Trung Quốc đòi ‘lấn' lãnh thổ Bhutan, Shangri-La cuối cùng liệu có biến mất?

21/09/20201:00 SA(Xem: 3337)
Trung Quốc đòi ‘lấn' lãnh thổ Bhutan, Shangri-La cuối cùng liệu có biến mất?
TRUNG QUỐC ĐÒI ‘LẤN' LÃNH THỔ BHUTAN,
SHANGRI-LA CUỐI CÙNG LIỆU CÓ BIẾN MẤT?
Từ Tịnh

bhutan 1
bhutanNằm ẩn mình trong dãy Himalayas hùng vĩ, “Vương quốc Bhutan” lại càng trở nên khép mình hơn khi lọt thỏm giữa những lãnh thổ to lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ… Đất nước này có một bề dày tín ngưỡng Phật Giáo (được quy địnhQuốc giáo) trải dài gần 14 thế kỷ. Chính vì thế, từ Chính phủ hay các thành viên trong Hoàng gia cho tới người dân, đều thấm nhuần Giáo lý nhà Phật. Họ sống ôn hòa, hài lòng, không sát sinh và chủ yếu trồng trọt nông nghiệp.

Shangri-La cuối cùng 

Trong một vài năm gần đây, Bhutan được biết đến như một trong những vùng đất đáng sống nhất hành tinh. Điều làm cho đất nước này trở nên nổi tiếng như vậy không phải bởi vì ở đây sở hữu những biệt thự đầy đủ tiện nghi, thực phẩm phong phú, vật chất xa hoalối sống quá thời thượng. Bhutan đơn giản hơn thế. 

“Chính sách cai trị” của các vị Vua đó là phát triển đất nước một cách cẩn thận, cân bằng giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bền vững môi trường và bảo tồn văn hóa. Từ những năm 1970, vị Vua đáng kính thứ tư của Bhutan đã có tuyên bố nổi tiếng là “đối với Bhutan, Tổng hạnh phúc quốc gia hay còn gọi là GNH quan trọng hơn Tổng sản phẩm quốc gia”. Và từ đó, tất cả sự phát triển ở Bhutan đều được thúc đẩy bởi GNH, một tầm nhìn tiên phong nhằm gia tăng hạnh phúc và sự thịnh vượng của người dân.

bhutan 2“Chính sách cai trị” của các vị Vua đó là phát triển đất nước một cách cẩn thận, cân bằng giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bền vững môi trường và bảo tồn văn hóa. (Piqsels)

Đất nước này không hề có bất kỳ một nhà máy sản xuất công nghiệp nhả khói nào, thương mại chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nhất là xuất khẩu thuỷ điện sang Ấn Độ. Vì theo Đạo Phật, người dân nơi đây không sát sinh, chăn nuôi vì thế đó không phải là một thế mạnh, phần lớn họ trồng trọt và thức ăn chính là gạo, sữa, ngũ cốc, ớt… Bhutan là quốc gia duy nhất mà hàng năm có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất thế giới (âm cacbon), điều này có được là do Hiến pháp nhà nước đã quy định hơn 60% đất nước phải được rừng bao phủ (thực tế là đã đạt 72%). 

bhutan 3Bhutan là quốc gia duy nhất mà hàng năm có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất thế giới, điều này có được là do Hiến pháp nhà nước đã quy định hơn 60% đất nước phải được rừng bao phủ. (Pexels)

Về văn hóa, cả đất nước được đặt trong một tiêu chí đó là bảo tồn văn hóa truyền thống, nghệ thuật và kiến trúc, thức ăn và các lễ hội, các nhà sưtu viện, trang phục truyền thống, các khu rừng nguyên sinh… Đối với người dân, tất cả những điều đó đều là những thứ rất đáng tự hào. Chính vì thế, đời sống tinh thần ở nơi đây ngày càng thịnh vượng cho dù đời sống vật chất rất bình dân và chỉ ở mức phổ thông, và điều đó có thể lý giải một phần nào cho việc Bhutan đang ngày càng trở thành một kiểu mẫu đáng sống nhất trên thế giới.

bhutan 4Về văn hóa, cả đất nước được đặt trong một tiêu chí đó là bảo tồn văn hóa truyền thống. Vì thế đời sống tinh thần của người dân Bhutan rất thịnh vượng cho dù đời sống vật chất chỉ ở mức bình thường. (Pixabay)

Chiến lược cứu mình trước mối nguy từ bên ngoài 

Một trong những điểm đặc biệt của Bhutan là chưa từng bị thuộc địa hóa. Điều này làm cho người Bhutan có hướng đi rất độc lập và giúp họ bảo tồn nền văn hóa. Không có nhiều nơi ở Châu Á mà không chịu cai trị của những kẻ cơ hội khác.

