Ảnh Hưởng Phật Giáo Trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người Dưới Thời Lý -Trần

28/03/201312:00 SA(Xem: 12044)
Ảnh Hưởng Phật Giáo Trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người Dưới Thời Lý -Trần

ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO
Trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người Dưới Thời Lý -Trần
Hoàng Xuân Hào

February 2, 2010

nhanquyenTrước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp Quốc và luật Dân Quyền Hoa Kỳ năm 1791. Nhưng năm 1980 hai học giả Nguyễn Ngọc Huy và Tạ Văn Tài tại Đại Hội Luật Khoa Harvard đã chứng minh trong bộ sách ba tập The Le Code Law in Traditional Vietnam (Bộ luật Hồng Đức luật tại nước Việt Nam cổ truyền, Ohio: Ohio University Press, 1987) là nước Việt Nam cổ đã có truyền thống nhân quyền.

Năm 1988 riêng học giả Tạ Văn Tài trong sách The Vietnamese Tradition of Human Rights (Truyền thống nhân quyền Việt Nam) (Berkeley, California: Institute of East Asia Studies, University of California Berkeley, 1988) đã chứng minh rằng: “Tổ tiên người Việt chúng ta đã tiến gần những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay” (trg 44), và truyền thống ấy đã có từ thời Lý – Trần. Khám phá mới mẻ này đã thu hút sự chú ý và lòng khâm phục nước Việt Nam cổ của học giới Tây phươngHọc giả Oliver Oldman, Giáo sư Luật học kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Luật Pháp Đông Á của Đại Học Luật Khoa Harvard, trong Lời Nói Đầu sách The Le Code nêu trên đã nhìn nhận Việt Nam cổ tiến trước Âu Châu bốn thế kỷ trong việc lập nhà nước hiện đại. Ông viết: “Trong khi tại Âu Châu vào cuối thế kỷ 15, Ferdinand và Isabelle của Tây Ban Nha, Henry VII và Charles VIII của Pháp chỉ mới sắp sửa hoàn thành việc cải cách nhà nước Trung Cổ của họ thành nhà nước hiện đại (Triều đại Hapsburgs của Đức vẫn chưa có thể thống nhất xong chánh trị và lãnh thổ), thì người Việt Nam đã đạt đến giai đoạn phát triển thành một nhà nước hiện đại dưới hai đời Lý (1010 – 1225) và Trần (1225 – 1400) và về sau này đã củng cố vững vàng hơn nữa nhà nước hiện đạihệ thống luật pháp khá hiện đại dưới đời Lê (1428 – 1788)” (trg VIII).

Hơn nữa, Oliver Oldman còn nhiệt liệt ca ngợi truyền thống nhân quyền Việt Nam khi viết trong Lời Nói Đầu sách The Vietnamese Tradition of Human Rights rằng sách này sẽ không những hấp dẫn giới luật gia, học giả và những nhà hoạt động nhân quyền, mà còn là biểu tượng tự hào của dân Việt, đặc biệt là trên một triệu người Việt sống ở hải ngoại (trg XI).

Tiếp nối những khám phá mới mẻ về truyền thống nhân quyền Việt Nam, bài này phân tích đại cương ảnh hưởng của Phật giáo trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người dưới thời Lý – Trần. Vì các sách hai đời Lý – Trần đã bị giặc Minh sang nước ta thế kỷ 15 vơ vét sạch đem về Trung Quốc nên ngày nay ta chỉ biết được rất sơ sài luật lệ nhân quyền thời đại vàng son này của dân tộc Việt Nam qua bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sách Đại Việt Thông Sử cùng những sách khác của Lê Quý Đôn và sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc. Nhân quyền toàn vẹn con người (the right to the integrity of the person) được điều 3 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền quy định: “Mọi người đều có quyền sống, tự doan toàn thân thể”. Quyền này là một loại nhân quyền căn bản nhất và quan trọng nhất trong bốn loại nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế của Liên Hiệp Quốc: quyền toàn vẹn con người, quyền bình đẳng trước pháp luật, các quyền dân sự và chánh trị và các quyền kinh tế, xã hộivăn hóaSở dĩ quyền này là căn bản nhất và quan trọng nhất bởi vì không được hưởng nhân quyền này thì ba loại nhân quyền kế tiếp sẽ trở nên hoàn toàn bấp bênh và lý thuyết suông. Nói cách khác, khi con người không được toàn vẹnthân thể đã không thể an toàn thì không có cách nào để hưởng các quyền khác được. Ta có đủ những lý do vững chắc để quả quyết rằng giáo lý hiếu sinh, từ bicứu khổ của Đạo Phật đã có ảnh hưởng quyết định trên việc hình thành và thực thi chính sách nhân quyền nói chung và nhân quyền toàn vẹn con người nói riêng dưới thời Lý – Trần (Đoạn I). Những lời nói đi đôi với việc làm giàu lòng từ bi và đức hiếu sinh của các vị vua thời Lý – Trần là bằng chứng hùng hồn của việc tôn trọng nhân quyền toàn vẹn con người (Đoạn II).

