Giải pháp vượt qua những khủng hoảng thời đại

14/06/20194:28 CH(Xem: 6443)
Giải pháp vượt qua những khủng hoảng thời đại

Lời Ban Biên Tập:

Nhân hiện tượng nhạc khúc “Độ ta không độ nàng” có hơn 60 triệu lượt view ở Việt Nam chưa kể hàng triệu view ở Trung Quốc đã tạo hình ảnh quá tiêu cực, quá sai lầm, quá ảm đạm, quá bi quan, chán chường và tuyệt vọng của một tu sĩ mới tu đã lỡ rơi vào cõi yêu đương không lối thoát, đến độ phải giết hoàng tử tạo ra cái chết tự tử của người mình yêu là quận chúa bằng một lưỡi kiếm. Suốt bài ca vị tiểu tăng này luôn gào thét trách móc Phật vì sao Phật độ cho con mà không độ cho nàng? Vì sao ngài độ hàng triệu chúng sinh mà không độ cho nàng?

Ngôn từ trong bài ca hoàn toàn trái ngược với giáo lý nhà Phật, vì trong Phật giáo, không có bất cứ ai, bao gồm cả Đức Phật, có khả năng năng cứu độ người khác." Chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết dưới đây của tác giả Diệu Tạng và luận án Tiến sĩ Phật học của TT. Thích Viên Trí.

GIẢI PHÁP VƯỢT QUA NHỮNG KHỦNG HOẢNG THỜI ĐẠI
Diệu Tạng

khai-niem-ve-bo-tat-quan-the-amMột sự giải thích mới mẻ về khái niệm Bồ-tát Quán Thế Âm cùng sự ứng dụng giáo lý Bồ-tát vào thế giới hiện đại, vốn đang bị bạo lực và sự cạnh tranh tàn nhẫn giày xé, được trình bày trong tác phẩm đồng thờiluận án tiến sĩ của TT.Thích Viên Trí, nhan đề: “Khái niệm về Bồ-tát Quán Thế Âm - Lý thuyết & Thực hành”, sẽ như một lời giải đáp thích đáng nhất để khắc phục tất cả những khủng hoảng trong đời sống hiện nay.

Khủng hoảng niềm tin

Nhân loại đang tự đặt mình trong tình huống liều lĩnh bằng hàng loạt việc làm tàn nhẫn, không chỉ đối với chính họ mà có lẽ toàn bộ đời sống trên hành tinh này cũng chung số phận và sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta ắt hẳn sẽ rùng mình khi nhìn thấy thoáng qua các thảm họa mà con người khắp thế giới phải gánh chịu trong thời gian vừa qua như bão táp, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, v.v…

Theo ý kiến của các nhà đạo đức học, nguyên nhân chủ yếu về nguồn gốc của hiện tượng này chính là cuộc sống thực dụng, đắm chìm trong nhu cầu hưởng thụ ích kỷ quá độ của con người khắp hành tinh này, đã đưa nhân loại đến bờ vực của sự hủy diệt, cả vật chất lẫn tinh thần.

Erich Fromm, nhà tâm lý học xã hội người Đức, đã kết luận rằng Hoa Kỳ, đất nước tiến bộ nhất và thịnh vượng nhất về vật chất, đã biểu hiện mức độ to lớn nhất về sự mất cân đối tinh thần: “Trong tiến trình này con người đã tự biến mình thành đồ vật, cuộc sống đã bị lệ thuộc vào tài sản; quan niệm ‘hiện hữu’ bị chi phối bởi quan niệm ‘sở hữu’. Trong khi căn nguyên của nền văn hóa Tây phương, bao gồm cả Hy Lạp lẫn Do Thái, xem mục tiêu của cuộc đờihoàn thiện con người, con người thời đại ngày nay chỉ quan tâm đến hoàn thiện đồ vật, và học cách để tạo ra chúng”.

Theo giới học giả trong ngành tâm lý học cho rằng khủng hoảng có lẽ phát sinh từ cái gọi là “phiền muộn, bực dọc, bệnh thế kỷ”. Đó là “sự tê liệt hóa cuộc sống, sự máy móc hóa con người, sự cách ly khỏi chính mình, khỏi đồng loại và khỏi thiên nhiên; và đó là kết quả của kiểu sống “hoàn thiện đồ vật” như đã đề cập ở trên.

