Nếu Đức Phật Là Một Ceo: Tứ Vô Lượng Tâm Trong Kinh Doanh - Jonathan Fields - Dịch Việt: Ngọc Hằng

04/07/201112:00 SA(Xem: 28771)
Nếu Đức Phật Là Một Ceo: Tứ Vô Lượng Tâm Trong Kinh Doanh - Jonathan Fields - Dịch Việt: Ngọc Hằng

NẾU ĐỨC PHẬT LÀ MỘT CEO:
TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TRONG KINH DOANH

Nguyên tác: If Buddha Was CEO: The Four Immeasurables in Business
Published on June 21, 2011 by Jonathan Fields in Awake at the Wheel
Dịch Việt: Ngọc Hằng

handring1Đây là chiếc nhẫn cưới của tôi. Nó chỉ đơn giản làm bằng bạc với bốn chữ Sanskrit bên ngoài.

Những chữ này là gì? Đó là bốn cụm từ vô giá tron Phật giáo: Từ Bi Hỷ Xả

Tôi đã nghĩ về bốn chữ này rất nhiều và chúng như là một thứ nhắc tôi làm cách nào để tồn tại trong thế giới này. Sẽ tốt hơn nếu tôi tự giác và không bị nhắc nhở. Tuy nhiên, tôi cũng là con người nên cũng có ngày tốt và cũng có ngày không tốt.

Và đây là mấu chốt của vấn đề. Những chữ vô giá này là trọng tâm của thiền định chánh niệm trong bối cảnh đời sống rộng lớn của chúng ta, đưa chúng ta về với sự hiểu biết về các vấn đề và sự kết nối thật sự của chúng ta là gì.

Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.

Cách tốt nhất để nuôi dưỡng thái độ đúng đắn cho tất cả chúng sinh là thông qua thiền định. Trong rất nhiều chủ để về thiền địnhĐức Phật đã chỉ dạy, tứ vô lượng tâm là rất quan trọng: Từ, Bi Hỷ, Xả. Đây là những thứ vô giá bởi vì chúng hướng tới vô số tất cả chúng sinh không thể đếm được và bởi vì tất cả nghiệp quả tạo nên thông qua thực hành tứ vô lượng tâm là không thể đo lường được. Tứ vô lượng tâm cũng là trạng thái thăng hoa của tâm bởi vì đó là tâm phi thường của các bậc thánh.

Bằng cách nuôi dưỡng tứ vô lượng tâm đối với tất cả chúng sinh, con người có thể dần dần loại trừ tham, sân, si. Bằng cách này, con ngườithể đạt được hạnh phúc cho bản thân và người khác, trong hiện tại và tương lai. Lợi ích của tương lai có thể đến từ việc sản sinh của những nhân tốt.

Tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian để khám phá xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn học những nguyên tắc này khong phải là cho tất cả cuộc sống mà là một kim chỉ nam trong kinh doanh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn xây dựng một nền văn hóa kinh doanh hoàn toàn dựa trên tứ vô lượng tâm?

1. Từ

Trong bối cảnh của cuộc sống, điều này thường được hiểu là mong ước người khác được vui vẻhạnh phúc. Điều này thường bắt đầu bằng sự tập trung vào những người có mối quan hệ với chúng ta và sau đó mở rộng sự thiền định vì hạnh phúc và niềm vui đến cho người khác. Nghe có vẻ dễ thương nhỉ, nhưng có thật không?

Điều này có quan trọng trong kinh doanh không?

Vâng, rất quan trọng. Điều này có làm cho việc xây dựng và thay đổi cơ cấu kinh doanh hiệu quả không? Vậy làm cách nào bạn mang điều này vào việc kinh doanh?

Có thể bạn là một người vô cùng nhân từ hay là một người có lối sống nghệ sĩ hay là một chuyên gia tư vấn truyền thông xã hội. Trong mỗi bối cảnh, sự giáo dục kinh doanh truyền thống là phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn làm tất cả mọi việc cũng nhằm mang lại những lợi ích nhiều nhất cho mình. Thắng trong kinh doanh là để áp đảo thống trị. Và thành công là để thắng càng nhiều càng tốt.

