Chương 13. Tại Sao Có Người Thấy Phật Thừa Hay Đại Thừa Khó Hiểu.

10/06/201112:00 SA(Xem: 9549)
Chương 13. Tại Sao Có Người Thấy Phật Thừa Hay Đại Thừa Khó Hiểu.
doithoai-thaythonglac

CHƯƠNG XIII

TẠI SAO CÓ NGƯỜI THẤY PHẬT THỪA HAY ĐẠI THỪA KHÓ HIỂU?

I. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[1]:Cuộc đời tu hành của Thầy cũng vậy, khi mất cả hy vọng trên đường tu tập, chới với giữa biển pháp của Đại Thừa, bước đường cùng, chỉ còn chết mà thôi.

 Trong khi mất hết cả niềm hy vọng, thì năng khiếu trổi dậy để tự cứu mình, nên trong tiềm thức Thầy nhớ đến lời của Hòa Thượng Minh Châu. Trong khi sắp chết đuối, một chiếc phao đã hiện ra và đã cứu Thầy”.

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, TTL viết: Chúng sanh hiện giờ mang đầy ắp những kiến chấp của Thiền Tông và kinh sách Đại Thừa, nên rất khó dạy, nhất là tu tập ức chế tâm đã thành thói quen.

Vấn đạo là nhân duyên, để làm sáng tỏ lại Phật Giáo, và cũng là tạo duyên với chúng sanh. Trong những giờ phút tôi chưa tịch thì quý vị còn hỏi tới, hỏi lui để tìm hiểu, một mai tôi đã mất đi rồi thì quý vị có muốn tìm hiểu Phật Giáo cũng chẳng còn ai trả lời cho quý vị, dù họ có biết họ cũng chẳng dám nói thật, chỉ vì họ quá khiếp đảm trước một thế lực đông đảo của Đại Thừa và Thiền Đông Độ.

Ngày xưa chỉ có một mình Đức Phật, Ngài dám đương đầu với lục sư ngoại đạo, ngày nay chỉ có Đại ThừaThiền Tôngchúng ta quá sợ hãi, rõ ràng chúng ta không bằng Đức Phật, chúng ta nhát gan hơn Đức Phật nhiều. Tuy trả lời vấn đạo nhưng có chỗ tôi chưa vạch rõ ra hết, mong quý vị cảm thông, chỉ vì tôi trả lời theo sự thưa hỏi của quý vị quá nhiều, không thể nói hết một lúc được, nên cũng tùy câu hỏi của quý vị, tôi sẽ vạch rõ hơn, để quý vị suy tư.”

Bài giảng Bồ Tát Bịnh Vì Chúng Sanh Bịnh, TTL viết:Chỉ mang một cái tên Tiểu Thừa Phật Giáo như vậy cũng đủ khiến cho người ta xem thường, coi rẻ; người ta tưởng tượng trong đầu rằng giáo pháp đó chẳng ra gì, chẳng bằng ai, không cao siêu, không vi diệu, nhỏ mọn, hạn hẹp, tầm thường chẳng có gì để cho mọi người đáng quan tâm huống là tu học.

Chính tôi trong những ngày đầu mới xuất gia tu học theo Phật, thấy kinh sách Tiểu Thừa Phật Giáo là tôi cũng có tư tưởng không muốn đọc và cũng không muốn tu theo nó nữa”. 

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 10, TTL viết: Hôm nay chúng tôi cùng các bạn trao đổi tâm tư và nguyện vọng đối với Phật Giáotín đồ.

Các bạn đã từng học trong kinh sách Nguyên Thủy Nikaya thuộc tạng kinh Pali và kinh sách Đại Thừa phát triển do các Tổ kiến giải biên soạn ra và được kết tập trong Hán tạng. Gần đây quý bạn có dịp được đọc bộ sách Đường Về Xứ Phật của tôi biên soạn, khiến cho các bạn hoang mang, dao động giống như mình từ trên trời vừa rơi xuống.

