Phương Hướng Của Nhân Loại Chứng Kiến Ukraine Đang Bị Đe Dọa

06/03/20225:12 SA(Xem: 2814)
Phương Hướng Của Nhân Loại Chứng Kiến Ukraine Đang Bị Đe Dọa

THIỀN GIẢ HARARI:
PHƯƠNG HƯỚNG CỦA NHÂN LOẠI
CHỨNG KIẾN UKRAINE ĐANG BỊ ĐE DỌA

(Thích Vân Phong biên dịch)

(Yuval Noah Harari argues that what’s at stake
in Ukraine is the direction of human history)

 

Thiền giả Yuval Noah Harari
Thiền giả Yuval Noah Harari

Trọng tâm của cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Ukraine, một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, một thắc mắc cơ bản liên quan đến bản chất của lịch sửbản chất của nhân loại: Sự thay đổi có thể xảy ra? Liệu bản thân con người có thể thay đổi cách ứng xử? hay rốt cuộc lịch sử chỉ là luôn luôn lặp đi lặp lại, với nhân loại mãi mãi bị lên án bởi tái hiện các bi kịch trong quá khứ mà không làm gì để thay đổi cả những trang trí bề ngoài?

Trong khi một trường phái tư tưởng lại phủ nhận triệt để khả năng chuyển hóa nhân loại. Theo trường phái này, thế giới tuân thủ theo Luật Rừng, nơi các loài mạnh được yếu thua, nhai tươi nuốt sống lẫn nhau và sức mạnh lực lượng vũ trang quân sự là phương tiện duy nhất ngăn chặn một quốc gia này đánh bại một quốc gia khác. Lịch sử đã là như thế và sẽ mãi mãi cứ tiếp tục như vậy. Những ai không tin vào Luật Rừng sẽ không chỉ bản thân sống trong ảo hóa, mà còn khiến sự tồn tại của chính mình lâm nguy. Họ sẽ không thể tồn tại.

Một trường phái tư tưởng khác lại khẳng định rằng, quy luật cạnh tranh sinh tồn đúng là rất phổ biến, nhưng không phải là một quy luật tự nhiên. Chính nhân loại đã tạo ra nó và như vậy con người có thể chuyển hóa nó. Ngược với những quan niệm sai lầm đang tồn tại, theo các bằng chứng khảo cổ học lâu đời nhất không thể phản bác, hoạt động chiến tranh có tổ chức chỉ xảy ra vào khoảng 13.000 năm trước Tây lịch.  Ngay cả sau niên đại này, trong nhiều khoảng thời gian lâu xa, khó tìm thấy các dấu tích khảo cổ về chiến tranh. Ngược hẵn với "trọng lực" (một quy luật tự nhiên), chiến tranh không phải là một sức mạnh vốn có của thiên nhiên. Sự tồn tại của chiến tranh, cường độ căng thẳng của chiến tranh phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ, kinh tế và văn hóa tiềm tàng. Khi các yếu tố này thay đổi thì chiến tranh cũng thay đổi.

Xung quanh chúng ta có nhiều bằng chứng cho sự thay đổi này. Trong vài thế hệ, vũ khí hạt nhân đã biến chiến tranh giữa các siêu cường quốc thành một nguy cơ tự sát tập thể điên khùng. Đây là điều buộc các quốc gia hùng cường nhất hành tinh phải tìm ra các phương tiện ít bạo lực hơn để giải quyết các xung đột. Nếu như các cuộc chiến tranh giữa các cường quốc, điển hình như Đệ nhị Thế chiến hay cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai (xảy ra trong khoảng thời gian từ 218 đến 201 trước Tây lịch giữa Carthage và Đế quốc La Mã tại Bắc Phi và Nam Âu) đã từng là một đặc điểm nổi bật trong phần lớn lịch sử, thì 70 năm gần đây chưa từng chứng kiến bất cứ một xung đột trực tiếp nào giữa các siêu cường quốc.

