Trung Quốc xây cao tốc biên giới, bệ phi đạn, chuẩn bị đánh Việt Nam

28/09/20195:00 CH(Xem: 28524)
Trung Quốc xây cao tốc biên giới, bệ phi đạn, chuẩn bị đánh Việt Nam
Lời Ban Biên TậpCư sĩ là thành phần đông đảo trong hai hàng đệ tử của đức Phật. Do đó, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình còn có bổn phận và trách nhiệm hộ trì Phật Pháp đối với đạo và hộ quốc an dân đối với quốc gia. Trong lịch sử Việt đã cho thấy bổn phận và trách nhiệm của người Phật tử đã là một lực lượng đông đảo chống lại sự xâm lược của phương Bắc nhằm bảo vệ chủ quyền độc lập trọn vẹn biên cương lãnh thổ.

Chủ nghĩa bá quyền Đại Hán với âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung quốc là chuyện từ nghìn năm và đang tiếp diễn đến ngày nay.

Hiện tại chúng đã bao vây trọn vẹn biển Đông và ở biên giới phía Bắc đang chuẩn bị đưa binh lực tràn qua biên giới để tấn công Việt Nam một lần nữa. Đó là nhận định của nhà phân tích chiến lược David Archibald trong bài viết nhan đề “Advice for Our Vietnamese Friends on China” (Lời Khuyên Gửi Các Bạn Việt Nam Của Tôi về TQ) đăng trên tạp chí American Thinker ngày 27/9/2019.

Thực sự Tổ quốc Việt Nam đang lâm nguy, người Phật tử không được quyền rửng rưng, vô cảm, và thờ ơ. Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen là những Phật tử đồng thời là con dân của nước Việt nên chúng tôi chưa biết làm gì hơn là truyền đạt thông tin này đến tất cả mọi người dân yêu nước.


TRUNG QUỐC XÂY CAO TỐC BIÊN GIỚI,
BỆ PHI ĐẠN, CHUẨN BỊ ĐÁNH VIỆT NAM
Nguyên tác: Advice for Our Vietnamese Friends on China by David Archibald (American Thinker)
Bản dịch Việt: Việt Báo

trung quốcTrung Quốc chuẩn bị đưa binh lực tràn qua biên giới để tấn công Việt Nam một lần nữa.

Đó là nhận định của nhà phân tích chiến lược David Archibald trong bài viết nhan đề “Advice for Our Vietnamese Friends on China” (Lời Khuyên Gửi Các Bạn Việt Nam Của Tôi về TQ) đăng trên tạp chí American Thinker ngày 27/9/2019. Sáu đây là bản dịch các đoạn văn quan trọng về cuộc chiến sắp tới TQ đang chuẩn bị tấn công VN.
 

Bây giờ hãy nhìn từ quan điểm TQ. Trong tận cùng, TQ muốn thống trị thế giới. Trở ngại lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong thời gian gần, TQ muốn chiếm hai chuỗi quần đảo phía đông chạy tới phía đông TQ: [chuỗi đảo] phía trong từ Okinawa chạy tới Philippines và phía ngoài chạy dài tới Guam. TQ muốn làm chủ mọi thứ trong Biển Đông và có khả năng cấm tất cả Hải quân các nước không cho đi ngang qua đó. Đó là mục tiêu ngắn hạn. Để tới mục tiêu đó, TQ đã xây một căn cứ trưc thăng trên đảo Nanji Islands, vùng thuộc TQ kiểm soát gần nhất tới đảo Senkaku Islands, nơi Nhật kiểm soát. Căn cứ này sẽ tái tiếp nhiên liệu cho trực thăng trên đường tấn công Senkakus.
 

