Triết học chính trị - xã hội Phật Giáo

30/08/20153:27 SA(Xem: 14255)
Triết học chính trị - xã hội Phật Giáo

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI PHẬT GIÁO

 

A.SƠ LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1. Khái niệm triết học:

Triết học, một môn khoa học được hình thành từ rất sớm và là cha đẻ của các môn khoa học khác hiện nay như: toán học, thiên văn học, y học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học…... chiếc nôi của triết học phải nói đến Hy Lạp, La Mã, Ấn ĐộTrung Quốc. Triết học từ thời Hy lạp cổ đại được hiểu theo nghĩa là sự thông thái, sự hiểu biết về nhân sinhvũ trụ.

Trung Quốc được gọi là Triết nghĩa là Trí Tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con ngườithế giới. Còn ở Ấn Độ thì gọi (triết học) là Dar’sana nghĩa là chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp, theo tiếng Latinh từ triết học là Philosophia nghĩa là yêu thích sự thông thái, "ái trí", nó vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khác vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội

Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết họchệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, Triết học là chuẩn mực tri thức được hệ thống hóa qua từng thời đại.

2. Chính trị xã hội là gì?

Politics: chính trị trong ngôn ngữ phương tây ngày nay  bắt nguồn từ chữ Hy Lạp.  Polis = thành quốc. (Thành Quốc Athens, – một thành quốc đã trải qua đủ loại chính thể).

Thuật ngữ  “Chính trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle-một triết gia Hi Lạp cổ đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông –cuốn “Politics” (Chính trị luận).   

Tuy nhiên từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được tiếp cận bởi các triết gia khác như Khổng Tử, Plato….Dù Aristotle đã khẳng định con ngườiđộng vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không phải là  nô lệ hay phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của các  triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những ông vua thông thái! 

Vì thế chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản lý thành bang của một nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là khoa học giành và nắm giữ vương quyền trong thiên hạ

Dưới nhãn quan này đại bộ phận dân chúng bị gạt ra bên lề của các cuộc chơi chính trị. Rồi khi có được quyền lực trong tay những kẻ cầm quyền đã tạo nên bao nhiêu sự tha hóa, mục ruỗng trong bộ máy lãnh đạo và bao nhiêu vấn nạn quốc giahậu quả của tất cả vấn đề này đổ cả lên đầu người dân. Từ đó mặc nhiên chính trị được hiểu như một thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi ích và cuộc sống bình dị của người dân.

Khi nền văn minh nhân loại đã bước qua một trang mới hoàn toàn khác, cùng với sự ra đời của nhiều luận thuyết cổ vũ cho chủ nghĩa tự do. Mà một sự cổ vũ to lớn cho lý tưởng này là sự ra đời của một nhà nước hiến pháp đầu tiên trên thế giới-Nhà nước Mỹ khẳng định quyền sống, quyền tự do, an ninh than thể, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận[1]…

Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người".

Từ đây cả thế giới làm quen với một lý thuyết hoàn toàn mới về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, nhà nước không phải là một thế lực thống trị xã hội mà chính là một tổ chức quyền lực công, được người dân trao cho quyền lực để đổi lại họ được sống dưới sự bảo vệ của Nhà nước và một trật tự luật pháp do Nhà nước ban hành (luật pháp không trái với đạo đứcluân lý); và rằng quyền lực chính trị đó không thể là quyền lực tuyệt đối vì “quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton ).

 Dưới nhãn quan triết học này, quyền lực chính trị xuất phát từ dân chúng, nó được tạo lập để phục vụ xã hội. Chính trị là nghệ thuật hay khoa học vận hànhquản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước nhưng nó phải bị hạn chế bằng luật pháp và được giám sát bởi người dân thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo

Như vậy người dân mọi thành phầnđủ tư cách để tham gia gián tiếp vào nền chính trị quốc gia bằng những hoạt động xã hội cụ thể của mình; quyền tự do báo chí tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hiệp quốc (10 tháng 12 năm 1948). cho phép người dân phát biểu quan điểm của mình đối với tất cả các vấn đề của quốc gia;  hơn nữa mọi công dân đủ tiểu chuẩn pháp quy đều có khả năng tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước một cách trực tiếp. Từ nay chính trị chẳng còn là vương quyền cha truyền con nối, cũng chẳng còn là đặc quyền của những người thuộc tầng lớp quý tộc.

Hiện nay, trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểu khác nhau về chính trị: 1) nghệ thuật của phép cai trị  2) những công việc của chung  3) sự thỏa hiệp và đồng thuận  4) quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích Chính trị theo những luật lệ chung.

Khoa học chính trị (các nghiên cứu về chính trị) là ngành học thuật nghiên cứu về chế độ chính trị, hành vi chính trị; miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị; nghiên cứu về việc giành quyền lựcsử dụng quyền lực. Các lĩnh vực của khoa học chính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết học chính trị (tìm kiếm các nhân tố cơ bản cho chính trị), giáo dục công dân, các hệ thống chính trị của các quốc gia, phân tích chính trị, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quân sự và pháp luật

xã hội: "Xã hội là một tập thể hay một cộng đồng những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa."

Triết học chính trị xã hội

Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan thẩm quyền. Mục tiêu nghiên cứu của triết học chính trị nhằm lý giải về mối quan hệ cũng như sự tồn tại của các vấn đề trên một cách thấu đáo bởi các nhà triết học; Trong ngôn ngữ thông thường, “triết học chính trị xã hội” chỉ có nghĩa chỉ quan điểm chung, hoặc niềm tin hay thái độ đạo đức cụ thể về chính trị trong một xã hội, một tập thể mà không nhất thiết thuộc về chuyên ngành nào của triết học.


B. VÀI QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

1. Đặc điểm chính trị của Khổng Tử:

Khổng Tử (孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; (551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sốngtư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.

Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đứcquy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.

2. Quan điểm triết học của Lão Tử:

Trong các phái Nho gia, Đạo gia, Pháp gia của các tư tưởng Trung Quốc thời cổ đại, Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử. Về mặt triết học, Lão Tử cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là "đạo". Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật. Sau khi sự vật được tạo ra thì phải có quy luật để duy trì sự tồn tại của nó, quy luật ấy gọi là "đức". Như vậy, đạo đức ở đây là một phạm trù thuộc về triết học, khác với đạo đức của Nho gia là thuộc về phạm trù luân lý.

Về cách quản lý đất nước, Lão Tử chủ trương vô vi. Ông cho rằng cách tốt nhất làm cho đất nước được thái bìnhgiai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống của nhân dân, không thu thuế quá nhiều, không sống xa hoa. Đồng thời nên quay lại thời kỳ vừa thoát thai khỏi xã hội nguyên thuỷ, không cần chữ viết, không cần vũ khí, thuyền xe. Còn đối với nhân dân thì chỉ cần làm cho tâm hồn họ trống rỗng nhưng bụng họ thì no, chí của họ yếu nhưng xương cốt của họ mạnh. Khi đó họ không biết gì và không có ham muốn. Lão Tử chủ trương một chính quyền theo tự nhiên mà giữ giềng mối, “vô vi nhi trị”, trị mà như không trị tức là trị vậy. Theo Đạo mà trị nước vì nếu dùng trí thuật mà trị nước tức là làm hại nước. Chính quyền gồm những người chất phác, ăn ở giản dị và cần kiệm, không xa hoa. Họ không can thiệp vào chuyện của nhân dân, không tôn quí hiền tài, không vận dụng lý trí để ứng xử với dân. Luật pháp phải rộng rãi và uyển chuyển vì càng gia tăng luật lệ thì dân càng bị trói buộc, khổ sở. Trọng dụng hiền tài chỉ làm dân tranh nhau để được tiếng là người hiền. “Dứt thánh bỏ trí, dân lợi trăm phần. Dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại thảo lành. Dứt xảo bỏ lợi, trộm cướp không còn”. Ở trong nước, chính quyền không nên dùng các hình phạt răn đe, nhất là đem cái chết ra dọa dân vì tới một lúc nào đó dân không còn sợ. Đối với bên ngoài, phải cố hết sức tránh nạn binh đao. Lão Tử triệt để bác bỏ chiến tranh. Cực chẳng đã phải dùng thì nên điềm đạm, chừng mực. “Nước lớn mà hạ mình trước nước nhỏ thì được nước nhỏ thần phục; nước nhỏ mà hạ mình trước nước lớn thì tất được nước lớn che chở”. Tóm lại, phép trị quốc an dân hay nhất để đem lại phúc lợi cho dân chúng là càng ít can thiệp càng tốt, để mặc cho dân sống tự nhiên, mộc mạc và giản dị.

Chủ trương chính trị của Lão không được giai cấp thống trị đương thời chấp nhận, nhưng tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành Đạo giáo ở TQ sau này.

3. Tư Tưởng chính trị Của Hàn Phi Tử ( 281 TCN - 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia, sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Hàn Phi tuy là học trò của Tuân Tử, nhưng đã bỏ đạo Nho theo đạo Pháp. Hàn Phi phủ định đức tính Nhân nghĩa của nhà Nho, tự sáng lập ra triết lý chính trị riêng, có giá trị rất đáng kể. Triết lý chính trị của Hàn Phi, chủ trương hình thành một hệ thống gồm ba chủ điểm là: Pháp, Thuật và Thế.

Trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi, quyền lực là tất cả. “Quyền thế bất khả dĩ tá nhân, thượng thất kỳ nhất, hạ dĩ vi bách”. (Quyền thế chớ có chia sẻ cho người ta, khi bề trên chia mất một quyền, thì kẻ dưới sẽ lạm dụng thành trăm). Hàn Phi không những coi trọng quyền lực, còn là kẻ sùng bái quyền lực. Đó là ý nghĩ chung của kẻ chủ trương độc tài, chuyên chế từ cổ chí kim, từ đông chí tây, họ coi quyền lực như là chân lý, có quyền lực là có tất cả. Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị. Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.

4. Tư tưởng chính trị của Tuân Tử: (313 TCN – 238 TCN) - một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc.

Vê mặt tư tưởng chính trị của Tuân Tử, một phần là thừa kế chủ thuyết của Khổng - Mạnh; phần khác là thuộc về sáng kiến riêng của Người. Trong phần thừa kế, có hai điểm rõ rệt nhất là “quý dân” và “thượng hiền”. Phần sáng kiến độc đáo của Tuân Tử, tức là chủ nghĩa Lễ trị. Điều này sở dĩ khác biệt với Khổng - Mạnh, là vì trong vấn đề trị nước, Khổng - Mạnh định luận theo ý niệm đạo đức, có tính cách chủ quan; còn Tuân Tử thì định luận theo giáo hóa Lễ, Nghĩa. Đó là nền tảng của chính trị quốc gia, chẳng những là pháp chế để thống ngự thần dân, đồng thời còn là then chốt của cuộc trị loạn, hưng vong của một nước.

5. Socrates   (470 BC – 399 BC) - Triết gia vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn thuộc phái biện thuyết trong trường phái triết học phương Tây. Ngưòi ta xem ông như là người đầu tiên thiết lập nền triết học đạo đức - người đề ra phương pháp tiếp cận chân lý bằng cách liên tục đặt câu hỏi và trở thành con người gây tranh cãi kịch liệt. Câu hỏi của Socrates: Công lý là gì? Quan điểm của ông là chúng ta hãy thương xót kẻ gây ra điều bất công chứ không phải là nạn nhân của bất công. Theo ông, Luận điểm cơ bản của đạo đức học duy lý cũng được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Phẩm hạnh (đức hạnh) chính là cách diễn đạt khác của tri thức về chính trị. Socrates là người muốn duy lý hóa nhà nước, muốn những người điều hành công việc quốc gia phải thật sự có tri thức, hiểu biết. Socrates  đã nâng sự lý giải vấn đề đạo đức - chính trị lên trình độ khái niệm, chứng minh. Về mặt triết học, tính chất khách quan của phẩm hạnh, chính trị, pháp quyền, đối lập với chủ nghĩa tương đốichủ nghĩa chủ quan của phái biện thuyết. Socrates : Luận điểm cơ bản của đạo đức học duy lý cũng được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Phẩm hạnh (đức hạnh) chính là cách diễn đạt khác của tri thức về chính trị. Socrates muốn duy lý hóa nhà nước, muốn những người điều hành công việc quốc gia phải có tri thức, hiểu biết. Socrates có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử triết học phương Tây đã phân biệt quyền tự nhiên và quyền công dân, khẳng định sự thống nhất hai quyền đó, chứ không tách rời nhau.

