Phật đổ mồ hôi

14/08/20191:00 SA(Xem: 5533)
Phật đổ mồ hôi

PHẬT ĐỔ MỒ HÔI  
Paulus Của

chuyen xuaĐọc một truyện xưa để nghĩ tới chuyện đời nay.  So sánh người cầm quyền xưa với người có thế lực đời bây giờ. Sách xưa có vài chỗ  từ ngữ và cách nói xưa, tôi mạn phép giải thích  cho dễ hiểu. (Nguyễn Văn Sâm)

tiếng đồn tượng phật ở chùa Biện Châu đổ mồ hôi, ai nấy đua nhau đi coi, kẻ cúng món này, người dâng món khác, lễ vật đầy đàng[1]; nhứt là đờn bà thì có nhiều người đem hàng giẻ[2] chặm mồ hôi để may áo cho con, lấy làm linh thính[3]: con bận đặng áo ấy thì sức mạnh, bình yên[4].

Quan phủ sở tại cũng lật đật đem vàng bạc tới cúng; bà phù lại làm chay. Bởi đó các quan văn võ, làng xóm cùng các người buôn bán, rùng rùng[5] đem tiền bạc tới cúng, dật diều đàng sá[6], giành nhau sợ mình cúng sau. Quan phủ cho người đi coi, ai cúng bao nhiêu đều biên vào sổ. Cách mươi bữa người dạy đóng cửa chùa, nói rằng Phật hết đổ mồ hôi, không can chi phải cúng nữa[7]. Tính trong ngày người ta cúng dư muôn, quan phủ dạy đem hết vào kho, để mà phát cho quân lính.

Ấy quan phủ thấy người ta có thói đua nhau[8] đem tiền bạc mà làm chuyện vô ích, thì người dùng chước thâu trữ[9], để mà làm việc có ích[10]. ( Chuyện Giải Buồn trích chuyện thứ 7)

 



[1] Lễ vật đầy đàng: Cách nói xưa, đồ cúng thiệt nhiều.

[2] Hàng giẻ: Vải vóc nói chung.

[3] Linh thính: Linh thiêng.

[4] Sức mạnh, bình yên: Sởn sơ, không bị tai nạn, bịnh hoạn…

[5] Rùng rùng: Cùng nhau đến rất đông.

[6] Dật dều: Đông đúc, tấp nập. Génibrel không có từ nầy mà có từ dập dều: foule, đám đông, nghĩa bóng là abondance, nhiều, đông đúc như nghĩa và cách nói trong truyện Kiều: Dập dìu 習燿 tài tử giai nhân.  Dật dều đàng sá: Đầy đường người là người. HTC, trong tự điển viết là dật diều giải thích: Bộ tới lui đông đảo.

[7] Không can chi phải cúng nữa: Không cần thiết, chẳng việc gì phải cúng nữa.

[8] Có thói đua nhau:thói xấu là tranh nhau, thấy người khác làm thì mình làm hơn người ta mới chịu.

[9] Thâu trữ: Thâu góp để lưu trữ. Đây có nghĩa là nộp vaô ngân quỹ nhà nước.

[10] Để ý câu quan trọng nầy, ông phủ xưa lợi dụng lòng mê tín của người dân để làm chuyện có ích.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2019(Xem: 11868)
27/01/2019(Xem: 6583)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).