Chương 8. Thầy Thông Lạc Sai Lầm Khi Chê Nam Tông, Bắc Tông.

09/06/201112:00 SA(Xem: 9585)
Chương 8. Thầy Thông Lạc Sai Lầm Khi Chê Nam Tông, Bắc Tông.
doithoai-thaythonglac

CHƯƠNG VIII:

THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI CHÊ NAM TÔNG, BẮC TÔNG

 

I. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 5, TTL viết: Bây giờ tôi đã thấu biết được rõ và mới dám quả quyết xác định: kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độpháp môn ức chế tâm thuộc loại thiền tưởng (tà thiền).”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 8, TTL viết: Các thiền sư Nam Tông mặc dù họ đang học tu theo giáo pháp Nguyên Thủy, nhưng lại tu sai lời Phật dạy, lấy hơi thở hoặc dùng cơ bụng (phình xẹp) hoặc tập trung chú ý quá sức vào các hành động ngoại thân như đi, đứng, nằm, ngồi, mặc y, mang bát, ăn, uống, v.v... ức chế tâm đến quá độ làm cho ý thức ngưng hoạt động để rồi tưởng thức hoạt động, khiến cho thân tâm sanh cảm giác "xúc tưởng hỷ lạcCác sư lầm tưởng đó là trạng thái hỷ lạc của thiền định nên cố giữ và ôm chặt các trạng thái hỷ lạc tưởng thức. Gặp trạng thái này các sư đều bị chết chìm trong pháp định tưởng này. Lối tu như vậy, các sư Nam Tông, do không có thiện hữu tri thứckinh nghiệm nhập Bốn Thánh Định và Tam Minh hướng dẫn, nên lạc vào thiền tưởng giống như Thiền Đông ĐộChứng minh cụ thể như thiền sư Nam Tông A Jaan Chah khi trả lời những câu hỏi đạo, ngôn ngữ của Ngài giống như thiền sư Đông Độ.”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 8, TTL viết tiếp: tu hành chưa tới nơi tới chốn, nên các Ngài (A-Chaan-chah và Mahàsi) biên soạn những loại kinh sách này vô tình đã để lại cho loài người trong hiện tạimai sau những tai hại rất lớn, làm hao tài tốn của và phí cả cuộc đời của hậu học chẳng ích lợi gì, khi họ theo tu những pháp môn này. Trong thế kỷ này, tín đồ Phật Giáo khắp năm châu bốn biển đua nhau tu tập thiền Minh Sát TuệTu tập thiền này phải tập trung theo cơ bụng (Phồng, xẹp) nhằm diệt vọng tưởng. Loại thiền ấy thuộc về thiền ức chế tâm nó không phải là thiền của Đạo Phật.”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[1]: Các nhà sư Nam Tông khéo thêm thắt, khéo lý luận bóp méo kinh sách của Đức Phật để gây tội ác tày trời, nên tất cả các xứ Phật Giáo Nam Tông tu hành chẳng đi đến đâu, nhập định điên khùng “Minh Sát Tuệ” tu hành không đúng Tứ Niệm XứTứ Thánh Định của Đạo Phật.” 

Bài giảng Ức chế tâm có hại gì? TTL viết: “Tu ức chế tâm, dừng vọng tưởng có nhiều pháp:

  • 1- Tịnh Độ Tông niệm Phật nhất tâm (Ức chế bằng câu niệm Phật, lục tự Di Đà).
  • 2- Mật Tông ức chế tâm để có thần thông tưởng (niệm chú ức chế vọng tưởng).
  • 3- Thiền Tông ức chế tâm dừng vọng tưởng bằng những pháp: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, chẳng niệm thiện niệm ác, chăn trâu, biết vọng liền buông, tham thoại đầu, tham công án, sổ tức quan, tuỳ tức, chỉ tức, v.v... đều là những pháp ức chế tâm dừng vọng tưởng để đạt được trạng thái khinh an xúc tưởng hỷ lạc, v.v.. và các pháp tưởng mà Thiền Tông gọi là đốn ngộ, đại ngộ, triệt ngộ.