6. Plato (428 BC-  348 BC)  với Republic, Tác phẩm vĩ đại nhất của Plato và của mọi thời đại.  bàn về nhiều lĩnh vực: thần học, đạo đức học, siêu hình học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học, và lý thuyết về nghệ thuật. Những vấn đề của triết học hiện đại đều được đặt ra từ tác phẩm này: từ những vấn đề của Nietzsche về đạo đứcquý tộc, những vấn đề về trở lại với thiên nhiêngiáo dục tự do của Rousseau, élan vital của Bergson và phân tâm học của Freud. Trong REPUBLIC, Plato bàn tới các vấn đề chính trị như: con người, tổ chức quốc gia, lãnh đạo công quyền

Con người thế nào quốc gia thế ấy”

“ Sự sụp đổ sẽ đến khi những con buôn nhờ giàu sangtrở thành người cai trị”

“ Chính quyền cũng biến hóa như tính tình của con người biến hóa”

Quốc gia được cấu tạo bởi các bản tính của những người đang ở trong nó ”

“ Tất cả các quốc gia đều gồm có hai quốc gia, quốc gia của người nghèo và quốc gia của người giàu, hai quốc gia ấy xung đột nhau gay gắt”

Triết học chính trị  xã hội - mô hình nhà nước lý tưởng

Cũng như Socrates, mối quan tâm hàng đầu của Platon trong triết học xã hộivấn đề phẩm hạnh. Bốn phẩm hạnh thường xuyên được nhắc đến là tiết độ, can đảm (gan dạ), khôn ngoan, công bằngdựa theo cách phân tầng linh hồn, phân tầng xã hội và quan hệ giữa người với người. Tiết độ là phẩm hạnh cần có đối với tất cả các công dân, không phân biệt địa vị xã hội. Can đảm không nhất thiết là phẩm hạnh phổ biến. Chỉ cần một bộ phận công dân (các chiến binh) có được nó để bảo vệ an ninh quốc gia. Khôn ngoan có thể hiện diện ở tất cả, song xét thực chất nó là đặc quyền phẩm hạnh của các triết gia. Có thể gọi công bằng là “đức hạnh xã hội”, vì nó thể hiện trong đời sống của cá nhân lẫn cộng đồng, đóng vai trò thước đo của chế độ chính trị.

Platon đưa ra các kiểu thị quốc Hy Lạp cổ đại sau đây:

1) quân chủ - sự cai trị của một người tốt, và hình thức xuyên tạc của nó sẽ là bạo chính; 2) quý tộc - sự cai trị của một số người tốt, và hình thức xuyên tạc của nó sẽ là hoạt đầu (quả đầu), hay tập đoàn thống trị bằng những phương tiện không hợp lòng dân; 3) dân chủ - sự cai trị của nhiều người, hay của toàn thể dân chúng.

Có thể phân chia theo ba nhóm và các hình thức tương ứng với chúng: 1) quân chủ, gồm có quyền lực của nhà thông thái (hay quý tộc), hoặc quyền lực của kẻ độc tài (tyrannia); 2) quả đầu, hay quyền lực chính trị của những nhóm, tập đoàn nhất định, gồm có phú hào (tymokratia), quả đầu (oligarchea), và cộng hòa; 3) dân chủ (demokratia). Điều đặc biệt là Platon không nêu lên hình thức xuyên tạc của dân chủ, mà cho rằng bản thân nó, một nền dân chủ “thuần tuý”, đã là hình thức cai trị tồi tệ nhất từ tất cả các hình thức hiện tồn (Platon. Tác phẩm chọn lọc T. 4, M, 1994, tr. 74). Tất cả những hình thức nhà nước tốt đẹp nhất trong lịch sử vẫn chưa phải là những nhà nước công bằng lý tưởng.

Thế nào là một nhà nước công bằng lý tưởng?

 Trước hết nhà nước đó phải được xây dựng từ những thành tố công dân khác nhau,  chiếm những địa vị xã hội khác nhau, thực hiện đúng những chức phận của mình tùy theo năng lực cá nhân. Công bằng không có nghĩa là cào bằng,  mà “phù hợp với trật tự tự nhiên” của sự vật. Sự xác định các đẳng cấp của  xã hội dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn:

a) các triết gia - cai trị gia,hay đẳng cấp vàng, tương ứng với phần lý trí của linh hồn;

b) các chiến binh, hay đẳng cấp bạc, tương ứng với phần ý chí của linh hồn;

c) những người lao động chân tay và buôn bán, hay đẳng cấp đồng và sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn.

Sự phân chia đẳng cấp không chỉ dựa trên phẩm chất đạo đức, trí tuệ, mà còn nhất trí với sự phân công lao động - nền tảng  của đời sống xã hội. Trong nhà nước lý tưởng quyền lực tập trung vào tay “những bậc thông thái”, những người đại diện cho trí tuệ của cộng đồng.

Tính bền vững của nhà nước đạt được “khi bằng thuyết phục, khi bằng gươm đao”. Luật pháp đưa các vĩ nhân vào bộ máy quyền lực “không phải để dành cho họ đặc quyền muốn đi đâu làm gì tuỳ thích, mà để sử dụng họ cho công cuộc kiến thiết nhà nước” (Plato, Nhà nước, quyển VII, 520a)

 Về tổ chưc đời sống xã hội, trong nhà nước lý tưởng mọi người sống có kỷ luật, các chiến binh tập trung trong các doanh trại, tách phụ nữ và trẻ em ra riêng. Gia đình theo nghĩa truyền thống không còn, mà chỉ là sự liên kết nhất thời giữa nam và nữ để sinh con (Plato, Nhà nước, quyển V, 460c - 461e, 462 ab). Mọi tài sản của các chiến binh đều là của chung, không có tư hữu. Chiến binh  chỉ có quyền sử dụng những gì thiết yếu nhất cho cuộc sống, sức khỏe và sự hoàn thành tốt nhất các chức năng của họ trong nhà nước. Họ  không có nhà cửa riêng, không tài sản, không của quý. Platôn lập luận rằng, nếu chiến binh có được nhiều tiền của, họ sẽ bị cuốn theo cơn lốc của sự tư lợi, khó hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; họ sẽ biến thành người chiếm hữu ruộng đất, thành những ông chủ, gây thù chuốc oán đối với các công dân khác. Ông đặc biệt chú trọng giáo dục theo từng lứa tuổi.

Như vậy nhà nước lý tưởng mà Platon hình dung là một tổ chức đạo đức - chính trị hoàn hảo, giải quyết các nhiệm vụbản như đảm bảo an ninh xã hội và chủ quyền thị quốc, các nhu cầu vật chất thiết yếu và phúc lợi cho xã hội, định hướng hoạt động giáo dụcnghiên cứu khoa học.

Nguyên lý của nhà nước lý tưởngCông bằng, mục tiêu của nó - cái thiện, phương tiện của nó - giáo dục. Platon chủ trương một nền văn hóa đề cao cái đẹp tinh thần, lý tưởng. Có thể nhận thấy trong nhà nước lý tưởng của Platon tư tưởng nhân văn - khai sáng đan xen với một số yếu tố của chủ nghĩa cộng sản không tưởng thô thiểnchủ nghĩa quý tộc thượng lưu.

3. Học thuyết chính trị của Aristotle

- Xây dựng học thuyết nhà nước lý tưởng trên nền tảng bản chất con người

- Đặt vai tròlợi ích của nhà nước lên trên quyền lợi và tầm quan trọng của cá nhân

- Chính con người cần đến xã hộixã hội là một thực tạigiá trị đạo đức, phát sinh từ những yêu cầu tất yếu của nhân loại

- Quyền công dân dành cho tầng lớp thượng 

- Tầng lớp thấp buộc phải lao động không có cơ hội đạt đến hạnh phúc

4. Triết lý về luật pháp của Thánh Thomas Aquinas (1225- 1274)

- Thượng đế là nhà luật pháp tối thượng – mọi quyền lực đều xuất phát từ ý Chúa.

- Mọi quy luật cần được nhận thức theo quan điểm triết học hơn là dựa trên quan điểm thần học.

- Tự bảo toàn sinh mạng theo quy luật tự nhiên.

- Luật quốc tế được áp dụng ở các quốc gia cùng nền văn minh.

5. Triết lý chính trị của Thomas Hobbes (05/04/1588-04/12/1679) và Vấn đề  khế ước xã hội :

Thomas Hobbes là một nhà triết học người Anh nổi tiếng với các tác phẩm về triết học chính trị. Cuốn sách Leviathan viết năm 1651 của ông đã thiết lập nền tàng cho nền triết học chính trị phương Tây theo quan điểm lý thuyết về khế ước xã hội.4  Lý thuyết về khế ước xã hội lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra khi ông cho rằng con người ban đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô chính phủ, khi chưa hề có sự cưỡng bức có tổ chức lên mỗi cá nhân. Con người qua khế ước xã hội từ bỏ những quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàntrật tự của xã hội văn minh.

Hobbes là người ủng hộ chính thể chuyên chế nhưng ông cũng phát triển các nguyên tắc cơ bản của tư tưởng tự do châu Âu: quyền được bầu cử của các cá nhân; quyền bình đẳng tự nhiên của tất cả mọi người; tính nhân tạo của địa vị chính trị (điều dẫn đến sự khác nhau sau này giữa xã hội và nhà nước); quan điểm tất cả quyền lực chính trị hợp pháp phải mang tính "đại diện" và dựa trên sự đồng thuận của nhân dân;  Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau, diễn giải luật khá phóng thoáng cho phép mọi người được làm bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm.

- Nhu cầu tự bảo tồn.

- Quyền bình đẳng giữa con người.

- Các luật phát sinh từ khế ước xã hội.

6. Chính quyền đại biểu của John Locke (1632–1704) 

John Locke với lý thuyết về quyền tự nhiên và khế ước xã hộicốt lõi cơ bản trong quan điểm của ông về nhà nước và tổ chức nhà nước. Ông  cho rằng con ngườiích kỷ và đầy ham muốn. Chính vì vậy mà ngay từ thời ở trạng thái tự nhiên, khi nhà nước chưa ra đời, con người bên cạnh quyền tự nhiên của mình đă phải tự cho mình quyền xét xửtrừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên. Chính vì vậy, khi xă hội văn minh ra đời với thể chế nhà nước là hệ quả của khế ước xã hội, đây là một bước tiến văn minh hơn và giúp duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh. Và ngay cả một nhà nước chuyên chế do vua chúa cai trị cũng vẫn phải thực hiện đúng các chức năng của khế ước xã hội như một chính quyền dân sự nếu không muốn bị diệt vong. Chức năng của một chính quyền dân sự hợp lẽ là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức là quyền của mỗi công dân được sống, được tự do, có sức khỏecủa cải

  Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

7. Triết lý dân chủ của Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778), sinh tại Geneva - Pháp  là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luậnsáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp 

Ông cũng là một trong những tác giả đầu tiên phê phán thể chế tư hữu và được xem là bậc tiền bối của chủ nghĩa xã hội hiện đạichủ nghĩa cộng sản khoa học. Ông cũng là người sớm đặt câu hỏi liệu ý chí nguyện vọng của đa số liệu có phải lúc nào cũng đúng không? và mục tiêu của chính quyền theo ông là phải đảm bảo tự do, bình đẳngcông bằng cho tất cả. So với các nhà khai sáng đương thời như Voltaire và Montesquieu, tư tưởng chính trị của Rousseau cấp tiến hơn.