Để xâm chiếm Việt Nam, TQ đã xây một căn cứ lớn, cách 10 kilomet tới biên giới VN, ở tọa độ 24° 24’ N, 106° 42’ E với các nhà kho và dãy nhà quân đội với diện tích các mái nhà rộng tới 50 acres. Nơi này để che giấu các đơn vị xe tăng và pháo binh TQ không bị vệ tinh nhìn thấy, và các đơn vị này vận chuyển tới căn cứ này ban đêm. TQ cũng dựng các bệ pháo binh dọc biên giới. Và một dặm phía đông bắc khu nhà quân sự lớn này, TQ đã xây các tòa nhà chiếm diện tích khu vực rộng 8  acres, trông như các tòa nhà này sẽ chứa các dàn phi đạn IRBM (ghi chú của người dịch: intermediate-range ballistic missile (IRBM) is a ballistic missile with a range of 3,000–5,500 km – phi đạn đạn đạo tầm trung có tầm bắn xa 3,000–5,500 km) được đưa tới biên giới để sửa soạn tấn công. Như thế sẽ tối đa hóa tầm bắn nhắm vào dọc bờ biển VN. Rút kinh nghiệm bài học tiếp vận [quân nhu, chiến cụ] từ cuộc chiến năm 1979, TQ đang xây một xa lộ cao tốc dài 50 dặm từ phía nam thành phố Chongzuo tới thị trấn biên giới của VN là Po Thiung. Hình ảnh chụp từ vệ tinh của Planet Labs cho thấy xa lộ này chưa hoàn tất; khi xa lộ này chưa xây xong, dự kiến TQ sẽ chưa tấn công VN.
 

Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh trên bờ Hoa Lục phía nhìn sang Eo Biển Đài Loan (Taiwan Strait) không thấy chuẩn bị nào cho một trận đánh vào Đài Loan. Không có gì trông như một bệ đáp trực thăng hay một bệ cho dàn  phóng phi đạn. Và nơi này [Đài Loan] được tin là trận đánh khó nhất của TQ. Chủ tịch Nước TQ Tập Cận Bình từng tuyên bố quân đội TQ phải sẵn sàng chiếm Đài Loan vào năm 2020, nhưng không thấy mảng đất nào đào lên và không tảng bê-tông này đặt xuống để chuẩn bị cho trận đánh? Trông có vẻ như chiến thuật cổ điển giương Đông kích Tây. Quân lực TQ sẽ trải quá mỏng nếu tấn công Đài Loan trong khi họ làm mọi thứ cần để có một kết quả thành công. Đài Loan có thể thoát trận chiến này. Nếu không bị tấn công quân sự, Đài Loan nhiều phần chỉ chờ xem. Nhiều phần TQ sẽ tấn công dàn radar Đài Loan trên đỉnh núi Leshan (Taiwan’s phased array radar on top of Mt. Leshan), nơi có thể thấy tất cả các hoạt động trên bầu trời Hoa Lục xa 5,000 km.
 

CSTQ đang kích động cuộc chiến đối với dân của họ về Hán tộc ưu việt về chiến tranh, với các mục tiêu tuyên truyền sẽ – trả thù Nhật Bản vì bị cai trị tàn ác thời Đệ Nhị Thế Chiến, chứng minh TQ sẽ đánh bại Mỹ, và sẽ cai trị các nước phía nam như thuộc quốc. Tấn công đồng  chủng TQ trên Đài Loan sẽ là một thông điệp phức tạp và không ai muốn chết cho chủ nghĩa cộng sản nữa. Đài Loan có thể bị bao vây, rồi phong tỏa tớo chết đói để buộc đầu hàng, nếu phần cuối kế họach TQ sắp xếp cho cuộc chiến.
 

Có 2 lý do vì sao TQ nhiều phần sẽ đánh VN trong cuộc chiến kế tiếp. Một lý do là sẽ cho bộ binh TQ một vai trò trong cuộc chiến mà tất cả hào quang dự kiến có thể trao hết cho Hải quân và Không quân. Lý do thứ nhì sẽ buộc VN rút binh ra khỏi 17 căn cứ trong Biển Đông. Các nước khác, kể cả Malaysia và Brunei, đều có các căn cứ ở Biển Đông, nhưng VN đặt bin lực hùng hậu nhất trong việc bảo vệ các căn cứ nơi đây. Các lực lượng thủy bộ TQ nhiều phần sẽ bị tổn thương khi tìm cách chiếm các đảo này. Nếu TQ thành công trong việc chiếm vùng phía Bắc VN, nhiều phần sẽ buộc VN rút khỏi các căn cứ trên các đảo để làm điều kiện trao đổi các nơi [phía Bắc] bị chiếm.
 