Từ lâu quý bạn đã tin vào kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ, hôm nay bộ sách này đã làm đảo lộn toàn bộ tư tưởng của các bạn. Hiện giờ quý bạn sẽ không biết tin vào ai, không biết các Tổ đúng hay tôi đúng? Các Tổ sai hay tôi sai? Một câu hỏi rất lớn phát sinh trong tâm tư của các bạn.”

II. TRẢ LỜI:

Thưa Thầy Thông Lạc!

Thầy Thông Lạc sai, các vị Tổ Sư đúng. Chúng ta vui lòng để ý hai chữ Tiểu ThừaĐại Thừa. Tiểu Thừa (S: Hīna-yāna) là xe nhỏ, Đại Thừa (S: Mahā-yāna) là xe lớn; xe nhỏ chở ít người, xe lớn chở nhiều người. Khi mới tập lái xe, TTL tập lái xe đạp 2 bánh hay tập lái xe vận tải 18 bánh? Tại các nước Âu Mỹ, ngay cả ở Việt Nam, người lái xe nhỏ giỏi, họ mới bắt đầu học lái xe lớn. Dù cho dân giàu sang lắm tiền nhiều bạc, có sẳn xe nhà lưu động, du thuyền loại lớn tương tự như những tòa lâu đài nổi trên sông, trên biển, họ cũng phải tập lái xe nhỏ trước, thuyền nhỏ trước. Khi lái giỏi xe nhỏ, thuyền nhỏ rồi, họ mới bắt đầu học lái xe nhà lưu động, lái du thuyền loại lớn. Nếu không học lái xe nhỏ, thuyền nhỏ trước, thấy những người xung quanh lái xe lớn, thuyền lớn chạy vù vù, nhưng nghĩ mình tài giỏi, không muốn thua kém người khác, rồi cũng ngồi lên chỗ tài xế để lái xe lớn, thuyền lớn, xác suất gây tai nạn cho chính mình và cho những người xung quanh, chắc chắn sẽ rất nhiều. Tương tự, khi mới xuất gia, TTL chê Tiểu Thừasai lầm.

Tuy nhiên, thay vì dùng chữ Tiểu Thừa, NH dùng chữ Nguyên Thủy, bởi nhiều người nghĩ rằng Tiểu Thừa là thiểu căn thiểu trí, như TTL đã nghĩ. Và NH dùng chữ Phật Thừa thay chữ Đại Thừa, bởi tất cả những lần tụng Kinh hàng ngày, chúng ta đều phát nguyện thành Phật.

Nghi Thức Tụng Niệm, viết[2]: “Kỳ Nguyện: Đệ Tử chúng con nguyện ngôi Tam Bảo thường trú trong mười phương, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật cùng hết thảy Thánh Hiền, từ bi gia hộ cho chúng Đệ Tử, Tâm Bồ Đề bền chắc, Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh viên mãn, cùng chúng sanh trong pháp giới, tội chướng tiêu trừ căn lành viên mãn, một thời đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Kinh Văn Hồng Danh Sám Hối, viết[3]: Ngã kim phát tâm bất vị tự cầu Nhơn Thiên phước báo, Thanh Văn, Duyên Giác, nãi chí Quyền Thừa chư vị Bồ Tát, duy y Tối Thượng Thừa, Phát Bồ Đề Tâm, nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhứt thời đồng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. (Dịch: “Hôm nay chúng con phát tâm sám hối, không vì cầu phước báocõi Trời, cõi người, hay là cầu các quả Thánh Thanh Văn, Duyên Giác, cho đến các vị Quyền Thừa Bồ Tát; mà duy chỉ nương bậc Tối Thượng Thừa, phát tâm Bồ Đề, để nguyện cùng pháp giới chúng sanh, đồng một thời đều đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác [quả vị Phật]”).

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Hóa Thành Dụ, viết[4]: Chỉ có một Phật Thừa”.

Kinh Lăng Già Tâm Ấn, viết[5]: “Thế nào người trí tức nơi hoặc loạn kia khởi Phật Thừa chủng tánh? Nghĩa là giác tự tâm hiện lượng, ngoại tánh phi tánh, chẳng có tướng vọng tưởng, khởi Phật Thừa chủng tánh, ấy gọi là thức hoặc loạn kia khởi Phật Thừa chủng tánh”.

