Sự cống hiến của dân tộc chúng tôi với hòa bình thế giới

21/06/20193:26 CH(Xem: 2617)
Sự cống hiến của dân tộc chúng tôi với hòa bình thế giới

TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

Sự cống hiến của dân tộc chúng tôi với hòa bình thế giới

 

THẾ GIỚI ĐàTRỞ THÀNH ngày càng liên hệ hổ tương với nhau cho nên nền hòa bình lâu dài trên trình độ của quốc gia, khu vực và toàn cầu chỉ có thể nếu chúng ta chú ý quan tâm đến tất cả mọi dân tộc. Trong thời đại của chúng ta, thật thiết yếu rằng tất cả chúng ta, mạnh cũng như yếu, cùng chungđóng góp cho nhau. Như lãnh đạo của dân tộc Tây Tạng và như một tu sĩ Phật giáo, tôi chân thành với ba chí nguyện của một tôn giáo căn cứ trên từ ái và bi mẫn. Trên tất cả, tôi là một con người, vì số phận của tôi cùng chia sẻ hành tinh này với tất cả mọi người, những người anh chị em của tôi. Khi thế giớingày càng nhỏ hơn, chúng ta cần nhau hơn bao giờ hết. Đây là sự thật cho tất cả mọi thành phần của thế giới, kể cả lục địa mà tôi đã sinh ra.

Ngày nay, ở Á Châu cũng như những nơi kháccăng thẳng cao độ. Có những xung đột đang xảy ra ở Trung Đông, và Đông Nam Á, và ở quê hương tôi, Tây TạngMở rộng ra, những vấn nạn này là triệu chứng bên dưới những căng thẳng vốn tồn tại trong sự tác động của những không gian quyền lực.

Nhằm để giải quyết những xung đột khu vực, chúng ta phải tính đến nhưng quan tâm tương ứng của tất cả mọi quốc gia và dân tộc lớn cũng như nhỏ. Không có giải pháp toàn cầu vốn bao gồm nguyện vọng của những dân tộc quan tâm trực tiếp nhất, sự lượng định hay biện pháp nửa chừng chỉ có thể tạo thêm những vấn nạn. Người Tây Tạng thâm tâm muốn đóng góp cho hòa bình, cả trên trình độ khu vực lẫn thế giới, và họ nghĩ rằng họ ở trong một vị thế đặc biệt để làm việc đó. Một cách truyền thống, chúng tôilà một dân tộc bất bạo động, những người yêu hòa bình. Kể từ khi Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng hơn một nghìn năm trước, người Tây Tạng đã thực hành bất bạo động và tôn trọng tất cả mọi hình thức của sự sống. Chúng tôi đã mở rộng vị thế đứng đầu này cho những mối quan hệ quốc tế của quốc gia chúng tôiVị trí chiến lược cao độ của Tây Tạng trong trung tâm của Á Châu, giữa những cường quốc lớn của lục địa, một cách lịch sử ban cho chúng tôi một vai trò quan yếu trong việc duy trìhòa bình và ổn định. Một cách chính xác vì lý do này mà trong quá khứ, những đế quốc Á Châu đã cẩn thận tránh xa Tây Tạng bằng những thỏa thuận  hổ tương. Giá trị của Tây Tạng như một quốc gia trái đệm độc lập được nhận thức như một thành phần cho sự ổn định của khu vực.

Khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới thành lập xâm lược Tây Tạng năm 1950, thì một nguồn gốc xung đột mới đã xuất hiện. Điều này đã xảy ra tiếp theo, khi cuộc đồng khởi của toàn dân Tây Tạngchống lại Trung Cộng và sự đào thoát của tôi sang Ấn Độ năm 1959, căng thẳng giữa Trung Hoa và Ấn Độ gia tăng, và đưa đến kết quả trong cuộc chiến tranh biên giới trong năm 1962. Năm 1987, một lầnnữa, những đội quân đông đảo đã tập trung cả hai bên biên giới Hy Mã Lạp Sơn, và căng thẳng một lầnnữa diễn ra  nguy hiểm một cách cao độ.

Vấn đề thật sự không phải là đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Hoa, mà là sự chiếm đóng bất hợp  pháp của Trung Cộng ở Tây Tạng, vốn đã cho phép Trung Hoa thâm nhập trực tiếp vào lục địa Ấn Độ. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã cố gắng để hạ thấp vấn đề bằng việc tuyên bố rằng Tây Tạng luôn luôn là một phần của Trung Hoa. Điều này không đúng. Tây Tạng đã là một quốc gia hoàn toàn độc lập khi nó bị xâm lược bởi Quân Giải Phóng Nhân Nhân năm 1950.