Điều này lý giải cho việc, con người không ngừng tìm kiếm một đức tin trong tôn giáo để nương tựa, bằng cách “thần thánh hóa” các hình tượng tôn giáo, mà Bồ-tát Quán Thế Âm trong Phật giáo là một điển hình. Có thể thấy, phần đông các tín đồ Phật giáo phụng thờ Đức Bồ-tát Quán Thế Âm như một vị thần bảo hộ cho chúng sinh, giúp họ giải trừ tai ươngthoát khỏi khổ đau. Nói khác đi, người ta quan niệm rằng, trong Phật giáo, có một vị thần linh với năng lực siêu nhiên, có thể làm thỏa mãn con người với một số điều kiện nào đó. Chính ý niệm này làm cho lý tưởng Bồ-tát trở thành giáo lý mang tính hữu thần, đối nghịch lại toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo.

Ý nghĩa của hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm

Trước hết, chúng ta cần phải bàn thảo về một từ ngữ quan trọng: “sự cứu rỗi” hay “sự cứu độ”, mà hầu hết các học giả đã sử dụng nhằm chỉ đến ý nghĩa chứng ngộ hay giải thoát trong Phật giáo, đồng thời nối kết khái niệm ấy với tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm, xem Ngài như là vị thần đầy quyền uybất diệt thật sự, vốn đã đưa đến việc ngộ nhận chung giữa cộng đồng Phật giáo cũng như trong hàng ngũ học giả.

Tại sao cần phải giải thích từ ngữ này rõ ràng, bởi vì trong tiếng Anh, từ “salovation” bao hàm hai ý nghĩa: đó là người cứu rỗi (cứu độ) và người được cứu rỗi (được cứu độ). Từ đây, do ảnh hưởng lối tư duy quán tính bắt nguồn từ tôn giáo và tín ngưỡng hữu thần, hoặc theo cách suy nghĩ của người phương Tây, khuynh hướng giải thích thông thường lập tức xuất hiện một cách máy móc qua việc ám chỉ rằng, đấng cứu rỗi hay cứu độ là Bồ-tát Quán Thế Âm, tức người nghe tiếng cầu cứu của thế gian, và người được cứu độ hay được cứu rỗi là chúng sinh khổ đau. Chúng ta có thể nói một cách không do dự rằng, tư tưởng như thế hoàn toàn đối nghịch với lời dạy của Đức Thế Tôn, vì trong Phật giáo, không có bất cứ ai, bao gồm cả Đức Phật, toàn năng cứu độ người khác.

Có thể khẳng định, “sự tự nỗ lực hay tự độ” là tư tưởng chủ đạo trong kinh Pháp hoa, bởi vì, theo tinh thần giáo lý cốt lõi của Pháp hoa: “Chư Phật, các bậc đáng tôn kính, xuất hiện ra trong đời là để giúp chúng sinh mở bày cánh cửa tri kiến Phật, và giúp cho chúng sinh tự thanh tịnh hóa mình.... Nói khác đi, khái niệm cứu rỗi hay cứu độ chỉ có thể phù hợp với giáo điều của các tôn giáo hữu thần, mà không hề có bất cứ sự tương ứng nào với nội dung của giáo lý Phật giáo. Nó hoàn toàn xa lạ với Phật giáo, và giới học giả Phật học cần phải tránh dùng nó để chỉ đến các cấp độ giải thoát tâm linh của Phật giáo, vốn là thành quả của tự nỗ lựctự chứng đắc.

Thêm vào đó, giới học giả hay vướng mắc vào việc lý giải 32 hoặc 33 thân tướng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Theo khuynh hướng bình luận phổ biến mà các học giả đã giải thích, người ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Bồ-tát Quán Thế Âm thị hiện một thân tướng cụ thể nào đó trong 32 hoặc 33 thân nhằm để đáp ứng nhu cầu của chúng sinh đang khổ đau, miễn là họ thỏa mãn các điều kiện thiết yếu, là đặt niềm tin tuyệt đối vào Ngài và thành kính niệm danh hiệu của Ngài. Ngoài ra, có một cách giải thích khác về 32 hoặc 33 thân tướng khác nhau của Bồ-tát Quán Thế Âm, đó là đồng hóa Ngài với Phạm Thiên (Bràham), vị thần sáng thế tối cao của đạo Hindu, xem danh hiệu Quán Thế Âm chỉ là một tên gọi khác của Phạm Thiên, được chuyển tải vào trong hệ thống giáo lý Phật giáomục đích duy trì sự sống còn cho Phật giáo, trong thời kỳ phục hưng mãnh liệt của đạo Hindu. Hệ quả của việc làm ấy là đã khiến Bồ-tát Quán Thế Âm nổi lên như là hình mẫu lý tưởng cho việc thờ cúng, không những trong cộng đồng Phật giáo mà còn phổ cập giữa tín đồ đạo Hindu. Lối tư duy này là một sự ngộ nhận nguy hiểm và hoàn toàn đối lập với tinh thần giáo lý Bồ-tát.