Quan niệm về giáo dục của Rousseau mà trong đó đối tượng của giáo dục chính là những đứa trẻ mạnh khỏe cả về thể chấttinh thần, ông không xem trọng sự cần thiết của giáo dục qua sách vở, và nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cảm xúc cho trẻ em trước khi giáo dục lý tính đã là tiền đề cho lý thuyết giáo dục hiện đại

8. Triết lý pháp quyền của Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1730 - 1831)

Hegel là một nhà triết học người Đức, cùng với Johann Gottlieb Fichte và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Hegel được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức cho rằng, tiến bộ xã hội chính là sự vận động tiến về phía trước của cái kém hoàn thiện đến cái hoàn thiện hơn. Theo ông, cái chưa hoàn thiện mang trong mình mặt đối lập của nó - cái hoàn thiện. Cái hoàn thiện tồn tại ngay trong tiềm năng, trong tính xu hướng của cái chưa hoàn thiện. Mặc dù đề cao tính đặc thù của mỗi thời đại, song Hegel vẫn khẳng định rằng, mỗi thời đại là một giai đoạn tất yếu trong tiến trình phát triển chung của nhân loại. Tuy vậy, ông lại quá tư biện đến mức coi tiến bộ xã hội chính là quá trình vận động của ý niệm. Đây là điểm mà G.Hegel thường bị phê phán là không đi xa hơn các lý thuyết thần học trung cổ về sự phát triển xã hội.  G. Hegel cũng tự mâu thuẫn với chính mình trong khi cho rằng sự phát triển, theo logic nội tại của nó là vô hạn thì ông lại biện minh rằng sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến Phổ là đỉnh cao của sự phát triển lịch sử

9. M.Weber, 1864-1920)  

 Tôn giáođạo đức là nhân tố truyền thống đối với sự tiến bộ xã hội. Trong quan niệm về tiến bộ xã hội của M.Weber  có hai điều đáng chú ý. Một là, ông đã coi lý tính như là nhân tố quy định đối với văn hoá châu âu hiện đại, Hai là, Weber đặc biệt nhấn mạnh nhân tố đạo đức và nhân tố tôn giáo trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. - đó chính là  nguồn gốc của những đức tính tốt đẹp của con người

10. Chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx

Karl Heinrich Marx (1818 - 1883) nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Những hoạt động cách mạngtriết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 - giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ phát triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có những hoạt động cách mạng chống chế độ tư bản.  Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei): “Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến naylịch sử của đấu tranh giai cấp.” Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học cùng Friedrich Engels. Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa các hệ tư tưởng được thành lập trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học Đức, kinh tế học chính trị Anh hay chủ nghĩa xã hội học Pháp. 

Theo Marx tiến bộ xã hội mặc dù là xu thế khách quan, song nó lại là một quá trình đầy mâu thuẫn, được thực hiện trong mâu thuẫn và thông qua mâu thuẫn; và vì vậy, trong nhận thức của con người nó lại càng là qúa trình mâu thuẫn.  Mác viết:   “Ỏ trong thời đại chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó.  Chúng ta thấy rằng những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cải mới từ xưa tới nay chưa ai biết, dường như có một sức mạnh thần kỳ nào đó, lại đang biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần. Dường như loài người càng chinh phục được thiên nhiên nhiều hơn, thì con người lại càng trở thành nô lệ của những người khác hoặc nô lệ cho sự đê tiện của chính mình. Dường như ngay cả đến ánh sáng thuần khiết của khoa học cũng không thể chiếu rọi bằng cách nào khác ngoài cách chiếu rọi vào cái bối cảnh tối tăm của sự ngu dốt. Tất cả những phát minh của chúng ta và tất cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là những lực lượng vật chất thì được ban cho một đời sống tinh thần, còn đời sống của con người vốn đã bị tước mất cái mặt tinh thần rồi thì nay lại bị hạ thấp xuống trình độ những lực lượng vật chất đơn thuần. Mâu thuẫn đối kháng đó giữa một bên là nền công nghiệp hiện đại và khoa học với một bên cảnh bần cùng hiện nay và sự suy đồi, mâu thuẫn đối kháng đó giữa lực lượng sản xuất và quan hệ xã hội trong thời đại chúng ta là một sự thật rõ ràng, không tránh khỏi và không thể chối cãi được ". [2]

Trong thời đại Marx sống, có lẽ chủ nghĩa tư bản đã đạt thắng lợi tuyệt đối. Tuy nhiên, Karl Marx và người bạn thân là Friedrich Engels đã thực hiện “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào năm 1848, nói cách khác là hai ông đã lên án những bất công trong chế độ tư bản. Với Tuyên ngôn này, tư tưởng XHCN bắt dầu hình thành. Nhà triết học người Đức này cho rằng cách hiểu của Hegel về sự phát triển của lịch sử loài người là đúng. Tuy nhiên, mặt khác ông cho rằng vật chất mới đóng vai trò chính yếu trong quá trình này, chứ không phải là tinh thần. Người ta nói tư tưởng của Marx là chủ nghĩa duy vật biện chứng[3], lịch sử, hay khoa học. Ông cũng cho rằng, con người có thể quyết định vật chất qua việc sản xuất. Cùng với F. Engels, Marx đã xây dựng nên học thuyết vĩ đại của xã hội loài người, học thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa cộng sản mà Karl Marx chủ trương xây dựng chính là xã hội mà trong đó, mọi người sẽ có cuộc sống tự do, hạnh phúc, con người được giải phóng một cách triệt để và được phát triển toàn diện.

C. TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI PHẬT GIÁO 

Triết học Phật giáo; một trong những đặc điểm nổi bật của triết Phật là lấy đối tượng con ngườixã hội làm trung tâm cho sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm cải thiện đời sống nhân sinh ngày một tốt đẹp hơn. Môn học triển khai giáo lý của đức Phật qua ‘hình thái ý thức xã hội’ được hình thành và diễn tiến theo quá trình sinh tồn của nhân loại, là đối tượng nhận thức của triết học Phật giáo nghiên cứulý luận nhằm phục vụ cho lợi ích nhân sinh.

Chúng ta cũng không nên bỏ quá nhiều công sức và thì giờ để tìm kiếm vô tận một hệ thống chính trị toàn hảo để giúp con người được hoàn toàn tự do. Tự do tuyệt đối không thể nào có được trong các định chế chính trị, mà chỉ có được trong tâm thức khi nó được giải thoát. Nghĩa là cần phải nhìn vào nội tâm của chính mình, nỗ lực giải phóng nó ra khỏi các gông xiềng của vô minh, hận thùtham dục. Tự do trong ý nghĩa đích thực tuyệt đối chỉ có được khi nào chúng ta dùng Chính Pháp để phát triển tâm ý qua lời nói và hành động hướng thiện, và để huân tập tâm ý, để phát triển tiềm năng tâm linh, đạt đến cứu cánh tuyệt đối của giác ngộ

Đức Phật là bậc Chính Đẳng Chính Giác, vượt lên trên các chuyện lo âu của thế gian. Ngài không bao giờ dùng các thế lực chính trị để truyền đạo, và Ngài cũng không bao giờ cho phép giáo pháp của Ngài bị lợi dụng cho các ý đồ chính trị. các lời dạy của Đức Phật có những tương quan với các bố cục chính trị ngày nay. 

1. Nguồn gốc của quốc gia

 Theo quan điểm Phật giáo, nguồn gốc của loài người và nguồn gốc hình thành Quốc gia đều xuất phát từ lòng dục. “Do lòng dục sinh khởi quá mạnh mà có quốc gia. Quốc gia hay chính phủ là quyền thống trị được quy định bởi kết quả của dân ước, trong đó mỗi người dân đều muốn được bảo vệ quyền lợitài sản tư hữu của mình”.  (Kinh Thế kỷ, Phẩm Thế bản duyên, (Trường A Hàm, quyển 22)   Như vậy chúng ta có thể bàn đến phương pháp lấy dục làm trung tâmhạn chế tư dục để trù mưu cuộc chung sống, chung hưởng trong một quốc gia.

2. Chính trị quan Phật giáo Đạo phật vốn không có chủ trương làm chính trị, chính trị và đạo Phật hai lối đi khác nhau. Đạo Phật chủ trương giải quyết vấn đề khổ đau, hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi của kiếp nhân sinh, còn chính trị là những hoạt động gìn, giữ, sử dụng quyền lực của một đảng phái hay một đất nước, nghiêng về đấu tranh và dùng các thủ đoạn. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Kết Cấm, quyển 42, có một quy định Tỳ kheo: “Không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ- kheo và phương hại đến giáo đoàn”,  Kinh Trung A-hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng, “Sa-môn không nên bàn luận việc quốc vương, và đấu tranh…”  Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện Ác, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của vua, và không nên bàn luận thắng liệt của vua.”  

D. CÁC QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO 

Chính trị là một thuật ngữ không được xử dụng trong các kinh điển Phật giáo nghĩa là  

  1. Đức Phật và các mối liên quan đến vấn đề chính trị 1

 Đức Phật xuất thân từ giai cấp vương tướng   Xã hội Ấn Độ thời đó có 4 giai cấp: Giáo sĩ (Bà La Môn), Vương tướng (Sát Đế Lợi), thương nhân (Vệ Xá), và Nông dân (Thủ Đà La).    Đức Phật tất nhiên  đã có nhiều liên hệ với các vị quốc vương, hoàng tử,  hoàng thân quốc thích. Có thể nêu lên vài mối lien hệ điển hình như

 a. Bimbisara (Bình Sa Vương): Trị vì nước Ma Kiệt Đà, là vị thí chủ đầu tiên trong hàng vua chúa trị vì thời đức Phật. Ông đã cúng dường khu vường Trúc Lâm cho đức Phậtgiáo đoàn. Sau khi nhà vua đã sống đời gương mẫu của một vị vua và nghiêm trì 8 giới Uposatha. Vì còn dư báo nên ông bị con là vua Ajasatthu (A Xà Thế) giết chết. Và sau vua A Xà Thế được gặp đức Phật trở thành một thiện tín lỗi lạc và tạo nhiều công đức trong cuộc kết tập kinh điển lần đầu tiên.

 b. Vua Pasenadi Kosada (Ba Tư Nặc): Trị vì vương quốc Kosala, đóng đô tại Savatthi (Xá Vệ). Ông cùng tuổi với đưc Phật, ông đã quy y đức Phật trong những năm đầu tiên sau khi đức Phật hoằng dương giáo pháp, trong các kinh tạng Nikaya phần lớn ghi lại lời đức Phật dạy vua Kosala. Chính vấn đề an cư kiết hạ của chư Tăng do nhà vua thỉnh thị  đức Phật và được đức Phật đồng ý.

 c. Vua Suddhodana (Tịnh Phạn): trị vì quốc vương Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ). Ngài chính là cha của Thái tử Tất Đạt Đa, và được Phật giáo hóa vua cha "Hãy trang nghiêm hành chánh hạnh. Không nên dể duôi phóng dật. Người trang nghiêm giữ chánh hạnh ấy sẽ sống an vui hạnh phúc, đời này và đời sau". Khi nghe xong vua đắc các quả vị Tu Đà Hườn, sau đó là Tư Đà hàm (Sakadagami, Nhứt Lai). Khi Đức Phật giảng cho vua đoạn kinh Dhammapala Jataka (Trì Pháp Túc Sanh Truyện), thuật lại rằng trong một tiền kiếp có lần vua từ chối không chịu tin rằng con của mình chết, khi có người chỉ đống xương, bảo là xương của người con, nhưng vua không tin. Kiếp này, cũng có lần tiếng đồn Sĩ Đạt Đa đã chết khi tu khổ hạnh trong rừng già Ngài cũng không tin,  khi nghe xong thời Pháp ấ, vua đắc Quả A Na Hàm (Anagami,Bất Lai), A La Lán, 

 d. Công Chúa Yasodhara (Da Du Đà La): thường được gọi là Rahulamata, hay Bimba, hay Bhaddakaccana, là con của vua Suppabuddha, trị vì dân tộc Koliya, và Hoàng hậu Pamita, em gái Vua Suddhodana. Nàng là vợ thái tử Tất Đạt Đa và sanh ra La hầu La nhưng nàng đã giữ phạm hạnh thanh tịnh kể từ khi Đức Phật xuất gia. (Chính Vua Tịnh Phạn đã thưa với Đức Phật rằng, khi công chúa nghe tin Ngài đắp y hoại sắc thì nàng cũng đắp y hoại sắc, khi được biết Ngài chỉ độ thực một lần trong ngày, nàng cũng làm như vậy; khi được biết Ngài không nằm giường cao, nàng cũng nằm dưới thấp; khi được biết Ngài từ bỏ không dùng tràng hoa và dầu thơm, nàng cũng từ bỏ những vật ấy; khi các hoàng thân quý tộc cậy người đến mai mối, nàng không màng nhìn đến người nào. Công chúa quả thật tiết hạnh vẹn toàn).