NH cũng không dùng chữ “Phật Giáo Phát Triển” thay thế chữ “Đại Thừa”, bởi từ trước đến nay không có ai hơn Đức Thế Tôn.

Phật Thừa (S: Buddha-yāna) cũng gọi là Bồ Tát Thừa, Như Lai Thừa. Vì Bồ Tát tu hành với mục đích cầu thành Phật, cho nên gọi Bồ Tát ThừaPhật Thừa.

Như NH đã trình bày trong các chương trước, TTL có nhiều sai lầm. Các Kinh Nikāya, TTL còn chưa hiểu, viết đúng sai lẫn lộn, nhưng sai lầm rất nhiều. TTL viết rất nhiều điều ngược lại với những lời Đức Thế Tôn dạy trong Tạng Kinh Nikāya, thì làm sao TTL hiểu được giáo lý Phật Thừa hay Đại Thừa, Tối Thượng ThừaThiền Tông Đông Độ. Ngay cả người đời có tinh thần khoa học còn tự biết mình là ai, đang ở vị trí nào, cái gì không hiểu hoặc chưa hiểu thì họ để yêntiếp tục tìm hiểu, huống chi một vị tu sĩ Phật Giáo tu hành mấy mươi năm mà chê bai phỉ báng những gì mình chưa hiểu, thì đó là việc làm rất sai lầm.

NH đồng ý với Hòa Thượng Thích Thanh Từ, khi Ngài viết[6]: "Tôi lắc đầu than: "Kinh Đại Thừa dạy cao siêu khó tu quá, tu không được thì làm sao thành Phật? 
Tôi bị bế tắc ngang đó. Tôi nghĩ kinh Đại Thừa chỉ để trên gác mà thờ lạy thôi, chớ không áp dụng tu được. Lúc đó tôi lại thân cận với Thượng Toạ Minh Châụ Thượng Toạ đưa cho tôi bộ A Hàm đọc, tôi thích quá và nghĩ rằng:
Mình nên áp dụng kinh A Hàm tu theo Tiểu Thừa, chớ áp dụng kinh Đại Thừa nói không hiểu và làm cũng không được. Sau nhập thất tu, tôi sáng ra, và nhận thấy rằng kinh Đại Thừaquý báu."

NH xin bổ túc thêm, “các kinh sách Phật Thừa hay Đại ThừaTạng Kinh Nikāya đều vô cùng quý báu”. Đây là những kho tàng trí tuệ, kho tàng pháp bảo của nhân loại. Kho tàng này còn quý hơn vàng, kim cươngnhân loại đang cho là quý giá nhất hiện nay. Tại sao?

Vàng, kim cương chỉ mang đến hạnh phúccõi người. Còn Tạng Kinh Nikāya và các Kinh Phật Thừa hay Đại Thừa người xem, thực hành theo sẽ mang đến hạnh phúc của các cõi Trời, Dục Giới, Sắc Giới, v. v…, vô cùng vô tận. Đó là chưa kể các bậc Thánh nhờ tu tập theo Tạng Kinh Nikāya và Phật Thừa, đã thoát ly khỏi sanh tử luân hồi, sự an lạc, hạnh phúc của quý Ngài không thể nghĩ bàn; các bậc Bồ Tát còn vì lòng Đại Từ Đại Bi trở lại thế gian để cứu độ chúng sinh. Dù cho là vàng, kim cương, triệu phú, tỷ phú, bằng cấp cao, địa vị cao cho đến Thủ Tướng, Tổng Thống, v.v… những hạnh phúc của thế gian này cũng chẳng nghĩa lý gì so với hạnh phúc, an lạc của những người tu hành theo các Kinh Nikāya, Phật Thừa, khi ngồi Thiền có kết quả từ Dục Giới Định, Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền, v.v... NH nói điều này khó tin, nhưng có thật. Ví dụ, người ăn trái chuối hương, một loại chuối thơm ngon hơn các loại chuối khác, biết được hương vị thơm ngon ngọt của nó. Còn người chưa ăn, chỉ nhìn trái chuối và diễn tả, dù cho mang vào phòng thí nghiệm phân tích thành các hóa chất đặc biệt, cũng chưa biết mùi vị của nó thơm ngon ngọt như thế nào.