Giải pháp cấp thiết xoa dịu khủng hoảng

Thời đại ngày nay của chúng ta đang bị chủ nghĩa tư hữu và hưởng thụ vật chất thống trị, và hai xu hướng này đang chi phối cuộc sống của nhân loại khắp cả hành tinh. Sự kiện đó đã đẩy toàn bộ thế giới này đi vào con đường bạo động, bất hạnh, thảm họa, bất an; và tất nhiên các thứ ấy đang chuyển tải lo lắng, sợ hãi, rắc rối,... đến với mọi người. Làm thế nào mà người ta có thể tìm thấy được hạnh phúc, an lạc cho chính họ nói riêng, và cho xã hội nói chung, bằng một lý tưởng sống đang bị dục vọng, ích kỷ, hận thù, cạnh tranhquyền lợi thống trị như đang thấy hiện nay?

Trong cái nhìn đó, Phật giáo, đặc biệt là Bắc truyền hay còn gọi là Bồ-tát đạo, là gợi ý giúp con người về giải pháp vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay, khởi đầu bằng sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến), suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy), và hành trì đúng đắn con đường trung đạolối sống ý thức duyên sinh, vô ngãĐức Phật đã chứng nghiệm hơn 2.500 năm trước.

Lý tưởng Bồ-tát, đặc biệtgiáo lý Quán Thế Âm, với từ bitrí tuệ, nếu được áp dụng một cách nghiêm túc có thể chỉ rõ con đường dẫn đến hòa bình và tình huynh đệ bền vững cho nhân loại. Dĩ nhiên, chẳng phải dễ dàng gì để người ta có thể từ bỏ lối sống và các tập quán xưa cũ, nhưng mục tiêu chính của lý tưởng Bồ-tát nằm ở việc các vị Bồ-tát sẽ nỗ lựcnỗ lực mãi mãi cho đến khi nào mục tiêu được thành tựu; đó là đến khi tất cả mọi chúng sinh đều đạt được sự giải thoát. Vẻ đẹp của Phật giáo chính là ở khía cạnh này. Không có gì cao cả hơn sự hy sinh tột cùng của hạnh nguyện Bồ-tát, nơi mà bạn nghĩ về mình như là chúng sinh sau cùng.

Diệu Tạng 
(Tham khảo  Luận án “Khái niệm về Bồ-tát Quán Thế Âm - Lý thuyết & Thực hành”)


TT.Thích Viên Trí (thế danh: Hoàng Ngọc Dũng), xuất gia tại chùa Linh Sơn, Đà Lạt năm 1968. Tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học VN tại TP.HCM (1992), bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi, Ấn Độ (2001), hiện là Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Nói về lý do chọn đề tài cho luận án tiến sĩ của mình, Thượng tọa chia sẻ: “Chúng tôi nỗ lực nghiên cứu chủ đề quan trọng và có ý nghĩa này với niềm hy vọng khiêm tốn rằng sản phẩm của công trình nghiên cứu sẽ đóng góp cho giới Phật tử trong thời đại ngày nay, đặc biệt là trong bối cảnh châu Á, một cách tư duy mới để nhận thức ý nghĩa của lý tưởng Bồ-tát như Đức Phật đã dạy nhằm giúp họ chỉnh lý lại những ngộ nhận của mình về giáo lý Bồ-tát. Kết quả thực tế được chờ đợi là chân hạnh phúcan lạc sinh ra từ việc hành trì giáo lý Bồ-tát sẽ hiện hữu trong từng bước đi của đời sống người Phật tử”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.