Sự Giác Ngộ Của Đời Tôi

03/09/201012:00 SA(Xem: 7991)
Sự Giác Ngộ Của Đời Tôi

SAKYADHITA XI
HỘI NGHỊ NỮ GIỚI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI LẦN THỨ XI
blank
blank
SỰ GIÁC NGỘ CỦA ĐỜI TÔI

(CHAPTER OF MY LIFE)

LTS: Trong khuôn khổ Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Việt Nam, tối hôm qua 29-12 Ni sư Karma Lekshe Tsomo, chủ tịch Hội Sakyadhita, đồng Chủ tịch Ban tổ chức Hội nghị đã có buổi thuyết Pháp tại Hội trường chính. 
 

Với chủ đềChapter of my life- Sự giác ngộ của đời tôi”, Ni sư chia sẻ với đông đảo thính chúng nhiều điều thú vị trên con đường học Phật và thực hành lời Phật dạy…

blank
Ni sư Tsomo thuyết pháp với toàn đại biểu
blank
19 tuổi trở thành Phật tử
Chia sẻ với Đại biểu tham dự Hội nghị, Ni sư rất bất ngờ vì Hội nghị lần thứ 11 tại Việt Namchương trình thuyết PhápNi sư thấy vinh dự vì điều này. 
Mở đầu câu chuyện đi tìm sự tỉnh thức, giác ngộ của bản thân, Ni sư Tsomo cho biết khi mới 11 tuổi Ni sư đã nói với mẹ “con là một Phật tử”, lúc ấy thân mẫu của Ni sư không hiểu gì về lời nói của con trẻ. Và, Ni sư cũng chưa hiểu gì về bản chất cũng như làm thế nào để thành một Phật tử, “nhưng về sau tôi hiểu rằng đó là niềm tin tôn giáo của tôi đã có từ vô lượng kiếp”. 
blank
Hình Ni sư Tsomo lúc 11 tuổi
Cũng như mọi đứa trẻ khác, Ni sư được sinh sống và học tập tại Mỹ cùng với gia đình nhưng đến năm 19 tuổi Ni sư Tsomo bắt đầu nuôi tâm nguyện trở thành một Phật tử. “Lúc ấy tôi vừa tốt nghiệp Trung học và là một cô gái khá tinh nghịch. Xã hội Mỹ lúc đó rất rối ren, tại Việt Nam đang chiến tranh, tôi trở thành những người xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. “Thời điểm ấy, tôi thấy chán nản hết mọi thứ và bắt đầu chu du khắp các nước Châu Âu rồi đến Nhật Bản và sau đó tôi đến Việt Nam. Tôi ra Hà Nội vào Sài Gòn. Ở đây, tôi đã nghe tiếng súng nổ từ các vùng quê”. Ni sư Tsomo tâm sự.
Ni sư Tsomo đến Đức học tiếp và trở thành một ca sĩ vào những năm của thập niên 60, có những đĩa hát cùng với bạn bè. Nhưng, cuộc sống của một ca sĩ khá phóng khoáng cũng không làm một cô gái trẻ thấy vui. Lúc này, gia đình Ni sư là một gia đình đại tư bản, Ni sư có mọi thứ và nhiều con đường để lựa chọn của một người giàu có nhưng Ni sư lúc nào cũng cảm thấy bất an. Ni sư Tsomo bắt đầu tìm hiểu Phật giáo, ở trường chỉ có hai cuốn sách viết về tôn giáo trong đó có Phật giáo, sự thiếu thốn và niềm khát khao được học hỏi và thực nghiệm những lý tưởng cao đẹp choáng hết tâm trí. “thôi thúc tôi trở thành một Phật tử”, Ni sư tiếp tục những chuyến hành hương về vùng đất mang dấu ấn Phật: Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Nepal, Tây tạng…
blank
Lúc 19 tuổi, Ni sư đã trở thành Phật tử
Tôi đã từng làm mọi điều trong cuộc sống, gia đình tôi giàu có, tôi từng là một nghệ sĩ, làm một giảng sư nhưng tôi cảm thấy luôn bất an cho đến khi tôi trở thành một tỳ kheo Phật giáo.” Ni sư Tsomo chia sẻ.
Con đường giác ngộ
Cả quá trình tìm hiểu Phật giáo lâu dài, Ni sư Tsomo giác ngộ ra rằng “mọi người cũng đều trở thành Phật”, từ lý tưởng đến sự tỉnh thức, giác ngộ. Ni sư tìm đến Hàn Quốc để thọ tỳ kheo, đó là năm 1982. Ni sư lại tiếp tục cuộc tìm kiếm chính mình và tìm đến Đài Loan để học thêm về truyền thống Phật giáo Kim Cang thừatrải qua 6 tháng tại đây. Tiếp tục cuộc hành hương đến Tây Tạng, ở đây Ni sư bắt gặp những cuộc đời quá cơ cực, đặc biệtthân phận của phụ nữ nghèo. Họ không có cơ hội học tập, đời sống quá khó khăn và xa rời đời sống lý tưởng của một Phật tử. Ni sư bắt đầu nuôi ý tưởng thành lập Hội Sakyadhita nhằm giúp đỡ những phụ nữ nghèo được tu học, xuất gia trở thành “con gái của Đức Thế tôn”…
blank
Trước khi xuất gia, Ni sư Tsomo từng là ca sĩ và ra đĩa nhạc
Sakyadhita thành lập khi đó (1987) chỉ có vài người sinh hoạt cùng nhau và có cùng lý tưởng giúp đỡ những phụ nữ có cơ hội tu học, nâng cao kiến thức và phát triển khả năng của mình để phục vụ cho cộng đồng Phật giáoxã hội. Dần dần, Skyadhita thu hút được Nữ giới Phật giáo các quốc giatruyền thống Phật giáo khác nhau và đến với nhau vì sự tiến bộ, bình đẳng, từ bi và hòa bình cho nhân loại.
Tại buổi thuyết Pháp, Ni sư Tsomo đã thuyết giảng về sự phát nguyện Bồ Đề Tâm theo truyền thống Kim Cang thừa. Phát Bồ Đề Tâmphát nguyện tất cả chúng sanh đều là cha mẹ ta trong vô lượng kiếp luân hồi chúng ta cùng là cha mẹ, anh em với nhau. Nên chúng ta cùng phát khởi tâm từ bi yêu thương tất cả, thậm chí yêu thương luôn cả kẻ thù. Cầu nguyện cho chúng sanh, mọi người xung quanh ta thoát khỏi khổ đau, sống trong sự an lành và tình yêu thương.
blank
Vào năm 1982, Ni sư đã trở thành Tỳ kheo Ni tại Hàn Quốc
Ni sư đã hướng dẫn đại chúng thực tập tọa thiền buông thư tại chỗ và phát khởi tâm từ: “mọi chúng sanh quanh chúng ta trong vũ trụ được thoát khỏi khổ đau, khi chúng ta phát khởi tình yêu thương dành cho tất cả mọi người, ở đó là gốc rễ của tâm từ. Khi ấy tâm chúng ta trở thành tâm vô ngã và đó chính là tâm Bồ tát”. 
Kết thúc buổi thuyết Pháp, Ni sư Tsomo khuyên rằng, trước khi làm việc gì cũng nên dành vài phút để lắng nghe tâm mình, tìm sự bình an. Nếu không biết lắng lòng, sự giận dữ sẽ đốt đi cả một rừng công đức nên mỗi ngày hãy tập thực hành khởi tâm Bồ đềhồi hướng công đức cho mọi chúng sanh.
 
Bài: H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn
(giacngo.vn)
12-29-2009 11:45:32
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.