Cầu nguyện & linh ứngmâu thuẫn với nhân quả?

02/08/20184:59 CH(Xem: 25756)
Cầu nguyện & linh ứng có mâu thuẫn với nhân quả?

CẦU NGUYỆN & LINH ỨNG
MÂU THUẪN VỚI NHÂN QUẢ?


HỎI: Tôi nghĩ quý Báo không nên đăng nhng bài như “bé đi lc, người nhà niệm Bồ-tát Quan Thế Âm thì tìm được bé”, vì nó mâu thuẫn với lý nhân quả. Bồ-tát tùy nhân duyênhiện thân cứu đ đchúng sanh lìa bỏ tham sân si mới chấm dứt khổ đau, chứ những chuyện này mà nói Bồ-tát cu độ thì sai sai sao đó. Bởi vì chúng ta sống trong nhân quả,  chư Pht và Bồ-tát nhìn rất rõ chúng sanh đi trong luân hồi lục đạo như ngưi đứng trên lầu cao nhìn xuống dưi đường. 

Vậy xin hỏi Phật và Bồ-tát  biết chúng sanh  vàn hon nn không? Với lòng từ bi sao quý Ngài không đến cứu chúng sanh đang tai ách, hoạn nạn mà phải cầu mới cứu? Tôi có đọc bài viết của HT.Đôn Hu, ngài gii thích vì sao niệm Phật linh ứng. Ngài nói niệm Phật linh ứng khi ta nhứt tâm niệm Phật, lúc đó tâm ta thanh tnh, tâm thanh tịnh thì trí tuệ phát khởi. Cũng giống như mt ngôi nhà đang tối được bật đèn lên, đèn sáng đương nhiên mình đi lại trong ngôi nhà không bị vấp ngã. Cũng như đường tối mà có đèn chiếu sáng, đương nhiên ta đi đường không bị lọt ổ gà ổ voi. Niệm Phật đ được linh ứng cũng vậy, chứ không thể kêu cứu cầu xin thì Bồ-tát đến cu lin. 

Tôi còn nhớ quý Báo có lần trả lời chuyện một người cầu con trai mà sinh ra con gái nên bt mãn,  do nghip duyên. Vậy những chuyện linh ứng như trên  phi do nghip duyên hay do Bồ-tát đến cu giúp?

(NGUYỄN ĐỒNG, ngdong68@yahoo.com)



cau nguyen
Cầu nguyện tại chân tượng Đức Quán Thế Âm
(chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Đà Nẵng) -
Ảnh chỉ mang tính minh họa

ĐÁP: Bạn Nguyễn Đồng thân mến!

Nhân quảgiáo lý căn bản của Phật giáo. Tuy nhiên, thuyết Nhân quả của Phật giáo vô cùng sâu sắc, khác biệt rất nhiều so với khái niệm Nhân quả của các triết thuyết khác, đó chính là Nhân-duyên-quả. Từ nhân đến quả chịu sự chi phối mãnh liệt của các duyên (nhân phụ). Trong một tiến trình Nhân-duyên-quả, thì mỗi thành tố nhân, duyên, quả lại đóng vai trò nhân, duyên, quả cho các tiến trình Nhân-duyên-quả khác. Tất cả đều vận hành, hỗ trợ hay tiêu trừ lẫn nhau tạo thành một chuỗi tương tác trùng điệp, vô cùng vô tận, xuyên suốt quá khứ, hiện tạivị lai. Chúng ta chỉ biết về những cấu trúc Nhân quả đơn tuyến (nhãn tiền), còn quy luật vận hành và tương tác của tiến trình Nhân-duyên-quả vốn đa tuyến, cực kỳ vi tế và sâu nhiệm, đến nỗi chỉ có trí tuệ của chư Phật, Bồ-tát mới biết hết.

Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi quy luật Nhân-duyên-quả. Biểu hiện cụ thể của mỗi phút giây đời sống này (về biệt nghiệp-cá nhân cũng như cộng nghiệp-tập thể) chính là trình hiện chân thật nhất của Nhân-duyên-quả. Chư Phật, Bồ-tát có thị hiện độ sinh cũng thuận hợp với quy luật này, không thể khác. Vậy sự cầu nguyệnlinh ứng trong Phật giáo thỉnh thoảng vẫn xảy ra, có “sai sai” không?

Trước hết, sự cầu nguyệnlinh ứng chỉ xảy ra với một số người, không phải là tất cả. Đang lúc nguy cấp hay bế tắc, chúng ta nhất tâm cầu nguyện để mong được sự trợ duyên. Người cầu nguyện phát khởi những niệm lành như kính tin Tam bảo mãnh liệt, tuyệt đối tin tưởng vào oai lực của chư Phật, nguyện làm những việc thiện lành v.v... Nhờ thiện tâm khởi lên đúng lúcthiện nghiệp được hình thành, cùng tương tác vào Nhân-duyên-quả đang tới gần, đang dần hiện hữu. Trong một số trường hợp người còn phước đức thì duyên mới tạo ra này đã chi phối mạnh mẽ làm cho quả xấu bị lệch hướng, họa lớn thành hại nhỏ, được cứu nguy trong gang tấc.

