Nhân danh di sản tâm linh của dân tộc tôi

21/06/20193:27 CH(Xem: 2351)
Nhân danh di sản tâm linh của dân tộc tôi

TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

 Nhân danh di sản tâm linh của dân tộc tôi


CHÚNG ĐANG SỐNG NGÀY NAY trong một thế giới rất hổ tương. Một quốc gia đơn lẻ không thể tự giải quyết những vấn nạn. Nếu chúng ta không nhận ra trách nhiệm toàn cầu, thì chính sự sống còn của chúng ta bị đe dọa. Đó là tại sao tôi luôn luôn tin tưởng trong sự cần thiết cho sự hiểu biết tốt đẹp hơn, sự hợp tác gần gũi hơn, và sự tôn trọng rộng rãi hơn giữa các quốc gia trên thế giới. Quốc Hội Châu Âu là một thí dụ truyền cảm. Nổi lên từ những hổn độn của chiến tranh, những kẻ thù ngày hôm qua, trong một thế hệ mà thôi, đã học hỏi để cùng tồn tại và hợp tác.

Tây Tạng đang trải qua một thời điểm rất khó khăn. Người Tây Tạngđặc biệt những ai đang chịu đựngsự chiếm đóng của Trung Cộng, ngưỡng mộ tự do và công lý cũng như đến một tương lai mà chính họ có thể tự quyết định, cũng như bảo vệ hoàn toàn cá tính đặc biệt của họ và sống trong hòa bình với những láng giềng của họ. Trong hơn một nghìn năm, dân tộc Tây Tạng đã thừa kế những giá trị tâm linhbảo vệ sinh uyển khu vực cũng như duy trì sự cân bằng mong manh của sự sống trên cao nguyên. Ngưỡng mộ bởi thông điệp bất bạo động và từ bi của Đức Phật, được bảo vệ bởi những ngọn núi, chúng tôi đã cố gắng để tôn trọng tất cả những hình thức của sự sống và đã từ bỏ chiến tranh như công cụ của chính sách quốc gia.

Suốt khắp lịch sử chúng tôi, ngược lại hai nghìn năm, chúng tôi đã từng độc lập. Không khi nào từ khi lập quốc vào năm 127 trước Dương Lịch chúng tôi đã nhường lại chủ quyền của mình cho một cường quốc ngoại bang. Như là trường hợp của tất cả mọi quốc giaTây Tạng đã trải qua những thời điểm khi những lân bang của nó – Mông Cổ, Mãn Thanh, Trung Hoa, Anh quốc, và Nepal – đã cố gắng để khuất phục nó. Đây là những hồi đoạn ngắn mà dân tộc Tây Tạng không bao giờ đồng ý để diễn giải như một sự đánh mất chủ quyền quốc gia. Trong thực tế, có những lúc khi những vị vua Tây Tạng chinh phụcnhững phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Hoa và những lân bang khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người Tây Tạng chúng tôi bây giờ đòi hỏi những vùng lãnh thổ này.

Năm 1949 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa xâm lược Tây Tạng bằng vũ lực. Kể từ đấy, Tây Tạng chịu đựng một giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử của nó. Hơn một triệu người dân chúng tôi đã bị giết chết như kết quả của cuộc xâm lược. Hàng nghìn tu viện đã biến thành đống gạch vụn. Một thế hệ đã lớn lên thiếu thốn học vấn, phát triển kinh tế, và bản sắc quốc gia. Mặc dù những lãnh tụ Trung Cộng đã đưa những cải cách nào đó có hiệu lực, nhưng họ cũng đưa đông đảo người Hoa di chuyển đến cao nguyên Tây Tạng. Chính sách này đã khiến sáu triệu người Tây Tạng biến thành điều kiện của một tộc dân thiểu số.