Những người đứng đầu Bhutan dường như có nhiều may mắn; vào những thời điểm quyết định trong lịch sử, họ tạo ra những khối liên minh phù hợp và tránh được những sai lầm.

Do tính chất địa lý, Bhutan nằm ngay cạnh một cường quốc lớn, có nhiều tham vọngâm mưu như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những người đứng đầu đất nước đã dần phải nhìn nhận lại đường lối phát triển cũng như chiến lược về mọi mặt, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự… để có thể bảo vệ đất nước; trong khi nước láng giềng bên cạnh thì không ngừng nhăm nhe nuốt chửng từng tấc đất. 

Trước đây, để bảo tồn bản sắc và nền văn hóa của dân tộc, nhà Vua Bhutan đã tiếp nối truyền thống đóng cửa đất nước. Nhưng khi Chủ nghĩa cộng sản chiến thắng tại Trung Quốc và lan tới tận Tây Tạng, quốc vương Bhutan nhận ra rằng, đất nước họ bắt buộc phải từ bỏ vị thế cô lập có tính chiến lược hàng trăm năm của mình. 

Bài học về Tây Tạng vẫn còn đấy, từ một cái gật đầu và bắt tay, ĐCSTQ đã mở đường cho xe tăng và quân đội tiến vào đàn áp người Tây Tạng và san phẳng học viện Phật giáo lớn nhất thế giới. 

Nhưng Bhutan quá nhỏ bé, và nếu thế giới không biết đến Bhutan, thì đất nước này có thể bị xóa sổ mà chẳng ai hay. Trung Quốc vẫn luôn cho rằng Bhutan là một phần của Tây Tạng, mà Tây Tạng thì hiện giờ đang thuộc về Trung Quốc. Chứng kiến những diễn biến từ Tây Tạng, nên khi Ấn Độ chìa tay ra cách đây hơn 70 năm, Bhutan đã nhanh chóng tiếp nhận. Năm 1949, Bhutan đã ký kết hiệp ước hữu nghị với Ấn Độ, nhằm thiết lập một mối quan hệ thân thiết với cường quốc này để cân bằng lại với thế lực của ĐCSTQ. Trong 70 năm qua, mối quan hệ nay dần trở thành đối tác chiến lược mật thiết và quan trọng bậc nhất đối với Bhutan. 

Bhutan đang ngày càng mở rộng thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Âu và các đối tác lớn: ÁoĐan MạchPhần LanThụy ĐiểnEUMỹNhật Bản…Tuy nhiên, riêng Trung Quốc, Bhutan hoàn toàn không có quan hệ ngoại giao. Mặc cho những năm gần đây Bắc Kinh thúc đẩy một vài cuộc thăm viếng giữa đôi bên. 

Trung Quốc có ‘nuốt chửng’ được Bhutan?

Cũng như những nước giáp ranh biên giới khác với Trung Quốc, Bhutan cũng không ngoại lệ về tình trạng tranh chấp tại một số khu vực có biên giới giữa Bhutan và Tây Tạng

Không ít lần, quân đội Trung Quốc đã tiến đến sát biên giới giữa hai nước, phá bỏ hàng rào và cột mốc. Sau đó tiến hành xô xát hoặc thậm chí cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá trong lãnh thổ Bhutan mà Trung Quốc gọi là “khu vực tranh chấp nhạy cảm”. Bhutan đã phải nhờ đến sự can thiệp của quân đội Ấn Độ, thường đóng quân cách những địa điểm xảy ra xung đột không quá 30km. 

Lần gần đây nhất, tại cuộc họp lần thứ 58 của quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Trung Quốc đã khiến tất cả các thành viên hội đồng bất ngờ khi tuyên bố tranh chấp khu bảo tồn Sakteng, một khu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Bhutan và không có bất kỳ đường biên giới chung nào với Trung Quốc. Đáp trả lại yêu cầu phi lý từ phía Bắc Kinh, Thimphu đưa ra quan điểm rất rõ ràng"Bhutan hoàn toàn bác bỏ yêu sách của thành viên Trung Quốc tại Hội đồng. Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng là lãnh thổ không thể tách rời, có chủ quyền của Bhutan. Trong các cuộc thảo luận về ranh giới giữa Bhutan và Trung Quốc không hề đề cập đây là khu vực tranh chấp".

bhutan 5Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố tranh chấp khu bảo tồn Sakteng, một khu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Bhutan và không có bất kỳ đường biên giới chung nào với Trung Quốc. (Strat News Global)

Trên thực tế, việc tự đặt ra một khu vực tranh chấp mới là "quân bài" mà ĐCSTQ thường thực hiện với các nước láng giềng trong khu vực. 

Trước những biến đổi không ngừng từ thế giới bên ngoài và những nguy cơ từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc, đất nước chỉ có chưa đến 1 triệu dân như Bhutan dường như là một lát cắt quá nhỏ bé và đơn độc. Để bảo vệ mình trước sự phát triển của các ngành công nghiệp trên thế giới, cũng như bảo tồn được những giá trị truyền thống lâu đời, tài nguyên quốc gia, môi trường... con đường phía trước của những nhà lãnh đạo Bhutan còn rất nhiều gian nan

Nhưng Bhutan có một lợi thế thấy rõ, đó là từ Chính phủ đến người dân đều đồng lòng với định hướng phát triển của đất nước. Dường như tất cả mọi người đều tin rằng đây chính là cách sống đúng đắn nhất, và họ cũng đã minh chứng cho thế giới thấy rằng “điều đó là đúng”. Như nguyên Thủ tướng Bhutan - Tshering Tobgay đã từng thuyết trình tại buổi nói chuyện ở TED - một chương trình phi lợi nhuận năm 2016, “Thực tế chúng tôi là một đất nước nhỏ kém phát triển làm hết khả năng của mình để sống và chúng tôi ổn, chúng tôi đang sống. Thực tếchúng tôi đang thịnh vượng”.

Trung Quốc có thể vượt Bhutan về mọi mặt, nhưng với sự giúp sức của Ấn Độ, Trung Quốc cũng khó lòng tuỳ tiện đánh chiếm Bhutan. Chưa kể, Trung Quốc đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng kinh tế chính trị sâu sắc nhất trong suốt 70 năm cầm quyền; thiên tai và dịch bệnh khiến đất nước suy yếu, người dân túng quẫn. Trung Quốc cũng đang dành rất nhiều nguồn lực để đối phó với Hoa Kỳ, gây hấn ở Biển Đông, đe dọa Đài Loankiểm soát Hong Kong. Có thể nói, gây gổ với một quốc gia khác dù là nhỏ như Bhutan trong thời điểm này không phải là một quyết định sáng suốt.

“Hãy giúp đỡ chứ đừng hãm hại” là tâm niệm của người theo đạo Phật. Lòng tốt là chất keo dính kết xã hội Bhutan lại với nhau. Bất kỳ nơi đâu ta sống, chúng ta cũng là một phần của một tổng hòa các tâm tríchúng ta cần phải nuôi dưỡng thiện tâm cho bản thân và cho cộng đồng. Đức tin đã giúp quốc gia nhỏ bé này giữ gìn bản sắc riêng biệt suốt hàng thế kỷ, vậy thì biết đâu, Đức tin cũng sẽ giúp họ vững vàng trước “móng vuốt” của ĐCSTQ? 

Bài đọc thêm:

Chi Tiết Chương Trình Tu Học Tại Các Tự Viện Phật Giáo Vương Quốc Bhutan
Bộ luật Tsa yig Chenmo tại vương quốc Bhutan và triết lý về những phẩm chất của một nhà cầm quyền
Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Bhutan
Vài Nét Về Vương Quốc Phật Giáo Bhutan




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.