Sự trợ duyên này nhiều người tin rằng đó là oai lực của chư Phật, Bồ-tát gia hộ. Kỳ thực thì năng lựcphương tiện độ sinh của chư Phật, Bồ-tát vốn không thể nghĩ bàn. Có khi nào chúng ta suy ngẫm rằng, có những việc không ai cầu nhưng các Ngài vẫn cứu!? Nên không thể dùng khả năng nhận thức phàm phu mà suy lường về việc cứu độ. Chúng ta chỉ có niềm tin về năng lực gia hộcứu độ của các Ngài (Mười thần lực của Như Lai) mà thôi, song nếu có thì đó vẫn là Tăng thượng duyên của tiến trình Nhân-duyên-quả, không hề có gì “sai sai” ở đây cả.

Những chuyện như “bé đi lạc, người nhà niệm Bồ-tát Quan Thế Âm thì tìm được bé” (và một số chuyện linh ứng khác) là chuyện thật, người trong cuộc đã trải nghiệm và tin vào sự linh ứng là có thật, không ai có thể làm lay chuyển niềm tin của họ. Còn chúng ta, người ngoài cuộc hay người đã từng cầu mà không ứng nên chưa tin hoặc không tin là điều bình thường. Thành ra, người học Phật nếu quán chiếu sâu sắc về Nhân quả sẽ nghiệm ra rằng, được “Bồ-tát cứu giúp” hay do “nghiệp duyên” tuy hai mà một, vẫn không ngoài Nhân-duyên-quả.

Chúc bạn tinh tấn!

Nhiên Như - Quảng Tánh
Thư Viện Hoa Sen
______________________________________

Bài đọc thêm:
Trích từ chương 1: Phật Pháp Trong Đời Sống

Phật pháp trong đời sống bìa 1Hỏi: Đức Phật với trí tuệ và lòng từ bi vô biên sao Ngài không cứu độ hết chúng sanh thoát khỏi các cảnh khổ, nỗi chết?
 
Đức Phật là bậc đại từđại bi thương hết thảy chúng sinh, không phân biệt màu da hay tôn giáo. Ngài xót thương nhân loại bằng sự bình đẳng tuyệt đốiĐức Phật không phải là đấng toàn năng có khả năng ngăn chận các thiên tai như bão lụt, động đất, sóng thần..v..v.. hay đáp ứng tất cả lời cầu xin của mọi người để mọi người không khổ đau hay dùng thần thông đưa chúng sinh về cõi an lạc được. Phật là người đã giác ngộ và giải thoát hoàn toàn, Ngài thấu rõ tất cả, toàn diện và vô bờ bến, thấu rõ mọi liên hệ nhân duyên và nhân quả ba đời của tất cả chúng sinh, nhưng chính ngài không thể làm những điều trái với luật thiên nhiên nhân quả được.
 
Đức Phật là bậc toàn giác, là vị Đạo sư đã tự mình tìm ra được con đường giải thoát ngang qua kinh nghiệm bản thân, không có ai truyền dạy cho Ngài, không có ai ban phép cho Ngài, không phải do thần khởi, cũng không phải là hiện thân hay hóa thân của một đấng thần linh nào. Ngài là một người như chúng ta, nhưng chính nhờ tự lực cá nhântìm ra được con đường giải thoát. Sau khi chứng ngộ, Ngài đã giảng dạy giáo pháp cho mọi người, nếu ai có nhân duyên thực hành giáo pháp, kể từ vua chúa cho đến người gánh phân, kẻ khốn khó đều được chứng ngộ như Ngài. Cho nên Ngài đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.”
 
Ngài là người chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tu hành, Ngài không thể tu thay cho chúng sinh mà con người phải tự mình tu mới giải thoát được khỏi khổ đau phiền não do tham sân si trói buộc, mới ra khỏi sinh tử luân hồi được. Cho nên Ngài đã nói: “Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Ngài khuyên chúng ta nên nương tựa vào chính chúng ta và đi theo con đường giải thoát bằng nỗ lực của chính chúng ta.
 
Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình. Lòng từ bi của Phật vô biên như ánh sáng mặt trời chiếu sáng khắp nơi, căn cơ chúng sinh không kể lớn hay nhỏ, thấp hay cao, ngu si hay đần độn đều được ánh mặt trờichiếu sáng, nhưng khả năng tiếp thu vẫn khác biệt rất nhiều tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh. Có người vừa mới sinh ra đã mù cả hai mắt, tuy ở trong ánh sáng mặt trời mà không thấy được ánh sáng mặt trời như thế nào. Côn trùng sống dưới đất và những vi sinh vật ở nơi tối tăm, tuy cũng trực tiếp hay gián tiếp cảm nhận được ánh sáng mặt trời, nhưng chúng không thể biết được lợi ích của ánh sáng mặt trời là thế nào. Ngay cả khi Phật Thích Ca còn tại thế, tại những vùng được Ngài giáo hóa, cũng có rất nhiều người không biết Phật là ai. Các đức Phật ba đời, khi còn hành đạo Bồ Tát, đều phát lời nguyện“độ hết thảy chúng sinh”. Vậy mà các đức Phật tuy thành Phật rồi nhưng vẫn còn vô lượng chúng sinhchìm đắm trong biển khổ. Tại sao vậy? Tại vì lời phát nguyện “độ chúng sinh” của các ngài chỉ có nghĩa là đem ngọn đèn Trí Tuệ đi khuyên nhủ chúng sinh. Nếu chúng sinh không chịu vâng theo lời dạy mà tu hànhbản thân cứ tiếp tục làm chuyện ác, thì họ phải lãnh quả báo xấu, đúng theo quy luật nhân quả, chư Phật và chư Bồ Tát cũng không thể xóa bỏ nghiệp ác của họ được.
 
Chữ “độ” không có nghĩa là “cứu rỗi”, mà có nghĩa là giáo hóa, để cho chúng sinh biết được Chân Lý, mà tự tu, tự độ.
 
Khi Phật còn tại thế, ngoài điều Ngài nói không thể chuyển nghiệp của chúng sinh được, Ngài cũng nói là không thể độ thoát cho những chúng sinh mà Ngài không có duyên độ họ. Người không có duyên là người không tin Phật Pháp, không tin nhân quả, không muốn được hóa độVì vậy, khi Phật Thích Cacòn tại thế, tuy vua Lưu Ly xứ Kosana dấy binh tàn sát dòng họ Thích Ca, mà Ngài không thể nào dùng phép thần thông để ngăn chận được vụ thảm sát. Nhưng đức Phật có thể dùng Phật pháp, tuỳ căn cơcao thấp mà dìu dắt chúng sinhchúng sinh nào hiểu biết thì giảng cao, người mê mờ thì giảng thấp từ tu thiện, tu phúc, đến tự thanh tịnh tâmVì vậy nói là Phật độ chúng sinh nhưng thực ra là chúng sinh tự độ nếu không thì làm trái với quy luật nhân quả.
 
Nói tóm lạiđức Phật là một vị Thầy dẫn đường sáng suốt, một vị thầy thuốc tài giỏi, nhưng chúng sinhphải tự mình cất bước lên mà đi thì mới tới đích, có bệnh phải uống thuốc mới hết bệnh, tức là tự học, tự tu, tự độ. Đức Phật không thể làm trái luật Nhân Quả, không thể uống thuốc giùm khiến người đau hết bệnh, không thể ăn giùm khiến người đói được no. Đức Phật chỉ có thể khuyên bảo, truyền dạy chúng sinh bỏ ác làm thiện, từ loại thiện phiền não đến loại thiện không phiền não, tức là khởi đầu bằng việc đoạn trừ mọi ác nghiệp dẫn đến ba cõi khổ, rồi cố gắng làm mười việc lành để sinh cõi trời hay sinh làm người, đó là thiện phiền não. Rồi tu đạo Bồ Tát, đạo thành Phật, thành thiện không phiền não, thành trí tuệ Phật. Thế nên, trí tuệ là quan trọng bậc nhất của đạo Phật và bao trùm toàn diện mục đích phải có của các hàng Phật tử nếu muốn đi trên con đường giải thoát đến giác ngộ viên mãnTrí tuệ này xuất hiện khi bản thân người Phật tử hành trì các pháp môn tu để thanh tịnh tâm và giữ gìn giới hạnh.
 
Tâm là chủ yếu vì tất cả các pháp đều do tâm tạo. Vậy làm thế nào để thanh tịnh tâm? Phật nói: “Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm, Đó là lời chư Phật dạy”. Ấy là quá trình tu tập của mỗi người chúng ta để tự giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.



Bài đọc thêm: 
Cầu nguyện & linh ứng có mâu thuẫn với nhân quả? (Quảng Tánh)
Sự Linh Ứng Của Bồ-tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?
Tinh Thần Cầu Nguyện Của Người Phật Tử (Thích Đạt Ma Phổ Giác)
Cầu Nguyện Trong Phật Giáo (Thanh Hòa)
Cầu Nguyện Hay Cầu Xin (Thích Đạt Ma Phổ Giác)
Cầu Nguyện Và Tụng Kinh (Tâm Diệu)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.