Trong cùng một giai đoạn, nền kinh tế thế giới, trước đây vốn dựa vào các nguồn tài nguyên, nay đã chuyển hướng dựa vào tri thức. Trước đây các nguồn tài nguyên chính là các tài sản vật chất, như mỏ vàng, nông nghiệp, các giếng dầu, hiện tại thì nguồn tài nguyên là tri thức. Nếu như dùng vũ lực để chiếm các mỏ dầu, thì lại không thể làm như thế với tri thức. Chính vì vậy, hiện nay việc chinh phục lãnh thổ mang lại lợi ích rất thấp.

ukraine mapCuối cùng, đã có một sự cải biến có tính kiến tạo diễn ra trong nền văn hóa toàn cầu. Trong lịch sử, một bộ phận lớn trong giới tinh hoa - ví vụ như thủ lĩnh của người Hun (những người dân du cư hay bán du cư trên lưng ngựa trong một liên minh lỏng lẻo ở khu vực Trung Á), người Viking (tên gọi dùng để chỉ những nhà thám hiểm, thương nhân, chiến binh, hải tặc đến từ bán đảo Scandinavia; lãnh thổ các nước Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Iceland và Phần Lan của khu vực Bắc Âu ngày nay) vào thời đại đồ đá muộn.), hay giới quý tộc La Mã - đã từng cho chiến tranh là sự tích cực. Từ Sargon Đại đế vùng Lưỡng Hà đến Nhà độc tài phát xít Ý Benito Mussolini, các nhà lãnh đạo thường tìm kiếm danh tiếng bất tử thông qua các cuộc chinh phạt (và các nghệ sĩ như Homer và Shakespeare hoan hỷ tuân theo những điều tưởng tượng ấy). Một số thành phần tinh hoa khác, như Giáo hội Thiên Chúa giáo, từng coi chiến tranh là xấu ác không thể tránh được.

Tuy nhiên, trong thời gian vài thế kỷ trở lại đây, lần đầu tiên thế giới được lãnh đạo bởi một bộ phận giới tinh hoa coi chiến tranh là xấu ác có thể tránh được. Ngay cả Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Donald Trump, chưa kể đến những vị lãnh đạo điều hành chính phủ như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đều là những chính trị gia khác hẳn với Attila Rợ Hung hay Alaric đệ nhất, vua của tộc Goth (tức các vị thủ lĩnh quân sự nổi tiếng Châu Âu thế kỷ thứ 5). Các chính trị gia đương đại (như Angela Merkel) nhìn chung lên nắm quyền nhờ việc nuôi dưỡng niềm tin trong công chúng vào ước mơ có được các cải cách quốc nội hơn là tiến hành các cuộc chinh phạt bên ngoài. Trong lúc đó, những cây đại thụ trong các lĩnh vực nghệ thuật và tư tưởng - từ danh họa Pablo Picasso đến nhà điện ảnh bậc thầy Stanley Kubrick - nổi tiếng đặc biệt là do đã miêu tả sự ghê rợn phi lý của chiến tranh, hơn là tôn vinh những kẻ gây nên chiến tranh.

Kết quả của tất cả những thay đổi này hầu hết là các nhà cầm quyền lãnh đạo quốc gia không còn coi chiến tranh xâm lược là một công cụ có thể dùng để thúc đẩy lợi ích và hầu hết các quốc gia chấm dứt việc ảo giác về việc chinh phục và thôn tính các quốc gia láng giềng. Sẽ là sai lầm khi tin rằng chỉ cần lược lượng vũ trang quân sự là có thể ngăn cản Barazil chinh phục Uruguay, hay Tây Ban Nha xâm lược Maroc.

Cuộc chiến xung đột Nga-Ukraine. Ảnh Dịch vụ Báo chí Bộ Quốc phòng Nga.APSự tàn phế của chiến tranh được xác định rõ trong nhiều số liệu thống kê. Từ năm 1945, tương đối hiếm có việc các biên giới quốc tế bị vẽ lại do một cuộc xâm lược, và không có một nước nào bị xóa sổ khỏi bản đồ do một cục xâm lăng từ ngoại bang. Dĩ nhiên là có nhiều cách xung đột khác, như nội chiến và nổi dậy. Tuy nhiên, ngay cả khi tính tổng cộng tất cả các nạn nhân của những cuộc chiến như thế trong 20 năm đầu thế kỷ 21, bạo lực chiến tranh khiến ít người chết hơn là nạn tự tử, tai nạn giao thông hay bệnh tật liên quan đến béo phì. Hiện nay thuốc súng ít người chết hơn là đường.

Tính chính xác của các số liệu này vẫn còn là đối tượng tranh luận trong giới học giả, nhưng điều quan trọng là phải nhìn xa hơn phép toán. Sự suy tàn của chiến tranh không chỉ là câu chuyện thống kê mà cũng là một hiện tượng tâm lý. Đặc điểm quan trọng nhất của nó là sự thay đổi lớn về ý nghĩa của thuật ngữ "hòa bình". Trong suốt thời gian lâu xa lịch sử nhân loại, "hòa bình" chỉ có nghĩa là "tạm thời lắng dịu chiến tranh".