 Tại Kinh Thành Kapilavatthu, Đức Phật đã thuật câu chuyện Candakinnara Jataka, nhắc lại mối liên hệ giữa Ngài và công chúa trong những kiếp quá khứ: "Không phải chỉ trong kiếp sống cuối cùng của Như Lai mà trong tiền kiếp, nàng đã bảo vệ, kỉnh mộ và trung thành với Như Lai."

 Về sau, khi Đức vua Suddhodana băng hà, Hoàng Hậu Pajapati Gotami xuất gia Tỳ khưu ni (Bhikkhuni), Công Chúa Yasodhara cũng xuất giađắc Quả A La Hán. Trong hàng tín nữ, bà Yasodhara đứng đầu những vị đã chứng đắc đại thần thông (Maha Abhinna)  và nhập diệt lúc bảy mươi tám tuổi.

 e. Hoàng Tử Nanda, con của Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng Hậu Pajapati Gotami. Đức Phật đã giáo hóa  Nanda khi Nanda đang chuẩn bị cử hành ba đại lễ quan trọng: thành hôn, phong tước và về cung điện mới.

 f.Ananda là con của ông Hoàng Amitodana, một người em của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn). Như vậy Ananda là em chú bác của Thái Tử Siddhattha (Sĩ Đạt Ta). Sự ra đời của Ngài là một đại hạnh cho hoàng tộc, vì lẽ đó, tên Ngài là Ananda. Hai năm sau khi Đức Phật Thành Đạo, Hoàng Thân Ananda xuất gia cùng với năm vị quý phái khác của dòng Sakya (Thích Ca) là Anuruddha, Bhaddiya, Kimbila và Devadatta. Không bao lâu sau khi nghe một thời Pháp của Đại Đức Punna Mantaniputta, Ngài đắc Quả Tu Đà Hườn (Sotapatti, Nhập Lưu), tầng đầu tiên    6 Bản chú giải bộ Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, ghi: "Một vị Phật chỉ có bốn đệ tử đắc đại thần thông (Maha Abhinna). Những đệ tử khác chỉ có thể nhớ được đến 100.000 Kalpa (châu kỳ), không thể hơn. Nhưng vị đắc đại thần thông có thể nhớ lại vô số kỷ nguyên. Trong thời Đức Phật chỉ có bốn vị đắc đại thần thông là hai vị đại đệ tử, vị Trưởng lão Bakkula và Đức Bhadda Kaccana, tức bà Yasodhara (Da Du Đà La). Chỉ có bốn vị ấy. trong tứ thánh. Khi Đức Phật được năm mươi lăm tuổi thì Đại Đức Ananda trở thành vị thị giả chánh thức cho đến khi Phật nhập Niết bàn.

II. Tư đức và pháp trị của người lãnh đạo quốc gia:       

  1. Tư đức  Kinh

 Dhammapadatthakathà thuật lại rằng Đức Phật hằng lưu ý đến vấn đề tổ chức một nền hành chánh nhơn đạo. Ý kiến của Ngài được thích dụng trong quy chế xã hội, kinh tế và chánh trị trong thời kỳ ấy. Ngài chỉ cho thấy rằng toàn cả một xứ bị suy vong, đốn mạt và khốn khổ khi những người nắm vận mạng quốc gia, như vua chúa, quần thần, quan lại quá đỗi tham tàn và bất công. Muốn cho xứ sở được thanh bình thạnh trị thì những người cầm quyền phải công minh, chánh trực. Dưới trí tuệlòng từ vô hạn, đức Phật hiểu rất rõ vấn đề này nên mỗi khi nói chuyện với các vị quốc vương về chính sự, đức Phật thường khuyên họ phải trau dồi tư đức. Trong bộ chú giải Jàtaka I (Chuyện Tiền Thân) II,  III, V  thuộc Tiểu Bộ Kinh  có ghi lại mười đức của một vị vua như sau:  1. Phận sự đầu tiên là đức tính khoan dung, quảng đại, từ thiện. Vị quốc Trưởng phải là người không tham tham, không luyến ái tiền bạc của cải, mà phải sẵn sàng đem ra bồi đắp hạnh phúc cho dân lành (Dàna). 2. Phải có hạnh kiểm đạo đức cao thượng (Sìla) là không sát sanh, không dối trá, không gian tham, không lợi dụng kẻ khác, không tà dâm, không nói những điều hư ngụy, không uống vật có chất say. Nghĩa là ít nhất phải giữ Ngũ Giới. 3. Hy sinh tất cả cho việc lợi ích cho dân (Pariccàga). Sẵn lòng hy sinh sự sung sướng, tên tuổi, thanh danh và mạng sống cho quyền lợi của dân. 4. Thanh liêm, chánh trực (Ajjava). Không sợ áp lực và cũng không đặc biệt ưu đãi một ai trong khi thi hành nhiệm vụ. Phải chân thật trong ý muốn và không dối gạt quần chúng. 5. Dễ thương, ôn hòa (Maddava). Phải có đức tánh ngọt ngào, mềm dịu. 6. Khắc kỷ, nghiêm túc trong thói quen (Tapa). Phải sống giản dị, không để bị lôi cuốn trong xa xí. Phải biết mình. 7. Không ghen ghét, không ác ý, không thù hằn (Akkodha). Không tích oán, hiềm thù với ai cả. 8. Không bạo động (Avihimsa). Chẳng những không làm hại ai, mà phải tích cực biểu hiện hòa bình, cố tránhngăn ngừa chiến tranh cùng tất cả những gì gây ra bạo động vè giết chóc. 9. Nhẫn nại, tha thứ, châm chế, hiểu biết (Khanti). Phải có đủ khả năng chịu đựng thử thách, khó khăn, nhục mạ và không giận.    10. Không chống trả, không làm cho bế tắc (Avirodha). Nghĩa là không chống lại ý muốn của dân, không ngăn cản một biện pháp nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân. Nói cách khác, phải một mực hòa hợp với dân. 

Kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 42, cáp bản tr. 449, đức Phật nói đến mười đức của một vị vua như sau: 1. Thanh liêmkhoan dung. 2. Khéo nghe lời can gián của bầy tôi. 3. Hay thi ân cho dân chúng cùng vui. 4. Việc thu thuế phải y theo pháp định. 5. Việc phòng the phải chỉnh túc. 6. Không để rượu làm rối loạn tinh thần. 7. Siêng năng, không cười đùa cợt nhã, phải giữ gìn uy nghiêm. 8. Phải xét xử theo luật pháp, không thiên vị quanh co. 9. Phải hòa hợp với quần thần không cạnh tranh với họ. 10. Luôn luôn phải để ý đến sức khỏe của thân thểKinh Na tiên Tỳ Kheo (Milanda Panha) có viết: "Nếu người nào không có tài năng, không đạo đức, không phạm hạnh, không xứng đáng là vua, mà lại tự mình tôn xưng là vua hay người lãnh đạo với nhiều quyền lực thì người ấy sẽ bị nguyền rủa và trừng phạt bởi dân chúng, bởi vì người ấy, vì không xứng đáng và không tài năng, đã tự đặt mình một cách vô lí vào vị trí của người lãnh đạo. Người lãnh đạo, cũng như những người đã vi phạm các nguyên tắc đạo đứcgiới luật căn bản của xã hội loài người, sẽ bị trừng phạt như bao nhiêu người khác, nhất là đối với những người lãnh đạo ăn cắp tài sản của dân chúng." Kinh Bổn Sanh cũng có đề cập đến người lãnh đạo nào mà chỉ trừng phạt người vô tội và không trừng phạt người phạm tội thì người lãnh đạo ấy không xứng đáng lãnh đạo xứ sở.  

  Trung Bộ Kinh cũng có nói về vị quốc vương biết tự thăng tiến và lúc nào cũng nỗ lực gìn giữ hành động, lời nói và tâm ý, lúc nào cũng biết lắng nghe ý kiến của dân chúng về sự cai trị của mình, để biết mình có phạm lỗi lầm nào không trong khi điều hành đất nước. Nếu vị quốc vương ấy cai trị xấu, người dân sẽ than phiền rằng họ đang bị phá hoại bởi một vị lãnh đạo xấu vì các chính sách hà khắc, nhũng lạm, bất công, sưu cao thuế nặng, và do đó, dân chúng sẽ có phản ứng chống lại vị vua ấy. Ngược lại, nếu vị vua cai trị tốt, thì dân chúng sẽ chúc tụng: "Cầu xin cho quốc vương của chúng tôi được trường thọ."  

 Đức Phật đã giảng dạy về sự quan trọng và về các điều kiện thiết yếu của một chính phủ tốt.  Ngài dạy rằng khi người lãnh đạo chính phủ tham nhũng và bất công thì xứ sở trở nên tham nhũng, băng hoại, và đau khổ. Khắc phục sự tham nhũng và Ngài dạy rằng chính phủ phải biết quản trị dựa trên các nguyên tắc nhân ái.  "Khi người lãnh đạo xứ sở có tính công bình và thiện ái thì triều đình có tính công bình và thiện ái. Khi triều đình có tính công bình và thiện ái thì các quan chức có tính công bình và thiện ái. Khi các quan chức có tính công bình và thiện ái thì các cán bộ hạ tầng có tính công bình và thiện ái. Khi các cán bộ hạ tầng có tính công bình và thiện ái thì người dân có tính công bình và thiện ái." (Tăng Chi Bộ Kinh).  

          2. Pháp trị   Kinh Cakkavatti Sihananda Ngài giảng thêm về cách hành xử (pháp trị) của người lãnh đạo như sau : 1. Người lãnh đạo tốt phải biết cư xử công bình, không thiên vị bất cứ nhóm nào. 2. Người lãnh đạo tốt không bao giờ gieo lòng thù hận trong dân chúng. 3. Người lãnh đạo tốt không bao giờ ngần ngại áp dụng luật pháp khi cần thiết. 4. Người lãnh đạo tốt phải thông hiểu luật pháp rõ ràng mỗi khi áp dụng. Luật pháp không phải áp dụng chỉ vì người ấy có uy quyền mà phải áp dụng hợp tình và hợp lý 

Hàn Phi Tử thời “bách gia phân tranh thời Tiên Trần”. Đối với việc trị nước, Hàn Phi Tử đưa ra quan điểm: “Cái làm cho trị anpháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa”. Hàn Phi khẳng định, việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ. Bởi lẽ, “…pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu”. Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua). Đó là hạn chế của học thuyết Pháp trị.  Theo Đức Phật,  Ngài đã khuyên các vị vua biết kết hợp giữa pháp trị và đức trị vì nếu chỉ nghiêng về đức thì những thành phần xấu sẽ lợi dụng lòng nhân của vua để làm loạn, còn nếu quá đặt nặng “pháp trị” mà thiếu đức thì pháp đó sẽ đem đến sự hùng cường của một đất nước nhưng lại mang tính hà khắc và tàn bạo khiến lòng người oán than.  người làm vua không để cho một chút tư lợi, tư dục nào xen vào, việc thu thuế má, việc xét xử phán quyết đều y theo pháp luật. Chính trị tuy xây dựng trên tinh thần nhân ái nhưng đối với những kẻ cố tình phạm pháp thì vua phải nghiêm trị. Khi đề cập đến những hậu quả ắt xảy ra nếu người lãnh đạo không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương đã có những điều cảnh giác sau đây:

Thứ nhất, nếu nhà vua không răn cấm những kẻ ác tức là đã đi ngược lại với chính lý, phải theo đúng chính pháp mà trị dân, có theo đúng chánh pháp mới xứng đáng làm vua. Nếu không làm theo chính pháp ắt sẽ bị nhân dân lật đỗ một cách dễ dàng cũng như voi dẫm lên bông sen.  Thứ hai, nếu lấy điều phi pháp trị dân thì dân sẽ làm loạn, quần thần phải chết, bản thân vua cũng chẳng yên, những kẻ địch ở ngoài xâm lược, quốc gia tiêu vong.  Thứ ba, dù có mất ngôi vua, hại đến thân mệnh cũng không làm điều phi pháp. Điều tai hại nhất là dùng những kẻ xiểm nịnh, cũng như người thả voi vào vườn hoa, dùng kẻ xiểm nịnh sẽ có ngày mất ngôi vua. Nếu vua coi người thân thuộcnhân dân đều bình đẳng, làm đúng chánh pháp, không gây bè phái, thiên vị thì danh tiếng vua được lừng lẫy. cho nên, nười làm vua phải quên mình mà mở mang chính pháp, tôn trọng chính pháp, dạy người làm mười điều lành, nếu được thế thì quốc gia phú cường, nhân dân an lạc (Tân dịch Phật Giáo Thánh Điển)  

III. Các điều kiện gìn giữ nền hòa bình

 1.  Bảy pháp kiện toàn quốc gia   Có lần vua Ajatasattu Vedehiputta (A-xà-thế) nước Magadha, muốn chinh phục Vaijji và tự nói như vầy: “Ta quyết chinh phạt dân Vaijji này, dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh; ta quyết làm cỏ dân Vajji; ta sẽ làm cho dân Vaijji bị hoại vong”.   Sau đó vua sai đại thần là Vassakara (Vũ Xá) thay mặt vua đến vấn an và hỏi ý kiến đức Phật Sau khi nghe đại thần Vassakara thuật lại lời của vua Ajatasattu Vedehiputta hỏi, đức Phật đã trả lời rằng dân tộc Vaijji đã thực hiện đúng theo bảy pháp kiện toàn quốc giađức Phật đã chỉ dạy nên rất cường thịnh không nước nào có thể đánh bại. Bảy pháp kiện toàn quốc gia này được ghi lại trong kinh Trường Bộ I,  và kinh Trường A Hàm, Kinh Du Hành, Trong kinh, đức Phật không trả lời câu hỏi một cách trực tiếp mà Ngài vì muốn xác nhận điều Ngài trả lờisự thật qua việc hỏi A Nan, để chính A Nan xác nhậnchứng minh điều đó là một sự việc đã và đang xảy ra của đất nước Vaijji: - Này Ananda, ngươi có nghe dân Vaijji thường hay tụ họptụ họp đông đảo với nhau không? - Bạch đức Thế Tôn, con có nghe dân Vaijji thường hay tụ họptụ họp đông đảo với nhau.

