedkar, không có gì sai lầm hơn khi cho rằng các tôn giáo giáo dạy những điều giống nhau và đều tốt như nhau.

Tiến sĩ Ambedkar chia tôn giáo làm hai hình thái chính, là tôn giáo của Chúa hay Thượng Đếtôn giáo của đạo đức. Ông cho rằng, tôn giáo thờ Chúa hay Thượng Đế chỉ nhấn mạnh vào việc thờ cúng, cầu nguyện, tế lễ và các nghi lễ. Tuy nó cũng đề cập đến đạo đức nhưng đạo đức không phải là cốt lõi của nó. Tín đồ của tôn giáo hữu thần cũng thực hành đạo đức, nhưng đó không phải là đạo đức thuần túy mà là để làm vui lòng Chúa của họ. Cũng thế, nếu họ không làm ác không phải vì họ thấy điều đó không nên làm, hay vì lòng từ, mà là họ sợ bị Chúa trừng trị. Điều này giải thích tại sao một khi trở thành cuồng tín họ có thể giết người không gớm tay, vì họ tin rằng điều đó làm vui lòng Chúa. Hơn nữa, tôn giáo hữu thần rất là cục bộ, họ chỉ thể hiện đạo đức hay tình yêu đối với giáo hữu của họ mà thôi.

Ambedkar cho rằng xã hội cần tôn giáo, nhưng đó phải là tôn giáo đạo đức, lấy đạo đức làm nền tảng. Người ta thực hành đạo đức không phải để làm vui lòng một Đấng nào đó mà là từ sự tương thân tương ái giữa người và người với nhau. Trong tác phẩm Đức PhậtPhật Pháp của mình, Ambedkar nói về bản chất đạo đức trong Phật giáo như sau: “Đạo đức trong Phật giáo được hình thành trực tiếp từ nhu cầu tình cảm của con người. Nó không phải là mệnh lệnh của Chúa. Không phải vì để làm vui lòng Chúa mà người ta thực hành đạo đức, mà đó là lòng nhân ái tự thân của họ, rằng con người phải biết yêu thương đồng loại vậy”. Đó cũng chính là định nghĩa của Ambedkar về đạo đức chân chính nói chung. Ông còn yêu cầu rằng, một tôn giáo được gọi là chân chính thì phải quên mình để phục vụ người khác. Câu nói nổi tiếng của ông là: “Tôn giáo vì con người chứ không phải con ngườitôn giáo.”

2. Ambedkar Chọn Phật Giáo

2. 1. Cải ĐạoCon Đường Tất Yếu

Ở phần một chúng ta đã có nói đến những bất mãn và phản kháng chống lại chế độ giai cấp trong lịch sử Ấn Độ. Những sự đấu tranh này chỉ làm giảm nhẹ tình trạng chứ không đem lại kết quả rốt ráo, tức là không tiêu diệt được chế độ giai cấpvấn đề của người cùng đinh. Theo Ambedkar, vấn đề của những người cùng đinh không thể dựa vào các thế lực bên ngoài, dù là chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ. Ông nói rằng ông và những người của ông tin tưởng Chính phủ đã đủ lâu rồi. Nhưng họ đã không nhấc thậm chí một ngón tay của mình để làm bất cứ điều gì trong vấn đề này. Còn những người thuộc giai cấp cao của đạo Hindu thì chắc chắn họ muốn duy trì chế độ giai cấp vì họ đang hưởng nhiều lợi ích từ đó. Còn các cá nhân và tổ chức khác thì chỉ đơn giản là họ không quan tâm. Ví dụ như đại tá H.S. Olcott đã làm một số việc để cải đạo cho người giai cấp thấp và truyền bá Phật giáoẤn Độ, nhưng khi đụng chạm với những người đạo Hindu thì ông liền bỏ cuộc, vì ông không muốn phải gặp rắc rối cho bản thân chỉ vì… chuyện của người khác.

Vấn đề giai cấp và chống giai cấp đã có từ lâu ở xã hội Ấn Độ. Nó dẫn đến sự thù địchphân biệt, cảm giác cao và thấp, và giai cấp thấp phải chịu đựng sự đàn áp của giai cấp cao. Các nhà cải cách xã hội đã không ngừng nổ lực để thay đổi tình hình, cải thiện đời sống của người cùng đinh. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức phức tạp, và chưa có giải pháp thỏa đáng để giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Tại sao thế? Ngài Nanak Chand Rattu, thư ký riêng và là người bên cạnh tiến sĩ Ambedkar suốt 14 năm đã giải thích rằng: Trước khi Tiến sĩ Ambedkar xuất hiện trong bối cảnh chính trị, có rất nhiều nhà yêu nước, cải cách xã hội, các nhà nhân bản học, các nhà duy lý và các tổ chức xã hội khác nhau đã cố giải quyết vấn để giai cấp và người cùng đinh. Để đạt được mục tiêu của mình, họ chẩn đoán theo cách riêng của họ, nhưng tất cả đều vô ích. Không ai trong số họ có thể chẩn đoán đúng bệnh. Bệnh lan truyền và có gốc rễ như ung thư vào dạ dày, nhưng họ chỉ áp dụng thuốc vào đầu và các bộ phận khác ngoài da của cơ thể. Do đó mà những nỗ lực của họ vẫn hoài công vô ích, nếu không phải là thất bại thảm hại.

Một học giả người cùng đinh, ông Shahare trong quyển Ambedkar - Cuộc ĐờiSự Nghiệp (Ambedkar- Life And Works) cũng nhận thấy rằng, có một sự khác biệt tinh tế giữa cách tiếp cận của Ambedkar và các tổ chức khác đối với vấn đề người cùng đinh. Các tổ chức đó chỉ giải quyết các vấn đề ngọn như tái giá cho phụ nữ, bắt tay với người cùng đinh, và ăn chung với họ, hoặc đối xử tử tế với họ. Không ai trong số họ chẩn đoán chính xác bệnh. Chỉ có Tiến sĩ Ambedkar đã truy nguyên đến nguồn gốc của căn bịnh và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

Thật ra lúc đầu Ambedkar cũng tin rằng vấn đề của người cùng đinh có thể được cải thiện bằng cách cải thiện tình trạng xã hội, kinh tế, giáo dục và chính trị của của các Tiện dân. Ông cũng nghĩ tới việc giải quyết vấn đề bằng cách kêu gọi lương tâm của những người thuộc giai cấp cao. Tuy nhiên, ý tưởnghy vọng đó dần dần biến mất với thời gian. Các biện pháp như cải thiện về kinh tế và xã hội cũng như chính trị và giáo dục đều không mang lại kết quả nào đối với việc loại bỏ vấn đề giai cấp cùng đinh. Ông cũng nhận ra rằng không thể thay đổi được lương tâm của những người thuộc giai cấp cao. Bởi vì vấn đề giai cấp không phải là vấn đề kinh tế, chính trị hay xã hội mà là vấn đề tôn giáo, nó đã được ghi trong các thánh kinh của Bà la môn giáo.