Kể từ khi những hoàng đế Tây Tạng thống nhất Tây Tạng hàng nghìn năm trước, xứ sở chúng tôi đã có thể bảo vệ nền độc lập của nó, cho đến giữa thế kỷ 12. Tây Tạng trong quá khứ đã mở rộng sự ảnh hưởng của nó đối với những lân bang và dân tộc láng giếng, và những thời gian sau nó bị ở dưới sự thống trị của những nhà thống trị ngoại bang cường thịnh: những Đại hản của Mông Cổ, những Gurkha của Nepal, những hoàng đế Mãn Châu,và người Anh hiện diện ở Ấn Độ.

Dĩ nhiên, không phải hiếm những quốc gia chịu ảnh hưởng hay can thiệp ngoại bang. Điều được gọi là những mối quan hệ chư hầu là thí dụ thuyết phục nhất cho điều này – những quốc gia lớn tiến hành ảnh hưởng của họ đối với những đồng minh  hay lân bang yếu kém hơn. Như nghiên cứu được đưa ra bởi những thẩm quyền hợp pháp cao nhất cho thấy, trong trường hợp của Tây Tạng, sự khuất phục thỉnh thoảng của xứ sở chúng tôi đối với những ảnh hưởng ngoại bang không bao giờ bao hàm việc đánh mất sự độc lập của nó. Và Tây Tạng từ mọi quan điểm là một nhà nước độc lập, không thể phá hủyđược vào thời điểm xâm lược của quân đội Cộng Sản Bắc Kinh.

Sự xâm lăng của Trung Cộng bị lên án bởi hầu hết các quốc gia của thế giới tự do, cấu thành một sự xâm lược trắng trợn đối với công pháp quốc tế. Khi quân đội chiếm đóng Tây Tạng tiếp tụcthế giới nên nhớ rằng, ngay cả nếu người Tây Tạng đánh mất tự do của họ, theo luật pháp quốc tế, thì Tây Tạngngày nay vẫn là một quốc gia độc lập bị chiếm đóng một cách bất hợp pháp.

Tôi không đang cố gắng để đi vào sự liên hệ trong một cuộc tranh luận chính trị hay hợp pháp đối với vị thế của Tây TạngMong ước của tôi chỉ đơn thuần là để nhấn mạnh sự kiện rõ ràng và không thể chối cải rằng như những người Tây Tạngchúng tôi là một dân tộc khác biệt với nền văn hóangôn ngữtôn giáo, và lịch sử riêng của chúng tôiTây Tạng nên giữ vai trò của nó như một quốc gia trái độn, vì thế bảo vệ và bảo đảm sự thúc đẩy hòa bình ở Á Châu.

Mặc dù sự hủy diệt gây ra cho dân tộc chúng tôi trải qua những thập niên vừa rồi do quân đội xâm lượcTrung Cộng tiến hành, nhưng tôi luôn luôn cố gắng để đi gần đến một giải pháp thông qua những sự thảo luận trực tiếp, thẳng thắn với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Năm 1982, theo sau những sự thay đổi trong giới lãnh đạo Trung Cộng, và cảm ơn những sự tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh, tôi đã gửi những đại diện của tôi để khởi đầu những việc nói chuyện về tương lai của đất nước và dân tộc tôi.

Chúng tôi bắt đầu đối thoại với lòng nhiệt thành cởi mở và thái độ tích cực để đem vào xem xét những nhu cầu chính đáng của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tôi hy vọng rằng thái độ này sẽ là hổ tương và rằng một giải pháp cuối cùng sẽ được tìm ra để có thể hài lòng và bảo tồn những nguyện vọng và quan tâm của đôi bên. Bất hạnh thay, Trung Cộng đã tiếp tục đáp ứng những nổ lực của chúng tôi trong một cung cách phòng thủ, đem sự báo cáo chi tiết của chúng tôi về những thực tế rất khó khăn ở Tây Tạng chỉ đơn thuần như những sự chỉ trích chế độ.

Nhưng đó chưa phải là tệ hại nhất. Trong ý kiến của chúng tôi, chính quyền Trung Cộng đã cho phép cơ hội cho sự đối thoại thật sự qua đi. Thay vì đối diện với những vấn nạn thật sự của sáu triệu dân Tây Tạng, họ đã cố gắng để co cụm toàn bộ vấn đề Tây Tạng thành vị thế cá nhân của chính tôi.

