Khí Hậu Trong Cơn Khủng Hoảng - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

31/08/201012:00 SA(Xem: 26365)
Khí Hậu Trong Cơn Khủng Hoảng - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

KHÍ HẬU TRONG CƠN KHỦNG HOẢNG

A Climate in Crisis - Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

 

Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển.

Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diệnnguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi. (Hình trên: Bảo Katrina tại vịnh Mễ Tây Cơ – courtesy NASA)

Loài người đã tiến vào một sự khủng hoảng môi trường nhanh chóng, tự tạo và đa phương diệnChúng ta đang ở tại thời điểm có một sự liều lĩnh nghiêm trọng về thả trôi tự mãn đến việc buông trôi sự hâm nóng địa cầu. Trong vấn đề này, trang website này được thiết lập như một nguồn giáo dục cho cộng đồng Phật giáo quốc tế. Nó bao gồm ba tiết mục. Tiết mục Khoa học theo đây giải thích những nguồn cội, những động lực và những hậu quả của khủng hoảng khí hậu. Tiết mục những Giải pháp diễn tả một số kỷ thuật và chính sách then chốt có thể giải quyết khủng hoảng. Một tiết mục đặc biệt của trang website quan tâm đến Tuệ trí Phật giáo trong sự liên hệ đến phạm vi cá nhân và sưu tập đến vấn đề khí hậu. Ba tiết mục sẽ được cập nhật một cách thường xuyên để cống hiến những tin tức nóng bỏng nhất. Trang website này có thể được dùng căn cứ vào sự ưa thích cá nhân. Nó có thẻ hấp dẫn hơn và hữu dụng hơn để so sánh ‘những phần nhỏ’ từ những tiết mục khác nhau.

Chúng ta đối diện với hội tụ những khủng hoảng - khí hậu, sinh thái, và tiến hóa – mà chúng là do loài người tạo ra. Nhà bác học Einstein lưu ý rằng những vấn nạn sẽ không được giải quyết trong cùng một tâm thức đã tạo nên chúng. Một mô hình chuyển dịch quan trọng có thể hiện ra từ một tổng hợp của khoa học ngoại tại của những hiện tượng và khoa học nội tại của tâm thức.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố [1]:

Trong một nhận thức, những phương pháp của khoa học và Phật học là khác nhau: sự khảo nghiệm của khoa học tiến hành bởi thí nghiệm, dùng những công cụ phân tích những hiện tượng ngoại tại, trái lại sự khảo nghiệm tư duy tiến hành bằng sự phát triển chú tâm tinh tế (thiền quán), rồi thì điều này được dùng trong thể nghiệm nội quán của kinh nghiệm nội tại. Nhưng cả hai cùng chia sẻ một căn bản dựa vào kinh nghiệm một cách mạnh mẽ. Nếu khoa học biểu tỏ điều gì ấy tồn tại hay không tồn tại, thế thì chúng ta phải công nhận điều ấy như một sự thật. Nếu một học thuyết được thử nghiệm và tìm thấy là đúng, chúng ta phải chấp nhận điều ấy. Giống như thế, Phật giáo phải chấp nhận những sự thật – cho dù chúng được tìm thấy bởi khoa học hay tìm thấy bởi tuệ giác nội quán. Nếu, khi chúng ta khảo nghiệm điều gì ấy, chúng ta tìm thấy lý dosự kiện chứng minh cho chúng, chúng ta phải chấp công nhận điều ấy là sự thật – ngay cả nó mâu thuẫn với sự giải thích của kinh điển đã dựa vào nhiều thế kỷ qua hay với một quan điểm hay khái niệm cũ kỷ đã khống chế từ lâu. Do thế, một thái độ căn bản được chia sẻ bởi Phật học và khoa học là chí nguyện tiếp tục sự tìm tòi thực tại bởi những phương tiện dựa vào kinh nghiệm và tự nguyện bất chấp sự ưng chuẩn hay lập trường lâu nay nếu sự nghiên cứu của chúng ta tìm thấy sự thật là khác biệt.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh [2] định rõ Bốn Chân Lý Cao Quý của Phật giáo như sau:

Chân lý thứ nhất của tứ diệu đế là sự hiện diện của khổ đau. Chân lý thứ hai là nguyên nhân của khổ đau. Chân lý thứ ba an lạc hạnh phúc là có thể. Chân lý thứ tư là có một con đường đưa đến hạnh phúc an lạcChúng ta hãy phân biệt giữa chân lý thứ nhất và chân lý thứ ba. Điều thứ nhất gọi là khổ đế hay dukkha, sự khổ đau. Điều thứ ba là diệt đế hay sukha, an lạc hạnh phúc. Chúng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta rất thường sai lầm sự tham dục hay thèm khát với an lạc hạnh phúc. Chúng ta không cần phải sợ hãi khổ đau; chúng ta có thể đối diện với nó. Nếu chúng ta lẫn tránh nó chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để chuyển hóa nó.

Sự khổ đau về khủng hoảng khí hậu do loài người tạo ra có một nguyên nhân dặc thù: nhiên liệu lỗi thời – kinh tế dẫn đường, với thành phần của nó về tích tập của tham dụcthói quen.

[1] Vũ trụ trong một nguyên tử đơn lẽ, Đức Đạt Lai Lạt Ma – 2005
[2] Nghệ thuật của quyền lựcThiền sư Nhất Hạnh – 2007

Tác giả, Tiến sĩ J. Stanley, là một cựu thủ lĩnh nhóm nghiên cứu tại Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh quốc và thành viên của Hàn Lâm Viện Khoa học Nữu Ước. Tiết mục Khoa học và Những giải pháp của trang website này được viết cho những độc giả thông thường. Xin hãy so sánh trích dẫn từ Plan: 3.0, Sự Huy động để Bảo vệ Nền Văn minh bởi Lester Brown, sáng lập viên Viện Thế giới quan sát (the Worldwatch Institute).

A Climate in Crisis
Tuệ Uyển chuyển ngữ
05-09-2009
http://www.ecobuddhism.org/science/climate/a_climate_in_crisis/

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.