Hiếu Hạnh (sách PDF)

19/06/20214:24 CH(Xem: 16731)
Hiếu Hạnh (sách PDF)

blankThiện Phúc

 HIẾU HẠNH

                                                                                                                 long me                    

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

MỤC LỤC

 

Mục Lục  

Lời Đầu Sách   
Chương Một: Chữ Hiếu Trong Xã Hội Việt Nam  
Chương Hai: Người Con Phật Báo Hiếu  
Chương Ba: Cảm Niệm Vu Lan  
Chương Bốn: Vu Lan Nhớ Mẹ   
Chương Năm: Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc  
Chương Sáu: Người Con Phật Nguyện Gì Trong Mùa Vu Lan?
Chương Bảy: Mùa Vu Lan Và Người Con Phật  
Chương Tám: Hiếu Hạnh Của Người Con Phật 
Chương Chín: Nhớ Mẹ Ta Xưa 
Chương Mười: Hiếu Hạnh Theo Quan Điểm Phật Giáo 
Tài Liệu Tham Khảo  

 

 

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Nói đến hiếu hạnh, trong thâm tâm chúng ta ai ai cũng đều liên tưởng đến mẹ cha, đến việc đền trả những thâm ân mà mẹ đã mang nặng đẻ đau, cha đã cù lao dưỡng dục. Nghe hai chữ “hiếu hạnh” thấy nó đơn giản, nhưng khi đem ra thực hành thì quả là thiên nan vạn nan, chứ không đơn giản và dễ dàng như mình tưởng. Vì nói đến “hiếu hạnh” là nói đến một triết lý sống cao tột, mà không một học đường nào có khả năng đứng ra giảng giải được, vì “hiếu hạnh” bao gồm cả đạo đức lẫn triết lý sống, cũng như hoàn cảnh xã hội bên ngoài. Xã hội Việt Nam từ ngàn xưa đã mang nặng tính Khổng Nho, luôn nêu cao tam cương ngũ thường và người Việt Nam chúng ta may mắn cũng có được đủ đầy truyền thống đạo đức đó. Ngoài tôn ti trật tự trong gia đình và ngoài xã hội ra, dân tộc ta còn xem trọng lòng hiếu kính với ông bà cha mẹ nữa. Người Việt Nam, nhứt là những người con Phật, lúc  nào cũng muốn có một cuộc sống an lành hạnh phúc và một cuộc tu giải thoát rốt ráo. Nhưng làm sao để có được cuộc sống  an lành hạnh phúc? Làm sao để có một cuộc tu giải thoát ? Trong Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, Đức Từ Phụ đã dạy rằng : “Hiếu là pháp cao tuyệt, là mẹ của chư Phật.” Đức Từ Phụ đã cụ thể hóa những gì Ngài nói qua việc hóa độ Vua Cha Tịnh Phạn và nhiều lần thuyết pháp độ cho hiền mẫu nơi cung trời Đao Lợi. Ngài đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp sống hạnh phúc và tu giải thoát bằng cách lấy hiếu hạnh làm đầu. Thông điệp của Ngài rất đơn giản, nhưng rõ ràngdễ hiểu vô cùng. Hễ hiếu hạnh không tròn là chưa tròn đạo làm người, khoan hẳn nói đến chuyện tu giải thoát. Ngài đã tô đậm nét chữ "hiếu" cũng như chữ bất hiếu. Kẻ bất hiếu sẽ là kẻ bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất liêm, bất sĩ, bất tín, bất lễ. Kẻ mà đan tâm bội phản ngay cả công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, kẻ đó sẵn sàng bội phản bất cứ ai trong xã hội nầy. Kẻ nhẫn tâm bội bạc cha mẹ là những người đã trọn đời dưỡng nuôi dạy dỗ mình, kẻ đó sẽ vô tình  bạc nghĩa với bất kỳ ai trong cõi đời nầy. Kẻ nào dám chê mắng cha mẹ, sẽ không hổ ngươi khi chê mắng bất kỳ ai. Theo như những lời Phật dạy thì bất hiếu không chỉ hạn hẹp ở việc không phụng dưỡng mẹ cha, mà nó còn bao gồm nhiều phương diện khác như cách mình xử thế ở đời, cách mình xử thế, vâng giữ những lời nói của thánh hiền, và ngay cả chuyện không giúp đỡ cha mẹ thực hành chánh pháp, hay những chuyện thiện lành cũng là bất hiếu. Như vậy chỉ một chữ "hiếu" trong đạo Phật đã  là một pháp môn  tu hành cao tuyệt cho những người  con Phật rồi còn gì ? Và những kẻ bất hiếu sẽ không có một chỗ đứng nào trong hàng tín đồ của Đức Phật. Ngài đã chỉ rõ trong các kinh điển của Ngài là phụ mẫu tại đường như Phật tại thế, nghĩa là cha mẹ hiện tiền như Phật trụ thế. Phụng dưỡng cúng dường cha mẹcúng dường chư Phật, là thứ cúng dường cao tột nhất.