Và tại sao NH quan niệm các Kinh Nikāya và Phật Thừa đều là những kho tàng pháp bảo?

Lúc còn trẻ, NH đọc Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, Lăng Già, v.v… thấy khó hiểu. Rồi NH đọc các luận của Tổ Long Thọ nói về Tánh Không, v.v… sao nghe có vẻ lý thuyết, khó hiểu, khó áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mặc dù khi còn nhỏ đi học Trung Học, trí nhớ của NH tương đối tốt, giáo sư giảng bài xong là thuộc lòng ngay và khi giáo sư yêu cầu thì lên giảng lại cho lớp học, hàng tháng thường xuyên đứng nhất lớp, những lần cuối năm học được nhận phần thưởng, nhưng đối với giáo lý Phật Giáo, NH vẫn nghĩ mình thuộc hạng thiểu căn thiểu trí, nên cố gắng học và tu theo Tạng Kinh Nikāya trước. Còn các Kinh Phật Thừa, NH cũng đọc tụng để biết, cái nào áp dụng được thì áp dụng, không áp dụng được thì thôi. Nhưng mà lạ, trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Pháp Sư Công Đức nói tương tự như trường hợp của mình. NH thường có được những kết quả như mùi thơm vô cùng vi diệu đưa đến, có thể tương tự mùi thơm của cõi Hương Tích, v.v… như trong Kinh Pháp Hoa đã viết. Từ năm 1979 đến năm 1998, NH thấy những người xung quanh đều có hào quang, có mùi thơm hoặc không thơm khác nhau. Người nào có ý nghĩ tốt xấu, v.v… khi nhìn qua hào quang của họ là có thể biết, và năm 1979 NH đã thưa với Hòa Thượng Thích Trí Thủ về sự việc thấy hào quang. Vài năm sau, NH nghe những tiếng động thật xa, thật nhỏ người bình thường không nghe được, v.v... Thế nên NH quan niệm các Kinh Phật Thừa là những Kinh rất cao siêu, mình tu hành đến đâu thì sẽ khai mở đến đó, chứ không bao giờ dám có ý nghĩ chê bai Kinh Phật Thừa như trường hợp TTL.

Các Kinh Nikāya được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, ban đầu Ngài dịch Trường Bộ Kinh, ban đầu NH đọc, thấy cũng khó hiểu tương tự như các Kinh Phật Thừa. Rồi từ từ Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Kinh Trung Bộ và các Kinh kế tiếp, NH đọc rất vui mừng, thì ra tất cả các pháp hành dễ hiểu đều nằm ở trong các Kinh Nikāya. Thế nên NH đọc các Kinh Nikāya rất say mê. NH nghĩ, các Thánh đệ tử tu sĩcư sĩ đều khen ngợi những lời dạy của Đức Thế Tôn thật rất đúng với câu thường viết trong Tạng Kinh Nikāya: “Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Bạch Thế Tôn, nay con quy y Thế Tôn, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

Tăng chúng, những đệ tử của Đức Thế Tôn, họp với nhau tại Chánh Pháp Đường, các vị đó đã nói với nhau:

 “- Này các Tỷ kheo, quả thật Bậc Đạo Sư (Đức Thế Tôn) có trí tuệ vĩ đại! Trí tuệ quảng bác! Trí tuệ mẫn tiệp, Trí tuệ linh hoạt! Trí tuệ tinh xảo! Trí tuệ uyên thâm! Trí tuệ Ngài đáp ứng đúng nơi đúng lúc! Trí tuệ bao la như thế giới, như đại dương vô tận, như bầu trời trải rộng mênh mông: khắp cả xứ Diêm Phù Đề không một bậc trí nhân nào có thể sánh bằng Đấng Thập Lực (Đức Thế Tôn), như một đợt sóng nổi lên đại dương không chạm đến bờ được, hay nếu chạm vào bờ sóng kia sẽ vỡ tan. Cũng vậy, không một người nào có thể đạt trí tuệ bằng Đấng Thập Lực, hoặc nếu kẻ ấy đến chân bậc Đạo Sư thì sẽ vỡ tan.”