Với cách tiếp cận như vậy sẽ cho bạn cảm nhận sức mạnh, vật chấtgiàu có nhưng cuối cùng là gì?

Và liệu điều đó có xây dựng một nền văn hóa tốt để lèo lái cả thế giới tập hợp xung quanh bạn thành công không?

Vậy điều gì xảy ra nếu bạn làm khác đi, dẫn đầu không phải để thống trịlấy đi mà để cùng đứng lên nâng tầm với thật nhiều đối tác càng tốt, ngay cả với người bạn chưa hề biết?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cố gắng làm việc để mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho những người tiếp xúc với bạn. Bằng cách không lấy đi mà là giúp đỡ và cho đi?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đại lượng đo lường cốt lõi của bạn không phải là để đạt được mà là nâng cao?

Cần bao nhiêu nữa để bạn có thể nghĩ rằng người khác sẽ bắt đầu tập trung lại ủng hộ bạn, công việc kinh doanh của bạn, những đòi hỏi của bạn theo phương cánh mà sẽ không bao giờ xảy ra khi tất cả chỉ dựa trên đại lượng lấy đi mà thôi? Vậy ảnh hưởng kế tiếp của vấn đề tìm kiếm thu vào sẽ là gì?

Và ngay cả khi không có một sự đo lường trực tiếp, cần bao nhiêu niềm vui để bạn có thể bỏ ra cả ngày tìm ra cách nào đó thật vui vẻ, thú vị nhằm mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người hơn?

2. Bi

Đức Dalai Latma một lần được hỏi điều gì làm Ngài sợ nhất. Câu trả lời của Ngài đó là Ngài sợ mất khả năng nuôi dưỡng lòng từ bi đối với Trung Hoa. Nếu bạn biết lịch sử giữa hai quốc gia này, bạn sẽ xúc động bùng tâm như thế nào.

Tuy nhiên, đó là cội rễ khả năng bạn có thể hiểu và phục vụ những đòi hỏi của người khác, đặc biệt là cảm nhận với những gì khác với bạn. Làm được như thế không chỉ giúp họ không đối kháng với bạn mà làm cho cấu trúc và sự tương tác giữa đôi bên theo chiều hướng mà họ cùng cảm thấy mình đều chiến thắng.

Trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện, buôn bán, đàm phán, thỏa thuận, lùi bước hay tiến tới, bạn có thể cố gắng đặt mình vào vị trí của đối tác. Tạo ra một bản chi tiết cá nhân về họ, về cuộc sống của họ, sự tranh đấu, lịch sử, mong ước, đau khổ cũng như các áp lực cá nhân trong tập đoàn.

Sau đó, bạn nhắm mắt và liên tưởng bạn là họ. Không để cá nhân bạn chi phối. Bạn cảm nhận sự sợ hãi, mong ước, nguyện vọng này của họ như thế nào? Liệu bạn có khả năng nghe, thấy, và cảm nhân họ không? Nếu được thì bạn cảm thấy như thế nào? Liệ những cảm giác này tạo ra nhiên liệu gì cho bạn?

Bạn càng có khả năng cảm nhận những điều này, hiểu và nuôi dưỡng lòng từ bi với những nhận định về thế giới kinh doanh như đối tác của bạn thì bạn sẽ cảm thấy cuộc đối thoại thật sự làm cách nào tạo ra một điều gì đó chung không phải chỉ cho những gì bạn cần mà tạo ra một giá trị mới để cùng vực dậy cả hai.

3. Hỉ

Hỉ là cảm giác mà bạn thấy những điều tốt xảy ra với người khác mà bạn mong muốn thành công, bạn cũng cảm thấy sự thành công đó như là của bạn. Không có sự ghen tỵ, không có cảm giác bị thua thiệt, mất mát. Bạn cảm thấy như họ đạt được điều thắng lợi đó là cho bạn.