- Này Ananda, khi nào dân Vaijji thường hay tụ họptụ họp đông đảo với nhau, thời này Ananda, dân Vaijji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vaijji tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết không? -  Bạch Thế Tôn, con có nghe … - Này Ananda, khi nào dân Vaijji tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ananda dân Vaijji sẽ được cường , không bị suy giảm. Này Ananda, ngươi có nghe dân Vaijji không ban hành những luật lệ không được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vaijji như đã ban hành thời xưa không? Và cứ thế, đức Phật cứ hỏi và Ananda lần lượt xác chứng có nghe dân Vaijji đã và đang thực hiện bảy bảy pháp môn bất thối đó. Ở đây người viết không nêu ra hết nguyên bản và chỉ tóm lại ý chính của Bảy pháp kiện toàn quốc gia như sau:  1. Phải thường hay tụ họp. 2. Tụ họp đông đảo với nhau trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, làm việc trong niệm đoàn kết. 3. Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân tộc mình đã ban hành thời xưa. 4. Phải tôn sùngkính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Trưởng lão và nghe theo lời dạy của những vị này. 5. Không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữthiếu nữ phải sống với mình. 6. Tôn sùng, kính trọng, đãnh lễ cúng dường các tự miếu ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không phế bỏ những cúng lễ đã cúng từ trước đúng với quy pháp. 7. Bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán trong đất nước, các vị A-la- hán chưa đến, sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc.  Nói xong bảy pháp này xong đức Thế Tôn xác nhận khi nào dân Vaijji duy trì bảy pháp bất thối này thì dân Vaijji được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi được nghe Thế Tôn nói như vậy, đại thần Vassakara bạch Thế Tôn: “ Tôn giả Gotama, nếu dân Vaijji chỉ hội đủ một pháp bất thối này, thời dân Vaijji nhất định được cường thịnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ bảy pháp bất thối. Tôn giả Gotama, Ajatasattu Vedehiputta (A-xà-thế) vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vaijji ở chiến trận trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián…”    

2. Bảy pháp bất thối hay bảy pháp làm hƣng thịnh tăng đoàn (Kinh Du Hành - Trường A Hàm) 1- Các Tỷ-kheo cần phải thường xuyên tụ họp, và tụ họp đông đảo để giảng luận Chánh pháp, khiến cho có sự hòa hợp trên dưới của các Tỷ-kheo. 2- Các Tỷ-kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp, và chấp hành Tăng sự trong tinh thần đoàn kết. 3- Chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng được ban hành; và cũng không bãi bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng những gì đã được quy định bởi cộng đồng Tăng lữ. 4- Các Tỷ-kheo luôn luôn phải kính trọng, phục vụ các Tỷ-kheo trưởng lão, những vị có nhiều kinh nghiệm tu tập trong Chánh Pháp Luật, sẵn sàng nghe theo những lời khuyên dạy của các bậc trưởng thượng như thế. 5- Các Tỷ-kheo sống không bị lôi cuốn bởi những tham ái. 6- Trú xứ cộng đồng các Tỷ-kheo luôn luôn là những trú xứ nhàn tịnh. 7- Các Tỷ-kheo sống an trú trên chánh niệm tạo thành một cộng đồng sinh động, khiến cho các bạn đồng tu từ những phương khác nếu chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc

          IV. Các vấn đề của xã hội dưới nhãn quan Phật giáo:

 Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù t          rải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệphương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội. Dưới đây chúng tôi bàn đến một số vấn đề xã hội theo quan điểm kinh A- hàm, thuyết minh lập trườngphương pháp giải quyết của Phật giáo đối với vấn đề xã hội

          1. Bình đẳng 

Bất cứ một thể chế chính trị nào cũng có một giới hạn trong sự bảo vệ hạnh phúcsung túc của người dân trong thể chế đó. Không một hệ thống chính trị nào, dù rằng nó có vẻ rất lí tưởng, có thể mang lại hạnh phúc và hòa bình nếu người dân trong thể chế đó còn bị bao trùm bởi lòng tham, sân hận, và mê si. Thêm vào đó, dù có theo một hệ thống chính trị nào đi nữa, cũng còn có những nhân tố phổ quát mà từng cá nhân trong xã hội phải trực diện: kết quả của các nghiệp thiện và bất thiện của riêng mình, và sự khiếm khuyết và thiếu vắng của một nền an lạc trường cửubản chất

của thế gian vốn là hoạn khổ, vô thường, và vô ngã. Đối với những người con Phật, không một nơi nào trong cõi Ta Bà nầy là có được một tự do, giải thoát thật sự, kể cả các cõi tiên của chư thiên.  Một hệ thống chính trị tốt và công bằng có những bảo đảm cho các quyền căn bản của con người, và có những định chế giám sát và cân bằng việc sử dụng quyền lựcđiều kiện quan trọng cho cuộc sống hạnh phúc trong xã hội.   

Xã hội hiện đại cần phải thiết lập trên nền tảng cơ bản nhân quyền bình đẳng. Xã hội Ấn độ cổ được phân chia thành 4 giai cấp, quan điểm này không được chấp nhận. Trong kinh A-hàm đức Phật chủ trương bình đẳng giai cấp. đức Phật cùng với Phạm Chí bàn luận về bình đẳng 4 giai cấp (kinh A-hàm, quyển 39, phẩm Phạm Chí);  Phật và vua Ba-tư-nặc bàn luận về vấn đề 4 giai cấp và sự bình đẳng (Kinh Trung A-hàm, quyển 59, chương Liệt, kinh Nhất Thiết Trí);  Khẳng định  trong giai cấp thấp cũng có Thánh nhân xuất hiện : “Đừng hỏi về sự sinh hãy hỏi về việc làm. Cây khô cọ xác có thể sanh lửa. Giai cấp thấp cũng có thể thành Phật.” (kinh Tạp A-hàm, quyển 44); “Trong giáo đoàn Phật có đủ 4 giai cấp, một khi họ trở thành Sa-môn, thì không còn tên gọi xưa, lại càng không có bất cứ thuật ngữ nào khác. Giống như biển, mặc dù tất cả 4 sông lớn chảy vào nó, vị của nó chỉ có một không có tên nào khác.” ( kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 37); “Nếu có ai hỏi các vị thuộc giai cấp nào, các vị nên trả lời tôi là Sa-môn, Thích tử". (Kinh Trường A-hàm, kinh Tiểu Duyên, quyển 6).  Điều này có nghĩa tin vào chủng tộc, giai cấp là không hợp lý. Để đánh giá sự thành tựu và cao quý của một người, chúng ta nên xem xét đạo đứctrí tuệ cao thấp của người đó không nên xem xét gia đìnhgiai cấp của người ấy. Cho nên, người xuất gia đệ tử Phật nên bỏ nguồn gốc chủng tộc, đẳng cấp mà chỉ gọi là “Sa- môn Thích tử.” Ngay cả người tại gia học Phật cũng không nên đánh giá cao, thấp dựa vào giai cấp của họ, phải đánh giá qua trình độ, và hành động đạo đức của họ. Đây là vấn đề đả phá chế độ giai cấp bất bình đẳng, đặt con người của mọi nhóm sắc tộc, giai cấp vào địa vị xã hội bình đẳng. Đối với xã hội Ấn độ thời đó, đây là một cuộc vận động cách mạng nhân quyền. Ngài đã không chỉ định một người nào để kế thừa Ngài. Ngài chỉ dạy rằng mọi người phải tự mình mà tu học, lấy Chính Pháp làm nền tảng và làm nơi nương tựa. Các thành viên của Tăng Đoàn chỉ chịu sự hướng dẫn của Giáo PhápGiới Luật - như là một bộ luật sinh hoạt. Cho đến ngày nay, mỗi tu sĩ của Tăng Đoàn đều phải tuân thủ bộ Giới Luật đó để làm kim chỉ nam hướng dẫn cho mọi sinh hoạt tu học của mình.     

 2. Dân chủ  

Đức Phật đã khuyến khích tinh thần tham vấn và tiến trình dân chủ. Điều nầy được thể hiện qua cộng đồng tăng sĩ,  và điển hình như trong vấn đề hội họp,  bố tát hay tự tứ,  trong đó mỗi thành viên đều có quyền quyết định về các vấn đề chung. Khi có một nghi vấn nghiêm trọng cần phải được giải quyết, các vấn đềliên quan được đem ra giữa các tu sĩ để thảo luận trong một phương cách tương tự như trong hệ thống quốc hội ngày nay. Tiến trình tự quản trị nầy có lẽ sẽ làm nhiều người ngạc nhiên vì nó đã được áp dụng trong các cộng đồng tăng sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ trong 2.500 năm trước đây, và phương cách điều hành có rất nhiều điểm tương đồng với các thủ tục thảo luận trong quốc hội.  

Một tu sĩ, tương tự như vị "phát ngôn nhân", được chỉ định để có một tiếng nói chung, đại diện cho cộng đồng. Một tu sĩ khác, tương tự như vị "chủ tịch", được bầu ra để điều hành diễn đàn. Các vấn đề được đưa ra như các các nghị trình để được thảo luận công khai. Trong một vài trường hợp khi vấn đề đó có tính cách nghiêm trọng và phổ quát, thì nó có thể được đem ra thảo luận nhiều lần, tương tự như các vòng thảo luận của quốc hội về các dự luật. Nếu qua các cuộc thảo luận mà vẫn còn nhiều ý kiến xung khắc, bất đồng, thì vấn đề sẽ được biểu quyết qua một cuộc bỏ phiếu để lấy quyết định theo đa số

3. Sa môn không bàn luận chính trị

Chính trị và tôn giáo phân khai là xu thế tất nhiên trong thời đại mới. Nếu không, sự liên kết giữa hệ thống chính trị và các tổ chức tôn giáo có thể dẫn đến các nhân vật chính trị sẽ thao túng tệ đoan của quần chúng và đưa đến một nguy cơ hủ bại và tục hoá cộng đồng tôn giáo. Hơn thế nữa, các nhà chính trị thường xúi giục tín đồ, phát động chiến tranh tôn giáo vì lợi ích cá nhân. Do vậy, một Phật tử chân chính không bao giờ bị cuốn trôi vào vòng xoáy của chính trị.

Như trong kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Kết Cấm, quyển 42, có một quy định Tỳ- kheo không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ-kheo và phương hại đến giáo đoàn .

Kinh Trung A-hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng, “Sa-môn không nên bàn luận việc quốc vương, và đấu tranh".

 Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện Ác, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của vua, và không nên bàn luận thắng liệt của vua.”  Bởi vì, Phật giáo không có biên giới, không đảng phái, không tham dự đấu tranh chính trị.