Trong các cơ chế xã hội thì vấn đề tôn giáobền vững và khó thay đổi nhất. Đó là lý do tại sao chế độ nô lệ ở phương Tây đã bị tiêu diệt từ lâu, theo sự thay đổi của xã hội và kinh tế, nhưng chế độ giai cấpẤn Độ thì vẫn còn tồn tại như căn bệnh trầm kha. Hơn ai hết, Ambedkar hiểu sâu sắc vấn đề này. Ông nói:

Không cần phải nói, hệ thống đẳng cấp sẽ được bãi bỏ nếu xã hội Hindu được tái tạo trên cơ sở bình đẳng. Giai cấp cùng đinh có nguồn gốc từ hệ thống đẳng cấp. Tầng lớp cùng đinh là sản phẩm phụ của chế độ giai cấp. Không gì có thể giải phóng họ ngoại trừ việc phá hủy hệ thống giai cấp ... Hy vọng xóa bỏ tầng lớp cùng đinh mà không phá hủy hệ thống đẳng cấp là điều không thể. Hai cái đó là một và không thể tách rời nhau. Tầng lớp cùng đinh chỉ là một phần mở rộng của hệ thống đẳng cấp. Cả hai đứng cùng nhau và cùng sụp đổ. Cố gắng loại bỏ tầng lớp cùng đinh mà không tấn công tận gốc rễ của chế độ đẳng cấp thì chỉ giống như điều trị các triệu chứng bên ngoài của bệnh, hoặc vẽ một đường trên mặt nước mà thôi.[2]

Rõ ràng, việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng và cần thiết. Ông cho rằng giai cấp cùng đinh là hệ quả của chế độ giai cấp. Cho đến khi nào chế độ giai cấp còn tồn tại thì những người cùng đinh vẫn còn tồn tại. Vấn đề ở chổ là chúng ta không thể tiêu diệt chế độ giai cấp. Đạo Bà la môn - Hindu được xây dựng trên nền tảng giai cấp, nếu phá bỏ giai cấp thì toàn bộ lâu đài tôn giáo này sụp đổ. Ambedkar thấy được điều này nên ông nói:

Tôi không nghĩ rằng có thể bãi bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội Hindu trừ khi nền tảng hiện tại bị loại bỏ và cái tốt hơn thay thế nó. Tuy nhiên tôi không tin xã hội Hindu có thể xây dựng lại trên nền tảng tốt hơn… Chế độ giai cấp và lớp người cùng đinh thực sự là cái khung thép của xã hội Hindu. Sự phân chia này không dễ bị xóa bỏlý do đơn giản là nó không dựa trên cơ sở pháp lý, kinh tế và chủng tộc. Nó sẽ tồn tại lâu dài trong tương lai chứ không thể được giải quyết một sớm một chiều như các nhà cải cách lạc quan nghĩ, vì nó dựa trên giáo điều tôn giáo.[3]

Tầng lớp cùng đinh không thể bị xóa bỏ nếu như chế độ giai cấp chưa bị tiêu diệt. Mà giả sử như người ta có thể làm được điều đó, tức là chỉ xóa bỏ tầng lớp cùng đinh thôi, thì số phận của những người này sẽ như thế nào? Ambedkar trả lời luôn như sau:

Một số người cho rằng chỉ cần bãi bỏ tầng lớp cùng đinh mà không cần tiêu diệt sự bất bình đẳng của chế độ giai cấp. Điều này là không thể được… Chúng ta hãy tìm ra nguồn gốc của căn bệnh để mà điều trị cho triệt để chứ không nên thỏa mãn với các loại thuốc giảm đau. Nếu bệnh không được chẩn đoán đúng, thì phương pháp điều trị sẽ không có hiệu quả hoặc bị trì hoãn. Mà giả sử ngay cả khi tầng lớp cùng đinh bị xóa bỏ thì họ sẽ như thế nào? Họ sẽ bị đối xử như giai cấp Thủ đà la. Và Thủ đà la là ai? Là nô lệ. Bạn có muốn bị đối xử như Thủ đà la không? Bạn có chấp nhận vị trí của nô lệ không?[4]

Rõ ràng nhận định của Ambedkar đối với tình trạng xã hội Ấn Độ và tầng lớp cùng đinh là rất chính xác. Ở đây có một điều lý thúchúng ta cũng cần ghi nhận là, trong lịch sử, có nhiều cá nhân và tổ chức cũng đã đấu tranh cho vấn đề này, nhưng tại sao chỉ có Ambedkar là nhận thức được vấn đề một cách rõ ràng mạch lạc? Rất đơn giản. Bởi vì ông cũng là một người thuộc tầng lớp cùng đinh. Ông đã từng chịu nhục do sự kỳ thị của xã hội, cho nên ông không chỉ thấy mà còn cảm nhận được vấn đề. Bởi vì đó chính là vấn đề của bản thân ông. Thánh Gandhi là một người có tâm hồn vĩ đại, cảm thôngtrắc ẩn đối với tình trạng bi đát của những người cùng đinh nên cũng đã có những hành động để cải thiện tình cảnh của họ. Nhưng Gandhi thuộc giai cấp cao nên việc làm của ông chỉ mang tính nửa vời, không triệt để. Ông muốn giải quyết vấn đề tầng lớp cùng đinh, nhưng lại quyết tâm bảo vệ chế độ giai cấp. Chỉ có Ambedkar là người trong cuộc nên mới hiểu hoàn toàn vấn đề. Trên bán nguyệt san Bahishkrit Bharat ra ngày 29 tháng 7 năm 1927, Ambedkar đã viết rằng: "Nếu Lokmanya Tilak[5] sinh ra là một người cùng đinh, thì ông sẽ không nói "Tự trị là đấu tranh cả đời của tôi", mà ông sẽ nói là "Loại bỏ vấn đề tầng lớp cùng đinh là đấu tranh cả đời của tôi". Ý Ambedkar là, một mặt ông cho rằng cái khổ mà người cùng đinh chịu đựng còn hơn cả cái khổ của người dân Ấn chịu đựng bởi thực dân Anh, mặt khác ông muốn nói là những người không phải là người cùng đinh thì không bao giờ có thể cảm nhận được những gì người cùng đinh phải chịu đựng.

