Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Bhutan

19/09/20202:38 CH(Xem: 5439)
Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Bhutan
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO BHUTAN
La Sơn Phúc Cường dịch

Ton tuong Phat tai BhutanSự xuất hiện của Phật giáo tại Bhutan

Theo sử liệu trong lịch sử Phật giáo vương quốc Bhutan, Phật giáo được hoằng truyền đến các vùng đất Bhutan vào thế kỷ thứ VII dưới triều đại của vua Songtsen Gampo (629- 710) ở Tây Tạng. Nhà vua đã xây dựng hàng trăm ngôi chùa trong và xung quanh Tây Tạng, theo sử liệu thì có mười một ngôi chùa đã được xây dựng ở Bhutan, trong đó có tám ngôi hiện vẫn còn nguyên vẹn. Đó là Lhakhang Karpo và Lhakhang Nagpo ở Quận Haa, Kechu Lhakhang và Pelnang hay còn được địa phương biết đến là Pana Goenpa ở Paro, Jampa Lhakhang, Anu Lhakhang, Geney Lhakhang và Chuchi Lhakhang ở quận Bumthang.

Vào thế kỷ thứ VIII (739) và thứ 09 (810), đức Liên Hoa Sinh đã tới các vùng đất Bhutan một vài lần và kiến lập hàng trăm các tự viện, tịnh thất.

Truyền thống Phật giáo Drukpa Bhutan

Năm 1616, Zhabdrung Ngawang Namgyel Rinpoche, một tăng sĩ dòng Drukpa của tự viện Ralung ở Tây Tạng, đã tới các vùng đất Bhutan ngày nay, thống nhất vương quốc vào năm 1651, trở thành vị lãnh tụ cả về tâm linhthế tục của vương quốc.

Ngôi tự viện đầu tiên được xây dựng vào năm 1621 tại Cheri và Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Bhutan đã được thiết lập tại đây, thống nhất toàn bộ Phật giáo trên khắp vương quốc. Nơi đây đã trở thành nền tảng cho sự phát triển nền văn hoá độc đáo và truyền thống Phật giáo của Bhutan. Sau đó, dần dần một hệ thống quản trị kép giữa tâm linhthế tục được thành lập, và Phật giáo trở thành quốc giáo của Bhutan, trở thành nguồn an lạc, hạnh phúc và sự thống nhất cho toàn bộ vương quốc này. Ngài Zhabdrung Ngawang Namgyel Rinpoche đặt tên cho vương quốc là Druk-yul, có nghĩa là vùng đất của Rồng thiêng và người dân Bhutan được gọi là Drukpa, có nghĩa là những phật tử thực hành theo truyền thống Phật giáo Drukpa.

Bộ Luật Đạo Đức, Văn hóa, và Phật giáo (The Palden Drukpai Driglam Choesum – The Drig Lam Chos Sum) ra đời, đã trở thành trụ cột nền tảng của truyền thống Phật giáo Bhutan. Lhodruk hay còn gọi là giáo pháp Phật Đại thừa và những pháp tu tập chuyên biệt của dòng Drukpa. Giáo pháp Phật giáo truyền thống Bhutan kế thừa trực tiếp từ 2 nguồn, nguồn thứ nhất từ các bậc tổ sư Phật giáo (Bhutan: Phachos) và nguồn thứ hai từ giáo pháp của các đệ tử tiếp nối mạch nguồn của các bậc tổ sư (tiếng Bhutan gọi là: Buchos).

Giáo pháp kế thừa trực tiếp của các bậc tổ sư dòng phái bao gồm ba nguồn chính:

Thứ nhất: Triết học về tính không theo quan điểm Kinh thừa và Mật thừa, giáo pháp Đại thủ Ấn (Mahamudra) được truyền trao từ tổ Choeje Dhakpo Lhaje, Gampopa Sonam Rinchen, đại đệ tử của thánh tăng Milarepa.

Thứ hai: (Dam-ngag Rechung Lugs) Nguồn các Khai thị Linh Thiêng, bao gồm các giáo pháp Sáu thứ lớp được truyền trao lại từ tổ Rechungpa Dorji Drakpa, một đệ tử khác của thánh tăng Milarepa.

Thứ ba: Bảy giáo pháp cát tường về bảy vị Phật ban từ tổ Choeje Tsangpa Jare, bậc khai sáng truyền thống Phật giáo Drukpa.

Giáo pháp bắt nguồn từ các vị cao tăng ở Bhutan (Buchos hay tiếng Bhutan gọi là Gar Thig Yangs Sum). Gar bao gồm các vũ điệu Mật thừa; Thig bao gồm các phương pháp kiến lập Mandalas, tranh Thangka, và Yangs bao gồm các nghi thức trì chú, tụng kinh và cách thức sử dụng pháp khí. Có hơn mười bảy tập các bản kinh văn nghi thức hành trì Mật giáo được cử hành theo những cách khác biệt so với bất kỳ truyền thống Phật giáo nào. Pháp khí nhạc lễ và cách sử dụng cũng có nhiều khác biệt so với truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Âm điệu và giai điệu của nhạc khí rất khác biệt và được phát triển vào thế kỷ XVII dưới thời của ngài Zhabdrung Ngawang Namgyel và Tể tướng Gyelse Tenzin Rabgay (1638-1696).