ĐOẠN I: LÝ DO PHẬT GIÁOẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH TRÊN NHÂN QUYỀN TOÀN VẸN CON NGƯỜI

Ta có thể quả quyết rằng giáo lý hiếu sinh, từ bicứu khổ của Đạo Phật đã có ảnh hưởng quyết định trên nhân quyền toàn vẹn con người dưới thời Lý – Trần vì hai lý do chính: Mối liên hệ khăng khít giữa nhà vua và Phật giáo & Sự chỉ trích của sử thần thuộc ý thức hệ Nho giáo cho rằng chính sách hình sự khoan hồng quá đáng của nhà vua là do tin sùng Phật giáo.

Mối Liên Hệ Khăng Khít Giữa Nhà Vua Và Phật Giáo
Mối liên hệ khăng khít giữa nhà vua và Phật giáo khiến Phật giáoảnh hưởng quyết định trên nhân quyền toàn vẹn con người. Mối liên hệ này thể hiện ở cả hai phía: nhà vua và danh tăng.

Về phía nhà vua, tất cả các vị vua hai đời Lý – Trần đều thấm nhuần giáo lý Đức Phật, rất sùng Đạo Phật, chọn Phật giáo làm ý thức hệ chính thốngtin tưởng rằng làm theo lời Phật dậy thì ngôi vua sẽ được bền vững. Dưới đời Lý, người sáng lập triều Lý là Lý Công Uẩn vốn là con nuôi của sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp. Khi vua Ngọa Triều Lê Long Đĩnh mất, ông đã được Quốc Sư Vạn Hạnh cùng với đình thần Đào Cam Mộc mưu tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lý Thái Tổ. Vua rất sùng Đạo Phật, trọng đãi chư tăng, lấy tiền kho ra làm chùa, đúc chuông và năm 1018 cử người sang Trung Quốc thỉnh kinh Tam Tạng. Các vị vua về sau như Lý Thánh Tông, Anh Tông, Cao Tông và Huệ Tông đều trở thành Thiền Sư sau khi thoái vị.

Dưới đời Trần, hầu hết các vị vua như Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông đều là Phật tử thuần thành, rất thích đàm đạo với danh tăng, vào chùa tu hành sau khi nhường ngôi cho con và trở thành Thái Thượng Hoàng. Định chế Thái Thượng Hoàng càng làm ảnh hưởng Phật giáo bao trùm khắp nơi, từ triều dình có vua bảo trợ Phật giáo tới nhân dânThái Thượng Hoàng, với tư cách Thiền Sư, đã gần gũi nhân dân để hoằng dương Phật pháp. Năm 1304, Thái Thượng Hoàng Nhân Tông, từ núi Yên Tử về kinh với tư cách Thiền Tổ Trúc Lâm, đã được vua và triều đình nghênh đón long trọng, và cả triều đình đều một lòng theo Đạo Phật (1).

Về phía danh tăng, ảnh hưởng chính trị bao trùm cả các danh tăng đối với nhà vua càng khiến Phật giáo tạo được ảnh hưởngtính cách quyết định trên nhân quyền toàn vẹn con người dưới hai đời Lý – Trần. Dưới đời Lý, mặc dầu Phật giáo bị một số Nho thần kích bác, những danh tăng vẫn duy trì được ảnh hưởng bao trùm theo hai cách:

Thứ nhất, nhiều nhà sư là con hay cháu của vua, hoàng hậu hay quan đại thần, và do đó, đã gây ảnh hưởng gián tiếp đối với vua hay quan. Chẳng hạn như Thiền sư Mãn Giác là con trai đại thần Lý Hồng Tô, Ni sư Diệu Chân là con nuôi Vua Lý Thánh Tông, Thiền sư Viên Chiếu là cháu Hoàng Hậu Linh Nhân.

Thứ hai, các bậc danh tăng luôn luôn được Vua và Hoàng Thái Hậu tôn kính, mời trụ trì các chùa ở kinh đô do nhà vua xây xất. Hơn nữa, nhà vua thường mời danh tăng vào cung giảng Phật pháp. Vua Lý Thái Tổ thường cung thỉnh các thiền sư vào cung đàm đạo. Vua Lý Nhân Tông và Hoàng Thái Hậu Linh Nhân cũng làm như vậy. Nhiều danh tăng như Thông Biện, Mãn Giác, Châu Không, Giác HảiKhông Lộ đã được Vua Lý Nhân Tông và các vị vua kế vị rất quý trọng.

Dưới đời Trần, ảnh hưởng bao trùm của Phật giáo đã được đại thần Lê Quát dưới triều Nghệ Tông (1370 – 1372) ghi lại trong bài văn bia chùa Thiện Phúc như sau: “Thuyết họa phúc của nhà Phật tác động tới con người sao mà được người ta tin theo sâu sắc và bền vững như thế? Trên từ Vương Công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật thì dẫu hết tiền của cũng không sẻn tiếc. Nếu ngày nay gửi gắm vào tháp chùa thì mừng rỡ như nắm được khoán ước để lấy quả báo ngày sau. Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho tới thôn cùng, ngõ hẻm, không mệnh lệnh mà người ta vẫn theo, không thề thốt mà người ta vẫn tin. Chỗ nào có người ở, tất có chùa Phật, bỏ rồi lại xây, hỏng rồi lại sửa, chuông trống lâu đài chiếm đến nửa phần so với dân cư. Đạo Phật hưng thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng. Ta, thuở trẻ đọc sách, để tâm khảo xét xưa nay, cũng hiểu sơ đạo của Thánh nhân (Nho giáo) để giáo hóa dân chúng, mà vẫn chưa được một hương tuân theo. Ta thường dạo xem sông núi, vết chân khắp thiên hạ đi tìm những “học cung”, “Văn Miếu”, mà chưa hề thấy một ngôi nào! Đó là điều khiến ta vô cùng hổ thẹn với bọn tín đồ nhà Phật. Bèn viết ra đây để tỏ lòng ta”(2).

Sự Chỉ Trích Của Sử Thần Thuộc Ý Thức Hệ Nho Giáo
Tất cả các sử thần thuộc ý thức hệ Nho giáo đều nhất loạt chỉ trích chính sách hình sự khoan hồng của các vị vua hai đời Lý – Trần là do quá tin sùng đạo Phật. Sử thần Ngô Sĩ Liên đã phê bình Vua Lý Nhân Tông năm 1096 tha tội chết cho đại thần Lê Văn Thịnh làm phản và chỉ đem an trí ở Thao Giang: “Kẻ làm tôi (phạm tội toan) giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật” (3).

Sử thần Lê Văn Hưu chỉ trích Vua Lý Thái Tông đã tha tội chết cho tên phản nghịch Nùng Trí Cao lại còn ban cho y đô ấn và phong làm Thái Bảo chỉ vì say đắm lòng nhân của đạo Phật mà ông cho là nhỏ nhặt: “Năm trước, Nùng Tồn Phúc phản nghịch, tiếm hiệu, lập nước, đặt quan thuộc, Thái Tông đã trị tội Phúctha cho con là Trí Cao. Nay Trí Cao lại theo việc trái phép của cha thì tội lớn lắm, giết đi là phải, nếu lấy lại ấp phong, giáng làm thứ dân cũng phải. Thái Tông đã tha tội, lại cho thêm mấy châu quận nữa, ban cho ấn tín, phong làm Thái Bảo, như thế là thưởng phạt không có phép tắc gì. Đến khi Trí Cao gây tai họaQuảng Nguyên, lại đem quân đi đánh, mượn cớ là viện trợ láng giềng, có khác gì thả cọp beo cho cắn người, rồi từ từ đến cứu không? Đó là vì Thái Tông say đắm cái lòng nhân nhỏ nhặt của đạo Phật mà quên mất cái nghĩa lớn của người làm vua” (4). Sử thần Ngô Sĩ Liên cũng phê bình tương tự: “Vua mê hoặc bởi thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém”(5).

Ngô Sĩ Liên còn chỉ trích Vua Lý Thần Tông và Lý Nhân Tông tha cho người có tội là trái với phép trị nước của Nho giáo: “Nhân Tông thường nhân việc mở hội (Phật) mà tha cho người có tội là không phải lẽ, nhưng mà còn mượn tiếng hội Phật. Còn như Vua (Thần Tông) thì không có việc gì mà cũng tha bổng “Phàm người có tội phạm pháp, có kẻ nặng người nhẹ, năm bậc hình phạt có trên có dưới, sao lại có thể tha bổng được? Nếu nhất loạt tha cả thì kẻ tiểu nhân may mà được khỏi tội, đó không phải là phúc cho người quân tử. Cho nên thời xưa nói về đạo trị nước tuy nói rằng không thể không xá tội, nhưng cũng cho rằng xá tội là có hại. Tha lỗi thì được, tha tội thì không được. Kinh Dịch nói: “Tha lỗi giảm tội”. Kinh Thư nói: “Lầm lỗi thì tha cho, cố phạm thì trị tội”. Thế là phải” (6).

ĐOẠN II: BẰNG CHỨNG CỤ THỂ CỦA VIỆC TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN TOÀN VẸN CON NGƯỜI

Quyền toàn vẹn con người theo tiêu chuẩn quốc tế của Liên Hiệp Quốc gồm có quyền sống, tự doan toàn thân thể. Quyền này đã được các vua hai đời Lý – Trần tôn trọngđảm bảo bằng lời nói đi đôi với việc làm.

Quyền Sống
Quyền sống được quy định bởi điều 6 Công Ước Quốc Tế về những quyền Dân Sự và Chánh Trị. Đoạn 1 của điều này tuyên bố : “Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán”. Thấm nhuần lời dậy Giới Sát của Đức Phật, các vị vua hai đời Lý – Trần đã có những lời nói và hành động sau đây để đảm bảo cho người dân không bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.

Thứ nhất, thủ tục kêu oanthủ tục phúc thẩm. Năm 1029, Vua Lý Thái Tông cho đặt ở hai bên tả hữu điện Long Trì lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên (7). Thêm một lần nữa, năm 1052, nhà vua ra lệnh “đúc chuông lớn để ở Long Trì, cho dân chúng oan ức gì không bầy tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên” (8).