Tu những pháp này không có làm chủ sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồi, nên không ích lợi thiết thực cho đời người, chỉ được cách thuyết giảng lừa đảo người khác dễ dàng nhờ có dục tưởng (khinh an) nhờ có pháp tưởng (triệt ngộ) nhờ có thần thông tưởng (linh ứng) và nhờ sắc tưởng (ánh sáng hào quang, thấy Phật, Tổ và cõi Cực Lạc Tây phương).”

Bài giảng Đạo Phật là một tôn giáo tự lực, TTL viết: : “Người ta đã lầm, niệm như vậy để nhất tâm bất loạn tức là niệm không có vọng niệm xen vào, chỉ duy nhất có câu niệm Phật mà thôi thì sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, đó là hiểu theo Tịnh Độ Tông (Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền...), còn hiểu theo Thiền Tông thì nhất tâm bất loạnthiền định. Nhưng tất cả đều sai hết quý vị ạ! Chỗ nhất tâm bất loạn của quý vị là rơi vào thế giới tưởng của tưởng uẩn, nơi đây là mê hồn trận của tà giáo ngoại đạo. Quý vị tu hành cần nên cảnh giác nơi hang hùm nguy hiểm này.”

II. NHẬN XÉT:

TTL không hiểu Kinh Pháp Môn Căn Bản. TTL vui lòng đọc lại Kinh Pháp Môn Căn Bản thật kỹ.

Tu tập Thiền Phật Giáo cần có đầy đủ Chỉ và Quán. Người đắc Thiền Chỉ càng cao mà thiếu Thiền Quán, dễ đi vào si định, tâm tự cao ngã mạn càng lớn. TTL đã không đi ra ngoài thông lệ đó. TTL có Chỉ mà thiếu Quán nên nhận định sai lầm và cho rằng những người khác thì bị rơi vào thế giới của tưởng uẩn, mê hồn trận của tà giáo, ngoại đạo.

Đại ý trong các Kinh, Đức Thế Tôn dạy, Chỉ (S: Śamatha, P: Samatha) và Quán (S: Vipaśyanā P: Vipassanā) phải đi đôi mới đạt đến giác ngộ. Chỉ Quán như hai cánh chim bay.

Thế nên, muốn đạt giác ngộ, giải thoát, Thiền Quán (S: Vipaúyanâ, P: Vipassanâ) rất quan trọng. Thiền Quán còn gọi là Tăng Thượng Tuệ Pháp Quán, tiếng Việt dịch là Minh Sát Tuệ, hay là Tuệ Minh Sát, tức là dùng trí tuệ quán chiếu vạn pháp, quán chiếu nguyên lý sinh thànhhoại diệt của mọi sự sự vật vật trong vũ trụ này. Tạng Kinh Nikāya, Kinh Đại Thừa, Thiền Tông Đông Độ, Tổ Sư Thiền, v.v… đều chú trọng Thiền Quán. Bởi, Minh Sát Tuệ hay Thiền Quán là chìa khóa, là cửa ngõ đạt giác ngộgiải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi trong ba cõi.

TTL cho rằng Thiền tưởng là tà thiền, như vậy là ngược lại với Kinh Vô Thường Tánh (Hay Tưởng), Kinh Tưởng do Đức Thế Tôn dạy. TTL học Kinh Nikāya, nhưng lại viết sách với quá nhiều sai lầm, không đúng với những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya. Vì vậy câu TTL viết: biên soạn những loại kinh sách này vô tình đã để lại cho loài người trong hiện tạimai sau những tai hại rất lớn, làm hao tài tốn của và phí cả cuộc đời của hậu học chẳng ích lợi gì, khi họ theo tu những pháp môn này”, TTL nghĩ thế nào khi TTL viết sai lầm, khác với những lời Đức Thế Tôn dạy trong Tạng Kinh Nikāya? 

Hy vọng TTL vui lòng tu tập thêm Thiền Quán. Nếu không tu thêm Thiền Quán của Đức Thế Tôn dạy, thì TTL vẫn còn là Thiền của phàm phu, rồi vô tình bác bỏ những phương pháp tu của các vị tu hành chính xác theo lời dạy của Đức Thế Tôn, nhưng TTL lại tưởng tượng sai lầm rằng đang đi đúng lời dạy của Đức Thế Tôn, còn những người khác thì sai.

