Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người tu sĩ xin nhìn lại” của thầy Thích Trung Hữu.

21/07/20185:08 CH(Xem: 5476)
Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người tu sĩ xin nhìn lại” của thầy Thích Trung Hữu.

VÀI SUY NGHĨ VỀ  BÀI VIẾT
“NGHĨ VỀ BÀI VIẾT NGƯỜI TU SĨ XIN NHÌN LẠI”
CỦA THẦY THÍCH TRUNG HỮU.

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

hoa sen 0135Bài viết NGƯỜI TU SỸ XIN NHÌN LẠI của Thiện Đức-Nguyễn Mạnh Hùng đã đăng trên trang web  Thư Viện Hoa Sen từ năm 2015, nêu những điều mà tác giả với tư cách một cư sĩ tại gia đã ưu tư trăn trở trước thực trạng của Phật giáo nước nhà hiện nay. Bài viết phản ảnh một cách trung thực những gì nghe, thấy và cảm nhận từ một người phật tử luôn quan tâm đến tiền đồ của đạo pháp nước nhà. Có lẽ những điều mà tác giả Thiện Đức nêu trong bài viết đã đành động đến tâm tư của rất nhiều Tăng-Ni và cũng là một hồi chuông (dù lẻ loi) cảnh tỉnh cho một số vị tu sĩ đang vướng vào. Cho nên mặc dù không có bài viết phản hồi nào nhưng tôi nghĩ có lẽ những điều mà tác giả Thiện Đức nêu trong bài viết đã có tác dụng như một hồi chuông cảnh tỉnh (dù lẻ loi!).  Mãi cho đến tháng 7/2018 mới xuất hiện bài viết trên trang nhà Thư Viện Hoa Sen vơí tựa đề NGHĨ VỀ BÀI VIẾT”NGƯỜI TU SĨ XIN NHÌN LẠI” của thầy Thích Trung Hữu.

Đọc bài viết của thầy Thích Trung Hữu, dù chỉ là một cư sĩ tại gia tôi cũng thấy buồn. Buồn vì một bài viết của một Tăng sĩ là đối tượng trong bài viết mà Thiện Đức đề cập đến lại có một bài viết phản biện (hay phân trần) thiếu thuyết phục đến thế!

Một cách khách quan phải nhìn nhận rằng trong tất cả các vấn đềThiện Đức nêu ra trong bài viết là hoàn toàn chính xácphản ảnh trung thực thực trạng của Phật giáo nước nhà. Đồng thời nói lên tâm tư và nguyện vọng của hàng phật tử tại gia thiết tha cho tương lai của đạo pháp chứ không hề “do Thiện Đức là một phật tử tại gia cho nên cái nhìn về Phật giáo nói chung và tăng ni nói riêng không khỏi có phần chưa được thấu đáo..” như thầy Trung Hữu nói.

Xin được phép đi lần lượt từng vấn đềcư sĩ Thiện Đức (TĐ) đề cập và lời phân trần, giải thích của thầy Thích Trung Hữu (TH)

1.Đây là lời của thầy TH : “Trước hết phải thừa nhận rằng những vấn đề mà Thiện Đức đề cập như “tu sỹ dùng y áo và đồ dùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài LoanTrung Quốc,… không tập sống trong giản dị mà cứ chạy theo xe ô tô xịn, điện thoại đắt tiền, xe máy sang, tượng Phật quý hiếm… bằng tiến sỹ hay có chức rất to, thậm chí chức lớn trong Giáo hội Phật giáo…” là có thật mà bậc xuất sỹ cần phải tránh xa. Tuy nhiên cũng có những vấn đề mà nếu không phải là người trong cuộc thì không thể nào hiểu hết được”.( hết trich)

Xin thưa rằng nếu vấn đề mà TĐ đặt  ra và thầy TH đã công nhận là đúng thì tại sao phải nói thêm là “nếu không phải là người trong cuộc thì không thể nào hiểu hết được”! Tại sao lại như thế, chẳng lẻ có điều gì khuất tất ở đậy sao? .