Như vậy, sau khi bắt mạch đúng tình hình, tức là đạo Hindu không thể cải cáchvấn đề của giai cấp cùng đinh không thể xóa bỏ, Ambedkar mới đi đến kết luận rằng, cải đạocon đường duy nhất để giải phóng giai cấp cùng đinh khỏi sự phân biệt kỳ thị và áp bức của những người “đồng đạo” thuộc giai cấp cao của họ. Ông nói: "Chúng ta đã cố gắng mọi thứ để có được một địa vị bình đẳng trong xã hội Hindu, nhưng điều đó vô ích. Xã hội Hindu không có chỗ cho sự bình đẳng. Chỉ bằng cách bỏ đạo Hindu, tình trạng của chúng ta mới được cải thiện. Cải đạo là cách duy nhất để giải phóng.”[6]

Và ông kêu gọi những người cùng đinh:

Nếu muốn được tôn trọng, hãy thay đổi tôn giáo

Nếu muốn được độc lập, hãy thay đổi tôn giáo;

Nếu muốn được bình đẳng, hãy thay đổi tôn giáo;

Nếu bạn muốn tạo một xã hội

mà trong đó mọi người đoàn kết và thương yêu nhau, hãy thay đổi tôn giáo;

Và nếu bạn muốn tạo ra một thế giới mà ở đó bạn được sống hạnh phúc,

Hãy thay đổi tôn giáo.

Thay đổi để được sống đàng hoàng

Thay đổi để bắt đầu mạnh mẽ

Thay đổi để đảm bảo sự bình đẳng

Thay đổi để có được tự do

Và thay đổi để có thể hạnh phúc![7]

2. 2. Ambedkar Từ Chối Các Tôn Giáo Khác

Năm 1932, tại cuộc họp ở Yeola, Ambedkar chính thức tuyên bố trước mười ngàn người tham dự rằng ông sẽ từ bỏ đạo Hindu. Ngay sau đó, lãnh đạo các tôn giáo đã tranh thủ thuyết phục ông theo tôn giáo của họ, nhưng Ambedkar đã chọn Phật giáo. Trong phần này chúng ta sẽ trình bày tại sao Ambedkar từ bỏ đạo Hindu và vì sao ông không chọn các tôn giáo khác, mà lại chọn Phật giáo.

Ngay sau khi tuyên bố sẽ cải đạo, Ambedkar gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của những người đạo Hindu. Điều này cũng dễ hiểu, vì họ không muốn mất tín đồ. Nếu Ambedkar cải đạo thì hàng triệu dân cùng đinh sẽ cải đạo theo ông. Họ không chỉ mất tín đồ mà còn mất đi nguồn nhân công rẻ mạt thậm chí là miễn phí, mất đi người để họ sai khiến, và mất đi đối tượng để họ diễu võ dương oai. Các lãnh đạo Hindu kêu gọi Ambedkar hãy rút lại lời tuyên bố trên. Còn Gandhi thì cho rằng đây là một điều bất hạnh. Ông nói rằng mặt dù ông thông cảm với Ambedkar, một người trí thức cao mà bị đối xử như cùng đinh như vậy, nhưng ông cho rằng tôn giáo không giống như căn nhà hay cái áo khoát mà muốn thay đổi tùy thích.

Trước những phản đốichỉ trích như thế, Ambedkar không hề nao núng, vì ông nhận địnhtình hình. Lúc đầu Ambedkar chưa có ý nghĩ là sẽ cải đạo, ông chỉ muốn cải cách đạo Hindu, muốn quyền bình đẳng giữa các giai cấp, và không có sự kỳ thị đối với dân cùng đinh. Nhưng sau nhiều năm đấu tranh, ông thấy rằng đạo Hindu không bao giờ có thể cái cách. Chế độ giai cấp trong đạo Hindu không phải là một hiện tượng xã hội như chế độ nô lệ ở phương Tây, mà nó là một tín điều tôn giáo, được quy định trong thánh kinh Vệ Đà và các kinh khác của đạo Hindu. Cho nên bao lâu còn là người Hindu, ông và những người cùng đinh của ông còn phải chịu sự kỳ thị và áp bức.

Trong bài phát biểu Lý Do Tôi Cải Đạo ở Bombay năm 1936, Ambedkar chỉ trích đạo Hindu đã đối xử giai cấp cùng đinh còn thua cả chó mèo. Ông bất mãn nói rằng đạo Hindu không phải là đạo của tổ tiên mà đó là chế độ nô lệ đè lên những người cùng đinh. Rằng đạo Hindu đã xây dựng một hệ tư tưởng bất công và bất bình đẳng. Bao lâu giai cấp cùng đinh còn làm nộ lệ dưới ách đạo Hindu thì khi đó họ không thể có hy vọngđộng lực cho một cuộc sống tốt hơn. Ông khẳng định quyết tâm rời bỏ đạo Hindu cho dù ông chưa biết tương lai sẽ ra sao hay là sẽ theo tôn giáo nào. Nhưng cái mà ông cần trước mắt là sự tự do. Rời khỏi đạo Hindu, ông và những người cùng đinh của ông sẽ được tự do.

Đối với đạo Thiên Chúa thì ngay sau khi nghe Ambedkar tuyên bố bỏ đạo Hindu thì họ liền tiếp xúc với Ambedkar để thuyết phục ông theo tôn giáo của họ, và cam đoan rằng những người cùng đinh sẽ được tôn trọng và đối xử công bằng khi họ trở thành con chiên của Chúa. Đối với Ambedkar, ông rất ấn tượng về giáo lý công bằngbác ái được nói đến trong Thánh kinh. Ông đã kết bạn với Giám mục J. W. Pickett ở Bombay suốt tám năm, và hay đến chỗ của giám mục để dùng bữa và trò chuyện. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu thực tế thì Ambedkar nhận ra rằng những con chiên người Ấn, nhất là những người cùng đinh sau khi cải đạo sang Thiên Chúa giáo thì tình trạng của họ vẫn không có gì thay đổi. Họ vẫn bị phân biệt đối xử như khi còn là tín đồ của đạo Hindu. Mặc dù các giáo sĩtín đồ Thiên Chúa giáo làm rất tốt công tác xã hội như giáo dục, y tế, nhưng đó là để lấy lòng chính phủ mà thôi. Hơn nữa Ambedkar cũng không thích thái độ tự cao của các giáo sĩ Thiên Chúa, những người cho mình là tầng lớp ưu túcoi thường người bình dân thất học. Do đó Ambedkar đánh giá rằng đạo Thiên Chúa sẽ không bao giờ bận lòng đối với việc xóa bỏ chế độ giai cấp. Và cuối cùng là Ambedkar không thích giáo lý của đạo Thiên Chúa về cái gọi là “tội tổ tông”. Người cùng đinh Ấn Độ đã phải khổ sở vì “nghiệp quá khứ” của họ trong đạo Hindu rồi, giờ cải đạo sang Thiên Chúa họ lại mang cái tội tổ tông, há chẳng phải là “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” hay sao?

