Chánh tín chánh kiến đạo phậtquyền lực chính trị

07/09/20214:23 SA(Xem: 2330)
Chánh tín chánh kiến đạo phật và quyền lực chính trị

CHÁNH TÍN CHÁNH KIẾN ĐẠO PHẬT
QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

(Buddhism faith and political power)

Tác giả: Tiến sĩ William Dewey
Biên dịch Thích Vân Phong

 

1 DP và Chính trịMối quan hệ giữa tôn giáoquyền lực là gì? Bởi các tác phẩm nghệ thuật Hymalaya trong bộ sưu tập tại Bảo tàng Nghệ thuật Rubin (RMA), có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống tôn giáo của Ấn Độ giáoPhật giáo cổ đại, nó là điểm khởi đầu hoàn hảo để điều tra mối quan hệ phức tạp này.

Các hệ thống quyền lực tôn giáo gắn bó sâu sắc với các hệ thống quyền lực của giới tính, chính trị, học thuậttự nhiên. Trong văn hóa Hymalaya bao gồm Tây Tạng, Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Pakistan ẩn chứa nhiều điều kỳ bí không chỉ với thiên nhiên kỳ vĩ mà còn nhiều văn hóa độc đáo, các vật thể thiêng liêng, con người và địa điểm được cho là có khả năng, và khả năng vượt xa thế giớichúng ta thường thấy, và Bảo tàng Nghệ thuật Rubin (RMA) phản ánh điều này.

Chánh tín Chánh kiến đạo PhậtQuyền lực Chính trị

Năm 2019, triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Rubin (RMA) "Niềm tin và Đế chế: Nghệ thuật và Chính trị trong Phật giáo Tây Tạng, khám phá sự đan xen của quyền lực chính trị và tôn giáo"https://rubinmuseum.org/events/exhibitions/faith-and-empire. Ngày nay chúng ta thường đặt câu hỏi liệu tổ chức giáo hội tôn giáo và Nhà nước có nên hòa trộn với nhau hay không. Hai cái đó có bổ sung cho nhau hay làm tổn hại nhau?

Trong khi tôn giáo và chính trị tại châu Á không phải lúc nào cũng được với là khác biệt, các Phật tử đã tranh luận về việc liệu sự giải thoát tâm linh, thực sự có tương thích với việc cai trị một Vương quốc hay không. Bản thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi còn là một Đông cung Thái tử, Ngài đã được nâng lên thành một vị Đại đế vĩ đại, nhưng Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, sự xa hoa tột đỉnh và quyền lực để tìm kiếm một giải pháp giải phóng tất cả những nỗi khổ niềm đau cho chính mình và tất cả chúng sinh. Ngược lại một vị hoàng đế vĩ đại, lại sử dụng quyền lực chính trị để truyền bá Thông điệp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật, và chuyển hóa thế giới.

Hoàng đế Ashoka, vị vua vĩ đại nhất của quốc gia Ấn Độ, và là vị hoàng đế đầu tiên đã cai trị một đế chế rộng lớn từ 273 đến 232 TTL. Sau khi lên ngôi, Hoàng đế Ashoka đã mở ra những cuộc xâm lăng và mở rộng bờ cõi của mình trong tám năm sau đó, để rồi sở hữu một đế quốc rộng lớn từ Ấn Độ ngày nay, Pakistan, Bangladesh cho đến các vùng đất Afghanistan và Iran. Cố nhiên, hệ quả của những cuộc chinh phạt này là những cuộc chiến tranh chết chóc đau thương đẫm máu.

Sau cuộc binh lửa khốc liệt, dù đang trên đỉnh cao của địa vị thống lĩnh san hà đại địa của một vùng tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng mầu nhiệm thay, ông đã thức tỉnh bởi những tính hung bạo và tàn sát của mình, phát tâm quy y Tam bảotrở thành vị minh quân thánh triết, hộ trì chính pháp Phật đà. Ông đã lập nhiều bia đá, trụ đá tại những thánh tích nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng đi qua, chính vì thế mà tên tuổi của ông mãi gắn liền với lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Các Phật tử ghi công ông đã bổ nhiệm những Sứ giả Như Lai truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực Phật pháp khắp muôn nơi, và phân phát xá lợi của Đức Phật trên khắp châu Á.

Quy tắc tâm linh Tây Tạng

Quốc sư Drogon Chögyal Phagpa và Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất LiệtHình 2: Sự khởi xướng của Hốt Tất LiệtHiến pháp của Tây Tạng vào năm 1264 cho Quốc sư Drogon Chögyal Phagpa (1235-1280); Ngài đã phát minh ra các ký tự Mông Cổ. Tranh bột màu trên vải thế kỷ 16 - 17; Bảo tàng nghệ thuật Rubin; C2002.3.2 (HAR 65046)

Ngay từ buổi bình minh sơ khai của Đế chế Tây Tạng, sự cai trị của Tây Tạng phụ thuộc vào sức mạnh tâm linh. Trái ngược với các chế độ quân chủ ở châu Âu, vốn viện dẫn quyền thiêng liêng của các vị vua, các nhà cai trị Tây Tạng được cho là đã giác ngộ Phật tính và được tôn vinh Thần thánh. Theo truyền thuyết, những người cai trị đầu tiên của Tây Tạnghậu duệ của các vị Thần thánh, những người đã từ trên thiên đường. Các vị Thánh hoàng đế Songsten Gampo (Trị vì: 618?-649), Trisong Detsen (sinh: 742-mất: 798) và Relpachen được miêu tả là những vị Bồ tát đã du nhập Phật giáo qua các hình ảnh, cơ sở tự viện Phật giáoPhật giáo Thánh điển.