Dưới đời Trần, ngoài Ngự Sử Đài (Censorate) và Hình Bộ (Board of Punishments) còn có Thẩm Hình Viện (Criminal Review Agency) để tái thẩm và cho ý kiến về những hình phạt do pháp quan cấp dưới quyết định. Định chế tái thẩm này có lẽ còn hay hơn quyền kháng cáo do đoạn 5 điều 14 Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân SựÏ và Chánh Trị năm 1966 của Liên Hiệp Quốc dự liệu “các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên tòa trên theo thủ tục luật định”, vì nhà nước tự động tái thẩm, không cần bị can kháng cáo.

Thứ hai, quan trọng hơn nữa, thấm nhuần lời dậy Giới Sát của Đức Phật, các vua hai đời Lý – Trần đã giảm những tội có thể bị tử hình và thậm chí có thể cho chuộc tội tử hình. Việc làm này phù hợp với đoạn 2 và đoạn 6 của điều 6 Công Ước Quốc Tế năm 1966 nêu trên bầy tỏ thiện ý bãi bỏ án tử hình của các quốc gia kết ước. Năm 1125 Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu: “Phàm đánh chết người thì xử 100 trượng, thích vào mặt làm khao giáp (đầy đi phục vụ trong quân đội)” (9). Năm 1142, vua Lý Anh Tông xuống chiếu: “Nếu tranh nhau ruộng ao mà lấy đồ binh khí nhọn sắc đánh chết người hay làm bị thương người thì đánh 80 trượng, xử tội đồ, đem ruộng ao trả cho người chết hay bị thương “ (10).

Những triều vua sau xử tử hình kẻ trốn khỏi nước theo ngoại bang, nhưng năm 1125, Mạc Hiền, quan cai trị huyện Quảng Nguyên, đã chạy trốn sang Tầu theo nhà Tống, rồi bị trao trả về nước, thế mà y chỉ bị tội lưu: đầy đi Nghệ An, rồi Thanh Hóa, và vợ con y chỉ bị cải thành nô tỳ.

Tội phản nghịch theo luật cổ truyền của cả Đại Việt lẫn Trung Quốc đều bị chém đầu, nhưng dưới đời Lý, trừ trường hợp tướng Nguyễn Khánh và nhà sư họ Hồ bị xử lăng trì năm 1035, nhiều trường hợp tội phản nghịch đã được tha tội chết. Chẳng hạn như năm 1028, khi Vua Lý Thái Tổ băng hà, ba hoàng tử đem quân vào cung vua để tranh ngôi với Lý Thánh Tông, người kế vị chính thống; một người chết còn hai người kia chạy trốn rồi trở về đầu hàng. Vị vua mới đã tha tội chết và phục hồi chức tước cho họ. Sau đó một hoàng tử khác nổi loạn ở Trường Yên, sau khi đầu hàng y cũng được tha tội chết và được phục hồi chức tước. Ngoài ra, như đã nêu ở đoạn I, Lê Văn Thịnh và Nùng Trí Cao phạm tội phản nghịch đều dược tha tội chết.

Dưới đời Trần, tuy hình phạt có nghiêm khắc hơn đời Lý, nhưng có trường hợp cho chuộc án tử hình. Về mặt nghiêm khắc, “phép nhà Trần đặt ra là hễ những người phạm tội trộm cắp đều phải chặt tay, chặt chân, hay là cho voi giầy” (11). Vua Trần Phế Đế (1377 – 1388) xuống chiếu: “Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất và tài sản bị tịch thu” (12).

Tuy nhiên, trong thực tế, hình phạt tử hình có thể được chuộc. Năm 1283, Vua Trần Nhân Tông lên án tử hình tên Mãnh, một nô tỳ của hoàng tử Trần Lão, vì y đã dùng thư nặc danh để phỉ báng nhà nước, nhưng rồi nhà vua đã cho phép hoàng tử chủ nô chuộc tử tội bằng 1000 quan tiền và phạt y tội đồ (13).

Khoan hồng hơn nữa, năm 1289, Vua Trần Nhân Tông đã tha tội chết cho quân lính và thường dân đã đầu hàng giặc Nguyên, và chỉ bắt họ chở gỗ, đá xây cung điện để chuộc tội (14).

Quyền Được Bảo Đảm An Toàn Thân Thể Trong Suốt Tiến Trình Xét Xử
Những sự kiện lịch sử giúp khám phá ra là các vua đời Lý – Trần đã đảm bảo cho người dân sáu quyền bao gồm trong quyền này theo tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Quyền thứ nhất là bị cáo được phỏng đoán là vô tội cho tới khi họ bị kết án, và do đó, phải được giam giữ riêng biệt với các bị can khác đã bị kết án. Quyền này, người ta suy đoán đã được Vua Lý Thánh Tông đảm bảo khi nói với các đình thần vào mùa đông năm 1053: “Trẫm ở trong cung sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, Trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu Ty phát chăn chiếu, cấp cơm ăn ngày hai bữa” (15).

Luật Sư Tạ Văn Tài, tác giả những sách đã dẫn, nhận định về lệnh này: “Hình như nhà vua coi những người bị giam là vô tội cho tới khi có bằng chứng ngược lại và đáng được đối xử nhân đạo. Lề lối tư duy pháp lý này có thể được so sánh với nguyên tắc của luật nhân quyền hiện đại về sự phỏng đoán vô tội cho tới khi bị kết tội trong một phiên tòa xét xử. Đây là viên ngọc quý trong lịch sử nhân quyền tại Việt Nam “ (16).

