Tư Duy Toàn Cầu: Nhiệm Vụ Chung

21/02/20194:05 SA(Xem: 3996)
Tư Duy Toàn Cầu: Nhiệm Vụ Chung
TƯ DUY TOÀN CẦU: NHIỆM VỤ CHUNG
Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tái bản từ Tạp chí EPA: Tạp chí về các quan niệm môi trường, quốc gia và toàn cầu, được xuất bản bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Washington D. C, tháng 09 / tháng 10, 1991, Số 4, tập 17.


anhchay-moitruong-001Các dự đoán khoa học về sự thay đổi môi trường là rất khó cho con người bình thường để hiểu một cách đầy đủ. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng lên và mực nước biển dâng cao, tỷ lệ ung thư gia tăng, gia tăng dân số rộng khắp, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên và sự tuyệt chủng của các loài vật. Hoạt động của con ngườimọi nơi đang nhanh chóng tiêu diệt các yếu tố chính của hệ sinh thái tự nhiên mà tất cả chúng sinh đều phụ thuộc vào đó.

Những sự phát triển đe dọa này thì rất mạnh mẽ riêng rất quyết liệt và đáng kinh ngạc, nói chung. Dân số thế giới đã tăng gấp ba lần riêng trong thế kỷ này và dự kiến sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba trong thế kỷ tới. Nền kinh tế toàn cầu có thể tăng lên 5-10 lần, bao gồm mức tiêu hao năng lượng, sản xuất carbon dioxide và nạn phá rừng. Thật khó tưởng tượng tất cả những điều thực sự xảy ra trong cuộc đời của chúng ta và trong cuộc sống của con cái chúng ta. Chúng ta phải xem xét toàn cảnh của sự đau khổ toàn cầu và suy thoái môi trường không giống như bất cứ điều gì trong lịch sử loài người.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, có những thông tin tốt rằng bây giờ chúng ta chắc chắn sẽ phải tìm cách mới để tồn tại cùng nhau trên hành tinh này. Trong thế kỷ này, chúng ta đã chứng kiến quá đủ về chiến tranh, đói nghèo, ô nhiễm, và khổ đau. Theo giáo lý Phật giáo, những điều đó xảy ra như là kết quả của sự thiếu hiểu biếtích kỷ, bởi vì chúng ta thường không nhìn thấy mối quan hệ thiết yếu chung của tất cả chúng sinh. Trái đất đang chỉ cho chúng ta những cảnh báo và chỉ ra rõ ràng về những ảnh hưởng to lớn và tiềm năng tiêu cực của hành vi sai lầm của con người.

Để chống lại những thực tiễn nguy hại này, chúng ta có thể dạy cho chính mình biết nhiều về sự tương thuộc lẫn nhau. Mọi người sinh ra đều muốn có hạnh phúc thay vì đau đớn. Vì vậy, chúng tôi chia sẻ một cảm giác cơ bản chung. Chúng ta có thể phát triển hành vi đúng đắn để giúp trái đất và cùng nhau dựa trên một động lực tốt hơn. Vì vậy, tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của việc phát triển một ý thức đúng đắn về trách nhiệm chung. Khi chúng ta được thúc đẩy bởi trí tuệtừ bi, kết quả hành vi sẽ đem lại lợi ích cho mọi người chứ không chỉ là những cá nhân hoặc vài thuận lợi trước mắt. Khi chúng ta có thể nhận ratha thứ những việc làm do thiếu hiều biết trước đây, chúng ta sẽ có được sức mạnh để giải quyết các vấn đề trong hiện tại.

Chúng ta nên mở rộng thái độ này để quan tâm đến toàn bộ môi trường của chúng ta. Theo nguyên tắc cơ bản, tôi nghĩ tốt hơn hết là nên giúp đỡ nếu có thể, và nếu bạn không thể giúp đỡ, thì ít nhất hãy cố gắng đừng gây tổn hại. Đây là hướng dẫn đặc biệt phù hợp khi chưa có nhiều hiểu biết về sự tương quan phức tạp của các hệ sinh thái đa dạng và độc đáo. Trái đất là ngôi nhà và là bà mẹ của chúng ta. Chúng ta cần phải tôn trọng và chăm sóc bà. Điều này ngày nay rất dễ hiểu.

Chúng ta cần kiến thức để chăm sóc bản thân, mọi phần của trái đất và cuộc sống trên đó, và các thế hệ tương lai nữa. Điều này có nghĩa là giáo dục về môi trường rất quan trọng đối với mọi người. Nghiên cứu khoa học và tiến bộ công nghệ là điều thiết yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống trong thế giới hiện đại. Nhưng quan trọng hơn vẫn là sự thực hành đơn giản để tìm hiểuđánh giá tốt hơn môi trường tự nhiên xung quanh ta, và chính bản thân ta cho dù chúng ta là trẻ em hay người lớn. Nếu chúng ta có một sự cảm kích thật sự dành cho người khác và không phạm phải những hành động của sự thiếu hiểu biết thì chúng ta sẽ chăm sóc Trái đất.

Theo nghĩa lớn nhất, giáo dục môi trường có nghĩa là học cách duy trì một lối sống cân bằng. Tất cả các tôn giáo đồng ý rằng chúng ta không thể tìm thấy sự hài lòng nội tại dài lâu  dựa trên những ham muốn ích kỷ và những tiện nghi vật chất. Thậm chí hiện nay chúng ta có thể có quá nhiều người mà trái đất không thể chịu đựng chúng ta lâu dài được. Tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta thực tập thưởng thức sự bình yên đơn giản trong tâm hồn. Chúng ta có thể cùng nhau chăm sóc và chia sẻ về trái đất, thay vì ráng sức sở hữu nó, phá hủy vẻ đẹp của cuộc sống trong tiến trình sở hữu này.

Các nền văn hoá cổ đại thích nghi với môi trường tự nhiên  có thể mang đến những hiểu biết đặc biệt về cấu trúc xã hội loài người để tồn tại cân bằng với môi trường. Ví dụ, người Tây Tạng đặc biệt quen thuộc với cuộc sống trên Cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn. Điều này đã phát triển thành một lịch sử lâu dài của một nền văn minh mà đã quan tâm để không áp đảophá hủy hệ thống sinh thái mong manh của nó. Người Tây Tạng từ lâu đã đánh giá cao sự hiện diện của động vật hoang dã như biểu tượng tự do. Một sự tôn kính sâu sắc đối với thiên nhiênrõ ràng trong phần lớn nghệ thuật và lễ lạc Tây Tạng . Sự phát triển tâm linh rất hưng thịnh bất chấp tiến bộ vật chất còn hạn chế. Cũng như các loài không thích ứng với những thay đổi môi trường tương đối đột ngột, văn hoá con người cũng cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sự sống còn. Vì vậy, học hỏi về những cách hữu ích của con ngườibảo vệ di sản văn hoá của họ cũng là một phần của việc học cách chăm sóc cho môi trường.

Tôi cố gắng thể hiện giá trị của một trái tim tốt. Khía cạnh đơn giản này của bản chất con người có thể được nuôi dưỡng thành sức mạnh to lớn. Với một trái tim tốt và sự khôn ngoan bạn có động lực đúng và tự động sẽ làm những gì thấy cần. Nếu mọi người bắt đầu hành động với lòng từ bi đích thực cho mỗi người, chúng ta vẫn có thể bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều này dễ dàng hơn việc phải thích nghi với những điều kiện môi trường nghiêm trọng và khó hiểu được dự đoán cho tương lai.

Bây giờ bằng sự xem xét chặt chẽ, tâm thức con người, trái tim con người, và môi trường là một mối liên kết không thể tách rời nhau. Theo nghĩa này, giáo dục môi trường giúp đưa đến sự hiểu biếtyêu thương; chúng ta cần tạo cơ hội tốt nhất chưa từng có cho hòa bình và sự tồn tại dài lâu.

Tái bản từ Tạp chí EPA: Tạp chí về các quan niệm môi trường, quốc gia và toàn cầu, được xuất bản bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Washington D. C, tháng 09 / tháng 10, 1991, Số 4, tập 17.
(dalailama.com)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.