Ban đầu những người cai trị tìm kiếm sự kiểm soát chính trị, và nâng cao quyền lực cá nhân, bằng cách kiểm soát những nghi thức bí mật của tantra. Các nhà cai trị nước ngoài cũng coi các vị ĐạoPhật giáo Mật tông Tây Tạng là chìa khóa của Đế chế, đặc biệt là sau khi Thành Cát Tư Hãn (Chinggis Khaan) chinh phục Tây Tạng. Để đổi lấy việc họ bắt đầu thực hiện các nghi lễ trao quyền cho họ chinh phục toàn cầu, người Mông Cổ cho phép các vị Đạogiáo phái Sakya theo truyền thống cha truyền con nối để cai trị Tây Tạng với tư cách là chư hầu của họ sau năm 1260. Các nhà cai trị sau này của Trung Hoa và Mông Cổ đã tìm kiếm các mối quan hệ đàn việt (Mchöd Yön, 檀越關係) với các nhà cai trị Tây Tạng để củng cố sự cai trị của họ, điều này đã khuyến khích Phật giáo Tây Tạng lan rộng hơn nữa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Cung điện Potala Tây Tạng hoặc Nội MôngHình 3: Cung điện Potala, Tây Tạng hoặc Nội Mông; thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 (khoảng 1757–1804); bột màu trên vải; Bảo tàng nghệ thuật Rubin; C2009.4 (HAR 65848)

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Ngawang Lobsang Gyatso (1617-1682), là giáo chủ tông Cách-lỗ từ 1622-1682, giữ quyền cai trị Tây Tạng từ 1642-1682, người đầu tiên khởi xướng chế độ "Tăng lữ chính quyền" (僧侶政權, theocracy), nắm giữ quyền cai trị Tây Tạng. Ngài đã tuyên bố một sự hợp nhất giữa tôn giáo và chính trị (chosi sungdrel) tại Tây Tạng. Kể từ đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma là người lĩnh đạo tinh thần tôn giáo cũng như chính trị tại Tây Tạng.

Truyền thống hóa thân tái sinh là một trong những đặc điểm huyền bí nhất của Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Sự tái sinh của hóa thânhiện tượng đến từ sự tình nguyện của cá nhân, hoặc ít nhất là cũng qua sức mạnh của nghiệp duyên, phúc báu và năng lực cầu nguyện, khác với sự đầu thai chuyển kiếp thông thường, hóa thân tái sinh vẫn giữ được ký ức về đời sống lúc trước. Các Đức Đạt Lai Lạt Ma nổi tiếng nhất trong việc tùy nguyện tái sinh để tiếp tục hành trình lý tưởng Bồ tát đạo nhiếp hóa chúng sinh. Là một hiện thân từ bi của Bồ tát Quan Thế Âm, Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho là sẽ chọn những hoàn cảnh mà mình sẽ tùy nguyện tái sinh. Rất nhiều âm mưu xuất phát từ những hóa thân mới là những cậu bé quá nhỏ để cai trị. Các quan nhiếp chính Tây Tạng và các Thống đốc triều đình nhà Thanh Trung Hoa thường lên kế hoạch để giũa các vị Đạt Lai Lạt Ma không lên ngôi. Bốn Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời dưới 20 tuổi một cách bí ẩn, và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, người cuối cùng nắm toàn quyền Tây Tạng vào đầu thế kỷ 20, lên ngôi sau khi phát hiện ra âm mưu giết Ngài bằng ma thuật đen tối của vị Nhiếp chính. Vì uy tín của Phật giáo hiện tại của Đạt Lai Lạt Ma, đương nhiên khiến Ngài trở thành nhà lãnh đạo nhân dân Tây Tạng lưu vong sau năm 1959, nhưng gần đây Ngài đã từ bỏ quyền lực chính trị.

Một liên minh chặt chẽ

Trong khi Đức Phật thuyết giảng về việc gát lại chuyện thế gian, câu chuyện cuộc đời của chính Ngài đã đan xen sức mạnh tâm linh của giáo phápquyền lực chính trị. Đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai, thông qua giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng không thể lan rộng khắp châu Á nếu không có sự hộ trì chính pháp Phật đà của vị anh minh hoàng đế Phật tử vĩ đại như Ashoka Đại đế, và do đó các Phật tử tôn kính những vị minh quân Phật tử hộ pháp như những bậc thánh thần. Phật giáo Tây Tạng nói riêng, luôn phụ thuộc vào quyền lực chính trị để truyền bá Phật pháp, từ các vị Pháp vương vĩ đại đã thành lập Tây Tạng, đến các Đế chế Mông Cổ và Trung Hoa đã củng cố quyền lực của họ, thông qua các kỹ thuật siêu nhiên, và liên kết tâm linh. Sự kết hợp chặt chẽ giữa tôn giáo và chính trị tại Tây Tạng này không phải lúc nào cũng hài hòa, bằng chứng là xung đột giáo phái, và âm mưu của các tu viện, nhưng chắc chắn nó đã là một phần xác định lịch sử của khu vực.

Tiến sĩ William Dewey, tác giả bài viết, thành viên Giám tuyển, Bảo tàng Nghệ thuật Rubin (RMA, một bảo tàng dành riêng trưng bày, bảo quản những tác phẩm nghệ thuật từ Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ, Nepal của dãy Hymalaya và khu vực xung quang). Ông có học vị Tiến sĩ Nghiên cứu Tôn giáo từ Đại học California tại Santa Barbara (UC Santa Barbarahay UCSB), Giáo sư thỉnh giảng tại Viện Rangjung Yeshe ở Nepal.

Tác giả: Tiến sĩ William Dewey

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: The Rubin Museum of Art)

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26213)
01/09/2014(Xem: 16739)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.