Thật vậy, lệnh của nhà vua đã tiến gần tới điều 11 đoạn 1 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền quy định: “Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp”.

Quyền thứ hai là quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội phạm. Quyền này đã được Vua Lý Thần Tông tôn trọng xuống chiếu: “Những vụ kiện tụng đã phán xử dưới các Triều Tổ (Lý Thái Tổ), Tông (Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông) rồi, không được đem tâu bàn lên nữa, làm trái thì bị tội”(17). Lệnh này phù hợp với điều 14 đoạn 7 Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị: “Không ai có thể bị tái thẩm hay bị tuyên phạt một lần nữa về một tội trạng đã được tòa án phán xử chung thẩm bằng cách tuyên phạt hay tha bổng, chiếu theo luật phápthủ tục hình sự hiện hành”. Tiêu chuẩn nhân quyền này là hệ quả hợp lý của nguyên tắc Uy lực quyết tụng của việc đã xử (Res judicata pro veritate habitur) và đã được nhà vua áp dụng trước Liên Hiệp Quốc non 100 năm.

Quyền thứ ba là quyền không bị đối xử hay trừng phạt vô nhân đạo. Câu nói và quyết định của Vua Lý Thánh Tông vào mùa đông năm 1055 nêu trên thể hiện sự tôn trọng quyền này và phù hợp với điều 5 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 7 Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị: “Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm”. Cũng chính Vua Lý Thánh Tông lại một lần nữa, năm 1064, đã tuyên bố nhất loạt giảm nhẹ hình phạt trong bối cảnh sau đây mà Ngài thương dân như con đẻ của Ngài: “Mùa hạ tháng tư, Vua ngồi ở điện Diên Khánh xử kiện. Khi ấy Công Chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, Vua chỉ vào Công Chúa bảo ngục lại rằng: Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, Trẫm rất thương xót. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng nhẹ đều nhất loạt khoan giảm” (18).

Việc đối xử khoan hồng và nhân đạo với tội nhân còn thể hiện bằng việc ân xá trong những dịp lễ Phật giáo như lễ Vu Lan, lễ Trung Nguyên, dịp xây chùa, tạc tượng Phật, sinh hoàng tử Đời Lý ân xá 14 lần và đời Trần 17 lần. Để bảo vệ hơn nữa sự toàn vẹn của cả con người, năm 1162, Vua Lý Anh Tông còn trừng trị cả những người tự hủy hoại một phần thân thể của mình dưới hình thức triệt sản. Nhà vua xuống chiếu: “Kẻ nào tự hoạn thì xử 80 trượng, thích 23 chữ vào cánh tay bên trái” (19). Việc đối xử khoan hồng và nhân đạo phát xuất từ lòng từ bi của đạo Phật. Theo Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Brennan, “lòng từ bi là bộ mặt khác của công lý” (compassion is another face of justice) (20).

Quyền thứ tư là người có tội chỉ bị trừng phạt về một tội được luật định trước hình phạt rõ ràng (nulla poena sine lege). Nhằm tôn trọng quyền này, năm 1042, Vua Lý Thánh Tông đã ban hành bộ luật Hình Thư (Sách quy định hình phạt): “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua (Lý Thánh Tông ) lấy làm thương xót, sai Trung Thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia môn loại, biên thành điều khoản, làm sách Hình Thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo” (21).

Phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng do việc ban hành bộ Hình Thư là phù hợp với điều 11 đoạn 2 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 15 đoạn 1 Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị. Điều 11 đoạn 2 ấn định: “Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp”.

Quyền thứ năm là quyền bình đẳng trrước pháp luật. Những lệnh của các vị vua và những sự kiện lịch sử hai đời Lý – Trần cho thấy nguyên tắc bình đẳng do các điều 1 và 7 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, các điều 14 đoạn 1 và 26 Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị đã được tôn trọng ở một mức độ nhất định nào đó. Trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền điều 1 tuyên bố: “Mọi người sinh ra tự do về phẩm cách và quyền lợi”. Điều này tương đương với lời Phật dậy: “Mọi chúng sinh đều có Phật tính và có thể trở thành Phật”. Lời Phật dạy còn phù hợp với điều 7 của bản Tuyên Ngôn: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được luật pháp bảo vệ bình đẳng, không kỳ thị”. Trong Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị điều 14 đoạn 1 tuyên bố: “Mọi người đều bình đẳng trước tòa án”. Điều 16 chi tiết hóa điều 1 và điều 7 của bản Tuyên NgônThể hiện sự bình đẳng trước pháp luật, năm 1122, Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu: “Những trộm cướp trốn tránh đã bắt được mà lại bị nhà thế gia chiếm đoạt thì nhà thế gia ấy cùng tội với người trốn. Kẻ lại đi bắt trộm cướp, bắt được rồi lại giữ ở nhà mình, không dẫn lên quan thì phạt đánh 80 trượng” (22). Năm 1129, Vua Lý Thần Tông xuống chiếu: “Nô tỳ các vương hầu và các quan không được cậy thế đánh đập quan quân và bách tính, kẻ nào phạm thì gia chủ phải tội đồ, nô sung làm quan nô” (23).