Trong Tăng Nhất Bộ Kinh, Phật đã dạy như vầy: “Nầy các thầy tì khưu, trong gia đình cha mẹ phải được tôn kính như vua trời Phạm Thiên. Các ngài là bậc xứng đáng thọ lãnh tất cả những cúng dường của con cháu.” Tại sao vậy? Tại vì cha mẹ đã một đời hy sinh rất nhiều cho con cái, từ sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ cho con cái nên vóc nên hình và thành nhơn chi mỹ. Mỗi người trong chúng ta phải luôn nhớ lấy lời dạy bảo ân cần của Đấng Từ Phụ: “Mọi người trong chúng ta phải luôn phát triển lòng từ bi, làm lành và chia xẻ những đau khổ của chúng sanh.” Một khi chúng ta đã quán triệt được câu nầy thì tôi cũng mong rằng trong chữ chúng sanh ấy cũng có cha mẹ của chúng ta nữa. Trong Kinh Báo Hiếu, đức Phật dạy: “Ví có người ơn sâu dốc trả, cõng mẹ cha trên hai vai đi giáp vòng núi Tu Di (có thể hiểu được đây là vũ trụ) đến trăm ngàn kiếp, ơn kia cũng chưa đền.” Núi Tu DiĐức Phật nói ở đây là chỉ cả trung tâm vũ trụ. Thế gian này có chỗ nào có thể ví được với núi Tu Di? Thế mà dù cho chúng ta có cõng mẹ cõng cha trên hai vai đi giáp núi vẫn chưa đền trả được công ơn thâm sâu của cha mẹ. Hoặc “Ví có người vì cơn đói rét, nuôi song thân bằng cách dâng hết thân này, xương nghiền thịt nát phân thây, trải trăm ngàn kiếp ơn đây chưa đồng.”  Hoặc “Ví có người vì công ơn sanh dưỡng, tự tay khoét thủng đôi mắt, chịu thân mù tối như vậy đến trăm ngàn vô lượng kiếp, ơn này thấm đâu.” Hoặc “Ví có người cầm dao thật bén, mổ bụng ra rút hết tâm can làm dược liệu trị bệnh cho cha mẹ trong trăm ngàn vô lượng kiếp, thâm ơn này cũng chưa trả được tròn đầy.” Hoặc giả “Ví có người vì ơn dưỡng dục, tự treo mình làm đèn cúng Phật trong trăm ngàn vô lượng kiếp, vẫn chưa gọi là đền trả thâm ơn cha mẹ tròn đầy.” Ở đây thí dụ về những tình huống cấp thiết khi mẹ cha bị bệnh hoạn ngặt nghèo phải dùng đến những thứ đó làm thuốc trị bệnh của cha mẹ, thử hỏi ai có gan dám móc mắt trị bệnh cho cha mẹ mình? Nhưng Đức Phật nói dù chúng ta có gan dám làm đi nữa, thì trong vô lượng kiếp công ơn này vẫn chưa gọi là đền trả tròn đầy. Bởi công ơn cha mẹ to lớn vô cùng vô tận, nào là cưu mang, sinh dưỡng, đùm bọc... không bút mực nào tả xiết. Mà thực vậy, dù có nói có viết lên công ơn này trong trăm ngàn vô lượng kiếp cũng nói viết cũng không cùng không hết được. Nghĩa là dù cho chúng ta có phụng dưỡng như thế nào đi  nữa trong hiện đời cũng không cách chi gọi là đền trả được công ơn cha mẹ.