VN sẽ là quốc gia duy nhất trong phía Đồng Minh [với Hoa Kỳ] trong một cuộc bộ chiến chống TQ. Nếu phía VN giúp thêm hay đề nghị giúp thêm và được xem như giúp Mỹ trong Trận Chiến Trên Không và Mặt Biển chống TQ, nhiều phần Hoa Kỳ sẽ giúp VN trong các trận   bộ chiến. Điều  này sẽ có việ yểm trợ không lực trên mặt trận và cung cấp một số thiết bị kỹ thuật cao để chận đường tiến của TQ: vũ khí và thiết bị thả từ không vận, vũ khí tối tân chống xe tăng, đạn chùm chống tấn công, và phi đạn hành trình chống xe tăng từ loại AT4 tới vũ khí của hãng Raytheon như BGM-71 TOW. VN có thể đã có thể sản xuất phiên bản phi đạn Kornet kiểu Nga chống xe tăng, loại đã chứng tỏ hiệu quả ở Syria.
   

VN nên mời các sĩ quan cao cấp của Bộ Binh Hoa Kỳ tới quan sát các chiến trường tương lai ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Hãy đưa họ tới xem trực tiếp sẽ lôi kéo họ giúp phòng thủ. Bộ Binh Hoa Kỳ nghĩ rằng có thể bị cho ra rìa trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Nhưng sẽ không ra rìa, nếu họ [Bộ Binh Mỹ] có các căn cứ phi đạn trên bờ biển VN và giúp cố vấn những cách tốt nhất để bắn hạ các đơn vị xe tăng TQ. Họ [Bộ Binh Mỹ] sẽ biết ơn nếu được [VN] yêu cầu dính vào cuộc chiến.

Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, nói rằng ông muốn các dàn phi đạn IRBM mới với tầm xa hơn 500 kilometers đặt ở Châu Á “trong vài tháng tới.” Bộ Binh Mỹ nói là muốn tham chiến bằng cách bắn chìm các tàu chiến bằng các hệ thống phi đạn đặt ở bờ biển. Có 2 nơi tốt để đặt các dàn phi đạn này: các đảo Palawan và Luzon của Philippines nơi phía đông Biển Đông, và bờ biển VN từ Vịnh Cam Rang tới Đà Nẵng. Như thế sẽ là sát thủ đối với tàu chiến và chiến đấu cơ TQ trên Biển Đông.

 

Và sau khi cuộc chiến kết thúc, sẽ là quan trọng đặt điều kiện cho hòa bình lâu dàu. Thứ nhất, Mỹ nên chiếm các đảo nhân tạo của TQ ở Biển Đông. Không để nước nào liên hệ tới. Thứ nhì, TQ phải co cụm về các đường biên giới năm 1949 trước khi xâm chiếm Tây Tạng và một phần Ấn Độ. Thứ ba, tất cả tích sản và tài sản hải ngoại của TQ. bao gồm mọi thứ thuộc sở hữu của công dân TQ, sẽ bị tịch thu để bồi thường. Thứ tư, tất cả các khoản nợ TQ giăng bẫy bắt bí các nước khác trong chương trình Belt and Road (Nhất Đới Nhất Lộ) sẽ được xóa nợ. Thương mại đối với quốc gia TQ hậu chiến nên tối thiểu hóa.
 