Dưới đời Trần, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật càng được áp dụng một các tích cực hơn qua những sự kiện lịch sử sau đây. Linh Từ Quốc Mẫu, vợ của Thượng Phụ Thái Sư Trần Thủ Độ ngồi kiệu đi qua thềm cấm đã bị quân hiệu ngăn lại. Trở về dinh, bà khóc và bảo Thủ Độ: “Mụ này làm vợ ông mà bị quân hiệu khinh nhờn đến thế”. Thủ Độ tức giận sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng chắc là phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ sự thực trả lời. Thủ Độ nói: Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa. Lấy vàng bạc thưởng rồi cho về (24).

Một lần khác, Thủ Độ đã chặt ngón chân của một người đã vận động với quốc mẫu xin cho được làm câu đương (chức dịch trong xã phụ trách việc bắt người và giải tống): Thủ Độ có lần duyệt định sổ hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu, rồi ghi lại họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người ấy mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn: Người vì có Công Chúa xin cho được làm câu đương, không thể như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác (25).

Quyền thứ sáu và sau chót bao gồm trong quyền an toàn thân thể trong suốt tiến trình xét xử được tìm thấy trong những sự kiện lịch sử hai đời Lý – Trần là quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền này được ấn định nơi điều 10 và điều 14 đoạn 3 (c) Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Điều 10 tuyên bố: “Ai cũng có quyền trên căn bản bình đẳng, được một tòa án độc lậpvô tư xét xử một cách công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc”. Dưới hai đời Lý – Trần, định chế hình quan (trial judge) chuyên trách việc xử án và ngục quan (prosecutor) giữ nhiệm vụ công tố, có thể coi là gần gũi với tiêu chuẩn tòa án độc lậpvô tư xét xử. Hơn nữa, dưới đời Trần, một cơ chế tư pháp gồm Ngự Sử Đài (Censorate), Hình Bộ (Board of Punishments) và Thẩm Hình Viện (Criminal Review Agency) càng bảo đảm tính độc lập vô tưcông bằng của tòa án.

Độc đáo hơn nữa, khái niệm xét xử công bằng của Vua Trần Minh Tông (1315 – 1329) là phải xét cả tình lẫn lý, tức là phải điều tra, thẩm vấn kỹ càng để tìm ra những sự kiện thật chính xác (tình tiết vụ kiện) và cân nhắc thật kỹ càng trước khi áp dụng các điều khoản luật pháp vào nội vụ (lý) ngõ hầu đạt được cả công lý lẫn chân lý. Nhà vua đã trình bầy khái niệm như vậy của mình trong một sự việc sau đây: Quan nô là Hoàng Hộc và Thiên Kiện dùng mưu xảo trá đánh lừa hình quan, người trong hương rốt cuộc phải chịu tội vu cáo. Thượng Hoàng biết chuyện bảo hình quan rằng: Tên Hộc gian ngoan xảo quyệt đến thế mà ngục quan không biết suy xét tình lý. Tình ngay lý gian thì không được lấy lý bỏ tình. Phải suy xét cả tình và lý, tình lý không xung đột mới là giỏi xử án. Nếu biết tình không gian thì theo lý mà làm là phải, nếu tình quả là gian rồi thì lại phải suy xét xem lý ngay cong, như vậy điều gian dối sẽ tự khắc hiện ra, càng không nên tách rời tình lý làm hai mà xét (26).

Theo tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, việc xử xét không những phải công bằng mà còn phải mau chóng. Điều 14 đoạn 3 (c) Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị đảm bảo cho tất cả các bị cáo được xét xử mau chóng, không chậm trễ (diên trì) quá đáng. Vì cả ba bộ luật của hai đời Lý – Trần đều bị quân Minh đưa về Tầu nên ta không rõ sự đảm bảo này trong bộ Hình Thư do Vua Lý Thái Tông ban hành năm 1042, bộ Quốc Triều Thông Chế (Những luật phổ thông của triều đại quốc gia) ban hành năm 1230 và bộ Hình Thư do Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên soạn năm 1341 theo lệnh của Vua Trần Dụ Tông. Bù lại, ta được biết một sự kiện là Vua Trần Nhân Tông đã quyết định án phải được thi hành liền. Năm 1280, một bên được kiện nhưng lại không được thi hành, đã đón xa giá để tâu bầy lên vua. Vì biết án đọng lại do bên thua kiệnthế lực, nên vua trên đường đi đã ngay lập tức giao cho hoạn quan Trần Hùng Thao kiêm chức phán quan thi hành án liền (27). Từ sự kiện thi hành công lý mau chóng như vậy, hình như người ta có thể suy ra việc ban phát công lý tức là xét xử có lẽ cũng phải mau chóng và không được chậm trễ quá đáng.