Tuy nhiên, Phật giáo không phải không quan tâm đến sự thịnh trị hay biến loạn của quốc gia. Nếu gặp vua tài, tướng giỏi cũng nên có những lời khuyên hợp lý. Như trong kinh Trung A-hàm, quyển 35, phẩm Vũ Thế, kinh Trường A-hàm, quyển 2, kinh Du Hành,  kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 34, phẩm Thất Nhật có đưa ra 7 phương pháp trị nước. Cơ bản chủ trương vương thần cần mẫn và thương dân, lấy tâm hoà hợp để bàn việc nước. Nhân dân phải đoàn kết, trên dưới phải hoà thuận, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, không vô lễ, biết tôn trọng pháp luật, kính tín tôn giáo, thành tâm cúng dường. Lấy tôn giáo làm hộ quốc, an dân, an định xã hội, nhân tâm. Dùng chính trị mà trị quốc, an dân, hộ trì tôn giáo. Đệ tử xuất gia của Phật ở bất kỳ nước nào đều phải yêu nước, quan tâm chính trị, nhưng không được thiên về bên nào. Cho đến người Phật tử tại gia không những quan tâm đến chính trị mà còn tham gia chính trị. Tuy nhiên không được lợi dụng quần chúng tôn giáo làm công cụ chính trị. 

4. Tôn giáo khoan dung

Văn hoá đa dạng và tôn giáo khoan dung là khuynh hướng tất yếu của văn minh mới. Thật sự, vào thời đức Phật ngài thường khuyên nhủ đệ tử nên cung kính cúng dường bình đẳng đối với Sa-môn, Bà-la-môn của các tôn giáo khác. Ví dụ, trong kinh Trường A-hàm, quyển 2, kinh Du Hành, ngài khuyên một vị vua trị quốc nên cung kính, tôn trọng các nơi thờ tự, quỷ thần giống như việc hiếu kính đối cha mẹ, sư trưởng.  Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 34, phẩm Thất Nhật, ngài khuyến khích dân nước Bạt-kỳ cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn và lễ kính người phạm hạnh

Ngoài ra, trong kinh Trung A-hàm, quyển 32, kinh Ưu Ba Ly, có một người nguyên trước đây cúng dường ngoại đạo Ni-kiền tử, sau khi được Phật giáo hoá, ông ta có ý không cho phép những người thầy ngoại đạo cũ của mình vào nhà và không cúng dường các vị nữa. Đức Phật biết được điều đó, ngài khuyến khích vị cư sĩ này tiếp tục cúng dường như trước, và giảng giải rằng:

“Này cư sĩ! Ta không nói như vầy: Nên cúng dường ta, chớ cúng dường người khác, nên cúng dường đệ tử ta, không nên cúng dường đệ tử người khác. Này cư sĩ! Tuỳ tâm hoan hỷ cúng dường tất cả mọi người. Này cư sĩ! Các vị Ni-kiền tử ấy, gia đình các vị từng cung kính lâu nay, nếu họ đến hãy cúng dường tuỳ theo khả năng của các vị” 

Phật giáo chủ trương rằng mọi tôn giáo không chống trái lời dạy đạo đức của nhân, thiên, mọi người nên bảo hộtôn kính, mặc dù Phật giáo lấy đạo đức nhân, thiên làm nền tảng, nhưng không chủ trương chúng là cao tột. Trên chúng còn có đạo giải thoát, xuất ly sanh tử, đạo Bồ-tát tự lợi, lợi tha, vô thương Bồ-đề chánh đẳng chánh giác.

Phật giáo dễ dàng chấp nhận các nền văn hoá khác và ngay cả sử dụng những điểm tốt của tôn giáo bạn để truyền bá Phật giáo. Không giống như những tôn giáo khác chủ trương nhất nguyên, nhị nguyên luận…xem tôn giáo và văn hoá của người khác là ma quỷ phải tiêu diệt. Do đó, quan điểm này tạo nên sự thù hằn tôn giáo và sắc tộc to lớn, oan oan tương báo, sát hại nhau không dứt! Trong thế kỷ mới, những nhóm như Taliban, Hồi giáo cực đoan cai trị Afghanistan từ năm 1996, rõ ràng không tránh khỏi sự hoại diệt bởi xu hướng thời đại. Nếu không, số phận nhân loại sẽ là một đại bi kịch.

5. Vấn đề Phúc lợi xã hội

Tinh thần Bồ-tát nhập thế để làm lợi ích đã trở thành một con đường tất yếu mà các tôn giáo đương thời phải noi theo. Thật sự, sau khi đức Phật thành đạo, ngoại trừ 3 tháng an cư mùa mưa, không ra ngoài, hầu như mọi ngày ngài hướng dẫn các đệ tử du hoá, thuyết pháp, quan tâm đến khổ đau của nhân loại, chỉ dạy con đường thoát khổ, và khuyên họ phát tâm làm lợi ích mọi người. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 11, Phật Định Quang thuyết giảng “Việc tu hành của Bồ-tát”  và trong quyển 19, Bồ-tát Di-lặc thỉnh thuyết pháp Lục độ Ba-la-mật. Ngoài ra, kinh Tạp A-hàm, quyển 26, kinh số 667 và số 669 nói về Tứ Nhiếp pháp. Lục độTứ Nhiếp pháp được cho là pháp môn của Bồ-tát Đại thừa, nhưng chúng được tìm thấy trong kinh A- hàm. Trong Lục độ hạnh bố thí là hạnh lợi tha, trì giới giống như hạnh tự lợi, nhưng mà 5 giới đều gọi là ngũ đại thí, hạnh trì giới bao hàm Tam tụ tịnh giới của Bồ-tát, đó cũng là lợi tha vậy. Tứ nhiếp pháp, bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thuộc pháp phương tiện lợi tha

Trong kinh A-hàm Phật luôn khuyến khích đệ tử thực hành hạnh bố thí. Đây là là quan điểm phúc lợi xã hội của Phật giáo. Vì trí tuệphúc báo của nhân loại không giống nhau, cho nên khả năng làm ăn và kinh doanh đều sai khác, đặc biệt cơ hội của mọi người khác nhau. Tự nhiên nó hình thành sự giàu nghèo, sai khác. Dù bất kỳ chế độ nào đem tất cả tài sản chia đều cho công chúng, điều đó không hợp lý và không công bình. Nếu áp dụng những quy đinh hà khắc, có thể mọi người nghèo như nhau, không giàu như nhau. Ngoài một hệ thống kinh tế hợp lý, phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề giàu nghèo là khuyến khích mọi người phát tâm làm bố thí

Bố thí những loại gì? Kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 27, phẩm Tà Tụ nói rằng: “Có năm điều bố thí khiến được phúc lớn. Năm điều đó là gì? 1. Làm công viên, 2. Trồng rừng, 3. Làm cầu, 4. Làm thuyền, 5. Làm nhà nghỉ chân . Năm hạn mục này thiết lập cho công cọng sử dụng. Những việc làm công viên, kiến trúc, trồng rừng, làm cầu, phà, lữ xá, trong xã hội hiện đại ngày nay phần lớn do chính phủ phục trách kiến tạo, nhưng còn có những việc phúc lợi mà chính phủ chưa làm được thì quần chúng có thể làm. Ví như: người bị nạn, nghèo khổ, bệnh tật…đều cần giúp đỡ những thứ như: nhà cửa, thức ăn, thuốc thang…họ cần nghề nghiệp, phương pháp làm ăn. Như trong kinh Trung A-hàm, quyển 47, kinh Cù Đàm Di, kinh Tạp A-hàm, quyển 48, kinh số 1284 dạy các nô tỳ và những người nghèo khổ biết phát tâm hoan hỷ bố thí. Một khi nghèo khổ về tâm linh của một ngườiđược diệt trừ, người đó đối diện với bần cùng vật chất không đau khổ.

Tăng Nhất A-hàm, quyển 12, phẩm Tam Bảo nói về bố thí như bố thí phúc nghiệp đối với Sa-môn, Bà-la-môn, người nghèo khổ, bệnh tật, mồ côi không nơi nương tựa nên bố thí y phục, giường nằm, đồ ăn, thuốc uống, nhà ở…Trong kinh điển Đại thừa còn gọi bố thí là một loại trồng phúc điền, như trong kinh Ưu Bà Tắt Giới nói cúng dường Tam bảo gọi là ruộng cung kính, hiếu dưỡng cha mẹ là ruộng ân huệ, bố thí cho người nghè khổ gọi là ruộng từ biBố thí được phân ra làm 3 loại: 1. Người ta chỉ có thể dùng tài vật và công sức để bố thí, 2. Người hiểu Phật pháp có thể bố thí quan điểm, phương pháp diệt trừ khổ não, được vui. 3. Bồ-tát có thể bố thí tinh thần vô uý. Bố thí tài vật và công sức có thể cứu được khó khăn nhất thời, phương pháp diệt trừ khổ não được vui là một hình thức huấn luyện, giáo dục có thể giải quyết vấn đề vĩnh viễn. Do đó kinh Tăng Nhất A- hàm, quyển 7, phẩm Hữu Vô nói rằng: Trong các hình thức bố thí, bố thí pháp là cao nhất, Trong các việc làm, việc thuyết pháp là trên hết, Trong tất cả các ân, ân pháp là trên hết. 

Do đó có thể nói trong các việc bố thí, bố thí pháp là trên hết, trong các loại cúng dường cúng dường pháp là tối thượng, trong tất cả các ân huệ ân huệ pháp là tối thượng. Bố thí tài vật, công sức đương nhiên là tốt. Nếu giáo dục huấn luyện cho họ, khiến họ có một phương pháp, nghề nghiệp, quan niệm để tự kiếm sống thì càng tốt hơn.

6.  Đạo Phật và môi trường

a. Môi trường sống và con người là một mối liên hệ mật thiết: tuy hai mà một

- Rừng là nơi cộng trú và là nguồn sống của nhiều loài động, thực vật khác nhau. Các loài động vật thường sống hài hòa và phụ thuộc vào thiên nhiên theo chu trình sinh thái. 

- Loài người cũng tùy thuộc vào môi trường sống và trở thành một yếu tố môi trường đối với những thành viên khác trong một hệ thống cân bằng sinh thái

- Vào thời tiền sử, loài người sống cộng sinh và hòa hợp với thiên nhiên. Họ không có máy móc và thiết bị hiện đại để tiện nghi cuộc sống như chúng ta ngày nay, nên rừng vẫn còn giữ được trạng thái nguyên sinh. 

b. Rừng là tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà sinh thái, ngoài khả năng tự phục hồi và tái tạo, rừng còn có chức năng điều hòa khí hậu, làm màu mỡ đất đai, ngăn ngừa lũ lụt, lưu giữ và cung cấp những lượng nước cần thiết cho mọi loài. Cây xanh qua quá trình quang hợp trao đổi diệp lục tố, nhã ra những lượng oxy cần thiết, tẩy sạch khí độc carbon và thường thoát ra hơi nước làm cho bầu không khi tươi mát trong lành. Những khu đất rộng lớn ít cây xanh bao phủ thường là những môi trường sống khô cằn không lành mạnh. Do đó, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh là vấn đề cần thiết nhất, để giữ môi trường trong sạch và cân bằng sinh thái. Nếu rừng bị khai phá quá  mức, sẽ đưa đến những hậu quả tai hại như đất đai bị xói mòn, lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra. Một khi rừng được bảo vệ, nó trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho chúng hữu tình, có khả năng ngăn chặn những cơn gió lốc thổi mạnh, và làm dịu bớt khí hậu nóng, hay lạnh. Khi mùa mưa đến, những giọt mưa đầu tiên thường rơi trên những tán lá, rồi mới chảy xuống mặt đất, ngấm dần qua lớp lá mới rơi, đến lớp rác rưỡi mục nát, lớp đất mùn và thấm sâu xuống lòng đất tạo thành những mạch nước ngầm. 

c. Tại sao thiên nhiên nổi giận?

Khi nền văn minh thiết lập, con người biết tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên chế tạo ra nhiều vật dụng để đáp ứngphục vụ cho đời sống mới. Cuộc sống văn minh bao nhiêu, nhu cầu tiện nghi đòi hỏi càng nhiều, khoa học kỹ thuật phát triển càng nhanh, thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tận dụng và khai thác cho đến cạn kiệt. Rừng cung cấp cho con người nhiều nguồn sống cần thiết, nhưng khi bị tận dụng quá mức, rừng mất khả năng phục hồi đưa đến tình trạng mất cân bằng sinh thái, và tạo nên những thảm họa không lường được.

