Thông Điệp Của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết

10/10/201012:00 SA(Xem: 36275)
Thông Điệp Của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết



vesak_2008_banner_21
THÔNG ĐIỆP
của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

khai mạc Đại lễ Phật đản LHQ 2008

vesak_2008_55_0Sáng nay 14/5, Đại lễ Phật đản LHQ 2008 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Thủ đô Hà Nội). Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Đại lễ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:

Kính thưa chư tôn đức Giáo phẩm đại diện cho Phật giáo các nước và các Tông phái Phật giáo trên thế giới cùng các Quý chư tôn đức Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam,

Kính thưa Quý vị khách quý đại diện Liên hợp quốc, các cơ quan của Liên hợp Quốc, các vị đại diện các đoàn Ngoại giao, các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam cùng Quý vị khách nước ngoài,

Kính thưa các Quý vị đại biểu,

Trong không khí trang trọng của Ngày Đại lễ Phật đản năm 2008, Phật lịch 2552- ngày được Liên hợp quốc công nhận là một lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới- được Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đăng cai phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Uỷ ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc tổ chức, tôi xin bày tỏ niềm vui và hoan nghênh sự có mặt của đông đảo quý vị chư tôn đức Giáo phẩm đại diện cho Phật giáo trên khắp thế giới, quý vị khách quý đại diện cho Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, đại diện các nước cùng quý vị đại biểuTăng ni, Phật tử trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài.

Thay mặt cho nước chủ nhà đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008, tôi xin gửi tới tất cả các quý vị khách cùng toàn thể Tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước lời chúc tốt đẹp trong tình thân ái, hữu nghị và đẹp trong tình thân ái, hữu nghị và đoàn kết.

Kính thưa quý vị,

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức với quy mô quốc tế là sự kiện quan trọng thể hiện quyết tâm và chủ trương của Liên hợp quốc đối với các hoạt động mang tính quần chúng rộng rãimột thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Đại lễ được tổ chức với sự cổ suý của Liên hợp quốc nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về hoà bình, hoà hợp, hoà giải, vị tha, nhân ái đã có từ hơn 2.500 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay.

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức hàng năm với sự tham gia đông đảo các Tông phái Phật giáo đến từ nhiều quốc gia trên thế giới là cơ hội, là nhịp cầu giúp đỡ cho tất cả những người anh em có tín ngưỡng Phật giáo được gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật về 3 sự kiện quan trọng trong thân thế và sự nghiệp của Ngài là Đức phật đản sinh, Đức Phật thành đạoĐức Phật nhập Niết bàn, đồng thời chia sẻ và động viên nhau toàn tâm học tập, làm việc để đưa những tư tưởng tiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống. Tôi hy vọng rằng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm nay sẽ là cơ hội tốt để chúng ta tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết, cùng nhau hợp tác xây dựng xã hội tốt đẹp, một cõi Niết bàn trong thế giới hiện thực, góp phần ngăn chặn xung đột, hoá giải các cuộc chiến tranh và đẩy lùi các nguy cơ nghèo đói, khổ đau trong đời sống xã hội, đưa con người tới cuộc sống an vui. Với đông đảo Quý vị có mặt ở đây hôm nay, tôi hy vọng mỗi người hãy là một sứ giả thiện chí, của hoà bình, từ Đại lễ này sẽ được tiếp thêm sức mạnh, sự quyết tâm để tiếp tục nêu cao chính pháp của Đức Phật trong đời sống xã hội, vì tương lai tươi sáng và tốt đẹp của toàn nhân loại.



Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam là sự khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọngủng hộ quyết định đúng đắn của Liên hợp quốc chọn ngày Tam hợp Đức Phật là ngày văn hoá tôn giáo thế giới, đồng thời khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn quan tâmtôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo mang lại cho đời sống xã hội, trong đó có Phật giáo.

Việt Nam là đất nước đa tôn giáođạo Phậttôn giáo có mặt rất sớm, từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng từ bi, hỉ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân. Đặc biệt, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm - một dòng thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.

Nối tiếp dòng chảy và truyền thống gần 2000 năm qua, Phật giáo Việt Nam hôm nay đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời, thực hiện cứu khổ độ sinh, thông qua hoằng dương Phật pháp vận động Tăng ni, Phật tử cả nước sống trong chánh tín, thực hiện đúng pháp luật Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ của người công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ tàn tật, mồ côi, người gặp hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ... Những việc làm cao cả ấy ngày càng rõ nét và đạt thành quả lớn lao, khẳng định Phật giáo luôn gắn Đạo với Đời, là một tôn giáotruyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc.

Kính thưa Quý vị,

Việt Nam hôm nay với chủ trương phát huy tối đa nội lực, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, da dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, với tinh thần là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, Việt Nam chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc song cũng sẵn sàng tiếp thu, đón nhận tinh hoa văn hoá thế giới và hội nhập với các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại. Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội, hướng con người tới chân, thiện, mỹ, nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống hướng thiện của con người Việt Nam, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tôi mong những ngày dự Đại lễ Phật đản tại Việt Nam, quý vị sẽ hiểu và thêm yêu đất nước chúng tôi, nhận thấycon người Việt Nam chúng tôi tình cảm chân thành, nhân hậu và lòng mến khách thắm tình hữu nghị, hợp tác.

Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâmnỗ lực chung, chúng ta sẽ phấn đấu hiệu quảmột thế giới hoà bình, ổn định, hạnh phúc và phát triển.

Chúc quý vị sức khoẻ, an lạc trong ánh từ quang của Đức Phật và trong niềm tin vào tương lai tốt đẹp của nhân loại.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

(Chuyển từ website TVHS cũ)

 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18334)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :