Chiến Binh Phật Giáo

30/03/201112:00 SA(Xem: 31410)
Chiến Binh Phật Giáo

CHIẾN BINH PHẬT GIÁO
Tác giả: Tshering Tashi, Kuensel Online
Dich giả: Trần Đình Hoành 

blankTimphu, Bhutan – “Các bạn trước hết là Phật tử, sau đó mới là chiến binh.” Yangbi Lopen, một vị sư cao cấp, nhắc nhở quân đội Bhutan 9 ngày trước cuộc chiến dài 2 ngày.

Ngày 6 tháng 12, 2010, hơn 1000 binh sĩ tập họp tại trại quân ở Gelephu để nghe vị sư. Nhà sư nói Phật giáo hỗ trợ hòa bình, khuyến khích hòa hợpcan ngăn việc giết chóc.

Ngày 15 tháng 12 năm 2003 Bhutan khởi sự Chiến dịch Lùa Ra để đánh bật các chiến binh Ấn đang trú đóng tại Bhutan. Được xem là cuộc chiến hạng thấp, cuộc hành quân chỉ kéo dài 2 ngày.

Trong vòng 8 năm (1995-2003), 3 nhóm chiến binh Ấn đã thành lập 30 trại bất hợp pháp tại nhiều vị trí thuận lợi trong vùng đồi dọc chân núi. Trong 6 năm (1997-2003), chính phủ đã cố giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình bằng đối thoại. Năm 2003, cố gắng cuối cùng đã được thử. Quốc Hội Bhutan Kỳ thứ 81, trong cuộc họp đóng cửa lần đầu tiên, ra lệnh cho chính phủ thực hiện cố gắng cuối cùng này; cố gắng đó thất bại. Không còn cách nào khác, Vua Rồng Thứ 4 (Druk Gyalpo 4) dẫn quân đội gồm 6736 binh sĩ lùa các chiến binh Ấn ra ngoài.

“Cũng như các bạn là một người con hay người cha, một người anh em hay người bạn, những người trong quân đối địch cũng là một người gì đó cho ai đó. Làm sao bạn có thể giết họ được?” Nhà sư nhắc nhở chúng tôi nhu cầu cần phải từ tâm, khi xử lý với các lực lượng đối nghịch.

Để hỗ trợ quân đội Bhutan, có 627 dân quân tình nguyện. Một đội quân gồm 120 binh sĩ đặt căn cứ trong vùng chân núi. Ngày 15 tháng 12, ở Japhy 4, một cứ địa cách biên giới Ấn khoảng 100m, chúng tôi thấy một nhóm đàn ông và đàn bà Ấn đi về phía chúng tôi.

Chúng tôi chận họ lại và, sau một lúc lục soát kỹ càng, bắt giữ 11 người. Hai người tự khai là trung úy, có mang theo giấy tờ của thủ quỷ và trưởng trại, của một nhóm binh sĩ Ấn.

Trước đó nhà Vua đã ra lệnh nghiêm ngặt là phải cư xử với mọi tù binh như chúng tôi cư xử với người Bhutan. Chúng tôi đưa nước cho họ uống và cho phép họ sử dụng nhà tắm.

Hai người trung úy kể chuyện về những khó khăn của họ trong rừng và nói về việc họ nhớ gia đình thế nào và tỏ ‎ý muốn gặp gia đình họ. Họ cũng giống như bất kì ai trong chúng ta, tìm kiếm hạnh phúc bình thường nơi bạn bè và tình yêu. Y như chúng ta, họ cầu nguyện cho bố mẹ được khỏe mạnh và con cái được hạnh phúc.

Người trưởng trại nói anh ta thích kewa datshi (cà ri khoai tây và phôma) và trà sửa nóng, và rất biết ơn khi chúng tôi mang cho các anh ấy các lon nước ngọt. Vài ngày sau, như để trả ơn cho sự tử tế của chúng tôi, người thủ quỷ khai là anh ta đã giấu một số vũ khí trong vùng, và chúng tôi đã tìm ra.

Chín ngày sau cuộc chiến, ở Gelephu, vào ngày 27 tháng 12, Vua Rồng Thứ 4 mời các sĩ quan ăn tối. “Không có lý do gì để các bạn vui mừng dù là cuộc chiến đã xong.” Nhà Vua nói chiến thắng đạt được rất nhanh và kết quả rất tốt theo tiêu chuẩn quân đội, và nhắc nhở rằng không có hãnh diện trong chiến tranh; và khi quốc gia ở trong tình trạng mâu thuẫn, đó không phải là dấu hiệu tốt, vì lợi ích cao nhất cho quốc giagiải quyết các mâu thuẫn một cách hòa bình. Trước buổi ăn tối, nhà Vua nói, “Bhutan không bao giờ được lệ thuộc vào sức mạnh của quân đội để giải quyết chiến tranh. Bhutan bị kẹp giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới [Ấn độTrung quốc]. Vị thế địa lý không cho phép chúng ta ‎có ý tưởng bảo đảm chủ quyền quốc gia bằng sức mạnh quân sự.”

Ngày nay, một vài vết tích của cuộc chiến vẫn còn thấy được trong các tu viện. Một số vũ khí chiếm được còn treo trên vách của các nhà chùa. Có vẻ xâm phạm thánh địa tâm linh.

Người Bhutan hiểu rằng vũ khí tịch thu được chia cho các tu viện để trả ơn các vị thần bảo hộ, được tin là những người gìn giữ đất nước. Những vị thần này được xem là lý do của thành công về chiến tranh du kích. Trong quá khứ, nhiều vị thần bảo hộ đã triệt hạ các lực lượng bạo động, làm cho họ hiểu được giá trị của hòa bình, và biến họ thành thần bảo hộ. Căn bản của cuộc chiến 2 ngày có thể là bắt nguồn từ truyền thống này, trong đó việc được nhấn mạnh nhiều nhất là biến kẻ địch thành bạn cả đời.

Cuối năm 2003, Bhutan biểu lộ tình cảm bằng cầu nguyện và thắp đèn bơ. Bây giờ chúng ta đã hiểu là hòa bình không đến bằng ngồi chờ bị động. Chúng ta còn học được là chiến đấu để thắng được lòng tin của các lực lượng đối nghịch thì tốt hơnlệ thuộc vào hỏa lực để thắng trên chiến trường.

The Buddhist Warriors
by Tshering Tashi, Kuensel Online, Dec 15, 2010

Timphu, Bhutan — “You are first a Buddhist and then a soldier,” Yangbi Lopen, a senior monk, reminded the Bhutanese army nine days before the two-day conflict.

On December 6, more than 1,000 soldiers gathered in the army ground in Gelephu to listen to him. He said that Buddhism supports peace, encourages harmony and discourages killing.

On 15 December 2003 Bhutan launched Operation flush out to dislodge Indian militants camped within the country. Billed as a low intensity conflict (LIC), it lasted only two days.

For eight years (1995-2003), three groups of Indian militants had illegally set up 30 camps at vantage points in the foothills. For six years (1997-2003), the government tried to resolve the conflict peacefully through dialogue. In 2003, one last attempt was made. The 81st session of the National Assembly, in its first ever-closed door session, instructed the government to make this last attempt, which failed. Left with no option, the fourth Druk Gyalpo led the army of 6,736 soldiers to flush out the militants.

“Just like you’re a son or a parent, a sibling and a friend, members of the opposing forces are also someone to somebody. How can you kill them? ” The monk reminded us of the need to be compassionate, when dealing with opposing forces.

To support the Bhutan army, 627 volunteered as militia. One unit consisting of 120 soldiers was stationed in the foothills. On December 15, in Japhu four, an outpost located few 100 m from the Indian border, we saw a group of Indian men and women walking through the rice fields towards us.

We stopped them and, after a thorough search, detained 11 of them. Two were self-styled lieutenants, with portfolios of treasurer and quartermaster, of one of the militant groups.

Earlier, the fourth Druk Gyalpo had issued strict instructions to treat all prisoners like we would treat any Bhutanese. We offered them water to drink and allowed them to use the bathroom.

The two shared stories of their hardships in the forests and talked about how they missed home and expressed their longing to see their families. They were like any one of us, seeking the ordinary joys of fellowship and love. Just like us, they too prayed for their parent’s health and children’s happiness.

The quartermaster said he loved the kewa datshi (potato-cheese curry) and enjoyed the hot milk tea, and was grateful when we bought them bottles of soft drinks. Few days, later, as if to reciprocate our kindness, the treasurer confessed to have hidden some weapons in the area, which we found.

Nine days after the conflict, in Gelephu, on December 27, the fourth Druk Gyalpo invited the army officers for dinner. “There is no reason for you to rejoice although the conflict is over.” His Majesty said victory was swift and the results good by army standards, and cautioned that there is no pride in war; and when a country is in a conflict situation, it is not a good indication, as it is always in the best interest of the country to resolve conflicts peacefully. Before dinner His Majesty said, “Bhutan must never rely on the might of the army to fight wars. Bhutan is sandwiched between the two most populous nations in the world. Geography does not allow us to entertain the idea of securing our sovereignty through military might.”

Today, one of the few visible traces of the conflict can be seen in the monasteries. Some of the captured weapons are hung on the walls of the temples. It seems to violate the spiritual sanctity of the place.

Bhutanese understand the weapons were distributed to monasteries in gratitude to the protecting deities, who are believed to be the nation’s protectors. They are attributed for the success of the guerilla warfare. In the past, many of the protecting deities subdued violent forces, made them understand the value of peace, and made them the protectors. The basis of the two-day conflict could originate from this long tradition, on which much stress is laid upon making opposing forces your life-long friends.

At the end of 2003, Bhutan expressed its sentiments in prayers and butter lamps. Now we know that peace does not come from passive waiting. We also learnt that it is better to fight to win the trust of opposing forces, rather then rely on firepower to win battles.

http://buddhistchannel.tv/index.php?id=40,9753,0,0,1,0#.UzhGp1eK-so

(Người gửi bài: Huỳnh Trần)
_____________________________________________

XEM BẢN DỊCH KHÁC


Bhutan: Câu chuyện
về những chiến binh Phật giáo

Hoàng Minh


vua_bhutan-contentVào ngày 6-12-2003, hơn 1.000 binh lính Bhutan đã tập trung tại khu quân sự ở Gelephu để lắng nghe lời giáo huấn của ngài Yangbi Lopen, một bậc Trưởng lão trong Tăng đoàn Phật giáo Bhutan.

Ngài nói rằng, Phật giáo ủng hộ hòa bình, khuyến khích sự hòa hợp và không đồng tình với sự giết hại. Và ngài nhắc nhở binh lính Bhutan rằng: "Trước hết, các bạn là những người Phật tử, và sau đó là những người lính".

Và ngày 15-12-2003, Bhutan đã tiến hành một chiến dịch đánh đuổi binh lính Ấn Độ đang đóng quân trong địa phận Bhutan ra khỏi đất nước. Cuộc đánh đuổi này được xem như là cuộc xung đột với cường độ thấp, nó chỉ kéo dài trong vòng 2 ngày. (Hình bên: Vua Bhutan)

Suốt 8 năm, từ 1995 đến 2003, 3 nhóm quân của Ấn Độ đã đóng 30 doanh trại bất hợp pháp tại những điểm trọng yếu ở các chân đồi trong địa phận của Bhutan. Trong vòng 6 năm (1997 - 2003), chính quyền Bhutan đã cố gắng giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại hòa bình, nhưng vẫn không đem lại kết quả. Vào năm 2003, chính quyền Bhutan đã cố gắng đàm phán lần cuối cùng. Tại kỳ họp Quốc hội thứ 81, trong buổi họp kín đầu tiên của kỳ họp này, Quốc hội Bhutan đã chỉ đạo Chính phủ tiến hành cuộc đàm phán cuối cùng ấy, nhưng vẫn thất bại. Không còn lựa chọn nào khác, Vua Druk Gyalpo đệ IV (ảnh) đã thống lãnh đoàn quân gồm 6.736 binh lính để đánh đuổi quân lính Ấn Độ ra khỏi đất nước.