Tôi đã cấm dân tộc tôi dùng đến phương thức bạo động trong những nổ lực của họ nhằm chấm dứt đau khổ cho họ. Tuy nhiên, tôi thật tin rằng một dân tộc có mọi quyền đạo đức để phản kháng chống lại bất công. Bất hạnh thay, những phản kháng ở Tây Tạng đã bị trấn áp một cách bạo động bởi công an và quân đội Trung Cộng. Tôi sẽ luôn luôn khuyến khích bất bạo động, nhưng ngoại trừ Trung Cộng từ bỏnhững phương pháp tàn bạo của họ, chứ người Tây Tạng không thể bị quy trách nhiệm cho một sự gia tăng đau đớn hơn của hoàn cảnh.

Mọi người Tây Tạng hy vọng và cầu nguyện cho một sự hồi phục hoàn toàn của nền độc lập của quốc gia họ. Hàng nghìn người dân chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ, và toàn bộ đất nước chúng tôi đã đau khổ trong cuộc chiến đấu này. Nhưng người Trung Cộng đã thất bại hoàn toàn trong việc nhận ranhững nguyện vọng của dân tộc Tây Tạng, và họ cương quyết trong chính sách đàn áp tàn bạo của họ.

Tôi đã suy nghĩ trong một thời gian dài về một giải pháp thực tiển vốn có thể chấm dứt thảm kịch của đất nước chúng tôi. Với chính phủ lưu vong, tôi đã chào mời những ý kiến của nhiều bạn hữu và những người quan tâm. Vào ngày 21 tháng Chín năm 1987, trước ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội ở thù đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, tôi đã tuyên bố Kế Hoạch Năm Điểm Hòa Bình mà trong đó tôi kêu gọi cho một sự chuyển hóa ở Tây Tạng thành một khu vực hòa bình, một thánh địa nơi con người và thiên nhiên có thể sống chung với nhau trong hòa hiệp. Tôi cũng kêu gọi cho một sự tôn trọng nhân quyền và lý tưởng tự do, cho việc bảo vệ môi trường, và cho việc chấm dứt sự di chuyển người Hoa đến Tây Tạng.

Điểm thứ năm trong Kế Hoạch Hòa Bình kêu gọi cho những sự đàm phán nghiêm túc giữa người Tây Tạng và Trung Cộng. Chúng tôi đã chủ động bày tỏ những tư tưởng này, vốn, là chúng tôi hy vọng, có thể giải quyết cho vấn đề Tây TạngToàn bộ Tây Tạng, được biết với cái tên Chokha Sum (kể cả những tỉnh U-Tsang, Kham và Amdo) nên trở thành một thực thể tự quản, dân chủ, và tuân thủ luật pháp, với người dân đồng ý hoạt động cho lợi ích chung và bảo vệ môi trường, trong sự phối hợp với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa sẽ vẫn chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao. Chính quyền Tây Tạng, về phần nó, sẽ phát triển và duy trì những mối quan hệ qua phòng ngoại giao của nó và những lãnh vực thương mạigiáo dụcvăn hóatôn giáo, du lịch, khoa học, thể thao, và những hoạt động phi chính trị khác.

Vì sự tự do cá nhân là cội nguồn thật sự cho việc phát triển bất cứ xã hội nào, nên chính quyền Tây Tạng sẽ cố gắng để bảo đảm sự tự do này bằng việc tuân thủ hoàn toàn Tuyên Bố Nhân Quyền, dưới sự hiểu biết về những quyền tự do ngôn luận, hội họp hòa bình, và tôn giáo.Vì tôn giáo đại diện cho bản sắc của nguồn gốc quốc gia Tây Tạng, và vì những giá trị tâm linh là trung tâm của nền văn hóa giàu đẹp của Tây Tạng, cho nên nhiệm vụ đặc biệt của chính quyền Tây Tạng là bảo đảm và phát triển nó.

Chính quyền Tây Tạng nên thông qua những luật lệ nghiêm khắc để bảo vệ những hệ động thực vậthoang dã. Việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên sẽ được kiểm soát một cách cẩn thận. Việc sản xuất, thử nghiệm, và tàng trử vũ khí nguyên tử và bất cứ vũ khí nào khác sẽ bị cấm chỉ, cùng với việc sử dụng năng lượng và kỷ thuật nguyên tử vốn sản sinh chất thải độc hại. Đó sẽ là nhiệm vụ của chính quyền Tây Tạng để chuyển hóa Tây Tạng thành một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nhất hành tinh chúng ta. Một hội nghị hòa bình khu vực sẽ được kêu gọi để bảo đảm Tây Tạng trở thành một thánh địathật sự của hòa bình và phi quân sự. Nhằm để tạo nên một không khí tin tưởng thuận lợi cho những cuộc đàm phán hiệu quả, chính quyền Trung Hoa nên lập tức chấm dứt việc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng và từ bỏ chính sách di dân người Hoa đến Tây Tạng.