Các lãnh đạo Hồi giáo cũng tận lực kêu gọi Ambedkar gia nhập tôn giáo của họ. Lãnh đạo của Liên đoàn Hồi giáo bang Junjab K. L. Gauba điện thoại Ambedkar bày tỏ rằng Liên đoàn rất hân hạnh nếu Ambedkar và người của ông trở thành huynh đệ của họ. Gauba cũng cam đoan rằng những người của Ambedkar cải đạo theo Hồi giáo thì sẽ được hưởng những quyền lợi về kinh tế, chính trị, xã hộitôn giáo một cách bình đẳng như những người Hồi giáo khác. Lãnh đạo Hồi giáo ở bang Hyderabad, người được coi là giàu nhất thế giới, đề nghị sẽ tặng Ambedkar 50 tỉ rupees nếu Ambedkar cải đạo theo Hồi giáo. Tuy nhiên đối với Hồi giáo, Ambedkar không cảm thấy thân thiện cho mấy.

Cũng như Thiên Chúa giáo, mặc dù Thánh kinh của người Hồi có nói đến tình huynh đệ, nhưng thật tế vẫn phân biệt giai cấp, thậm chí có những tín điều còn khắc nghiệt hơn cả đạo Hindu, như tục đa thê, tục che mạng đối với phụ nữ. Hơn nữa, Ambedkar thấy rằng người Hồi giáo Ấn Độ có khuynh hướng bảo thủ. Họ cũng như những người Hindu chính thống, không bao giờ là những nhà cải cách xã hội. Ambedkar còn thấy rằng người Hồi giáo rất là cực đoan. Có lần ông nói rằng: “Nếu có ai đó mà tình cảm và sự thực hành tôn giáo làm cho anh ta cực kỳ nguy hiểm, thì đó chính là người Hồi giáo.”[8] Cho nên ngay từ năm 1933, Ambedkar đã xác định rằng, nếu ông có bỏ đạo Hindu thì cũng không bao giờ cải đạo theo Hồi giáo.

Trong những tôn giáo đương thời, có lẽ Ambedkar cảm thấy gần gũi và có tình cảm với đạo Sikh[9] nhất. Điều này cũng dễ hiểu, vì đạo Sikh là tôn giáo do người Ấn sáng lập. Hơn nữa các lãnh đạo Hindu cũng muốn Ambedkar đến với  đạo Sikh nếu ông cương quyết phải bỏ đạo Hindu, vì đạo Sikh cũng là một phần của văn hóa Ấn Độ. Do đó Ambedkar cũng có thể đã cân nhắc về vấn đề này. Ông đã tham gia Hội nghị sứ giả đạo Sikh (tháng 4/1936), cũng như cử con trai và cháu ông đến trụ sở của đạo Sikh để mà nghiên cứu giáo lý. Đến tháng 9 cùng năm, ông lại cử một số thanh niên giai cấp cùng đinh tham gia chương trình “Sứ mạng của người Sikh” để chuẩn bị cho việc cải đạo sau này.

Người Sikh cũng rất hào hứng với chương trình này. Họ đã xây dựng một trường Cao đẳng ở Bombay cho sinh viên Sikh - cùng đinh tương lai và Ambedkar được cử làm Chủ tịch danh dự trong Hội đồng Điều hành của trường. Tháng 8/1936, Ambedkar nói rằng ông sẽ theo đạo Sikh vì ông thấy rằng phải có trách nhiệm với nền văn hóavăn minh Ấn Độ. Tuy nhiên, tháng 11 cùng năm ấy, ông đi Luân Đôn gặp chính phủ Anh để yêu cầu họ chấp nhận một số người của giai cấp cùng đinh tham gia vào đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh sau khi họ trở thành tín đồ của đạo Sikh. Tuy nhiên chính quyền Anh quốc chỉ cho phép như thế ở bang Punjab (nơi có người Sikh đông nhất Ấn Độ) mà thôi. Điều này có nghĩa là giai cấp cùng đinh sẽ mất đi quyền lợi chính trị ở những bang khác. Sau đó Ambedkar và lãnh đạo Sikh đã thương lượng nhiều lần nhưng kết quả không thành. Sở dĩ như vậy là vì thật ra, một phần cũng do một số lãnh đạo Sikh không muốn nhường “ghế” cho những người mới cải đạo; một phần là do Ambedkar được thông báo rằng một số giáo sĩ Sikh ở Punjab đã có những hành vi bạo ngược đối với giai cấp cùng đinh. Các cuộc tiếp xúc giữa hai bên ngày càng thưa dần và việc cải đạo không còn ai nhắc đến nữa.

2. 3. Ambedkar Chọn Phật Giáo

Cũng như lãnh đạo của các tôn giáo khác, sau khi Tiến sĩ Ambedkar tuyên bố từ bỏ đạo Hindu và cải sang một tôn giáo khác, các lãnh đạo của Phật giáo cũng tiếp cận với Ambedkar để kêu gọi ông theo Phật giáo. Tỳ kheo Lokanatha[10] đã gặp Ambedkar nhiều lần tại nhà riêng của Ambedkar ở Rajgriha, Bombay để thuyết phục Ambedkar, cho rằng chỉ có tôn giáo của Đức Phật mới thích hợp với Ambedkar và những người của ông. Hai người cũng có nhiều thư từ trao đổi với nhau. Lá thư mà Lokanatha gửi Ambedkar ngày 4/7/1936 từ Colombo đã viết như sau:

Những người giai cấp thấp bị áp bức phải bỏ đạo Hindu và theo một tôn giáo tôn trọng sự bình đẳng. Quyết định rời bỏ đạo Hindu của ngài là một quyết định sáng suốt. Ấn Độ sẽ sớm giành được độc lập (từ thực dân Anh) thôi. Nếu ngài đến với Phật giáo cùng với nửa triệu người của ngài thì Phật giáo các nước như Miến Điện, Tích Lan cũng sẽ rất hoan hỷủng hộ Phật giáo Ấn Độ. Hãy nghĩ đến tương lai và đến với Phật giáo, “một tôn giáo hoàn hảo nhất trên thế giới”. Kính thưa ngài. Đừng có tin một số người giải thích rằng Niết bàn của Phật giáo là một sự đoạn diệt. Niết bàn không phải là một sự đoạn diệt mà là một sự nhận thức cao nhất về chân lý.  Nếu như thế giới này là bóng đêm, bóng đêm của vô minh thì Niết Bàn là ánh sáng, ánh sáng của trí huệ. Đừng có tin một số người nói rằng Phật giáo làm cho Ấn Độ thụt lùi. Chính đạo Hindu, chứ không phải Phật giáo, mới là nguyên nhân làm cho Ấn Độ thụt lùi. Các giáo sĩ Bà la môn đã tiêu diệt Ấn Độ bằng cách tạo ra chế độ giai cấp. Tình yêu thống nhất mọi người, còn hận thù chia rẽ chúng ta. Hãy suy nghĩ kỹ, thưa ngài, hãy nhìn vào tương lai mà đến với đạo Phật, ngài và những người của ngài sẽ đạt được Niết bàn cao nhất. Phật giáotôn giáo của Ấn Độ và nó đã chinh phục châu Á. Hơn 500 triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới hiện nay. Và trên khắp Ấn Độ, chúng ta thấy những làn sóng Phật giáo đang ồ ạt nổi lên, dự báo một thời kỳ Phục hưng của Phật giáo Ấn. Phật giáo sẽ là tôn giáo của tương lai vì nó phù hợp với khoa học, và phải được thừa nhận như là một tôn giáo toàn cầu vì tính khoa học và tiến bộ của nó. Tóm lại, xin cho phép tôi được nhắc lại những lời mà tôi đã nói với ngài ở Bombay, là thưa ngài, hãy đặt gánh nặng trên vai ngài xuống. Đem đến cho những người bạn thuộc giai cấp thấp của ngài niềm vui hay nỗi đau khổ là do ngài quyết định. Số phận của họ nằm trong tay ngài. Nếu ngài theo các tôn giáo khác thì ngài và họ sẽ phải chịu thiệt thòi. Hãy cứu lấy họ, hãy để họ theo Phật giáo, tôn giáo của sự an lạc, và con đường dẫn đến an lạc nhờ Chánh kiến. Tôi còn nhớ rất rõ những lời ngài đã tán thán đạo Phật hôm nào. Tôi nhớ rất rõ hình ảnh đẹp tuyệt vời của Đức Phật treo trên tường trong thư viện của ngài. Vì thế tôi tin tưởng tuyệt đối rằng ngài sẽ dẫn dắt người của ngài đi đúng con đường bằng cách quy y Tam bảo. Bởi vì ngài đã nói với tôi ở Bombay rằng: “Phật giáo là một tôn giáo hoàn hảo nhất trên thế giới.”[11]  

Và lá thư từ Panadura (Tích Lan) ngày 21/8/1936, Tỳ kheo Lokanatha viết:

Tiến sĩ Ambedkar, xin hãy nhớ cho là chỉ có Phật giáo mới đưa địa vị của giai cấp cùng đinh lên vị trí cao nhất bằng tinh thần bình đẳng của nó. Mỗi một ngày bị trì hoản (việc cải đạo) là một ngày bị thiệt thòi. Ngài đã mất quá nhiều thời gian quý báu để suy nghĩ rồi. Xin đừng do dự nữa. Hãy cải đạo sang đạo Phật cùng với những người của ngài, ngài sẽ trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo duy nhấtẤn Độ. Và tất cả các quốc gia Phật giáo khác ở châu Á sẽ ủng hộ ngài một cách chân thành. Ngài sẽ được thế giới chào đón như là một nhà lãnh đạo của phong trào phục hưng Phật giáo trên đất nước mà nó sinh ra.[12]

Từ đầu những năm 1930, Tỳ kheo Lokanatha và Ambedkar đã có liên lạc với nhau. Qua sự trao đổi của họ cho thấy rằng Ambedkar đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi Lokanatha trong việc quyết định chuyển đổi sang đạo Phật. Sau đây là quan niệm của Ambedkar về Phật giáo như là lý do ông chọn đạo Phật để quy y.

Theo Ambedkar, đạo đức chính là nền tảng của Phật giáo. Trong Đức Phật Và Tương Lai Phật Giáo, Ambedkar đã viết rằng “Đức Phật là vị thầy đầu tiên trên thế giới đặt đạo đức như là bản chất và nền tảng của tôn giáo… Tôn giáo của Đức Phật chính là đạo đức. Nó được ăn sâu vào trong tôn giáo của Ngài không thể tách rời. Phật giáo sẽ không còn là Phật giáo nếu khôngđạo đức. Quả thật, trong Phật giáo không có Thượng Đế ... Thượng Đế để dành cho các tôn giáo khác, đạo đức cho Phật giáo”.  Ambedkar mất đi cảm hứng đối với các tôn giáo khác là vì các tôn giáo đó chỉ xoay quanh mối quan hệ giữa con ngườiThượng Đế. Ông thích Phật giáo hơn vì Đức Phật lấy con người làm trung tâm, làm thước đo mọi giá trị, cũng như cho rằng chúng tathể đạt được giải thoát ngay trong hiện đời này, chứ không phải là lời hứa hẹn cho một tương lai ở cõi thiên đường. Và theo Ambedkar, đạo đức của Phật giáo gắn liền với lòng từ bi. Ông thấy Đức Phật "cũng như một người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình bất chấp nguy hiểm của bản thân. Lòng từ bi của Đức Phật bao trùm tất cả chúng sinh, tràn ngập khắp thế giới, trên, dưới, và ngang, không có chướng ngại, không có kẻ thù.”[13]

Hơn nữa, không có gì bí mật trong lời dạy của Đức Phật. Bản thân Đức Phật cũng là một con người, người giác ngộ. Nó rất khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, như chúa Jesus thì tự xưng mình là con duy nhất của Chúa trên trời, thánh Mohammad thì tuyên bốsứ giả cuối cùng của Chúa, còn thần Brahma thì hơn thế nữa, coi mình như là Chúa của tất cả Chúa. Vì cho mình là đại diện của Chúa nên lời dạy của họ là luôn luôn đúng, là bất di bất dịch, tín đồ chỉ biết vâng theo chứ không được nghi vấn. Ngượi lại, Đức Phật không bao giờ có sự áp đặt như thế. Ngài không những không cấm mà còn khuyến khích tín đồ nên tìm hiểu kỹ trước khi làm đệ tử Ngài: “Tỳ kheo và các học giả không nên chấp nhận lời ta nói chỉ vì kính trọng, mà phải tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng, như người thợ vàng kiểm tra vàng bằng nhiều cách khác nhau như cắt, đốt, và mài.”

Quả thật, Ambedkar đánh giá cao Phật giáo hơn các tôn giáo khác là vì Phật giáo đề cao trí tuệ, sự nhận thức hơn là niềm tin đơn thuần. Tháng 5 năm 1956, trong bài phát biểu Tại Sao Tôi Thích Phật GiáoPhật Giáo Cần Thiết Đối Với Thế Giới Như Thế Nào trước đài BBC, Ambedkar nói rằng ông thích Phật giáo là vì Phật giáo đã đưa ra ba nguyên lý mà các tôn giáo khác không có, đó là Từ Bi, Trí Huệ, và Bình Đẳng. Ông cho rằng đây mới thật sự là những thứ mà con người cần cho một cuộc sống hạnh phúctốt đẹp trên hành tinh này. Thượng Đế không thể cứu thế giới.

Có lẽ đến lúc ta nên nói đến cái điều quan trọng nhất mà do đó Ambedkar cải đạo theo đạo Phật. Đó chính là tinh thần bình  đẳng không phân biệt đẳng cấp. Trong Đức Phật Và Tương Lai Phật Giáo, Ambedkar viết như sau:

Đức Phật chống lại sự bất bình đẳng tận gốc rễ. Ngài là người đã chống lại chế độ giai cấp một cách mạnh mẽ nhất và cũng là người ủng hộ sự bình đẳng một cách kiên định nhất. Bất cứ cái gì liên quan đế sự phân biệt giai cấp là Ngài đều phủ định, vì Ngài luôn luôn đứng về phía của sự công bằng. Ngài là đối thủ nặng cân nhất của chế độ giai cấp. Ngài không chỉ nói mà còn làm mọi cách để mà nhổ gốc nó. Theo đạo Hindu thì không có tiện dân hay phụ nữ nào được làm thầy giảng đạo, cũng không được đi tu để mà tiếp xúc được với Thượng Đế. Đức Phật thì khác, Ngài cho phép cả tiện dânphụ nữ làm tỳ kheotỳ kheo ni trong giáo đoàn của Ngài. Tại sao Ngài làm như vậy? Dường như ít có ai biết được bước đi quan trọng này của Đức Phật. Ngài làm thế là bởi vì Ngài muốn xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng đó.

Theo Tiến sĩ Ambedkar, một tôn giáo được gọi là chân chính, như ông đề cập trong Đức PhậtGiáo Pháp Của Ngài, cần phải có những đặc điểm sau:

1. Tôn giáo đó phải lấy đạo đức làm đầu. Ambedkar cho rằng, xã hội tồn tại dựa trên hai yếu tốpháp luậtđạo đức. Tuy nhiên, pháp luật thật ra đóng một vai trò rất nhỏ. Sự ổn định của xã hội phần lớn là dựa trên nền tảng đạo đức.

2. Tôn giáo phải phù hợp với khoa học. Tôn giáo đó phải đề cao sự nhận thức của lý trí, là tên gọi khác của khoa học. Nếu không nó sẽ rơi vào mê tín và theo thời gian nó sẽ bị sụp đổ.

3. Tôn giáo đó phải công nhận các nguyên lý cơ bản của tự do, bình đẳng và tình huynh đệ.

4. Tôn giáo không được đề cao sự nghèo đói. Sự khước từ của cải có thể là biểu hiện của một tâm hồn cao thượng. Nhưng nghèo đói không bao giờ là điều tốt. Nghèo đói có thể dẫn đến tội ác và biến thế giới thành địa ngục trần gian.

Ambedkar đánh giá rằng chỉ có Phật giáothỏa mãn được những đặc điểm của một tôn giáo chân chính như trên. Ông cho rằng thật khó có thể tìm được một vị thầy tôn giáo nào có thể so sánh với Đức Phật. Những lời dạy của Đức Phật bao hàm nhiều khía cạnh của đời sống của con người, nhất là nó rất hiện đại. Đánh giá của Ambedkar làm ta chợt nhớ đến nhận định của nhà khoa học Đức Albert Einstein. Chắc cũng không thừa khi nhắc lại đây: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điềuthần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".

Vâng, với những đặc điểm như trên, nếu giai cấp cùng đinh cải đạo theo Phật giáo thì họ có thể thoát khỏi cái ách của chế độ giai cấp, và phục hồi nhân phẩm. Tuy nhiên, một số người lại chỉ trích Ambedkar rằng ông đã áp đặt ý chí của mình lên những người cùng đinh trong vấn đề cải đạo. Rằng họ đã cải đạo theo ông một cách mù quáng, và do đó, đó không phải là sự cải đạo chân chánh. Để trả lời cho vấn đề này, Ambedkar đã chỉ ra rằng, trong lịch sử tôn giáo, nếu nhìn kỹ thì ta thấy rằng, đa số các trường hợp theo đạo hay cải đạo đều là do dụ dỗ, ăn theo hay áp đặt bởi người đứng đầu như nhà vua, lãnh chúa, kẻ xâm lược; chứ ít có trường hợp người ta được tự do lựa chọn theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của cá nhân. Ông nói rằng thậm chí trường hợp theo đạo truyền thống của ông bà cũng không phải là theo đạo một cách chân chánh, nếu như họ không học về so sánh tôn giáo. Trong khi đó, trường hợp của bản thân ông, ông đã tìm hiểu tất cả các tôn giáo một cách kỹ càng trước khi cải đạo; cũng như đã khuyên những người cùng đinh không nên bắt chước ông một cách mù quáng. Như thế thì sao có thể nói sự cải đạo của ông và những người cùng đinh là không chân chánh?[14]

Một điều đáng trân trọngchúng ta cần ghi nhận về nhà lãnh đạo của giai cấp cùng đinh này là, tiến sĩ Ambedkar, trong khi đi tìm tự do cho mình và những người cùng đinh, vẫn không quên trách nhiệm đối với tổ quốc. Nếu đem lại quyền lợi cho bản thân mà nguy hại cho đất nước thì ông không làm. Năm 1931, trong khi tranh luận với Gandhi về vấn đề giai cấp, Ambedkar đã nói rằng ông bất mãn đất nước Ấn Độ[15] đến nỗi mà nếu như để đạt được quyền lợi cho người của ông (những người cùng đinh) mà phương hại đến quốc gia thì ông cũng không cảm thấy có lỗi. Còn nếu như ông nghĩ đến quốc gia đó là vì lương tâm của ông. Ông nói là sẽ cố gắng tranh đấu cho quyền lợi của những người cùng đinh mà không ảnh hưởng đến Ấn Độ, ít nhất là không di hại. Đây là lý do ông không theo Hồi giáo hay Thiên Chúa giáo dù ông biết rằng nếu ông theo họ thì ông sẽ có được rất nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị. Khi Masurkar Maharaj thuyết phục Ambedkar đừng bỏ Ấn Độ giáo, Ambedkar nói rằng, nếu ông chuyển đổi sang đạo Hồi thì chắc chắn hàng tỉ rupee sẽ được rải dưới chân của ông, nhưng như vậy ông có thể sẽ hủy hoại đất nước này trong vòng năm năm, mà ông thì không muốn bị ghi vào lịch sử như một người phá hoại truyền thống văn hóa. Trả lời phóng viên của Ấn Độ Thời Báo (Times Of India) ngày 24/7/1936, Ambedkar cũng nói rằng:

