Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo Thế Giới Lần Thứ Vi Tại Việt Nam - Vì Sao Phải Hõan

09/09/201012:00 SA(Xem: 55882)
Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo Thế Giới Lần Thứ Vi Tại Việt Nam - Vì Sao Phải Hõan
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
LẦN THỨ VI TẠI VIỆT NAM
VÌ SAO PHẢI HÕAN

blankSau khi phái đoàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại diện Chính phủ Việt Nam đi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo lần thứ V tại Kobe, Nhật Bản (2-5/11/2008) trở về, tin tức báo chí cả trong lẫn ngoài Phật giáo liên tục đưa tin vui về sự kiện Việt Nam sẽ tổ chức đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo lần thứ VI tại Hà Nội.

Trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị Kobe, Hòa thượng Thích Chân Thiện nêu rõ: “Ngoài nỗ lực tự thân, chúng tôi mong được sự ủng hộ, đồng tình, hợp tác thân hữu và giúp đỡ của các nước bạn bè, của các tổ chức thân hữu để Phật giáo Việt Nam càng thêm vững mạnh, xứng đáng với truyền thống gắn bó với đất nước và dân tộc suốt 2.000 năm kể từ khi ánh sáng Từ biTrí tuệ của Đức Phật chiếu rọi đến đất nước chúng tôi. Mặt khác trong hoàn cảnh hạn chế của mình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn nỗ lực thể hiện thiện chí trong việc đóng góp công sức vào sự nghiệp Phật giáo thế giới. Chúng tôi đã ngỏ ý và được nhà nước chúng tôi đồng ý chính thức đề nghị Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ V này chấp thuận cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với sự giúp đỡ của nhà nước Việt Nam, được tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI tại Hà Nội vào năm 2010, cũng là năm kỷ niệm 1.000 năm thành lập thủ đô này. Chúng tôi rất mong đề nghị này được thông qua” (Văn Hoá Phật Giáo, số 69, ra ngày 15/11/2008).

Cách đây 3 tháng, trên website của Chính phủ, sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo lần thứ VI vẫn còn được khẳng định mạnh mẽ bởi Chính phủ Việt Nam. Phía Nhật Bản luôn tin tưởng Hội nghị tại Việt Nam sẽ thành công tốt đẹpký bản ghi nhớ thống nhất các bước tổ chức Hội nghị.

blank

Đoàn đại diện Hội nghị TĐPGTG đến thăm và làm việc với Chư tôn đức GHPGVN trong BTC Hội nghị

Chiều 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp Đoàn đại diện Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới do Hòa thượng Hiroshi Fujikura (Nhật Bản), Tổng Thư ký Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Hòa thượng Hiroshi Fujikura cho biết, chuyến thăm và làm việc của Đoàn với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan Nhà nước liên quan từ ngày 17-21/5 nhằm thảo luận công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI vào năm 2010 tại Việt Nam, trong đó có việc xác định địa điểm tổ chức sự kiện này.

Ông tin tưởng với sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo lần thứ VI này sẽ thành công tốt đẹp, mang đến cho cộng đồng quốc tế thông điệp Việt Nam đang sẵn sàng cùng thế giới chung tay xây dựng nền hòa bình bền vững cho thế giới.

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định Chính phủ Việt Nam đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo (dự kiến diễn ra từ ngày 20-25/11/2010), coi đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ.

Phó Thủ tướng đề nghị Đoàn hợp tác chặt chẽ với Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thành công tốt đẹp.

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI được tổ chức tại Việt Nam sẽ thu hút sự tham dự của các quan chức chính phủ các nước và dự kiến sẽ có sự hiện diện của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ V được tổ chức tại Kobe, Nhật Bản, đã đón hơn 300 đại biểu lãnh đạo Phật giáo thế giới đến từ 33 quốc gia thành viên và 10.000 phật tử của Niệm Phật tông, Nhật Bản(Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI năm 2010).

Thế nhưng bất ngờ, ngày 30/8/2010, trong Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, tin tức hoãn Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI được đưa ra, và được đăng tải với vài dòng ngắn ngủi trên báo Giác Ngộ online:Xét Thư đề nghị của Trung tâm Phật giáo Thế giới (WBS) tại Osaka, Nhật Bản gởi GHPGVN về việc thông báo đình hoãn Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần VI tại Hà Nội, Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã thống nhất chấp thuận yêu cầu của Tổ chức WBS, hoãn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI tại Việt Nam”.

blank
Quyết định hoãn tổ chức Hội nghị TĐPGTG đã được đưa ra tại cuộc họp ngày 30/8/2010

Giáo hội có những 2 năm để chuẩn bị cho sự kiện này. Vậy khúc mắc nào mà phía Nhật Bản lại phải "đề nghị" đình hoãn Hội nghị này?

Bản tin trên website của Chính phủ cho biết: “Chuyến thăm và làm việc của Đoàn với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan Nhà nước liên quan từ ngày 17-21/5 nhằm thảo luận công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI vào năm 2010 tại Việt Nam, trong đó có việc xác định địa điểm tổ chức sự kiện này”.

Theo thông tin từ phía Giáo hội, người Phật tử Việt Nam từ lâu đã được biết, Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI sẽ được diễn ra tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), chứ không phải tại Hà Nội. Được biết sau khi thăm và làm việc tại Việt Nam, phía Nhật Bản vẫn đề nghị tổ chức Hội nghị tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình Hà Nội. Như vậy, vấn đề khúc mắc chính nằm ở khâu “xác định địa điểm tổ chức sự kiện”.