Đó là những ý kiến mà tôi sẽ tiếp tục duy trì trong tâm tôi. Tôi cũng cảnh giác rằng nhiều người Tây Tạng thất vọng với vị thế trung bình này. Không nghi ngờ gì, sẽ tiếp tục có nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng của chúng tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng. Đó là một bước cần yếu và không thể tránh khỏi trong bất cứ một tiến trình thay đổi nào. Tôi tin tưởng rằng những phản chiếu này trình bày một phương cách thực tiển nhất để tái lập một bản sắc Tây Tạng đặc thù và để khôi phục những quyền căn bản của Tây Tạng, trong khi vẫn cho phép những lợi ích của Trung Hoa tồn tạiTuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, bất cứ sự đàm phán với Trung Cộng kết quả ra thế nào, thì người Tây Tạng nên có những tiếng nói cuối cùng trong bất cứ quyết định nào. Vậy thì, bất cứ đề xuất nào cũng sẽ bao gồmmột chương trình cho một tiến trình hợp pháp hoàn toàn để định rõ những nguyện ước của người Tây Tạng bằng một cách của một trưng cầu dân ý quốc gia.

Tôi không mong cầu đảm nhận một vai trò năng động trong chính quyền Tây TạngTuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục hoạt động tối đa như tôi có thể cho sự cát tường và hạnh phúc của dân tộc Tây Tạngcho đến khi nào vẫn cần thiết.

Chúng tôi đã sẵn sàng trình bày một sự đề xuất tới chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa căn cứ trên những cân nhắc này. Một đoàn đám phán đại diện chính phủ lưu vong Tây Tạng đã được chỉ địnhChúng tôi đã sẵn sàng để gặp gở và thảo luận những chi tiết của một đề xuất như vậy với chính quyền Bắc Kinh, với mục tiêu đi đến một giải pháp công bằng.

Chúng tôi được khuyến khích bởi sự quan tâm sâu sắc vấn đề của chúng tôi đánh thức nhiều chính phủ và lãnh tụ chính trị ngày càng gia tăngChúng tôi vững lòng trong vị thế của chúng tôi qua những thay đổi gần đây ở Trung Hoa, vốn đem đến một số lãnh đạo mới thực tế hơn và rộng rãi hơn đạt đượcquyền lực.

Chúng tôi cầu nguyện rằng chính phủ và các lãnh tụ Trung Hoa sẽ xem xét những ý tưởng mà tôi đã mở rộng một cách nghiêm túc trong chi tiết. Chỉ đối thoại và một khát vọng để phân tích thực tế Tây Tạngvới lòng trung thực và sáng suốt mới có thể đưa đến một giải pháp khả thi. Chúng tôi hy vọng chúng tôicó thể tiến hành thảo luận với chính quyền Bắc Kinh trong khi giữ sự quan tâm phổ quát nhân bản trong tâm. Vì vậyđề xuất của chúng tôi sẽ được thực hiện với một nguyện ước cho sự hòa giải và chúng tôihy vọng cho một thái độ giống như vậy của phía Trung Hoa.

Lịch sử đặc thù của quê hương chúng tôi và di sản tâm linh sâu sắc của nó thích nghi tuyệt vời để điền vào vai trò một thánh địa hòa bình trong trái tim của Á Châu. Vị thế lịch sử của nó như một khu vực trái độn trung lập, đóng góp cho sự ổn định của toàn thể lục địa, xứng đáng để được khôi phục lại. Hòa bình và an ninh ở Á Châu, và khắp toàn thế giớivì vậy sẽ được tái củng cố. Trong tương lai, sẽ không cần thiết nữa để duy trì Tây Tạng như một xứ sở bị chiếm đóng, bị áp chế bằng vũ lực, không sản xuất và bị đánh dấu bởi khổ đau. Nó có thể trở thành một thiên đường tự do nơi mà con người và thiên nhiên sẽ sống trong cân bằng hài hòa và là một mô thức sáng tạo cho một giải pháp của nhiều khu vực xung độtcăng thẳng trên thế giới.