Năm 1913, khi mọi người nói rằng đã có "hòa bình" giữa Pháp và Đức, thì điều ấy chỉ nghĩa là  hai quân đội Pháp và Đức đang trong trạng thái không trực tiếp đụng độ, nhưng tất cả đều hiểu rằng chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Trong những thập kỷ gần đây, nghĩa của "hòa bình" đã trở thành "sự bất khả thi của chiến tranh". Đối với nhiều nước trên thế giới, việc bị xâm lượcchinh phục bởi các quốc gia láng giềng đã trở nên gần như không thể tưởng tượng nổi. Tôi sống ở Trung Đông, vì vậy tôi biết rõ rằng có những ngoại lệ cho những xu hướng này. Nhưng việc xác định các xu hướng cũng quan trọng không kém việc chỉ ra các trường hợp ngoại lệ.

"Nền hòa bình mới" không còn là một rủi may về mặt thống kê của ảo giác của giới hippy. Nó đã rõ ràng nhất trong các ngân sách được tính toán một cách lạnh nhạt. Trong những thập kỷ gần đây, các chính phủ trên toàn thế giới đã cảm thấy đủ an toàn để chỉ dùng trung bình 6,5% ngân sách cho vũ trang và chi nhiều hơn hẳn cho giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội.

Chúng taxu hướng coi đây là điều hiển nhiên, nhưng thực ra đó là một điều mới lạ đáng kinh ngạc trong lịch sử nhân loại. Trong hàng nghìn năm, cho đến nay chi tiêu quân sự là khoản mục lớn nhất trong ngân sách của các Hoàng tử, các đại Hãn, các Quốc vươngHoàng đế. Hầu như họ không chi tiêu một xu nào cho giáo dục hay chăm sóc y tế cho đại chúng.

Sự tàn phế của chiến tranh không phải là kết quả cả phép mầu thần thánh hay từ sự thay đổi các quy luật tự nhiên. Nó là kết quả của việc nhân loại đã có những lựa chọn hoàn hảo nhất. Nó được cho là thành tựu chính trị và đạo đức vĩ đại nhất của nền văn minh hiện đại. Thật không may, trên thực tế bắt nguồn từ sự lựa chọn của nhân loại thì cũng có nghĩa là nó có thể bị đảo ngược.

Công nghệ, kinh tế và văn hóa tiếp tục chuyển biến. Sự trỗi dậy của vũ khí mạng, nền kinh tế do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển và các việc tái quân sự hóa nền văn hóa có thể mở ra một kỷ nguyên chiến tranh mới, tồi tệ hơn bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trước đây. Để tận hưởng hòa bình, hầu hết tất cả mọi người có những lựa chọn đúng đắn. Ngược lại, chỉ cần một bên lựa chọn không hoàn hảo có thể sẽ dẫn đến chiến tranh.

Đây là lý do Ukraine bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lược của Nga khiến tất cả nhân loại trên thế giới đều lo ngại. Nếu việc các quốc gia hùng cường ỷ thế xâm lấn các nước láng giềng yếu hơn một lần nữa lại trở thành quy chuẩn, các xảm xúc và hành vi trên toàn thế giới sẽ chuyển hóa. Hệ quả đầu tiên và rõ ràng nhất của sự quay trở lại Luật Rừng sẽ là sự gia tăng mạng chi phí quân sự với chi phí của tất cả những thứ khác. Số chi ngân sách đáng lẽ dành cho giáo viên, y tá và nhân viên xã hội sẽ được đầu tư vào xe tăng, tên lửa và vũ khí mạng.

Việc quay trở lại Luật Rừng sẽ bào mòn sự hợp tác toàn cầu trong các vấn đề như ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc hay kiểm soát các công nghệ tiềm ẩn nguy hiểm như trí tuệ nhân tạo (AI) và kỹ thuật di truyền (kỹ thuật gen). Thật không dễ dàng để cùng hợp tác với các nước đang chuẩn bị xóa sổ quốc gia bạn khỏi bản đồ. Khi biến đổi khí hậu và tăng tốc cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo, mối đe dọa xung đột vũ trang sẽ gia tăng hơn nữa, giam hãm chúng ta trong một vòng luẩn quẩn có thể dẫn đến toàn thể nhân loại đến chỗ diệt vong.