Truyền thống Phật giáo Kargyud nổi bật với các giáo lý khẩu truyền không gián đoạn từ bậc thầy sang tới người đệ tử. Từ Kargyud có nghĩa là “dòng truyền thừa khẩu truyền”. Dòng truyền thừa Kargyud có nguồn gốc từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni tới những thánh tăng như Tilopa (988-1069), Naropa (1016-1100), Marpa (1012- 1097), Milarepa (1079-1153) và Gampopa Dagpo Rinpoche (1079 -1153). Dòng Dagpo Kargyud bắt đầu từ tổ Gampopa tiếp tục phát triển thành bốn dòng là Barom Kargyud, Tshelpa Kargyud, Kamtshang Kargyud và Phagdru Kargyud. Từ dòng Phagdru Kargyud, nhánh khác được phát triển gồm Drigung Kargyud, Taklung Kargyud, Lingre Kargyud, Yarsang Kargyud, Throphu Kargyud, Shugsep Kargyud, Yelpa Kargyud and Martshang Kargyud. Về sau này Lingre Kargyud được biết đến với hồng danh là Drukpa Kargyud được kiến lập bởi ngài Tsangpa Jare Yeshe Dorji (1161-1211). Sự phát triển này diễn ra bởi số lượng các đệ tửhành giả truyền thống này.

Cơ cấu Giáo hội Phật giáo vương quốc Bhutan

Tăng đoàn đầu tiên được Zhabdrung Rinpoche lập ra chỉ với 30 tu sĩ vào năm 1620 sau khi hoàn thành trung tâm tu viện tại Chari dorjidan cách Thimphu khoảng 14 km về phía bắc, thủ đô hiện tại của Bhutan, dưới sự trụ trì của Khenchen Pekar Jungne (Je Khempo tức là Sangharaja đầu tiên). Sau khi hoàn thành Punakha Dzong vào năm 1637, cộng đồng tu sĩ đã tăng lên 600 thành viên. Cơ cấu Giáo hội Phật giáo được thành lập ở Bhutan về cơ bản không thay đổi sau nhiều thế kỷ với mô hình như sau: Đức Pháp chủ (Je Khenpo) tại Giáo hội Trung ương, là bậc có địa vị tâm linh tối cao tại Bhutan, có trọng trách chứng minhđiều hành toàn bộ các vấn đề tâm linh trên toàn bộ quốc gia. Ngài được suy tôn trong số các vị cao tăng trong Giáo hội. Tăng sĩ được suy tôn phải thuần thục tất cả các nghi thức, triết học, pháp tu và phải có đức hạnh, giới luật nghiêm cẩn, phải có kinh nghiệm nội chứng khi trải qua giai đoạn hoàn thiện tu tập Mật thừa trong ít nhất khóa nhập thất 03 năm 03 tháng 03 ngày. Nhiệm kỳ từ 3 tới 5 năm và địa vị Je Khenpo có thể được tái suy tôn.

Dưới đức Je Khenpo là bốn Phó Pháp chủ (Lopon), trong đó Dorji Lopon là ngôi vị đệ nhất phó pháp chủ. Yangbi Lopon là ngôi vị pháp chủ phụ trách nghi lễ, bao gồm các vũ điệu Mật thừa, các nghi thức tu trì, giai điệu, âm thanh trì chúkinh luận; Drabi Lopon, phụ trách lĩnh vực ngôn ngữ, ngữ pháp và văn học Phật giáo; Tshenyi Lopon phụ trách lĩnh vực Triết học và Lô-gic học Phật giáo. Trong cơ cấu Giáo hội Phật giáo Bhutan, bốn phó pháp chủ được tính tương đương hàm bộ trưởng trong Chính phủ. Ngoài ra trong cơ cấu Giáo hội Phật giáo Bhutan còn có văn phòng trị sự dưới sự điều hành của 4 bậc thầy (Kudrungs). Dưới bốn Phó Pháp chủ là một hội đồng chư tăng ở các địa phương và 18 tự viện lớn với mỗi thành viên phụ trách từng lĩnh vực chuyên biệt hơn như: Đồ họa Mandala, nghệ thuật nghi lễ (Khikhor Lopon), Pháp khí tu trì (Torma Lopon), Vũ trụ và chiêm tinh học (Tsipi Lopon), Vũ điệu Mật thừa (Champi Lopon), các hiệu trưởng các trường trung cấp, cao đẳng và cao cấp Phật học cùng các trung tâm nhập thất, thiền định trên toàn lãnh thổ.

Theo số liệu của Giáo hội Phật giáo Bhutan, hiện toàn lãnh thổ có 19 ngôi tự viện lớn, trong đó mỗi ngôi đều quản lý một trường sơ cấp và trung cấp Phật học riêng, 13 trường Cao đẳng Phật học (Shaydras), 13 trung tâm nhập thấtthiền định (Drubdral) giành riêng cho chư tăng cùng một số trung tâm nhập thất, thiền định và trường Phật học giành cho hành giả cư sĩ. Số lượng tăng sĩ thuộc sự quản lý của Giáo hội Trung ương là khoảng 5000 vị, ngoài ra còn khoảng 3000 vị tu sĩ khác không thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật giáo. Tất cả các tự việntrung tâm dưới sự quản lý của Giáo hội đều được sự bảo hộtrợ cấp trực tiếp về mặt tài chính của Chính phủ.

CHUYÊN ĐỀ BHUTAN: Chuyên đề được thực hiện bởi dịch giả La Sơn Phúc Cường, sự đóng góp tư liệu và lược dịch bởi Cư sĩ Anh Vũ và Nguyễn Thị Trang (Học viện Tài chính), sự cộng tác của cư sĩ Cát Khánh Công ty Lantours.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2020

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32534)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.