Trước khi xuất quân, đức vua đã nhắc nhở quân lính: "Giống như bạn là một người con trai, là người cha, người anh và là người bạn, những binh lính của phe đối lập cũng là những người có quan hệ thân thiết với gia đình, bạn bè của họ. Làm sao chúng ta có thể đang tâm giết họ? Chúng ta cần phảilòng từ khi đánh đuổi họ ra khỏi bờ cõi".

Những người lính Bhutan kể lại rằng, để hỗ trợ cho quân đội, 672 người Bhutan đã tình nguyện tham gia lực lượng dân quân. Một đơn vị gồm có 120 binh lính đóng quân tại những chân đồi. Vào ngày 15-12-2003, tại Japhu 4, một tiền đồn đặt cách 100m từ phía biên giới Ấn Độ, chúng tôi thấy một nhóm người Ấn Độ, gồm cả nam lẫn nữ, đang đi qua những cánh đồng lúa hướng về phía chúng tôi. Chúng tôi đã chặn họ lại, sau khi kiểm soát kỹ lưỡng, chúng tôi đã giữ lại 11 người. Hai trong số 11 người ấy là trung úy của quân đội Ấn Độ, những người còn lại là thủ quỹ và sĩ quan hậu cần.

Trước đó, Vua Druk Gyalpo đệ IV đã đưa ra những lời giáo huấn nghiêm khắc với quân lính Bhutan rằng, phải đối xử với tất cả tù binh như đối với bất kỳ một người Bhutan nào. Cho nên chúng tôi đã cung cấp thức ăn, nước uống cho họ, cho phép họ sử dụng nhà vệ sinh.

Hai trung úy Ấn Độ đã chia sẻ về những khó khăn của họ ở trong rừng và diễn tả về tâm trạng nhớ nhà của họ, về sự mong muốn được gặp gia đình. Họ cũng giống như bất kỳ người nào trong chúng ta, tìm kiếm những niềm vui bình dị với người thân và khát khao tình thương yêu. Cũng như chúng ta, họ cầu nguyện cho cha mẹ được mạnh khỏe, con cái được hạnh phúc.

Những người Ấn Độ ấy tỏ ra rất cảm kích khi chúng tôi mua cho họ những chai nước giải khát. Ít ngày sau đó, để đáp lại lòng tốt của chúng tôi, vị thủ quỹ thú nhận với chúng tôi là đã giấu một số vũ khí và nói cho chúng tôi biết nơi cất giấu, nhờ vậy mà chúng tôi đã tìm thấy.

Chín ngày sau khi cuộc xung đột diễn ra, tại Gelephu, Vua Druk Gyalpo đã mời các quan chức quân đội tham dự dạ tiệc. Trước khi dạ tiệc diễn ra, Đức vua đã nói: "Không có lý do gì để cho chúng ta vui mừng, mặc dù cuộc xung đột đã kết thúc. Không có gì đáng kiêu hãnh trong chiến tranh cả. Chúng ta luôn mong muốn giải quyết những mâu thuẫn một cách hòa bình. Người Bhutan không bao giờ dựa vào sức mạnh của quân sự để chiến đấu. Nước Bhutan bị kẹp vào giữa hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Vị trí địa lý không cho phép chúng ta nuôi dưỡng ý tưởng bảo vệ chủ quyền của chúng ta thông qua sức mạnh quân sự".

Cuối năm 2003, người Bhutan đã bày tỏ tình cảm của họ đối với những nạn nhân của vụ xung đột bằng những lễ đốt đèn cầy và cầu nguyện. Giờ thì họ đã hiểu rằng, hòa bình không thể nào có được từ sự chờ đợi thụ động. Họ cũng đã học được rằng, chiến đấu để chiến thắng niềm tin của phe đối lậptốt hơn so với việc dựa vào sức mạnh vũ khí để chiến thắng trong các trận đánh.

Hoàng Minh dịch (Theo Kuensel online)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26213)
01/09/2014(Xem: 16738)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.