Trong vấn đề thay đổi niềm tin tôn giáo, nhìn từ gốc độ của người Hindu, tôn giáo nào là tốt nhất, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, hay Sikh giáo? Rõ ràng đạo Sikh là tốt nhất. Nếu giai cấp cùng đinh theo người Hồi hay Thiên chúa thì họ sẽ không còn giữ được truyền thống văn hóa Ấn Độ. Còn nếu họ theo đạo Sikh thì họ vẫn còn giữ được truyền thống, và do đó đạo Hindu sẽ không bị tổn hại gì. Cải đạo là điều (mà chúng tôi) phải làm, nhưng cũng không thể không nghĩ đến quốc gia nói chung. Việc cải đạo sang Hồi giáoThiên Chúa giáo sẽ làm mất đi tính dân tộc. Nếu cải đạo sang Hồi giáo thì dân số của họ sẽ tăng lên và như vậy là rất nguy hiểm. Còn cải đạo sang Thiên Chúa giáo thì sẽ làm tăng thêm sức mạnh của chính quyền Anh ở Ấn Độ.[16]

Như vậy, Ambedkar cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi quyết định theo tôn giáo nào, vì nó liên quan đến vận mệnh quốc giacuộc đời của hàng chục triệu người. May mắn thay, Phật giáo có thể thực hiện được hai nhiệm vụ này một cách hoàn hảo, vừa thoát khỏi sự áp bức của giai cấp, vừa không phương hại quốc gia. Ông nói rằng mặc dù ông và Gandhi bất đồng chính kiến về vấn đề giai cấp nhưng ông sẽ chọn cách ít thiệt hại cho Ấn Độ nhất. Và “bằng cách cải đạo sang Phật giáo”, Ambedkar nói, “Tôi đã làm điều tốt nhất cho đất nước này. Bởi vì Phật giáo là một phần không tách rời của văn hóa Ấn Độ. Chúng tôi cải đạo nhưng không làm hại đến truyền thống văn hóalịch sử của đất nước.”[17]

Hơn thế nữa, theo Ambedkar, Phật giáo còn có thể chữa trị được nhiều căn bệnh trầm kha của Ấn Độ, có thể làm cho Ấn Độ đạt được sự thịnh vượngvẻ vang như thời vua A Dục. Năm 1951, nhân kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Phật, Ambedkar đã nói lên mục đích của buổi lễ, mà cũng là vai trò của Phật giáo đối với Ấn Độ như sau:

Chúng talý do đặc biệt để chào mừng ngày Đức Phật đản sinh hôm nay. Làm lễ kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật thì không có gì là lạ bởi vì bất cứ bật vĩ nhân nào cũng nên được vinh danh. Nhưng chúng ta làm lễ kỷ niệm của Đức Phật, bởi vì bằng cách ấy, những tệ nạn đang lan tràn ở Ấn Độ sẽ được tẩy trừ… Để thoát khỏi chế độ giai cấp, và để tiêu diệt những tệ nạn xã hội, Ấn Độ phải theo Phật giáo như là một tôn giáo của đạo đức, bình đẳng và tình huynh đệ quốc tế. Tôi cho rằng, Phật giáo là phương thuốc hiệu quả nhất dành cho những căn bệnh trầm kha của Ấn Độ. Bao giờ chế độ giai cấp còn tồn tại thì bấy giờ Ấn Độ không bao giờ đạt được sự hùng mạnh và vinh quang mà một thời nó đã từng đạt được. Nhưng Ấn Độ sẽ khôi phục lại sự vinh quang ấy khi người Ấn quay về với Phật giáo, và làm theo những nguyên tắc cao thượng về tự do, bình đẳnghữu ái được dạy bởi Đức Phật. Tôi đã quyết định phục hưng lại tôn giáo vĩ đại của Đức Phật và sẽ làm cho nó một lần nữa, được vinh danh ở Ấn Độ.[18]

Trong tác phẩm Triết Lý Của Đạo Hindu, Ambedkar cho rằng đạo Phật có thể liên kết và thống nhất tất cả người Ấn lại thành một khối thống nhất bằng tinh thầngiáo lý bình đẳng. Ông dẫn chứng trường hợp của vua A Dục, cho rằng đó là giai đoạn duy nhất trong lịch sử Ấn Độ mà đất nước được tự do, vĩ đại và vẻ vang. Còn các thời kỳ khác của các triều đại khác đều suy yếu và rơi vào đen tối dưới sự thống trị của kẻ xâm lăng. Vua A Dục làm được như vậy là vì ông trị vì đất nước theo giáo pháp của Đức Phật. Trong lời giới thiệu cho tác phẩm Bản Chất Của Phật Giáo (The Essence Of Buddhism), của tác giả Narasu, Ambedkar đã viết rằng:

Giáo sư Narasu là một chiến sĩ cang trường của thế kỷ XIX. Ông đã đấu tranh chống lại sự kiêu ngạo của người châu Âu bằng lòng nhiệt thành yêu nước, chống lại Ấn Độ giáo chính thống bằng sự hăng hái bày trừ mê tín, chống lại các giáo sĩ Bà la môn bảo thủ bằng quan điểm dân tộc, và chống lại đạo Thiên Chúa kiêu căng bằng nhãn quan trí tuệ. Tất cả những điều này đều được tiến hành bằng niềm tin không lay động của tác giả đối với những lời dạy của Đức Phật vĩ đại.[19]

Christopher S. Queen nhận xét rằng, bằng những lời này, Ambedkar muốn tìm cách để kết hợp chủ nghĩa yêu nước của Ấn Độ với đức tin Phật giáo. Nghĩa là, theo Ambedkar, Phật giáo có thể chấm dứt những tệ nạn của Ấn Độ. Do đó, theo Phật giáo có thể mang đến lợi ích hoàn hảo cho cả tôn giáoquốc gia. Đó là những lý doTiến sĩ Ambedkar đã chọn Phật giáo để quy y. Và khi mọi thứ đã sẳn sàng, như đã được đề cập qua trong phần tiểu sử của ông trước đây, ông đã quy y Tam bảo cùng với khoảng 500 ngàn người của ông, hầu hết là giai cấp cùng đinh.