Đã có rất nhiều bậc làm chủ sanh, già, bệnh, và chấm dứt luân hồi, như các Ngài Quốc Sư Huệ Trung, các Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyện, Vân Cư Đạo Ưng, v.v…, dù đi đứng nằm ngồi, chư Thiên, Thần, Ma, các vị có Tha Tâm Thông, v.v… cũng không biết được tâm của các bậc đó. (Vui lòng xem thêm chương 9: Thầy Thông Lạc sai lầm khi so sánh các loại Thiền).

NH đề nghị TTL vui lòng đừng chê bai kinh sách Đại Thừa, Thiền Tông Đông Độ, các Thiền Sư Nam Tông... TTL vui lòng khoan viết sách giảng dạy, vui lòng đọc kỹ Tạng Kinh Nikāya, rồi sau đó đọc các Kinh Luận Đại Thừa, Tối Thượng Thừa… sẽ thấy sự nhiệm mầu vi diệu của cả hai Tạng Kinh Nikāya và Phật Thừa hay Đại Thừa.

III. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

A. CHỈ VÀ QUÁN:

1. Kinh Trung Bộ, tập 2, Đại Kinh Vacchagotta (P: Mahavacchagottasutta),  viết[2]: “Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới, không lâu sau khi thọ đại giới, nửa tháng sau khi thọ đại giới, Tôn giả Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Vacchagotta bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, cho đến mức độ trí hữu học, minh hữu học có thể chứng đạt, con đã chứng đạt. Mong Thế Tôn dạy cho con pháp (khác) cao hơn.

-- Vậy này Vaccha, hãy tu tập hai pháp cao hơn này, chỉ và quán. Này Vaccha, hai pháp này được tu tập cao hơn, chỉ và quán, sẽ đưa đến sự thể nhập vào một số giới sai biệt.”

2. Kinh Tương Ưng Bộ, tập 4, Kinh Tương Ưng Tâm, Phẩm Kāmabhū, viết[3]: “-- Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu pháp giúp đỡ nhiều cho sự chứng đắc Diệt thọ tưởng định?

-- Thật sự, này Gia chủ, điều Gia chủ cần phải hỏi trước, Gia chủ lại hỏi sau. Tuy vậy, ta sẽ trả lời cho Gia chủ. Này Gia chủ, có hai pháp giúp đỡ rất nhiều cho Diệt thọ tưởng định được chứng đắc. Đó là Chỉ và Quán.”

3. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, viết[4]: “(II) (92) Định (1)

- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, nhưng không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được tăng thượng tuệ pháp quán, nhưng không được nội tâm chỉ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được nội tâm chỉ, cũng không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ và cũng được tăng thượng tuệ pháp quán.

Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

(III) (93) Định (2)

1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được tăng thượng tuệ pháp quán, nhưng không được nội tâm chỉ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, cũng được tăng thượng tuệ pháp quán.

2. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Sau khi người ấy an trú nội tâm chỉ, chú tâm thực hành tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, sau một thời gian được nội tâm chỉ, và được tăng thượng tuệ pháp quán.

3. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được tăng thượng tuệ pháp quán, không được nội tâm chỉ. Sau khi người ấy an trú trên tăng thượng tuệ pháp quán, chú tâm thực hành nội tâm chỉ; người ấy sau một thời gian được tăng thượng tuệ pháp quán, và được nội tâm chỉ.

4. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này, không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Người ấy, này các Tỷ-kheo, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác.

Ví như, này các Tỷ-kheo, khi khăn bị cháy hay đầu bị cháy, và để dập tắt khăn và đầu, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Sau một thời gian, vị ấy thành người có được nội tâm chỉ và tăng thượng tuệ pháp quán.

5. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này có được nội tâm chỉ, có được tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, này các Tỷ-kheo, sau khi an trú trong các thiện pháp ấy, cần phải chú tâm tu tập hơn nữa để đoạn diệt các lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.”

B. TƯỞNG:

1. Kinh Tương Ưng Bộ, tập 3, Kinh Vô Thường Tánh (Hay Tưởng), viết[5]: “X. Vô Thường Tánh (Hay Tưởng) (Tạp 10, Đại 2,70c) (S.iii,155)

1-2) Nhân duyên ở Sāvatthi...

3) -- Do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận, tất cả hữu tham được đoạn tận, tất cả vô minh được đoạn tận, tất cả ngã mạn được tận trừ.

4) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người làm ruộng, vào mùa thu, dùng một cái cày lớn cắt đứt tất cả rễ mọc trong khi cày. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận, tất cả hữu tham được đoạn tận, tất cả vô minh được đoạn tận, tất cả ngã mạn được tận trừ.

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cắt cỏ cắt đứt cây cỏ, nắm lấy đầu ngọn đập lên, đập xuống, đập tả, đập hữu, rồi quăng một bên. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận... tất cả ngã mạn được tận trừ.

6) Ví như, này các Tỷ-kheo, khi một chùm xoài bị cắt đứt từ cành, thời các trái xoài cùng dính vào cành đều bị đứt theo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận... tất cả ngã mạn được tận trừ.

7) Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngôi nhà có nóc nhọn, phàm có rui kèo nào, tất cả đều đi đến nóc nhọn, hướng đến nóc nhọn, quy tụ về nóc nhọn, và nóc nhọn là tối thượng hơn chúng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng... tất cả ngã mạn được tận trừ.

……………

13) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong mùa thu, khi trời mở rộng và gột sạch mây, mặt trời mọc lên trên bầu trời, đuổi sạch tất cả u ám khỏi hư không, bừng sáng, chói sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận, tất cả hữu tham được đoạn tận, tất cả vô minh được đoạn tận, tất cả ngã mạn được tận trừ.

14) Tu tập vô thường tưởng như thế nào, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như thế nào mà tất cả dục tham được đoạn tận... tất cả ngã mạn được tận trừ?

15) Đây là sắc; đây là sắc tập khởi; đây là sắc đoạn diệt; đây là thọ... đây là tưởng... đây là các hành... đây là thức; đây là thức tập khởi; đây là thức đoạn diệt.

16) Vô thường tưởng được tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận; tất cả hữu tham được đoạn tận; tất cả vô minh được đoạn tận; tất cả ngã mạn được tận trừ.”

2. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Kinh Tưởng, viết[6]: “(VII) (25) Tưởng

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp không làm suy giảm này... Ta sẽ giảng... (như trên).

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không làm suy giảm?

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tu tập vô thường tưởng, tu tập vô ngã tưởng, tu tập bất tịnh tưởng, tu tập nguy hại tưởng, tu tập đoạn diệt tưởng, tu tập vô tham tưởng, tu tập diệt tưởng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp không làm suy giảm này được duy trì giữa các Tỷ-kheo, khi nào các Tỷ-kheo được dạy bảy pháp không làm suy giảm này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.”

3. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, viết[7]: “(VI) (56) Tưởng (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười?

2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh”.

1. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, viết[8]: “(VII) (57) Tưởng (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có mười tưởng này, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười?

2. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng xương, tưởng trùng ăn, tưởng xanh bầm, tưởng nứt nẻ, tưởng trương phồng.

Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này được tụ tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh”.

5. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, viết[9]: “(IX) (59) Xuất Gia

1. - Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:

2. "Tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập như khi xuất gia; các pháp bất thiện được sanh khôngchinh phục tâm và tồn tại; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng vô thường; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng vô ngã; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng bất tịnh; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng nguy hại; sau khi biết được thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết được thế giới sanh khởiđoạn diệt, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết được thế giới tập khởichấm dứt, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ly tham, và tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng đoạn diệt."

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

3. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được tâm thực hành tích tập như khi xuất gia, và các pháp bất thiện sanh khởi không chinh phục tâm và an trú, và tâm được thực hành tích tập với tưởng vô thường, và tâm được thực hành tích tập với tưởng vô ngã, và tâm được thực hành tích tập với tưởng nguy hại; sau khi biết thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy; sua khi biết thế giới sanh khởiđoạn diệt, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết thế giới tập khởichấm dứt, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy; tâm được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận; tâm được thực hành tích tập với tưởng ly tan rã tham; tâm được thực hành tích tập với tưởng đoạn diệt.

Đối với vị ấy, một trong hai quả này được chờ đợi, chánh trí ngay trong hiện tại hay nếu có dư y, chứng được Bất Hoàn”.

6. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, viết[10]: “(X) (60) Girimānanda

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anāthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimānanda bị bịnh, khổ đau, bị trọng bịnh. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

2. - Tôn giả Girimānanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến Tôn giả Girimànanda, vì lòng từ mẫn.

- Này Ānanda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimānanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra: Tỷ-kheo Girimānanda sau khi được nghe mười tưởng bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức! Thế nào là mười?

3. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận tưởng từ bỏ, tưởng đoạn diệt, tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường trong tất cả hành, tưởng niệm hơi thởhơi thở ra. Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường?

4. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: "Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường." Như vậy vị ấy trú, tùy quán vô thường, trong năm thú uẩn này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng vô thường. Và này Ananda, thế nào là tưởng vô ngã?

5. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: "Mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã; tai là vô ngã, các tiếng là vô ngã; mũi là vô ngã, các hương là vô ngã; lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã; thân là vô ngã, xúc là vô ngã; ý là vô ngã, các pháp là vô ngã." Này Ananda, đây gọi là tưởng vô ngã. Và này, Ānanda thế nào là tưởng bất tịnh?

6. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như: "Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, quả tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu". Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong thân này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng bất tịnh. Và này Ānanda, thế nào là tưởng nguy hại?

7. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: "Nhiều khổ là thân này, nhiều dự nguy hại. Như vậy trong thân này, nhiều lợi bệnh khởi lên. Ví như bệnh đau mắt, bệnh đau về tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh, kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung nhọt ung loét, các bệnh khởi lên do mật, bênh khởi lên từ đàm, niêm dịch, các bệnh khởi lên từ gió; bệnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra; cắc bệnh do thời tiết sinh ra, cắc bệnh do làm việc quá độ sanh, các bệnh do sự trùng hợp các sự kiên; các bệnh do nghiệp thuần thục, lạnh, nóng, đói khát, đại tiện, tiểu tiện". Như vậy, vị ấy sống, quán sự nguy hại trong thân này. Này Ānanda, đây gọi là các tưởng nguy hại. Và này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn tận?

8. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo, không có chấp nhận dục tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận sân tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận hại tầm... đã sanh...; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng. Này Ānanda, đây được gọi tưởng đoạn tận. Và này Ananda, thế nào là từ bỏ?

9. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: "Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết Bàn. Và này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn diệt?

10. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: "Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết Bàn". Và này Ānanda, thế nào là tưởng không ưa thích trong tất cả thế giới?

11. Ở đây, này Ānanda, phàm ở đời có những chấp thủ phương tiện, tâm quyết định, thiên kiến, tùy miên nào, Tỷ-kheo từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Này Ānanda, đây gọi là tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả hành?

12. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo bực phiền, xấu hổ, nhàm chán đối với tất cả hành. Này Ananda, đây gọi là vô thường trong tất cả hành. Và này Ānanda, thế nào là tưởng niệm hơi thở vào, hơi thở ra?

13. Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vô dài". Thở ra dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài", Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân tội sẽ thở ra", vị ấy tập "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra," vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, Tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này Ananda, đó là niệm hơi thở vô, hơi thở ra.

14. Này Ānanda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimānanda và đọc lên mười tưởng này, sự kiện này có xảy ra: Tỷ-kheo Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức".

15. Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn mười tưởng này, đi đến Tôn giả Girimānanda, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Girimānanda mười tưởng này. Và Tôn giả Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimānanda, được thoát khỏi bệnh ấy. Được đoạn tận như vậy là chứng bệnh ấy của Tôn giả Girimānanda”.



[1] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 55.

[2] Kinh Trung Bộ, tập 2, Đại Kinh Vacchagotta (P: Mahavacchagottasutta), Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2536 – 1992, trang 337~338.

[3] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 4, Kinh Tương Ưng Tâm, Phẩm Kāmabhū, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2537 – 1993, trang 463.

[4] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Phẩm Asura, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 728~731.

[5] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 3, Kinh Vô Thường Tánh (Hay Tưởng), Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2544 – 2000, trang 277 trở đi.

[6] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Phẩm Vajjī (Bạt Kỳ), Kinh Tưởng, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 311.

[7] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 379~380.

[8] Như trên, trang 380~381.

[9] Như trên, trang 382~384.

[10] Như trên, trang 384~390.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.