Phương hướng của lịch sử

Nếu bạn tin rằng thay đổi lịch sử là không thể và nhân loại chưa bao giờ rời khỏi khu rừng hoang dã, thì sự lựa chọn duy nhất còn lại là đóng vai thợ săn hay con mồi. Với sự lựa chọn như thế, hầu hết các nhà lãnh đạo muốn đi vào lịch sử như những thợ săn mồi đỉnh cao, và thêm tên tuổi của họ vào danh sách thê thảm những kẻ chinh phục nghiệt ngã mà những học sinh bất hạnh phải ghi nhớ để qua được các kỳ thi môn lịch sử.

Nhưng có thể được thay đổi? Luật Rừng có thể là một sự lựa chọn hơn là tất yếu? Nếu vậy, bất kỳ nhà lãnh đạo nào lựa chọn xâm lược các nước láng giềng sẽ có một vị trí đặc biệt trong ký ức nhân loại, tệ hơn nhiều so với Tamerlane (thủ lĩnh quân sự tàn bạo nổi tiếng (1336-1405), người sáng lập Đế quốc Tamurid ở vùng Ba Tư và Trung Á). Một kẻ bạo ác như vậy sẽ đi vào lịch sử với tư cách là người đã phá vỡ thành tựu vĩ đại nhất của chúng ta - lôi cuốn chúng ta trở lại khu rừng hoang dã ngay khi tự nghĩ rằng chúng ta đã thoát khỏi nó.

Tôi không biết điều gì sẽ xảy đến với Ukraine. Nhưng với tư cách là một sử gia, tôi tin vào khả năng chuyển hóa. Tôi không nghĩ đây là niềm tin vớ vẩn, mà đây là chủ nghĩa hiện thực. Điều duy nhất bất biến trong lịch sử nhân loại là sự chuyển hóa. Đây là điều mà chúng ta có thể học hỏi từ người Ukraine. Trong nhiều thế hệ, người Ukraine chỉ biết đến chế độ chuyên chế và bạo lực. Trong hai thế kỷ họ đã phải chịu đựng dưới chế độ chuyên chế Sa hoàng (cuối cùng đã sụp đổ trong cơn đại hồng thủy của Đệ nhất Thế chiến). Nỗ lực giành độc lập ngắn ngủi của nhân dân Ukraine đã nhanh chóng bị Hồng quân (RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

Sau đó, người Ukraine đã trải qua nạn đói khủng khiếp do chính sách "Holodomor hay cái chết tập thể vì nạn đói" (1932-1933), sự khủng bố của chế độ Stalin Bạo Chúa Khát Máu, sự chiếm đóng của Đức Quốc xã và nhiều thập niên bị đàn áp dã man dưới sự toàn trị hà khắc của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô. Khi sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự tan rã của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô, đã có mọi lý do để tin rằng nhân dân Ukraine sẽ một lần nữa đi theo con đường của chế độ chuyên chế tàn bạo, đó là những gì duy nhất mà họ đã biết được.

Nhưng họ đã có một sự lựa chọn khác. Bất chấp lịch sử, bất chấp tất cả những gian khó đói nghèo cùng cực và những trở ngại dường như không thể vượt qua, nhân dân Ukraine đã thiết lập được một nền dân chủ. Không giống như ở Nga và Belarus, tại Ukraine, các ứng cử viên đối lập đã liên tục thay thế những người đương nhiệm. Đối mặt với đe dọa của một chế độ ngả sang chuyên quyền vào những năm 2004 và 2013, đã hai lần nhân dân Ukraine nổi dậy để bảo vệ tự do. Nền dân chủ với nhân dân Ukraine là hoàn toàn mới mẻ. Cũng giống như "nền hòa bình mới" (của nhân loại từ hơn nửa thế kỷ qua). Cả hai đều mong manh và có thể không tồn tại lâu. Nhưng cả hai đều xảy ra và có thể bám rễ sâu. Những gì cũ hiện nay trước đây đã từng là cái mới. Tất cả đều phụ thuộc vào những lựa chọn của con người.  

Tác giả Tiến sĩ Yuval Noah Harari (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1976), triết gia, một nhà Phật học uyên thâm, một thiền giả thâm niên trong thực nghiệm thiền Vipassana, một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Đại học Tel Aviv...

Thiền giả Yuval Noah Harari là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Các bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thứctrí thông minh.

Tác giả Yuval Noah Harari

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: The Economist)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.