Thời gian diễn ra Hội nghị vào tháng 11/2010 không còn nhiều, vì thế việc chuyển đến khách mời những thông tin về sự kiện (thời gian, địa điểm, lễ khai mạc, lễ bế mạc, bài tham luận...) luôn là khâu quan trọng để phía khách mời nắm bắt chính xác, sắp xếp lịch làm việc và dành thời gian tham dự Hội nghị.

Theo phát biểu của Hoà thượng Thích Chơn Thiện, việc đồng ý cho Giáo hội tổ chức sự kiện này nằm ở phía nhà nước. Vậy thì việc quyết định ngưng tổ chức sự kiện này lẽ ra cũng phải được công bố từ thông tin chính thức từ phía nhà nước. Không rõ những thông tin từ phía Giáo hội về việc hoãn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI vừa qua đã được Chính phủ chấp thuận hay chưa? Chẳng lẽ không còn phương án nào để giải quyết vấn đề “địa điểm” hay sao? Tại sao Ban Phật giáo Quốc tế trong 2 năm nay lại không thể có những trả lời rõ ràng, phù hợp với thông lệ của Giáo hội Phật giáo Thế giới về quy trình tổ chức hội nghị thượng đỉnh Phật giáo, cũng như lưu tâm đến những kiến nghị của họ?

Chúng ta đã hội nhập và tham dự vào ngôi nhà chung của Phật giáo thế giới, dù có coi đó là một cuộc chơi thì vẫn phải tuân thủ những “luật chơi” của chính nó. Được biết, phía Nhật Bản không chỉ sang thăm và làm việc mà còn liên tục gửi công văn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam để làm rõ những thông tin hồi đáp từ phía đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà họ cho là khó hiểu, không hiểu và không thấy được vai trò quan trọng của họ trong sự kiện này, đặc biệt là chưa lưu tâm đến những kiến nghị, khuyến nghị của họ bằng một thái độ lắng nghe và tôn trọng.

Rõ ràng “chủ” và “khách” đã không hiểu ý nhau, dù việc “xác định địa điểm” chẳng phải là cái gì quan trọng để phân ngôi thứ. Nhưng điều mà họ yêu cầu phía Giáo hội làm rõ không những không được thực hiện mà còn phần nào tự cho mình cái quyền tổ chức (không cần đến họ). Đó cũng là lý do họ yêu cầu đình hoãn. Xét về mặt tổ chức chuyên nghiệp, phía Nhật Bản không phải không có lý khi yêu cầu chọn địa điểm tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, vì điều này không chỉ đơn thuầnvấn đề không gian mà còn là an ninh, thể diện của một tổ chức mang tầm cỡ thế giới, đặc biệt khi những vấn đề như giao thông, giải tỏa mặt bằng và các công trình còn đang ngổn ngang tại chùa Bái Đính chưa được thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Thông tin cho biết, mãi đến ngày 8/8/2008, xét báo cáo số 127/CV/HĐTS-VP1 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc giải phóng mặt bằng khu vực chùa Bái Đính phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện theo đúng pháp luật, bàn giao mặt bằng trong tháng 8 năm 2010 để kịp thời phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI.

Nhà nước không cho phép tổ chức Hội nghị tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia hay sao (Vesak 2008 từng tổ chức tại đây)? Nếu không, tại sao phía Giáo hội phải làm khó mình bằng cách nhất định phải tổ chức Hội nghị ở Bái Đính? Có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà hội nghị phải hoãn lại, nhưng hoãn đến thời điểm nào, có tiếp tục tổ chức hội nghị nữa hay không? Bởi trong chương trình hoạt động của 6 tháng cuối năm của Ban Phật giáo Quốc tế vẫn thấy ghi: "Rà soát lại các khâu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 11/2010"? Điều này được Ban Phật giáo quốc tế soạn trước hay sau khi có quyết định hoãn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI? Người Phật tử đang rất phân vân trước những tin tức kiểu này.

blank

Trung tâm Hội nghị Quốc gia - nơi phù hợp nhất đối với các sự kiện ở tầm thế giới 

Có thể nói, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có thời gian khá dài để chuẩn bị cho sự kiện lớn nhất và có ý nghĩa trọng đại này, song Giáo hội gần như đã không biết chọn sự kiện nào làm ưu tiên số một, nên đã để phân tán quá nhiều sức lực vào các sự kiện ở mức 2, mức 3… trong thời gian gần đây. Bỏ qua thời cơ lớn và không thể cán đích cho sự kiện lớn, thành công lớn là do thiếu sự chỉ đạo thống nhất, thiếu quyết tâm, thiếu nghiệp vụ tổ chức, và phần nào còn chỉ ra sự thiếu trách nhiệm đối với công việc chung, lợi ích chung.

Tiếc thay đó là những hạn chế biết trước mà vẫn không thể vượt qua. Hoà thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhấn mạnh: “Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ VI, Ban Thường trực HĐTS nên giảm bớt các hoạt động mới, để tập trung giải quyết các công tác thường vụ của Giáo hội. Sở dĩ như vậy là để chư tôn giáo phẩm trong Ban Thường trực HĐTS có thời gian nghỉ ngơi, chăm dưỡng tinh thần, yên ổn đạo tâm, tăng trưởng phước trí…”.

Hóa ra nghỉ ngơi, chăm dưỡng tinh thầnlựa chọn tối ưu trong hoàn cảnh này?

Trung Ngôn
(Nguồn: http://diemnhin.vn/)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.