Thầy TH: “Thiện Đức cho rằng, “Mục đích tối hậu của người tu là đắc đạo, là giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử trầm luângiải thoát khỏi phiền não. Người xuất sỹ dành trọn đời mình quyết chí xuất gia cũng chỉ để đắc đạo mà thôi… Thực tập tối quan trọng, dành thời gian để thực hành lời Phật dạy là tối quan trọng. Có thực tập mới có kết quả, mới có chứng đắc”. Điều này không có gì là sai, thậm chí là rất đúng. Nhưng Thiện Đức nghĩ rằng đắc đạo đơn giản lắm hay sao? Thời Đức Phậtchư tăng không làm gì cả ngoài việc thiền quán, còn ngày nay tăng ni làm gì có đủ điều kiện thuận lợi như thế. Xã hội Ấn Độ cổ đại người ta không yêu cần tu sĩ phải làm gì hay đóng góp gì cho xã hội. Nhưng ngày nay tu sĩ chỉ ăn rồi ngồi thiền hoặc tụng kinh, liệu xã hội có chấp nhận không? Người tu ngày nay phải làm rất nhiều thứ về từ thiện, giáo dục… Không có lĩnh vực xã hội nào mà tăng ni không tham gia hoạt độngphục vụcống hiến. Ấy vậy mà còn bị coi là thành phần ăn bám xã hội, là ngồi mát ăn bát vàng. Nếu người tu không làm gì hết như chư tăng thời đức Phật thì còn bị xã hội coi là gì nữa?” ( hết trích)

Nếu thầy TH nghĩ rằng chư Tăng thời Đức Phật là không làm gì cả ngoài việc thiền quán còn chư Tăng bây giờ không đủ điều kiện thuận lợi như thế vì chư Tăng bây giờ không có lãnh vực xã hội nào mà không tham gia…Bạch thầy, sao lại nghĩ thế thầy nhĩ, chư Tăng thời Đức Phậtchư Tăng bây giờ cách nhau 26 thế kỷ rồi, về điều kiệnphương tiện tu tập thì chư Tăng bây giờ phải thuận lợi nhiều hơn chư Tăng thời Đức Phật mới phải chứ?! Thầy chỉ đem những pháp phương tiện như từ thiện, xã hội…ra để thấy mình không thuận tiện trong việc tu trì thì thật là phiếm diện, phải chi thầy nói chư Tăng thời Đức Phật thuận tiện vì có Đức Thế Tôn trực tiếp dạy dỗ còn chư Tăng bây giờ không có phước duyên đó thì chúng con tâm phục, khẩu phục biết dường nào!

Thầy TH lại  nói tiếp: “Những bật xuất sỹ như chúng tôi cũng muốn dành thời gian tu hành để đắc đạo lắm chứ, nhưng chúng tôi có được quyền làm theo ý muốn mình đâu. Vừa xếp chân ngồi thiền thì chính quyền “alo” xin thầy 500 kg gạo cho người nghèo. Vừa cầm xâu chuỗi thì có phái đoàn đến vận động cứu đồng bào bị thiên tai. Và còn không biết bao nhiêu thứ khác. Mà thứ nào cũng không thể không làm. Không làm thì nói tu mà sao không có lòng từ bi, tu mà sao không buông xả, không giúp đỡ ai”. ( hết trích)