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, có một vị Hòa Thượng tên là Nhất Định, khoảng năm 1843, ngài trở thành một du Tăng rày đây mai đó. Trên đường hoằng hóa, ngài ghé lại Hương Thủy cất “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già và trụ lại đây để hoằng trì Phật Giáo cho đến khi ngài viên tịch. Người ta nói Hòa Thượng Nhất Định xây dựng “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già đang đau yếu bệnh hoạn. Lúc ấy thầy thuốc khuyên bà nên ăn cá hay thịt cho lợi sức. Mỗi sáng Hòa Thượng Nhất Định tự mình ra chợ mua cá về nấu cho mẹ ăn. Vì thế nên có tiếng dị nghị xấu. Tuy nhiên, vua Tự Đức rất thán phục sự hiếu hạnh của ngài nên ban tặng cho chùa tấm bảng đề “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự.” Phật giáo Nhật Bản có một vị thi sĩ Thiền Sư tên là Ba Tiêu. Vào một hôm đầu mùa xuân, thi sĩ Ba Tiêu quyết định du ngoạn ngắm hoa tại một vùng phong cảnh nổi tiếng. Trên đường đi, ông được nghe câu chuyện về một cô thôn nữ nổi tiếng hiếu thảo với cha mẹ. Tò mò, thi sĩ đến nơi tìm cô gái. Sau khi gặp cô gái, ông đã biếu toàn bộ số tiền ông dự định sẽ chi phí cho chuyến du ngoạn. Sau đó ông quay trở về nhà, không đi xem hoa nữa. Ông nói: "Năm nay, tôi đã nhìn thấy một thứ đẹp hơn cả hoa xuân." Ông Pasteur, một nhà Vi Trùng Học nổi tiếng của Pháp, một bác học lỗi lạc đã khám phá ra vi trùng để cứu thoát hàng vạn triệu  nhân loại, khi được chính phủ Pháp vinh danh tại Quốc Hội, ông chỉ xin một yêu cầu nhỏ là cho ông trở về ngôi nhà nơi ông chào đời để đọc một bài diễn văn rất ngắn nhưng đầy ý nghĩa: “Hỡi Cha và hỡi Mẹ ! Những người thân yêu đã khuất, đã sống một cách khiêm tốn trong căn nhà nhỏ bé nầy ! Con nợ Cha Mẹ tất cả !” Thật đúng vậy, tất cả những gì ông có được là nhờ ai ? Nếu không có những bậc sinh thành ra ông, nhân loại hôm nay sẽ ra sao với bịnh tật ?  Dù hân hoan vui sướng khi cha mẹ còn đủ đầy hay ngậm ngùi thương nhớ song thân đã nghìn thu vĩnh biệt, chúng ta vẫn nhứt tâm cầu nguyện cho bảy đời phụ mẫuhiện tại phụ mẫu đều được ân triêm công đức của chư Phật và chư Thánh Hiền Tăng mà luôn sống an vui và chết siêu thoát.

 Theo quan điểm Phật giáo, đúng nghĩa người con có hiếu là người không ngỗ nghịch, sống đời ngay thẳng, không gian xảo, biết thương yêuhòa thuận với anh chị em, biết làm những điều lợi ích cho gia đìnhxã hội, lúc nào cũng tu tâm dưỡng tánh. Khi nói, lúc làm đều mang lại sự an lòng cho cha mẹ. Luôn nói điều thiện, luôn làm việc thiện, biết tu học chánh pháp. Lúc nào cũng phụng dưỡng và đáp đền ơn cha nghĩa mẹ một cách cụ thể về vật chất cũng như tinh thần. Hết lòng cung kính và không bao giờ làm trái ý song thân. Phụng dưỡng cha mẹ từ chỗ ở, nơi ăn, vật thực, thuốc thang và y phục cho đường hoàng. Dù là ở chung nhà cũng phải thường xuyên thăm hỏi. Chăm sóc cha mẹ một cách ân cần và chu đáo khi các người ươn yếu. Lo việc của cha mẹ trước khi lo việc của của vợ chồng và con cái; vì dầu sao thì vợ chồng và con cái ta, ta hãy còn nhiều ngày, nhiều giờ hơn, chứ cha mẹ, nhứt là cha mẹ già thì có khác chi nến sắp hết sáp, hoặc đèn sắp hết dầu các bạn ơi. Chúng ta sẽ không còn có nhiều cơ hội để lo cho các đấng sinh thành đâu, nếu chúng ta không nắm lấy bất cứ cơ hội nào mà chúng ta đang có. Ngoài ra, người con hiếu thảo còn là người luôn biết bảo vệ thanh danh  của gia đình, luôn khuyên lơn và hướng dẫn cha mẹ đi nghe chánh pháp, thực hành hạnh bố thí và những lời Phật dạy. Mong cho ai nấy đều tận dụng cơ hội có thân người nầy mà báo đáp được phần nào công ơn sâu dầy của cha mẹ. Mong lắm thay!!!

                                                                                          Thiện Phúc

pdf_download_2
Hiếu Hạnh - Thiện Phúc





.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/11/2015(Xem: 9480)
10/08/2019(Xem: 5788)
03/09/2017(Xem: 5861)
04/09/2023(Xem: 1538)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.