(Bản dịch của VB - các đoạn văn liên hệ VN trong bài “Advice for Our Vietnamese Friends on China”. Toàn văn tiếng Anh ở link:

https://www.americanthinker.com/articles/2019/09/advice_for_our_vietnamese_friends_on_china_.html)


Xem thêm:

TRUNG CỘNG ĐƯA 80 TÀU CHIẾN
BAO VÂY BÃI TƯ CHÍNH, TẬP TRẬN

DẰN MẶT VN TẠI HOÀNG SA

baituchinh1Bản đồ với mũi tên chỉ vào khu biển đang có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng, cho thấy sự xâm lấn ngang ngược của Trung Cộng vào hải phận Việt Nam tại Bãi Tư Chính, được trình bày trên Bharat Shakti, một diễn đàn chuyên về quân sự của Ấn Độ. (Bharat Shakti)

 

Trung Cộng đang tiếp tục gia tăng các hoạt động gây hấn khi vừa đưa thêm 35 tàu chiến đến Bãi Tư Chính nhằm uy hiếp các lực lượng của Việt Nam

Hôm Chủ Nhật, 4 tháng 8, giáo sư Carlyle A.Thayer từ Học Viện Quốc Phòng Úc đã gửi đi đoạn tweet cho biết tổng số các tàu chiến Trung Cộng đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế VN đã lên đến 80 chiếc tàu. Trong ngày thứ Hai, ông cũng nói tương tự với đài VOA và cho biết nguồn tin của ông là từ một phóng viên của Thông Tấn Xã Việt Nam

Đây là số lượng tàu chiến và tàu hải cảnh hùng hậu nhất mà Trung Cộng từng huy động kể từ khi khởi động kế hoạch xâm lấn bắt đầu từ tháng 5, 2019 đến nay.
Hiện không rõ đã có bao nhiêu tàu chiến VN được cử ra để đương đầu với lực lượng Trung Cộng.
Trước đó, đội tàu của Trung cộng với tàu khảo sát Haiyangdizhi 8 (Hải Dương Địa Chất 8, tức HYDZ 8, cùng với sự hộ tống của các tàu cảnh sát biển - đặc biệt là tàu 37111 và tàu 3901 (trọng tải hơn 10,000 tấn), cùng tàu cá dân quân và cả tàu hải quân bắt đầu xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính từ tháng 5, 2019 kéo dài cho tới hôm nay.

Báo chí, truyền thông thuộc quản lý của nhà nước Việt Nam chưa đưa tin về sự việc Trung Cộng có 80 tàu bao vây Bãi Tư Chính, dù rằng những cơ quan này hoàn toànđủ khả năng về tài lực, nhân lực để kiểm chứng.
Trong lúc Việt Nam đang vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vụ đối đầu với Bắc Kinh ở Bãi Tư Chính thì giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vụ tranh chấp này.
Vào cuối tháng Bảy, Việt Nam từng thông báo gia hạn thời gian hoạt động của dàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 ở Bể Nam Côn Sơn của Bãi Tư Chính đến ngày 15/9. Một số nguồn tin cho hay Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội rút giàn khoan ở khu vực này đi và đổi lại, Trung Quốc sẽ rút các tàu của họ. Nhưng Việt Nam bác bỏ đề nghị này.
Giáo sư Thayer nói ông không mấy ngạc nhiên về con số 80 tàu của Trung Quốc đang hiện diện ở đây bởi vì vào năm 2014, khi Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng đã có đến hơn 100 tàu của họ được đưa đến khu vực đó.

Trung Cộng đã cử một tàu khảo sát được nhiều tàu hải cảnh hộ tống tới khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7 và Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hôm 19/7 tố cáo tàu khảo sát Hải Dương 8 “vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam” và trong những tuần qua liên tiếp kêu gọi Trung Quốc hãy rút các tàu đó ra khỏi khu vực này.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng như một số các viên chức cao cấp trong chính phủ và Quốc Hội đã lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, và bày tỏ ủng hộ đối với Việt Nam giữa lúc vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính tiếp diễn.


Tại Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN ở Bangkok va kết thúc cuối tuần qua, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng VN Phạm Bình Minh đã tố cáo Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Bất chấp những nỗ lực của Việt Nam tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị nhưng thông cáo chung của ASEAN, theo Giáo Sư Thayer, chỉ có hai đoạn nói về Biển Đông, đoạn đầu nói về những tiến bộ đạt được với Trung Quốc và đoạn còn lại nói về những vấn đề nghiêm trọng nhưng không cho biết đó là những vấn đề gì.
Cho đến chiều thứ Hai, 5/8, phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Federica Mogherini, người đang có chuyến thăm tại Việt Nam, đã lên tiếng khẳng định quan điểm của EU ủng hộ “đảm bảo tự do hàng hải, hàng không vì lợi ích của các nước, các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế” sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề căng thẳng Biển Đông trong cuộc gặp với đại diện cấp cao của EU tại Hà Nội.