Những lãnh đạo Trung Hoa nên nhận ra rằng, trong những vùng lãnh thổ chiếm đóng, thực dân thống trịlà lỗi thời. Một liên hiệp chân thật của vài quốc gia là có thể trong một phạm vi rộng lớn chỉ có thể trên căn bản của một sự tuân thủ đồng thuận tự do, khi kết quả nhằm mục đích thỏa mãn cho tất cả mọi thành phần được quan tâmLiên hiệp Âu Châu là một thí dụ hùng hồn cho điều này.

*

Tháng Chín năm 1987, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trình bày Dự Án Năm Điểm Hòa Bình của ngài với ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ, ngài yêu cầu “Trung Hoa tham dự nghiêm chỉnh trong những cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề vị thế của Tây Tạng tương lai.”

Tháng Sáu năm 1988, phát biểu tại Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở rộng dự án của ngài, vốn bao gồm một thỏa thuận để từ bỏ đòi hỏi cho nền độc lập của Tây Tạng trong ủng hộmột khu tự trị hiệu quả. Sự nhượng bộ lớn này nhằm mục tiêu mang đến việc tạo nên một thực thể chính trị dân chủ của sự tự quản cho tất cả ba tỉnh của Tây Tạng, vốn vẫn bị sáp nhập vào Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, với việc chính phủ Trung Hoa tiếp tục quản lý chính sách ngoại giao và quốc phòng của Tây TạngĐề xuất Strasbourg được căn cứ trên ý kiến sáng tạo, trong tâm linh lối sống của dân tộc Tây Tạng, một thánh địa ở Tây Tạng cống hiến cho nền hòa bình thế giới và đặt nền tảng trong sự phát triển tâm linh và sự thúc đẩy những giá trị nhân bản của từ ái, bi mẫn, bất bạo độngbao dung, và tha thứ. Theo Samdhong Rinpoche, Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bỏ đòi hỏi nền độc lập vì ngài quan tâm về việc cho phép một sự hồi sinh thật sự của di sản tâm linh và văn hóa Phật giáo, được xem là di sản của toàn nhân loại trên thế giới, trước khi nó quá trể.”

Những chính phủ Cộng Hòa Nhân Trung Hoa tuyên bố rằng đề xuất Strasbourg chỉ là một đòi hỏi cho nền độc lập che dấu dưới khu tự trị và rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang theo đuổi ý tưởng tách rời Tây Tạng khỏi “mẫu quốc”. Những viên chức chính quyền lăng mạ ngài bằng việc gọi ngài là một “lãnh tụ của bè đảng ly khai.” Và trong năm 1988, ở Lhasa, những cuộc phản đối hòa bình của nam nữ tu sĩ bị đàn áp một cách dã man, đã làm khơi dậy một sự phẫn nộ quốc tế. Tháng Ba năm 1989, những sự phản đối mới đã bị dập tắt bởi quân đội. Hơn một trăm người bị giết chết , và ba  nghìn người bị bắt giam. Thiết quân luật được ban hành và và duy trì trong hơn một năm cho đến tháng Năm 1990.

Những sự kiện này đưa đến một sự khơi dậy chưa từng có của công luận ở các thủ đô phương Tây. Vấn đề Tây Tạng không còn là vấn nạn nội tại mà chính quyền Trung Cộng muốn giảm thiểu nó như vậy, vì bây giờ nó được thế giới quan tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma trở thành như một phát ngôn viên đáng tin không chỉ cho dân tộc ngài mà cho lương tâm thế giới bằng cách gợi ý rằng, Tây Tạng, ngày nay là một vùng đất của khổ đau và diệt chủng, được chuyển hóa thành một thánh địa của hòa bình.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32423)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.