Kính bạch thầy, đoạn văn nầy cư sĩ chúng con thấy không ổn tý nào thưa thầy TH, thầy lại không minh định được đâu là cứu cánh và đâu là phương tiện rồi! Chẳng lẽ quý thầy lại bận rộn đến nỗi “Vừa xếp chân ngồi thiền thì chính quyền “alo” xin thầy 500 kg gạo cho người nghèo. Vừa cầm xâu chuỗi thì có phái đoàn đến vận động cứu đồng bào bị thiên tai..”  Nói thế thì chẳng lẽ chính quyền liên tục a lô xin gạo cho người nghèo hay sao,  mà gạo đâu trong chùa có nhiều mà chính quyền hay a lo xin vậy?. Các phái đoàn cứ liên tục đến vận động cứu trợ hay sao mà không có thời giờ ngồi thiền hay lần chuổi niệm Phật. Họ làm như chùa là một tổ chức từ thiện không bằng! Thầy nói không làm thì họ nói tu sao không có lòng từ bi.., chẳng lẽ thầy cũng hiểu  ý nghĩa của TỪ BI cũng như họ nghĩ sao?!

Thực hành các pháp phương tiện là việc cần thiết để trợ duyên cho việc tu trì, Chúng con thiết nghĩ rằng chư Tăng-Ni xuất gia tu hànhphát tâm THƯỢNG CẦU PHẬT ĐẠO, HẠ HÓA CHÚNG SANH. đó cũng là mục đích tối hậu mà bất kỳ vị tu sĩ nào cũng lấy chí nguyện  đó để hành hoạt. còn nếu vì những pháp phương tiện như từ thiện, xã hội… mà đánh mất  đường đến “bảo sở” thì đáng tiếc lắm thay!

Khi TĐ đề cập đến việc xây chùa là bổn phận của cư sĩ thì thầy TH có ý kiến  như thế nầy: “Nói phật tử xây chùa… nhưng có được mấy phật tử làm phận sự hộ pháp của mình? Tôi biết nhiều chùa nghèo đến nỗi mái dột cột xiêu, đi vận động khắp nơi mà vẫn không đủ kinh phí để sửa. Những lúc như thế có thấy cư sĩ nào tới hộ pháp xây chùa đâu. Hơn nữa, phật tử xây chùa cũng đâu phải ủng hộ một cách bình đẳng theo nhu cầu của các chùa mà chỉ ủng hộ những chùa nào, thầy cô nào nổi tiếng mà thôi. Cho tôi mạo muội hỏi một câu, “cư sĩ Thiện Đức quy y với ai, đi chùa nào và cúng chùa nào?” Tôi nghĩ thầy quy y của Thiện Đức chắc không thể là một người vô danh trong Phật giáo? Đó là chưa kể phật tử mà đứng ra xây chùa cho thầy cô ở thì họ cũng không coi thầy cô ra gì. Các thầy cô làm gì họ đều quản lýyêu cầu chuyện này được làm, chuyện kia không được làm. Thậm chí nên tụng kinh gì, tụng ngày mấy thời” ( hết trích)

Kính bạch thầy, nếu thầy nghĩ như thế thì thật là tội cho hàng cư sĩ tại gia chúng con quá. Suy cho cùng tất cả các ngôi già lam, phạm vũ dù bằng cách nào đi nữa đều cũng được xây dựng bởi sự phát tâm của đàn na tìn thí chứ thầy nói là do đâu mà có? Rồi khi họ cúng tiền làm chùa thì họ lại coi thầy cô không ra gì!. Sao mà tệ hại như thế nhỉ, sao quý thầy không thể hiện vai trò của bậc chúng trung tôn để giáo hóa chúng sanh mà để xảy ra nông nỗi  như thế?

Xây chùa đắp tượng là tạo thiện nghiệp, nhưng con thiết nghĩ xây chùa với mục đích chính là để có nơi trang nghiêm để cho tứ chúng đồng tu, thờ phượng chư Phật, chư  Tổ và có nơi để  phật tử chiêm bái lễ lược thể hiện đức tin kính tín Tam Bảo,  ngoài mục đích đó ra nếu chùa to, phật lớn mà không có nguồn sống phật pháp thì không đem lại lợi lạc gì cho chúng sanh cả!

