Thư Viện Hoa Sen

Vạn Sự Như Ý” Hay Là “Ý Như Vạn Sự”?

27/01/20229:48 SA(Xem: 15446)
Vạn Sự Như Ý” Hay Là “Ý Như Vạn Sự”?

blank
“VẠN SỰ NHƯ Ý”  HAY LÀ “Ý NHƯ VẠN SỰ”?

Tô Đăng Khoa

 

ý như vạn sự(1)Sự tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông của thiên nhiên cũng giống như tuần hoàn của hơi thở chính chúng ta. Mùa Thu hàng cây “thở ra” những lá vàng, và mùa Xuân chúng “hít vào” những lộc non từ đất nâu. Tất cả Pháp đang phơi bày vũ điệu tuần hoàn của Sinh Trụ Hoại Diệt.  Nhưng mà: thái độ của con người chúng ta đối vối từng chu kỳ tuần hoàn này là thông thường là thái độ bất bình đẳng. Chúng ta thường vui mừng hoan hỷ với Sinh, nổ lực lao tâm để Trụ, lo lắng bồn chồn với Hoại, và sợ hãi đối với Diệt.

Mổi dịp Xuân Về, cây cối đâm chối nảy lộc, muôn thú tìm về chổ ấm. Chúng ta vui mừng với cái Sinh, và thầm mong sao cho mùa Xuân ở lại mãi mãi. Bao nhiêu ý thơ lời nhạc đã được làm ra để ca tụng một mùa Xuân-Miên-Viễn-Bất-Tận.  Lời chúc Tết đầu năm chúng ta thường cho nhau là: Tôi xin chúc Anh/Chị Vạn Sự Như Ý.  Lời chúc này có lẽ chỉ là một ước mơ? -Một ước mơ sẽ không bao giờ thành tựu viên mãn được.  Nhưng nếu chúng ta biết quan sát, biết Pháp, biết tu học, có lẽ chúng ta nên chúc nhau một cách đảo ngược lại, tức là  “Ý Như Vạn Sự”. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu sự khác biệt giữa hai lời chúc này: “Vạn Sự Như Ý”  và “Ý Như Vạn Sự”

Trước hết “Vạn Sự Như Ý” tức là sự mong ước sao cho “vạn sự” được “như ý”.  Như Ý của ai? Như ý của cái tôi.  Nhưng cái “như ý” của tôi chắc gì là cái “như ý” của anh; và thế là mâu thuẫn nội tại trong từng ước vọngTuy nhiên “vạn sự” vẫn là “vạn sự”, chúng có lối vận hành của chính nó và không theo “như ý” của một ai cả. Vì thế chúc nhau vạn sự như ý là vô tình vun bồi cái ngã, không để cho các Pháp (vạn sự) tự vận hành, và rốt ráo sẽ thất vọng não nềvạn sự như ý là cái bất-khả-dĩ.

Vậy thì chúng ta hãy chúc nhau cái khã-dĩ:

“Thưa anh chị, năm cùng tháng tận, năm hết tết đến, tôi chả thấy gì, chỉ thấy già; tôi xin chúc quý anh chị cố gắng tinh tấn tu tậprèn luyện cái tinh thần “Ý Như vạn sự”.  Anh chị có thấy không? Nhịp tuần hoàn của vạn sự trong cái cái bất tận của vòng xoáy Sanh Trụ Hoại Diệt, khoác lên chiếc áo thời tiết của Xuân Hạ Thu Đông?

Vạn Sự bản chất của nó là “Như”. Cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời, cho dù anh chị có thấu hiểu hay không thấu hiểu, thì vạn sự vẫn cứ Như. Mong sao Anh chị  khéo léo tác Ý để nhìn ra cái Như của vạn sự, và từ đó những ước vọng bất-khã-dĩ của “vạn sự như ý” không còn chổ bám víu trong tâm thức của Anh Chị nữa.

Ý Như Vạn Sự- Là tác Ý sâu để nhận ra cái tánh Như của Vạn Sự. Là cho lối sống tùy duyên thuận pháp, thõng tay vào chợ giữa giòng đời, là cho phép vạn sự tự vận hành theo nguyên lý của chính nó, là vô ngã vì không có chủ ý mong muốn vạn sự theo ý của chính mình.

Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí TuệTừ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sựTừ Bi vì sự bùng vở của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.

Năm 2022 là năm của con chúa sơn lâm rống lên tiếng rống: Ý Như Vạn Sự!

 

Tạo bài viết
19/01/2014(Xem: 12568)
13/12/2014(Xem: 8493)
07/02/2024(Xem: 3972)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: