THIỀN VÀ VÔ NIỆM
Nguyên Giác xin góp ý vài lời về một đề tài đang thảo luận trên Thư Viện Hoa Sen, nhưng xin tách riêng làm mục từ "Thiền và Vô Niệm," vì nhiều lý do tiện dụng.
Thứ nhất, lẽ ra ngôn ngữ bất xứng như “giấu nghề kiểu Trung Hoa... chuyện lừa bịp... rinh hết về tàu...” không nên có trong nhà chùa. Nếu có ai vào sân chùa (ở Mỹ) mà la lối rằng sư này lừa, sư kia bịp, thì Chư Tăng Ni không đối thoại, có thể sẽ là im lặng nhẫn nhục, hoặc có thể bấm số 911 gọi cảnh sát. Ngôn ngữ đối thoại, dù là khi Phật Giáó đối thoaị với Ky Tô Giáo, với Hồi Giáo, với Khổng Giáo... đều không ai dùng ngôn ngữ như thế.
Thứ nhì, có chỗ tế nhị, rằng khi nơi đây phải nói rằng Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch sai, khi Ngài dùng chữ Tứ Niệm Xứ là pháp "duy nhất" (only) -- thực ra là "trực tiếp" (direct) mới đúng. Nhưng thực ra chuyện này không quan trọng, nếu mọi người thực tu, thực sự quan sát, và chịu đọc nghiêm chỉnh. Ngài Bodhi đã phân tích cách dịch 2 chữ naỳ (mà bây giờ tôi không tìm link được) và chọn cách dịch "direct path" cho Tứ Niệm Xứ. Tôi không muốn bàn sâu chuyện này, xin để cho các học giả quan tâm. Nhiều dịch giả khác, như Thanissaro cũng dịch là "direct path". Còn lý do nào Ngài Minh Châu dịch đó là "pháp duy nhất" thì tôi không rõ.
http://www.dhammawheel.com/viewtopic.php?f=25&t=1874&start=0
MN 10 PTS: M i 55
Satipatthana Sutta: Frames of Reference
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
"The Blessed One said this: "This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow & lamentation, for the disappearance of pain & distress, for the attainment of the right method, & for the realization of Unbinding — in other words, the four frames of reference. Which four?"
Chỗ đó tìm dễ, chỉ cần vào Google.com, gõ nhóm chữ "four foundations mindfulness direct path" là ra nhiều links.
Nhưng Tổ Sư Thiền nhấn mạnh về pháp đốn ngộ, thực ra cũng là một hình thức Tứ Niệm Xứ cho một số trường hợp đặc biệt. Mà Đức Phật đã nhiều lần, vừa nói xong, nhiều vị lập tức giác ngộ, điển hình trong đó có ngàì Bahiya, có chàng trai Uggasena... lập tức đắc quả A La Hán.
Nhưng thế nào là pháp của Lục Tổ Huệ Năng:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-648_5-50_6-2_17-88_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
http://old.thuvienhoasen.org/kinhphapbaodan-minhtruc-04.htm
PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
4. Phẩm Định Huệ
(Nói về phápThiền Định và Trí Huệ)
"Chư Thiện tri thức, pháp môn của ta đây từ trên truyền xuống, trước hết lập Không Niệm (Vô Niệm) làm tông, Không Tướng (Vô Tướng) làm thể, Không Trụ (Vô Trụ) làm gốc. Không niệm nghĩa là trong khi niệm, lòng không động niệm. Không tướng nghĩa là đối với sắc tướng, lòng lìa sắc tướng. Không trụ có nghĩa là đối với các điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân, đối với lúc nghe các lời xúc pham, châm chích, khinh khi, tranh đấu, Bổn tánh con người xem cả thảy như không không, chẳng nghĩ đến việc đền ơn trả oán. Trong niệm niệm lòng không nghĩ đến các cảnh mình đã gặp trước. Nếu niệm trước, niệm nay, niệm sau, niệm niệm nối tiếp nhau chẳng dứt, thì gọi là bị buộc ràng. Đối với các pháp, niệm niệm lòng không trụ vào đâu thì khỏi bị buộc ràng. Ấy là lấy Không Trụ làm Gốc. "
Những chỗ đó, bản thân mình đã tập hầu hết các pháp nhà Phật, và lòng không còn phân biệt nữa. Thực sự như thế. Ngaỳ xưa, Sư Thúc tôi là Thầy Thường Chiếu nói "vô niệm là xong." Nhưng khi tôi hỏi Thầy Tịch Chiếu, có phải như thế, Thầy Tịch Chiếu nói rằng chưa phải, nhưng Thầy im lặng, không giaỉ thích.
Sau này, trải qua nhiều thập niên, và học qua nhiều cơ duyên, nhiều pháp, tôi không thắc mắc nữa. Và tôi đã viết về Thiền Là Tứ Niệm Xứ. Xem:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-93_5-50_6-1_17-16_14-1_15-1_4-10928/
http://old.thuvienhoasen.org/cusi-gopyvecachtiepcan.htm
GÓP Ý VỀ CÁCH TIẾP CẬN
Cư Sĩ Nguyên Giác
"Tất nhiên, bạn có thể chọn pháp môn khác của nhà Phật, tùy nghi. Một trong các pháp khác mà tôi ưa thích là tham thoại đầu về chữ “Ai.” Cứ đi đứng nằm ngồi, trong từng cử động, trong từng niệm khởi, trong từng cảm thọ... hãy cứ quan sát xem ai đang cử động, ai đang khởi niệm, ai đang cảm thọ. Tự nhiên, tâm mình sẽ lặng lẽ dễ dàng. Như thế, pháp Thiền Thoại Đầu này cũng thực sự là Tứ Niệm Xứ, vì là bạn đang niệm toàn thân, niệm toàn tâm và niệm toàn thọ. Hoặc là bạn nên Niệm Phật, tập lắng nghe từng danh hiệu ngài."
Hay là, khi giải thích về Kinh Pháp Cú. Mời xem:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-8618_5-50_6-1_17-9_14-2_15-1/
55 Bậc Nhất
Chúng ta nên hỏi câu này: Ai đã vượt qua cả thiện và ác?
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói trong đoạn 39 rằng người đã buông bỏ cả thiện và ác thì không sợ hãi gì, nói trong đoạn 97 rằng người đã phá hủy các nhân duyên cho mọi pháp thiện và ác là người tối thắng, nói trong đoạn 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn, nói trong đoạn 267 rằng người đã ném bỏ hết mọi pháp thiện và ác thì được gọi là một vị sư, và nói trong đoạn 412 rằng người vượt qua sự trói buộc của mọi pháp thiện và ác thì được Phật gọi là một vị Bà La Môn.
55 The Highest
We should ask the following question here: who has gone beyond both good and evil?
In The Dhammapada, Buddha says in verse 39 that the person who drops all good and evil has no fear at all, in verse 97 that the person who destroys causes for all good and evil is the ultimate human, in verse 126 that the person who does not cling to all good and evil attains Nirvana, in verse 267 that the person who throws out all good and evil is called a monk, and in verse 412 that the person who transcends the ties of all good and evil is called by Buddha a brahman.
Xin mời xem lại các đoạn Pháp Cú trên.
Xin chúc lành
Cư Sĩ Nguyên Giác
Ban biên tập ghi lại các links trong phần góp ý của cư sĩ Nguyên Giác mà một trong các link đã bị cut off do bài góp ý dài hơn 900 chữ
Kinh Trung Bộ giảng giải - Bài 002: Kinh Bảy Cách Tu
Thánh nhân trong kinh điển Pali
6 con đường tới Niết Bàn, Tự Điển Wikipedia
Quan điểm Phật Giáo Miến Điện: DIFFERENT WAYS TO NIRVANA (NIBBANNA)