Tóm lại, Tiến sĩ Ambedkar đã trải qua một thời gian dài để nghiên cứutìm hiểu các tôn giáo. Ông không chấp nhận đạo Thiên Chúa và đạo Hồi trước nhất là vì hai tôn giáo này không thuộc văn hóa Ấn Độ. Ambedkar cho rằng nếu dân số của hai tôn giáo này mà tăng lên thì sẽ có hại cho dân tộc Ấn Độ nói chung.  Kế đến là vì họ cũng phân biệt giai cấp như đạo Hindu. Đạo Sikh có lợi thếtôn giáo của người Ấn, nhưng về phương tổ chức và thực hành thì không thỏa mãn Ambedkar. “Trong quá trình chọn lựa tôn giáo để theo, Ambedkar cảm thấy rằng, trong các phương thức cổ điển, không có tôn giáo, triết học, hay truyền thống nào của Ấn Độ hay phương Tây có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu tinh thầnxã hội của các giai cấp cùng đinh.”[20] Duy chỉ có đạo Phậtđáp ứng được mọi phương diện mà Ambedkar quan tâm. Nói về quá trình đến với đạo Phật của Ambedkar, học giả Kumar nhận xét rằng:

Sự cải đạo của Ambedkar không phải là một quyết định nhất thời mà là một quá trình cân nhắc lâu dài. Nó là một phần trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp của ông. Trong giai đoạn đầu, ông không muốn cắt đứt hoàn toàn với cộng đồng Hindu. Ông đã cho họ thời gian đủ dài để mà cải cáchxóa bỏ sự kỳ thị đối với giai cấp cùng đinh. Nhưng cuối cùng ông đã quyết định từ bỏ đạo Hindu mà theo Phật giáo bởi vì Phật giáo là một phần của văn hóa Ấn Độphù hợp với quan tâm của ông về vấn đề nhân quyền, tự do, bình đẳngtừ bi, v.v… Phật giáo đáp ứng được cả hai phương diện tâm linhxã hội. Ambedkar cho rằng, bằng cách theo Phật giáo, những người cùng đinh sẽ không còn mặc cảm tự ty cũng như  ý thức được giá trị của bản thân.[21]

Nhân xét trên đây của Kumar có thể coi là khá phù hợp. Tuy nhiên tôi muốn nói thêm rằng, việc Ambedkar đến với đạo Phật là một tiến trình tất yếu. Dù có lúc ông có ý định cải đạo sang đạo Sikh, nhưng chắc chắn rằng ông sẽ không làm thế. Bởi vì, với bản chất của một người duy lý, ông không bao giờ thỏa mãn với những tôn giáo đặt nặng niềm tin hơn là nhận thức, Thượng Đế hơn là con người. Nhà Phật học Ấn Độ Ahir cho rằng, việc Ambedkar tiếp cận với đạo Sikh không có nghĩa là Ambedkar đã có ý định cải đạo sang tôn giáo này, mà đó chỉ là đến để tìm hiểu; cũng như Đức Phật đã tìm hiểu và học tập các tôn giáo đương thời trước khi tìm ra con đường riêng của mình vậy. Cho nên, trong những tôn giáo đương thời, chỉ có Phật giáo mới thật sự làm cho Ambedkar cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn. Đó là lý do tại sao tôi lại nói Ambedkar đến với đạo Phậtcon đường tất yếu.



[1] M. L. Shahare, Dr. Bhimrao Ambedkar, His Life and Work, New Delhi: National Council of Educational Research and Training, 1987: 69.

[2] Dr. B. R. Ambedkar, “Annihilation of Caste with Reply to Mahatma Gandhi,” in Vasant Moon (ed.), sđd: 84.

[3] C. D. Naik, “Deeksha Bhoomi of Ambedkar”, in Naik (ed.), Buddhism and Dalits-Social Philosophy and Traditions, Delhi: Kalpaz Publications, 2010: 229.

[4] B. Krishna Reddy, “Ambedkar and the Dalits: An Anthropological Perspective”, in V. T. Patil (ed.), Studies in Ambedkar, Delhi: Devika Publications, 1995: 31-32.

[5] Lokamanya Tilak (1856-1920) là một nhà chính trị và cải cách xã hội Ấn Độ. Ông chống lại chính quyền đô hộ Anh và đấu tranh cho độc lập tự do của Ấn Độ. Câu nói nổi tiếng của ông là “Swaraj is my birthright, and I shall have it” (Tự trị là quyền căn bản của tôi và tôi sẽ đạt được nó). Cả đời ông đấu tranh cho quyền tự trị cho người dân Ấn.

[6] Vijay Kumar Pujari, Dr. Ambedkar-Life of Struggle, edited by Dr. Surendra Ajnat, New Delhi: Samyak Prakashan, 2011: 125.

[7] Kadam, “Ambedkar and Buddhism as an Instrument of Social Change”, in Narain and Ahir (ed.) Dr. Ambedkar, Buddhism and Social Change, Delhi: Buddhist World Press, 2010: 39.

[8] Dhananjay Keer, Dr. Ambedkar-Life and Mission, Bombay: Popular Prakashan, 4th edition 2009: 259.

[9] Đạo Sikh (hay còn gọi là Tích-khắc giáo theo phiên âm Hán -Việt), do Guru Nanak sáng lập vào đầu thế kỷ thứ XVI tại vùng Punjab, Tây Bắc Ấn Độ, chủ trương tất cả mọi người đều bình đẳng, không phân chia giai cấp.

[10] Lonanatha (1897-1966) là tăng sĩ người Ý. Ông hoạt động tích cực để truyền bá Phật giáo trên khắp thế giới.

[11] D. C. Ahir, The Legacy of Ambedkar, Delhi: B. R. Publishing Corporation, 1990:147

[12] Nt, tr. 147-148.

[13] Ahir, The Legacy of Dr. Ambedkar, sđd: 149

[14] B. R. Ambedkar, “On Past Performance and Future Prospects,” in Karunyakara, op. cit., p. 238.

[15] Có lần Ambedkar nói với Gandhi là ông không có tổ quốc. Ông không thể coi Ấn Độ là tổ quốc vì một tổ quốc không thể đối xử với những người con của nó còn tệ hơn cả chó và mèo.

[16] Ahir, The Legacy of Ambedkar, sđd: 279.

[17] Dhananjay Keer, Dr. Ambedkar-Life and Mission, Bombay: Popular Prakashan, 4th edition 2009: 498.

[18] Ambedkar, “Buddhism can end India’s Ills”, in Lella Karunyakara, Modernization of Buddhism, Contributions of Ambedkar and Dalai Lama XIV, New Delhi: Gyan Publishing House, 2002, tr. 227-228.

[19] P. Lakshmi Narasu, The Essence of Buddhism, Madras, New York City, USA: Srinivasa Varadachari & CO., 1907, tr. Viii.

[20] Christopher Queen, “Buddhism and the World Peace: a Turning Point for Humanity,” in Bhalchandra Mungekar and Aakash Singh Rathore (ed.), Buddhism and the Contemporary World, an Ambedkarian Perspective, New Delhi: Bookwell, 2007, tr. 66.

[21] W. N. Kuber, Ambedkar, A Critical Study, New Delhi: People’s Publishing House, 1st Published 1973, 1st Reprint 1979, 1st Revised Edition 1991, tr. 320.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.