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã phải thất vọng về phản ứng của cộng đồng quốc tế trừ Hoa Kỳ,” ông Thayer nhận địnhcho biết rằng đại sứ Việt Nam tại Úc đã bày tỏ lo ngại về việc báo chí ở Úc không đăng tải thông tin về sự việc và không có bình luận gì từ phía chính phủ Úc.
Tuy nhiên khi Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Úc tham dự diễn đàn an ninh thường niên giữa Mỹ và Úc, thì “tất nhiên việc lên án Trung Quốc đã được đưa ra,” theo Giáo Sư Thayer, người từng là thành viên cao cấp của Viện Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Quốc Phòng Mỹ ở Hawaii.
g Tại Úc hôm Chủ Nhật, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, theo ông Thayer, "Mỹ dưới thời (Tổng Thống) Trump sẽ không ép (tàu) Trung Quốc phải ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”

Theo giải thích của Giáo Sư Thayer, ngoài các đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Thái Lan và Phi Luật Tân, thì Mỹ sẽ không hành động để can thiệp.
GS Thayer cho rằng điều quan trọng đối với Việt Nam lúc này là khi Tổng Bí Thư-Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tới thăm Hoa Thịnh Đốn trong năm nay, “Liệu Việt Nam và Mỹ có nâng mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược hay không? Và liệu Việt Nam sẽ làm điều đó vì áp lực từ Trung Quốc hay không?”
Theo ông Thayer, Việt Nam đang bị thúc ép để tiếp nhận một hàng không mẫu hạm của Mỹ cập cảng Tiên Sa trong năm nay. Năm ngoái, tàu sân bay USS Carl Vinson lần đầu tiên cập cảng ở Đà Nẵng, đánh đi tín hiệu về sự hiện diện của Mỹ nhiều hơn trên khu vực Biển Đông.
“Một trong những điều họ vẫn chưa làm mà họ đã làm hồi năm 2014 là đưa các phóng viên nước ngoài lên tàu hải cảnh để ghi nhận về vụ việc,” GS Thayer cho rằng đó là điều Việt Nam nên làm vào lúc này.

Trung Quốc thông báo tập trận

Bản tin của AP nói Cục Hải Sự Trung Quốc mới đây thông báo nước này tiến hành tập trận từ hôm Chủ Nhật vừa qua cho đến ngày thứ Ba 6/8 tại một khu vực gần những thực thể do Trung Quốc kiểm soát tại quần đảo Hoàng Sa.
Các báo lớn ở Việt Nam, trong đó có Thanh Niên, VnExpress, đăng tin hôm 5/8 nói rằng Cục Hải Sự Hải Nam của Trung Quốc “ngang nhiên đăng hai thông báo” trong cùng ngày với nội dung cho biết quân đội Trung Quốc “sẽ tiến hành tập trận ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ ngày 6-7/8”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông và mạnh mẽ phản đối hoạt động hải quân của các quốc gia khác trên vùng biển này.
Việt Nam và bốn nước khác cũng tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông, đặc biệt tại quần đảo Trường Sa.

Các báo Việt Nam hôm 5/8 nhắc lại rằng Việt Nam luôn kiên định phản đối “các cuộc tập trận và những hoạt động phi pháp” khác của Trung Quốc ở Hoàng Sa, đồng thời khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này.
Các bản tin trên báo chí trong nước cũng dẫn lại lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu hồi tháng Ba rằng việc Trung Quốc “tiến hành tập trận ở Hoàng Sa, cũng như có kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng trở thành thành phố, căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược quan trọng của Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển của Việt NamTrung Quốc.”
(Theo VOA)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7165)
06/06/2019(Xem: 13952)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.