Trong kinh doanh, nhiệm vụ để nuôi dưỡng hai lượng tâm đầu tiên để có khả năng cảm nhận niềm hỷ lạc cho những ai thành công xung quanh bạn. Bởi vì khi chấp nhận cảm giác ấy có sự kết nối lẫn nhau, bạn sẽ đến được đỉnh điểm là hiểu rằng thành công của họ cũng chính là của bạn.

Bạn thay thế sự ghen tỵ bằng niềm hỷ lạc.

Đây l à một điều rất khó để tưởng tượng, đặc biệt khi bạn thấy thế giới xunh quanh bạn toàn đối kháng lẫn nahau. Đó là điều mà tại sao bạn phải đưa ra sự lựa chọn rằng liệu họ có thật sự đối kháng với bạn không hay họ chỉ là một phần khác của bạn?

Liệu có tốt hơn cho bạn khi căng óc tìm cách đánh bại họ hay để cho khả năng về sự phát triển, thành côngnâng cao của bạn là tốt hơn nếu bạn cũng bỏ ra một năng lượng tương tự tìm kiếm xem cách nào cùng hợp tác tốt nhất?

4. Xả

Trong bối cảnh của tứ vô lượng tâm trong kinh doanh, điều này thật sự là nhìn vào mọi người ngang bằng, không dính đến địa vị hay giá trị riêng. Xả cũng có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể là thầy của bạn. Điều này có thể khó khăn, đặc biệt là cho những ai tự cho mình là chuyên gia thông qua việc lãnh đạo hay thành công liên tục.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một người gác cổng dạy một nhà đoạt giải Nobel về vật lý? Điều gì sẽ xảy ra nếu một người nấu ăn tầm thường dạy cho một CEO toàn cầu? Điều gì sẽ xảy ra nếu một đứa trẻ chơi trên sân dạy cho một vận động viên đứng đầu thế giới? Giá trị gì mà để những người này là như nhau?

Câu trả lời là, mọi thứ, nếu bạn chịu mở tâm mà hiểu rằng mọi người không chỉ ngang bằng với bạn mà còn là thầy của bạn.

Tự nâng cao cảm giác của địa vị và kết nối với mọi người là một khái niệm độc ácmọi người tự nhận (kể cả tôi). Và điều này không phải là về sự đòi hỏi cần thiết hay cảm giác được cao hơn mà phải thấy một thực tế là bộ não của chúng ta cơ bả được tập hợp các kinh nghiệm tự cao về địa vị và “mối quan hệ đúng” ao ước vô cùng sâu đậm. Chúng kích thích dopamine làm chúng ta cảm thấy tốt hơn và muốn nhiều hơn.

Thử thách, tôi tin rằng, là hiểu và làm việc với lịch sử và sinh học của chính mình để nuôi dưỡng cảm giác cá nhân vượt qua ba trạng thái trên và cho phép cảm giác về sinh hóa/tâm linh nâng cao không phải chỉ thông qua trạng thái địa vị và kết nối với mình mà cũng bằng cách nâng cao địa vị và kết nối với cả cho người khác. Hãy thực hành trước với những người bạn quen biết rồi mởi rộng ra cho những người bạn chưa hề gặp bao giờ.

Vậy, bạn nghĩ gì?

Điều này có buồn cười hoan tưởng hay là một con đường hiện hữu có thể áp dụng cho việc kinh doanh cho thế hệ tương lai?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cố gắng thực hành chỉ một điều trong tứ vô lượng tâm này, thử một tháng thôi?

jonathan-fields“Jonathan Fields là một luật sư chuyển sang kinh doanh, một doanh nhân, một chiến lược gia, một diễn giả và là một tác giả. Ông viết về sự sáng tạo, đổi mới, nắm lấy sự bất ổn, lãnh đạo, kinh doanh, chánh niệmlối sống tại website JonathanFields.com. Quyển sách gần đây nhất của ông: Bất định: Chuyển sự sợ hãinghi ngờ thành năng lượng thông minh và sẽ phát hành vào tháng 9/2011.”

Ngọc Hằng dịch
Theo psychologytoday.com


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/09/2014(Xem: 17978)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.