Thầy TH nói tiếp “Tôi trân trọng tình cảm của Thiện Đức dành cho Phật pháp, nhưng nói thì dễ còn làm thì khó. Phê bình người khác thì dễ còn tự mình làm mới khó. Đó là lý do tại sao không phải ai cũng đi tu làm xuất sỹ được. Những giải thích của tôi trên đây chỉ là một vài ý tiêu biểu gọi là, những ý khác có thể theo đó mà suy ra. Cho đến khi nào Thiện Đức đi tu như các thầy thì mới có thể có cái nhìn chân xác” ( hết trích).

Kính bạch  thầy, tại sao phải là đi tu mới có cái nhìn chân xác? Hàng tại  gia phật tử chúng con cũng là hai trong tứ chúng đệ tử của Đức Phật, ngoài bổn phận thúc liễm thân tâm, tu trì theo  chánh pháp còn có bổn phận hộ trì chánh pháp. Thế nên từ ưu tư trăn trở những điều mắt thấy tai nghe về những hành vi  làm lệch lạc giáo pháp, gây ảnh hưởng không tốt cho ngôi nhà Phật giáo, góp phần làm suy vi đạo pháp  thì cũng cần bày tỏ trong tinh thần xây dựng, khiêm cung và chí thành là điều cần làm, chứ sao phải cứ là đi tu như các thầy mới có cái nhìn chân xác được?! Như thế thì hóa ra những điều cư sĩ TĐ trình bày là hư dối sao?

Câu chuyện cuối bài về Hòa thượng TT mà thầy TH đưa ra để làm ví dụ con cũng thấy cũng không ăn nhập gì đến nội dung câu chuyện cả.

Trong bài viết “Người tu sỹ xin dừng lại” của cư sĩ T Đ mặc dầu nói lên những sự thật rất đau lòng đang xãy ra trong một bộ phận tăng sĩ (không phải là tất cả) đang sa vào cuộc sống thụ hưởng không đúng lời Phật dạy, hoặc đang nhầm lẫn giửa cứu cánhphương tiện nên không định vị được con đường chánh pháp để dẫn dắt hàng phật tử tại gia là một thực trạng đau lòng cho ngôi nhà Phật giáo nước nhà hiện nay, nhưng “lời thật mất lòng” đã làm chạnh lòng quý thầy. Thiết nghĩ bài viết của TĐ luôn dùng văn phong khiêm hạ, cung kính để bày tỏ tinh thần xây dựng, hộ đạo thiết tha của một phật tử tại gia thì cũng cần được quý ngài lắng nghe để  phản quan tự kỷ, nhìn lại con đường hành đạo của chính mình. Từ đó nếu cần sẽ chấn chỉnh thanh quy, nghiêm trì giới luật, lý sự dung thông, áp dụng tinh thần tùy duyên bất biến để tu trì và hành hoạt là đã góp phần quang huy cho  Phật giáo nước nhà trong giai đoạn hiện tại.

Bài này con viết cũng chỉ với tâm nguyện bày tỏ những ưu tư, trăn trở của một người phật tử tại gia có bổn phận với tiền đồ Phật giáo nước nhà, muốn đóng góp một phần nhỏ bé để xây dựng ngôi nhà chánh pháp được trường tồn, Nếu những lời con trình bày trên đây có làm  Chư Tôn Đức và nhất là thầy Trung Hữu lấy làm buồn lòng thì con xin chí thành đảnh lễ sám hối.

Nam mô hoan hỷ tạng bồ-tát maha tát

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

Thư Viện Hoa Sen

 

Bài liên hệ:

Nguời tu sỹ xin nhìn lại (Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng)
Nghĩ về bài viết “người tu sĩ xin nhìn lại (Thích Trung Hữu)
Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người tu sĩ xin nhìn lại” của thầy Thích Trung Hữu.(Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7164)
06/06/2019(Xem: 13952)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.