Trên đây ta vừa tìm kiếm những bằng chứng cụ thể của việc tôn trọng quyền sống (phân đoạn A) và quyền được đảm bảo an toàn thân thể trong suốt tiến trình xét xử (phân đoạn B). Sau hết, ta thử tìm kiếm xem có những bằng chứng cụ thể nào của việc tôn trọng hai quyền tự do thân thể, không kém phần quan trọng bao gồm trong nhân quyền toàn vẹn con người: quyền không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch và quyền không bị cưỡng bách lao động (phân đoạn C).

Tự Do Thân Thể Hay Quyền Không Bị Bắt Làm Nô Lệ Và Quyền Không Bị Cưỡng Bách Lao Động
Tự do thân thể hay quyền không bị bắt làm nô lệ và quyềàn không bị cưỡng bách lao động là một trong ba hợp phần của nhân quyền toàn vẹn con người, do điều 3 Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền quy định. Hai quyền này được nhìn nhận bởi điều 4 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 8 Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị. Điều 4 bản Tuyên Ngôn quy định: “Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ”. Điều 8 khoản 1 và 2 của Công Ước nhắc lại điều 4 bản Tuyên Ngôn, khoản 3 (a) quy định: “Không ai có thể bị cưỡng bách lao động”, hai khoản 3 (b) và 3 (c) ấn định những ngoại lệ cho phép cưỡng bách lao động: luật pháp quốc gia cho phép tòa án có thẩm quyền tuyên án tù khổ sai, công tác hay dịch vụ mà tù nhân phải làm trong thời gian bị giam giữ, nghĩa vụ quân sự áp dụng cho những người được luật pháp cho miễn thi hành nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, nghĩa vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe dọa đời sống hay an lạc của cộng đồng và những nghĩa vụ dân sự thông thường.

Áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền này và các chế độ nô tỳ, quân dịch, quan dịch và lao dịch của tù nhân thời Lý – Trần ta thấy:

Chế độ nô tỳ (serfs) là một hình thức nhẹ hơn của chế độ nô lệ (slavery) và nô dịch, do đó trái với tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền. Thật vậy, nô tỳ dưới thời Lý – Trần cũng như đời Hậu Lê và Nguyễn có thể bị mua đi bán lại và có thể bị đánh đập. Tuy nhiên, thấm nhuần giáo lý từ bi, tự dobình đẳng của Đạo Phật, Vua Trần Nhân Tông đã xuống chiếu năm 1292: “Những ngưòi mua dân lương thiện làm nô tỳ thì phải cho chuộc lại; ruộng đất, nhà cửa không theo luật này” (28). Người ta suy đoán việc làm của nhà vua nhằm phục hồi nhân phẩm cho người lương thiện bị mua bán làm nô tỳ. Có hai loại nô tỳ: tư nô và quan nô. Tư nô là những người bị đem bán cho tư nhân trên căn bản khế ước. Quan nô là những người được nhà nước cung cấp chính thức cho những quan đại thần hay bán cho những hoàng thân quốc thích cao sang (29). Cả hai loại nô tỳ đều là vết đen trong thành tích nhân quyền, vì chế độ nô tỳ đã xâm phạm tự do thân thể, nguyên tắc bình đẳng giữa mọi người, nhân phẩmquyền lợi con người.

Chế độ cưỡng bách lao động dưới các hình thức quân dịch (military service) quan dịch (general corvée) và lao dịch của tù nhân là phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vì chúng nằm trong những ngoại lệ của việc cấm đoán chế độ cưỡng bách lao động do điều 8 khoản 3 (b) và 3 (c) nêu trên dự liệu. Hai đời Lý – Trần vẫn theo lệ trưng binh đã có từ thời Đinh và Tiền Lê, nhưng mặt khác đã có sáng kiến luân phiên quân dịch (30). Lệ cũ và sáng kiến mới đã giúp hai đời Lý – Trần sử dụng hữu hiệu được nguồn tài nguyên nhân lực quốc gia trong cả hai đại công tác là chiến thắng oanh liệt ngoại xâm và phát triển kinh tế xã hội. Do đó, các nhân quyền khác càng có điều kiện thuận lợi để được tôn trọng.

Hơn nữa, Vua Lý Anh Tông còn có sáng kiến cho những người sống trong hoàn cảnh neo đơn được miễn thi hành nghĩa vụ quân sự vì lý do gia cảnh. Thật vậy, năm 1147, nhà vua xuống chiếu: “Các quan quản giáp và chủ đô, phàm sung bổ cấm quân, phải chọn những hộ nhiều người, không được lấy người cô độc, làm trái thì trị tội” (31).

Chế độ quan dịch dưới hai đời Lý – Trần tương đương với khái niệm hiện đại về “nghĩa vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe dọa đời sống hay sự an lạc của cộng đồng và những nghĩa vụ dân sự thông thường”. Vì vậyphù hợp với điều 8 khoản 3 (c) Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị. Thật vậy, trong chế độ này, người dân phải làm các công tác cần thiết cho sự an lạc của toàn xã hội như làm đường, đắp đê, đào kênh, xây chùa, cất chợ, tu bổ đê điều, cầu cống và đường xá khi có bão lụt, xây đồn biên giới.