Trong nguyện ước chân thành nhất của tôi, và của dân tộc Tây Tạng, để tái lập ở Tây Tạng vai trò lịch sử vô giá của nó bằng một lần nữa biến toàn bộ xứ sở, kể cả ba tỉnh U-Tsang, Kham, và Amdo, thành một vùng ổn định, hòa bình, và hợp tác. Trong truyền thống tinh khiết nhất của Phật giáoTây Tạng vì thế sẽ cống hiến những sự phụng sự và lòng hiếu khác của nó đến tất cả những người bảo vệ hòa bình, tính tốt đẹp của con người, và quan tâm cho môi trường mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ.

*

Đó là năm 1987, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu tại Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình đã ban hành một chính sách mới hạn chế nới lỏng ở Tây Tạng, bắt đầu năm 1979, Đảng Cộng Sản Trung Quốc dã tổ chức một Hội Nghị Chuyên Đề Đầu Tiên về Tây Tạng vào mùa xuân năm 1980 và gửi Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng cộng sản, đánh giá hoàn cảnh Tây Tạng, bị sốc bởi tình trạng nghèo đói cùng cực của xã hội Tây Tạng, khi trở lại ông đề nghị những sự cải cách cấp tiến để thoát khỏi sự kiểm soát tập thể, cho phép sự tự trị rộng rãi hơn, và giảm thuế. Nó quyết địnhgiảm thiểu cán bộ Trung Cộng xuống còn hai phần ba, để lại sự quản lý Tây Tạng cho người của chính họ, những người chịu trách nhiệm cho sự hồi sinh nền văn hóa của họ. Những tù nhân chính trị, bị giamgiữ từ năm 1959, được thả ra, và Đảng Cộng Sản Trung Quốc mời những người lưu vongđặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Matrở về quê hương để “tham gia vào việc tái thiết xã hội.”

Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã gửi ba phái đoàn điều tra đến Tây Tạng năm 1979 và 1980. Sự viếng thăm của họ đã khơi dậy niềm hân hoan cùng khắp vốn đã vượt khỏi bất cứ sự nhiệt thành nào mà Trung Cộng có thể tưởng tượng. Những người anh chị em của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hiện diện, và những người đồng bào của họ đã đổ xô tới để chạm vào họ và nước mắt tưới ướt áo của họ, vốn được mang theo như thánh tính. Những mãnh áo quần của họ là quý giá, vì chúng đến từ những người gần gũi với lãnh đạo tinh thần của họ, cho sự tôn kính không được cần che dấu của họ. Hai mươi năm tuyên truyền và đàn áp tàn bạo không làm lay chuyển lòng tin của họ, làm thất vọng nhiều cho những lực lượng quân sự của Trung Cộng. Lần viếng thăm lần thứ hai đã bị cắt ngắn vì đám đông ở Lhasa đã trở thành không thể kiểm soát.

Tháng Chín 1980, Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị gửi năm mươi giáo viên từ cộng đồng lưu vong đến giảng dạy ở Tây Tạng. Ngài đề nghị mở một văn phòng liên lạc ở Bắc Kinh để tái lập niềm tin, nhưng Trung Cộng đã lập lờ.

Tháng Ba 1981, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lưu ý điều này trong một lá thư gửi Đặng Tiểu Bình, trong khi vẫn nhấn đi nhấn lại rằng những giáo viên phải được cho phép nhanh chóng để hướng đến sứ mệnh giáo dục của họ ở Tây Tạng. Vài tháng sau đó, vào tháng Bảy, Hồ Diệu Bang đã trả lờiyêu cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Lhasa, nơi ngài có thể tiếp tục vị trí chính trị và những điều kiện đời sống như trước 1950.

Với phạm trù mới này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ám chỉ khi ngài đề cập đến những đại diện được chính phủ lưu vong gửi năm 1982 và 1984 đến Bắc Kinh. Nhưng sự thất vọng đã tràn ngập họ, vì chính quyền Trung Cộng đã tuyên bố không khoan nhượng rằng họ chỉ muốn thảo luận một vấn đề duy nhất: “sự trở về mẫu quốc không điều kiện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

Thời điểm cởi mở, vốn được cho phép cho sự hồi sinh của lối sống và tôn giáo Tây Tạng đã không kéo dài. Năm 1984, một Hội Nghị Chuyên Đề lần thứ hai về Tây Tạng đặt nghi vấn vào sự lãnh đạo của Hồ Diệu Bang, phê phán ông về việc cho phép tinh thần quốc gia Tây Tạng sống lại. ông bị mất chức lãnh Đạo Đảng Cộng Sản, và một lần nữa, những chính sách của Trung Cộng trở nên khắc nghiệt hơn. Đây là khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại lời mời của Quốc Hội Hoa Kỳ, quyết định đưa vấn đề Tây Tạng vào môi trường quốc tế - hợp đồng cùng với một thông điệp về hòa bình cho thế giới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32534)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.