Ở những vùng rừng bị đốn phá trơ trọi, nước mưa rơi thẳng vào mặt đất tạo thành những dòng chảy xiết, cuốn phăng tất cả những lớp đất mùn màu mỡ được hình thành cả hàng trăm năm. Những dòng chảy xiết này tạo thành lũ lụt phá hủy đời sống và mùa màng ở những khu vực hạ lưu. Dòng nước chảy mạnh còn gây ra nạn sụt lỡ đất đai và những tai họa khác ở bất cứ nơi nào nó chảy qua. Hơn thế nữa, khi tất cả nước mưa đều trôi theo dòng lũ, mặt đất mất đi tính đàn hồi, khô cằn nhanh chóng sau cơn mưa, và nạn hạn hán tất yếu sẽ xảy ra đúng theo lý duyên sanh của Phật giáo: "cái này có thì cái kia có; cái này sanh, thì cái kia sanh."

2.  Đức Phậtthiên nhiên: Sống trọn vẹn với thiên nhiên, những sự kiện thiết yếu trong cuộc đời Đức Phật đều lien hệ đến thiên nhiên (đản sinh, xuất gia, thành đạo, hoằng pháp, nhập niết bàn).

3. Đức Phật dạy chúng ta sống theo qui luật tự nhiên hay luật nhân duyên sanh khởi. Theo qui luật này, con người, loài vật, cỏ cây cùng tồn tại trong mối liên hệ hổ tương và tùy thuộc lẫn nhau. Thiên nhiên cung cấp môi trường sống cho loài ngườiđộng vật. Ngược lại loài người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên để giữ môi trường trong sạch và cân bằng sinh thái.

-Ngài khuyên chư đệ tử không nên đốn phá cây cối, cho dù là chặt cành hay bẻ lá. Điều này được chứng minh rất rõ trong một đoạn kinh như sau: "Cây xanh cho chúng ta bóng mát trong lành, giúp chúng ta có nơi ngủ nghỉ qua đêm hay ngồi thiền định. Chặt cành hay bẻ lá của cây đều là hành vi phi đạo đức." Đức Phật còn chế giới không được ném bỏ rác rưởi hay khạc nhổ trên nước, vì sẽ làm ô nhiễm môi trường. Điểm nổi bật này được dạy chu đáo trong Hai Mươi Bốn Oai Nghi và được nói rõ trong Oai Nghi Thứ 9 của một vị Sa-di 

- Vào mùa mưa, Ngài dạy tăng đoàn tìm chỗ an cư thích hợp để tránh việc đi ra đường dẫm đạp lên cỏ non và giết hại côn trùng. Điều này, chẳng những chứng tỏ thái độ tôn trọng sự sống muôn loài vạn vật của Đức Phật mà còn biểu hiện lòng từ mẫn vô biên của Ngài đối với tất cả chúng hữu tình. 

7.  Chăm sóc người bệnh tật và Quan tâm lúc lâm chung:

Chăm sóc người bệnh tật và người sắp chết là việc phục vụ quan trọng đối của tôn giáo thời nay. Ngày nay khi người bị bệnh nặng, họ có thể nhập viện để được chữa trị. Bệnh nhân và thân nhân thường ở trong trạng thái lo sợ, buồn rầu, và thất vọng. Những lúc như thế, sự trợ giúp về niềm tin tôn giáo và tin thần tôn giáo rất cần thiết. Thật sự, những việc này trong thời Phật đã được lưu tâmthực hành

Ví dụ, kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 5, phẩm Nhập Đạo, phần 4, Phật bảo các Tỳ- kheo: “Bất cứ ai đi thăm bệnh nhân tức viếng thăm ta; bất cứ ai chăm sóc bệnh nhân tức chăm sóc ta. Tại sao như vậy? Bởi vì chính ta muốn chăm sóc bệnh nhân". Điều này có nghĩa là khi Tỳ-kheo chăm sóc một Tỳ-kheo bệnh, thì cũng đồng nghĩa với việc chăm sóc đức Phật, chăm sóc người bệnh cũng giống như hầu hạ Đức Phật. Vì chính đức Phật cũng mong muốn chăm sóc người bệnh vậy. Do đó, trong luật Tăng Kỳ, quyển 28, có ghi có lần đức Phật tự tay giặt y phục cho một Tỳ-kheo bệnh . 

Một vị Tỳ-kheo trẻ xuất gia chưa được bao lâu, vẫn còn lo sợ vì chưa chứng ngộ được đạo giải thoát, không biết sau khi mệnh chung sẽ sinh về đâu nên mới sinh lòng lo lắng, nhờ được nghe đức Phật thuyết pháp trước lúc lâm chung, ông ta liền chứng được đạo quả. Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37, kinh số 1025, có ghi rằng một vị khách Tỳ-kheo ở trong phòng Tăng bệnh nặng, không ai chăm sóc. Bởi vậy đức Phật đến thăm vị khách Tăng ấy, khi thấy Phật, vị Tỳ-kheo này cố đứng dậy. Nhưng đức Phật bảo vị ấy, “cứ nằm nghỉ, đừng ngồi dậy”, và hỏi tiếp “con có chịu đựng được bệnh khổ hay không?” vị Tỳ-kheo bệnh thưa rằng “Con còn trẻ, xuất gia chưa được bao lâu, chưa chứng ngộ được thắng pháp tri kiến vi diệu. Con tự nghĩ rằng: lúc mệnh chung, chưa biết sinh về đâu? Cho nên con cảm thấy lo sợ”. Nghe vậy Đức Phật liền thuyết cho vị Tỳ-kheo ấy sự duyên sinh của lục căn, lục trần, lục thức. Sau khi Đức Phật rời khỏi phòng, vị Tỳ-kheo đó liền viên tịch. Các đệ tử hỏi Phật: như vậy vị Tỳ-kheo đó sẽ sinh về nơi nào? Phật trả lời: “sau khi nghe ta thuyết pháp, vị ấy liễu ngộ pháp vô úychứng ngộ Niết bàn”.  Do đó, chúng ta có thể biết vì người sắp lâm chungthuyết pháp, và người sắp lâm chung được nghe pháp là một việc rất quan trọng.

Cũng có trường hợp vị Tỳ-kheo bị bệnh nặng, nhờ có đức Phật tới thăm và thuyết pháp cho nghe vị Tỳ-kheo đó liền khỏi bệnh. Ví như trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37, kinh số 1024, đức Phậttôn giả A-thấp-ba-thệ bị bệnh nặng thuyết bài pháp Ngũ uẩn vô ngã liền khiến cho tâm tôn giả được an lạc, giải thoát, tật bệnh tiêu trừ . (Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37 có rất nhiều ví dụ về đức Phật và các Thánh đệ tử đi thăm bệnh và thuyết pháp).

Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 49, chương Phi Thường, có một lần ngài Xá- lợi-phất cùng A-nan đi thăm trưởng giả Bân-kì bị bệnh (Đ.2.814a), khuyên trưởng giả nên niệm Phật, Pháp, Tăng và không nên chấp vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, và thuyết về khổ uẩn, 12 nhân duyên. Trưởng giả nghe pháp xong cảm động rơi lệ. Sau khi mạng chung sinh về cõi Tam thập tam thiên.

Căn cứ vào kinh Tạp A-hàm, quyển 47, kinh số 1244, đức Phật dạy rằng nếu có vị thiện nam, tín nữ nào khi sắp lâm chung gặp nhiều khổ não, trong lòng chỉ nên nhớ đến Phật và những việc thiện đã làm, nương theo những thiện pháp đó thời được sanh thiện xứ, không bị đoạ vào ác đạo (Đ.2.341a). Tốt nhất nên có những thiện tri thức bên cạnh để nhắc nhở, khiến cho người sắp lâm chung giữ được chánh niệm.

Như trên đã dẫn chứng kinh điển, chúng ta thấy rõ Phật giáo xem trọng việc thăm người bệnh, và thuyết pháp cho họ. Do nghe pháp tâm sanh hoan hỷ, bệnh được chóng khỏi hoặc do nghe pháp giác ngộ chân lý, mệnh chung được giải thoát. Ít nhất do nghe pháp khi chết sanh về cảnh giới an lành không bị đoạ ác thú.

Pháp môn Tịnh độ niệm Phật  là một pháp môn hay. Nó không chỉ trợ niệm cho người lúc lâm chung mà còn giúp cho người quá vãng được sanh thiện xứ. Có nhiều phương pháp  chăm sóc bệnh nhân lúc lâm chung được đề cập trong kinh A-hàm như tụng kinh, thuyết pháp, niệm Phật…tuy phương pháp hành trì khác nhau nhưng có công hiệu như nhau. 

8. Bất hại  

Đạo Phật khuyến khích nền tảng đạo đức và việc sử dụng quyền lực công cộng với ý thức trách nhiệm. Đức Phật tuyên giảng về hòa bình và bất bạo động như là một thông điệp phổ quát. Ngài không chấp nhận bạo lực và hủy hoại sinh mạng. Ngài tuyên bố rằng không có một chiến tranh nào là chiến tranh của công lí. Ngài dạy: "Người thắng tạo căm thù, kẻ thua sống khổ sở. Người nào từ bỏ thắng và bại thì người đó sống an vui và hạnh phúc." Chẳng những Đức Phật dạy về hòa bình và bất bạo động, có lẽ Ngài cũng là vị Giáo Chủ đầu tiên và duy nhất đã ra tận chiến trường để tìm cách ngăn chận chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự xung đột giữa bộ tộc Sakya và bộ tộc Koliya khi họ muốn khởi sự đánh nhautranh chấp nước sông Rohini. Ngài cũng đã thuyết phục vua Ajatasanu bỏ ý định tấn công vương quốc của bộ tộc Vaiji.  

Trong Kinh Cakkavatti Sihananda (Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Trường Bộ Kinh), Đức Phật nói rằng các điều hung ác và tội phạm, như ăn cắp, lường gạt, bạo lực, thù ghét, bạo tàn, ... đều bắt nguồn từ sự nghèo khó. Quốc vương và triều đình có thể dùng sự trừng phạt để kiềm chế tội phạm, nhưng không bao giờ có thể tiêu trừ các tội phạm bằng quyền lực của mình. 

Trong Kinh Kutadanta (Trường Bộ Kinh), Đức Phật chủ trương phát triển kinh tế, thay vì dùng quyền lực, để xóa giảm tội phạm. Triều đình phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên để cải thiện điều kiện kinh tế trong nước. Họ phải biết phát triển nông nghiệp và thôn quê, trợ giúp giới buôn bán, cung cấp lương bỗng đầy đủ cho công nhân để bảo đảm một đời sống tốt có nhân phẩm

Lời dạy của Đức Phật về các bổn phận đạo đức của vua chúa để sử dụng công quyền, bảo đảm an sinh người dân đã giúp cho vua A Dục (Asoka), vào thế kỉ 3 TCN, cai trị đất nước của ông. Hoàng Đế A Dục, là một thí dụ điển hình của nguyên tắc đạo đức nầy, đã sống và thực hành Chính Pháp cho tất cả mọi người dân trong triều đại của ông. Ông quảng bá chính sách bất bạo động đến các vương quốc lân cận, cam đoan các thiện ý của ông, và gửi sứ giả đi khắp nơi để truyền bá thông điệp hòa bình và bất bạo động. Ông cỗ vỏ sự ứng dụng của các nguyên tắc đạo đức trong xã hội, như chân thật, từ bi, bác ái, bất bạo động, nhân từ, không hoang phí, không chiếm đoạt, và không gây sát hại cho mọi loài vật.   

Ông khuyến khích tự do tôn giáobình đẳng tương kính giữa mọi đức tin. Ông thường du hành thuyết giảng Đạo Pháp đến người dân ở tận thôn quê. Ông thiết lập các công trình công cộng như bệnh xá, cung cấp thuốc men, trồng cây gây rừng, đào giếng, các công trình thủy lợi, và nhà tạm trú. Ông cũng đặc biệt ngăn cấm việc đối xử tàn ác với các loài thú vật.    