Chế độ lao dịch của tù nhân dưới hai đời Lý – Trần và các triều đại khác tương đương với khái niệm “luật pháp quốc gia cho phép tòa án có thẩm quyền tuyên án tù khổ sai và công tác hay dịch vụ mà tù nhân phải làm trong thời gian bị giam giữ”. Vì vậyphù hợp với điều 8 khoản 3 (b) và 3 (c) Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chánh Trị. Hơn nữa, việc bắt tù làm lao dịch còn thể hiện thái độ khoan hồng nhân đạo. Chẳng hạn, như đã nêu, năm 1289, Vua Trần Nhân Tông đã tha tội chết cho thường dân và quân lính đã đầu hàng giặc Nguyên và chỉ bắt họ chở gỗ đá xây cung điện để chuộc tội.

KẾT LUẬN

Những bằng chứng cụ thể trên đây cho thấy Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người, bao gồm quyền sống, tự doan toàn thân thể, đã được các vị vua hai đời Lý – Trần tôn trọng. Những bằng chứng ấy cũng cho thấy rằng Phật giáo với đức hiếu sinh, từ bi, cứu khổ, tự dobình đẳng, đã có ảnh hưởng quyết định trên việc hình thành và thực thi nhân quyền căn bản nhất và quan trọng nhất này. Một trong những nguyên nhân chính khiến hai đời Lý – Trần đạt được thành tích nhân duyên vẻ vang ấy là tự do tư tưởngkhoan dung tôn giáo phát xuất từ ảnh hưởng Phật giáo. Huỳnh Thúc Kháng, một nhà Nho kiêm nhà báo và chính khách của nửa đầu thế kỷ 20, nhìn nhận như vậy: “Nước ta sau lúc độc lập trong khoảng trên dưới 300 năm (từ Đinh đến Trần), về học hành thi cử, từ trên xuống dưới, đối với hai nhà Giáo Tổ (Khổng, Phật), vẫn sùng bái như nhau, không phải thiên về một bên đạo Nho, tức là có cái vẻ tín giáo tự do vậy. Tín giáo được tự do nên tư tưởng có chiều phát triển; trên lịch sử nước Nam ta về đời Trần, không những võ công trác tuyệt (đánh đuổi quân Hồ – Nguyên), mà nói đến học giới có vẻ cao hơn Tống Nho nhiều “ (32).

Ta có thể kết luận rằng hai đời Lý – Trần, dưới ảnh hưởng Phật giáo đã bắt đầu xây dựng được truyền thống nhân quyền tiến bộ cùng với việc thiết lập một nhà nước hiện đại trước Âu Châu bốn thế kỷ, truyền thống ấy đã được kế thừa và phát huy rực rỡ nhất với bộ Luật Hồng Đức năm 1483 của Vua Lê Thánh TônThành tựu chánh trịluật pháp như vậy đã làm ngạc nhiên học giả Tây phương khiến họ khâm phục nước Việt Nam cổ. Đó là niềm tự hào dân tộc của mọi người Việt Nam.


HOÀNG XUÂN HÀO

CHÚ THÍCH
Những chữ viết tắt trong phần chú thích có nghĩa như sau :
Tài I = Tạ Văn Tài, The Vietnamese Traditions of Human Rights.
Tài II = Tạ Văn Tài, “Buddhism and Human Rights in traditional Vietnam” đăng trong Tuyển Tập Đại Học Huế, Orange, California: Hội Thân Hữu Đại Học Huế tại Hoa Kỳ, 1990.
ĐVSKTT I = Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập I , Hà Nội: nxb Khoa Học Xã Hội, 1993.
ĐVSKTT II = Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập II, Hà Nội: nxb Khoa Học Xã Hội, 1993.
1. Tài I, trg 150-153
2. ĐVSKTT II, trg 153-154
3. ĐVSKTT I, trg 283
4. ĐVSKTT I, trg 264-265
5. ĐVSKTT I, trg 270
6. ĐVSKTT I, trg 302
7. ĐVSKTT I, trg 254
8. ĐVSKTT I, trg 269
9. ĐVSKTT I, trg 294
10. ĐVSKTT I, trg 314
11. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Q. I, Saigon: Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục, 1971, trg 12
12. ĐVSKTT II, trg 189
13. Tài II, 78-80
14. ĐVSKTT II, trg 65
15. ĐVSKTT I, trg 271
16. Tài II, trg 81
17. ĐVSKTT I, trg 300
18. ĐVSKTT I, trg 273
19. ĐVSKTT I, trg 323
20. Tài II, trg 82-83
21. ĐVSKTT I, trg 263
22. ĐVSKTT I, trg 291-292
23. ĐVSKTT I, trg 303
24. ĐVSKTT II, trg 34
25. ĐVSKTT II, trg 34
26. ĐVSKTT II, trg 104
27. ĐVSKTT II, trg 46
28. ĐVSKTT II, trg 68
29. Tài I, trg 52
30. Tài I, trg 50
31. ĐVSKTT I, trg 316
32. Huỳnh Thúc Kháng, “Lối học khoa cử và lối học Tống Nho có phải là học Đạo Khổng Mạnh không ?” đăng trong Phan Bội Châu Toàn Tập, tập 10, Huế: nxb Thuận Hóa, 1990, trg 419 – 420.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26211)
01/09/2014(Xem: 16738)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.