Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Đại Mới

30/08/201012:00 SA(Xem: 14936)
Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Đại Mới
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Tin và ảnh: Thuỳ ân (Lao Động)
blank
blank

Trong hai ngày 15-16.7, Học viện Phật giáo VN tại TPHCM tổ chức hội thảo khoa học quốc tế: "Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức". Đây có thể nói là cơ hội để các giới, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có thêm một cái nhìn về Phật giáo VN.

blankCác học giả Hoa Kỳ trao đổi với
các vị tăng lữ VN tại hội thảo.
85 bài tham luận của các đại biểu chủ yếu xoay quanh 4 chủ đề lớn: Phật giáo và những vấn đề toàn cầu, Tìm kiếm những giải pháp, Phật giáo và dân tộc, Phật giáo và kinh tế chính trị. Theo hoà thượng Thích Hiển Pháp - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo VN: Sự hiện diện tại hội thảo của hơn 60 giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu Phật học từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ các vị học giả-tăng lữ Việt kiều và trong nước bỏ qua những dị biệt về ý thức hệ và truyền thống đã cho thấy sự quan tâm đối với các vấn đề Phật giáo nói chung và hội nhập Phật giáo VN trong xu hướng toàn cầu hoá nói riêng.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Phật giáo VN có thể sẽ đóng góp gì cho VN trong thế kỷ 21? GS-TS Đỗ Quang Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - Viện KHXH VN cho biết khái quát: 

"Khi bước vào thế giới toàn cầu hoá, Phật giáo VN có lợi thế riêng: Dù trải qua những thế kỷ vàng son hay có lúc suy thoái, Phật giáo luôn gắn bó với dân tộc, tạo ra những yếu tính cơ bản cho văn hoá VN; và về phương diện tôn giáo, Phật giáo vẫn là thành tố quan trọng bậc nhất trong tâm thức tôn giáo của người Việt...

Về cơ bản, xu hướng nhập thế của Phật giáo VN đặc biệt từ giữa thế kỷ 20 cho tới ngày nay là hướng tới một đạo Phật dấn thân vì xã hội. Trong quá trình hiện đại hoá Phật giáo, chỉ riêng vấn đề hoạt động kinh tế nhưng phải giữ tính cách phi doanh lợi, giữ được cái thiêng hay tâm linh hoá các hoạt động nhập thế là điều không đơn giản...".

Còn theo ông Nguyễn Quốc Tuấn - một chuyên viên của Viện Nghiên cứu tôn giáo: "Cần có một giải pháp toàn diện cho sự phát triển Phật giáo VN. Cần có một khuynh hướng đổi mới cho Phật giáo VN thế kỷ 21 với mục đích bắt kịp những yêu cầu phát triển của xã hội VN, tuy nhiên, sự đổi mới vẫn phải dựa trên nền tảng của trên 2.000 năm lịch sử Phật giáo của đất nước".

Trong lá thư gửi tới hội thảo, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng cho rằng: "Hoà hợp đại chúng trên tinh thần từ bi hỷ xả, lục hoà, tôn trọng và khởi thiện tâm đối với nhaubản chất, truyền thống của Phật giáo, đồng thời cũng là một nhân tố căn bản tạo nên tinh thần đoàn kết nhân ái, hoà hiếu của dân tộc. Nhất định chúng ta phải cùng nhau bằng mọi cách phấn đấu để đạt đựơc sự đoàn kết hoà hợp trong nội bộ Phật giáo trong nước, giữa tăng ni Phật tử VN trong và ngoài nước, giữa Phật giáo VN với Phật giáo các châu lục...".

Có thể nói, điểm nổi bật nhất của hội thảo này là tinh thần cởi mở trong các cuộc đối thoại giữa các vị tăng lữ, Phật tử với các nhà nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước xung quanh các vấn đề Phật giáo, đặc biệt là một số vấn đề cấp bách của Phật giáo VN hôm nay. Có thể coi hội thảo như một bước khởi đầu cho quá trình tiếp tục gặp gỡ, thảo luận thân ái, hoà hợp, có trách nhiệm về Phật giáo nói chung và Phật giáo VN nói riêng. 

Thùy Ân ( Lao động)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.