 9. Sứ giả Như lai với quan điểm nhập thế Hạnh lợi tha của Đại thừa Bồ-tát, bất luận Lục độ hay Tứ nhiếp đều lấy bố thí làm trọng yếu, thứ lớp tu hành đạo giải thoát. Mặc dù lấy ba môn vô lậu học làm cương yếu, đức Phật tuỳ thời, tuỳ nơi khuyên mọi người bố thí phápbố thí tài vật. Cư sĩ tại gia thường bố thí tài vật, người xuất gia thường bố thí pháp theo sở học của mình. Bố thí pháp tiêu biểu cho việc nâng cao pháp tu hành nhân, thiên lên mức độ tu hành Bồ-tát đạo và giải thoát đạo. Điều này trong kinh Tăng Nhất A-hàm đã nhất mạnh, trong khi bàn về 2 pháp bố thí, “Trong các pháp bố thí, bố thí pháp là cao thượng hơn cả”

Bố thí mà có sự phân biệt thân sơ hay có chủ đích gọi là hữu tướng bố thí, đây còn nằm trong phạm vi thiện pháp nhân, thiên; Bố thí mà không phân biệt thân, sơ, không có chủ đích gọi là vô tướng bố thí. Loại bố thí sau chính là Bồ-tát hạnh, phù hợp với đạo giải thoát. Do vậy kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 4, phẩm Hộ Tâm, kinh thứ 5 có ghi trưởng giả A-na-bân-trì thường thực hành hạnh bố thí bình đẳng, không phân biệt người nhận là ai. Phật khen vị trưởng giả này mà nói rằng: “Lành thay! Lành thay! Trưởng giả! Với tâm Bồ-tát, ông chuyên tâm thực hành bố thí, học xứ Bồ-tát thường dùng tâm bình đẳng bố-thí . Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 45, Phật tán thán trưởng giả Sư Tử: “Khi một vị Bồ-tát bố thí, ngài bố thí với tâm bình đẳng".Do đó, chúng ta biết rằng bố thí của Bồ tátbố thí của nhân, thiên có vẻ giống nhau nhưng thật sự khác nhau. Bố thí cứu tế từ thiện, thuộc pháp thế tục, bố thí với tâm bình đẳng hoặc vô tướng gọi là Bồ-tát hạnh.

Do vậy, phương pháp tu hành của chúng ta trong thế kỷ mới phải quay về bản hoài của đức Phật, có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội để nâng cao giá trị bố thíthúc đẩy việc giải thoát và Bồ-tát đạo. Bồ-tát tu hành không vì mục đích giải thoát chỉ thực hành thiện pháp nhân, thiên như vậy là thế tục hoá. Nhưng nếu vị ấy tách rời giáo lý nhân, thiên chỉ tu tập giải thoát đạo, vị ấy sống trái với tông chỉ hoá độ chúng sanh của đức Phật. Như vậy, pháp môn tu hành chính xác của Bồ-tát là gì? Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 20, kinh số 550 có ghi rằng tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên thuyết giảng cho các Tỳ-kheo:  “Như lai thuyết giảng đạo Nhất thừa để thanh tịnh hoá chúng sanh, và giúp họ xa lìa các khổ não, ưu bi, chứng đắc pháp chân như.” 

Mặc dù đoạn trích trên bắt nguồn từ kinh Tạp A-hàm, kinh điển Tiểu thừa, thật sự có nguồn gốc Bồ-tát đạo Đại thừa. “Nhất thừa đạo” được đề cập ở đây có thể giống với “Duy nhất Phật thừa” trong kinh Pháp hoa . Con đường này trái ngược với con đương Tam thừa được đề cập trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 24, hoặc các chỗ khác. Nhất thừa đạo giúp tất cả chúng sanh thoát ly tất cả ưu bi, khổ nãochứng pháp tánh thật tướng chân như. Nói cách khác, sử dụng nhất thừa Phật pháp để tế độ tất cả chúng sanh, tịnh hoá tâm địa, thật chứng chân như. Con đường Tam thừa chỉ cho Thinh văn, Duyên giác, và Bồ-tát. Hành giả tu chứng như thế nào? Hành giả nên tu hành phù hợp với Tứ đế, 12 Nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo. Đạo đế trong Tứ đếBát Thánh đạo, nội dung chính bao gồm: Chánh tri kiến, chánh hạnh, chánh định, chánh tuệ... Nghĩa là người tu hành lấy chánh tri kiến của Phật làm kim chỉ nam cho việc tu hành tam vô lậu học (giới, định, tuệ), nhờ vậy mà ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được thanh tịnh . Trì giới an định được thân, tu định nhiếp tâm, y theo không tuệ thì được giải thoát. Kinh A Hàm có nói rằng có hai loại người, một là giải thoát nhờ định tuệ, hai là giải thoát nhờ tuệ. Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục tổ Huệ Năng chủ trương rằng “định với tuệ là một không hai. Định là thể của tuệ, tuệ là dụng của định", lại nói rằng “bên ngoài không lìa tướng là thiền, bên trong tâm không loạn là định". Nếu như trong sinh hoạt hàng ngày tâm không bị ô nhiễm, không khởi phiền não, chúng ta sẽ được giải thoát. Làm sao có thể đạt được kết quả như thế? Đó là nhờ công phu bố thí, trì giới, tu tập thiền định mà có được. Công năng trên khiến cho tâm được khai mở, nghiệp chướng tiêu trừ, chứng được chân như pháp tính.  

D. KẾT LUẬN

Nhiều học giả cho rằng Đức Phật là một nhà cải cách xã hội. Trong các bài giảng, Ngài đã lên án hệ thống giai cấp và Ngài công nhận quyền bình đẳng của con người. Ngài giảng về nhu cầu cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội, công nhận tầm quan trọng của việc phân bố công bằng các của cải giữa người giàu và nghèo, nâng cao vị trí của phụ nữ, khuyến khích việc áp dụng tinh thần nhân bản trong guồng máy hành chính. Ngài dạy rằng xã hội phải được điều hành trên tình thươnglòng từ bi, chứ không dựa vào lòng tham lam. Hơn thế nữa, sự đóng góp của Ngài cho nhân loại còn cao quí hơn, vì Ngài còn đi xa hơn các nhà cải cách xã hội thời đó, vì không ai đã có thể chỉ thẳng vào cốt lõi của các cơn bệnh trong tâm thức của con người. Chỉ ở trong tâm thức thì sự cải cách mới thật sự có ý nghĩa. Các cải cách bên ngoài do các quyền lực áp đặt thì chỉ có hiệu quả ngắn hạn vì nó không có cội rễ. Chỉ có cải cách nào dựa trên căn bản cải thiện tâm thức thì nó mới có cội rể vững chắc. Có cội rể vững chắc thì các cành nhánh của cải cách xã hội mới được phát triển tươi tốt, vì chúng được nuôi dưỡng bởi nguồn sinh lực liên tục, đó là nguồn tâm lực của dòng sinh hóa trong cuộc đời. Như thế, các cải cách xã hội chỉ có thể khả thi khi nào mà tâm ý của con người đã được sửa soạn sẳn sàng cho các việc đó. Các cải cách đó sẽ tiếp tục sống mạnh khi nào mà con người sẳn sàng nuôi dưỡng chúng qua sự chuyên cầntôn trọng sự thật và công lí, và tôn trọng đời sống của đồng bào của họ.  

Giáo thuyết của Đức Phật không dựa trên một "Triết lý Chính trị" nào cả. Giáo thuyết nầy không khuyến khích con người đi vào con đường hành lạc vật chất. Giáo thuyết nầy vạch ra con đường đưa đến giải thoát tối hậu, là Niết Bàn. Nói một cách khác, mục tiêu tối hậu của Giáo thuyết ấy là đoạn diệt lòng tham ái vốn đã cột chặt con người trong vòng trầm luân, khổ ải. Một câu thơ trong Kinh Pháp Cú (câu 75) đã tóm tắt điều nầy: "Con đường đưa đến thủ đắc vật chất là một con đường, còn con đường đưa đến Niết Bàn là một con đường khác."  

          Điều nầy không có nghĩa là các Phật tử không nên tham gia vào tiến trình chính trị, vốn là một thực tại xã hội. Đời sống của mọi người trong xã hội được uốn nắn bởi luật pháp và các qui định, bởi các bố trí kinh tế của quốc gia, bởi guồng máy quản trị hành chính, và như thế chịu ảnh hưởng của các bố cục chính trị của quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu người cư sĩ Phật tử có muốn tham gia chính trị thì người đó không nên lạm dụng tôn giáo để mưu đồ tạo các quyền lực chính trị cho mình. Còn các tu sĩ vốn đã xuất gia, lìa đời sống thế tục để dấn thân vào con đường tôn giáo tinh thuần, thì không nên có những liên hệ quá tích cực vào các hoạt động chính trị.

Kinh Duy Ma nói: “Tâm tịnh thế giới tịnh”  nhằm thể hiện tầm quan trọng sụ tu tập của tâm linh,  dùng phương pháp tu tập quán niệm của thiền định để hoàn thiện  phẩm chất cao đẹp  của con ngườiPhật giáo trong thế kỷ 21 cần phải quan tâm đến những vấn đề chính trị xã hộiQuan tâm đến chinh trị xã hội không có nghĩa là làm chính trị mà đó là sự nói năng như chánh pháp, yên lặng như chánh pháp, làm việc trong chánh pháp  Phật giáo nhập thế không có nghĩa là thế tục hóa mà bằng các phương pháp tu tập, trì giới, bố thí, dấn thân vào đời giúp nhân loại đề cao những  phẩm chất tốt đẹp mà không bị cuốn trôi vào các ái nhiễm, tham, sân của theo dòng thế tục. Phật pháp tùy duyên trên  dòng chảy sinh diệt của thời gian  nhưng lý tưởng bồ tát nguyện dấn thân vào đời đem  để giảm thiểu sự đau khổ, đem đến niềm hạnh phúc  và an lạc cho mọi người sẽ luôn là bất biến

(Tài liệu học tập của Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM do một Tăng sinh gửi đến TVHS)


 


30  TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tăng chi bộ Kinh, Tiểu bộ Kinh (Đại tạng Kinh Việt Nam) VNCPHVN, nxb Tôn giáo
2.Kinh Trường  A Hàm, Trung A hàmTạp A HàmTăng Nhất A hàm ( Đại tạng Kinh Việt Nam), VNCPHVN, nxb Tôn giáo
3. Kinh Na tiên Tỳ kheo,  bản dịch của Cao Hữu Đính (bản cũ không ghi năm xuất bản) 
4. Mi Tiên Vấn Đáp, dịch giả: HT Giới Nghiêm, ấn bản 2003  
5.Thích Tuệ Sĩ: Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, Nha Trang 2004. 
6.Kimura Taiken, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, H.T.Thich Quảng Độ dịch Việt, Khuông Việt, 1971. 
7. Kimura Taiken, Đại thừa Phật giáo tư tưởng Luận, H.T. Thich Quảng Độ dịch Việt, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1969. 
8. Bryan Magee, Câu chuyện Triết học,  Huỳnh Phan Anh - Mai Sơn dịch Việt, nxb Thống kê, 2003. 
9. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn anh Tuấn, Đại cương lịch sử triết học phương Tây, nxb Tổng Hợp Tp.HCM, 2006.  
10.Phạm Minh Lăng, Những chủ đề cơ bản của Triết học Phương Tây, nxb Văn Hóa thông tin, 2003. 11.Peter Singer,  Karl Marx,  Dịch giả: Đinh Hồng Phúc và Cù Ngọc Phương, nxb Tri thức Phổ thông, 2011 12.GS. Phạm Phú Thành, Tài liệu giảng dạy Triết họctâm lý học chương trình Cao trung Phật học. 13. Đại đức  Narada, Đức PhậtPhật pháp, Bản dịch của Phạm Kim Khánh, 1980. 


[1] Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của nước Hoa Kỳ.  Được soạn thảo ngày 17 tháng 9, 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (tòa án) do Montesquieu, một triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.

Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộnhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng một nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới Những Điều khoản Liên hiệp.

[2] “ C. Mác - nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại trong 1000 năm qua."  Thông tin công tác tư tưởng, số 10.1999. tr. 40,

[3] Phép biện chứng duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thầnkết thúctinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng;

               Phép biện chứng duy vật: được thể hiện trong triết học do Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels xây dựng, sau đó được Vladimir Ilyich Lenin phát triển. Karl Marx và Friedrich Engels đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cáchhọc thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.