Sau khi đọc các Kinh Nikāya, NH thấy Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa…, các Luận của các Tổ Sư Long Thọ, Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân, v.v… không còn khó hiểu nữa. NH nhận thấy các Kinh Nikāya rất căn bản, ví dụ như trong Toán Học, Cộng Trừ Nhân Chia, rất căn bản để làm Toán. Còn các Kinh Luận Phật Thừa hay Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Thiền Tông, v.v… ví dụ như các phép tính Tích Phân, Đạo Hàm, chuỗi số, số ảo, v.v… dùng để tính trong các mạch điện, điện tử, phi thuyền không gian, v.v…

Rồi khi NH mở Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích để học hỏi, nghiên cứu, thì thấy đây không phải là quan điểm riêng của NH, quan điểm này đã có từ xa xưa và hướng dẫn cho tất cả những tu sĩ thọ giới Cụ Túc đều phải biết. 

Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, phần phàm lệ 13 đoạn, trong đó đoạn 12 viết[7]: Phép học bên Tây Thiên Trúc, trước học Tiểu Thừa, sau học Đại Thừa, ý chỉ Đại Thừa thông rồi, mỗi pháp, pháp nào cũng là lý Trung Quán.

Cho nên biết rằng: Dù đại, dù tiểu, cũng do một tâm, pháp không có rộng hẹp, đâu nên ở trong đó mà sinh lòng thủ xả chê khen đấy ư!

Nếu trước không học Tiểu Thừa, mà lại học Đại Thừa, quyết mắc tội lỗi, khoe suông lý Bát Nhã, bác không nhân quả, hạng người như vậy nhiều lắm”.

Tuy nhiên có một số người cho rằng, chẳng biết Kinh Phật Thừa có phải do Đức Thế Tôn dạy hay không? Sở dĩ có một số người đặt vấn đề trên vì trong cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ ba được viết chữ, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn 218 năm, năm 325 trước Tây Lịch, vào thời vua A Dục (S: Aśoka, P: Asoka) năm thứ 18, do Ngài Mục Liên Đế Tu (S: Maudgaliputra Tiśya, P: Moggaliputta-tissa) làm Thượng Thủ, không thấy các Kinh Phật Thừa hay Đại Thừa, chỉ thấy các Kinh Nikāya hay Kinh A Hàm (S, P: Āgama) và Tạng Luật rồi từ đó đặt câu hỏi như trên.

Hai cuộc kiết tập lần thứ nhất và lần thứ hai đều là khẩu truyền. Cuộc kiết tập lần thứ nhất, không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, do Tôn Giả Đại Ca Diếp (S: Mahā-kāśyapa, P: Mahā-kassapa) làm Thượng Thủ. Cuộc kiết tập lần thứ hai, khoảng 100 năm sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, Lịch Sử Kiết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai, Hòa Thượng Thích Phước Sơn, viết:[8]: “Đề cử một số đại diện để chủ trì cuộc họp và quyết đoán các sự việc. Nhóm Tỳ keo Bạt Kỳ trước hết đề cử 4 vị: 1/Nhất Thiết Khứ, 2/ Ly Bà Đa, 3/ Bất Xà Tôn, 4/ Tu Ma Na. Nhóm Tỳ kheo Ấp Ba Lợi cũng đề cử 4 người: 1/ Tam Phù Đà, 2/ Sa Lan, 3/ Trường Phát, 4/ Ba Sa Lam… Tiếp theo, 8 vị này bèn suy cử 4 người đại diện là: Nhất Thiết Khứ 136 tuổi hạ, Ly Bà Đa 120 tuổi hạ, Tam Phù ĐàDa Xá đều 110 tuổi hạ, những vị này có trách nhiệm đem các quyết định của Đại hội vừa rồi ra công bố trước 700 vị A la hán, theo thể thức Ly Bà Đa hỏi và Nhất Thiết Khứ đáp như trên. Cuối cùng, Ly Bà Đa kết luận: “Những gì không do Phật chế thì không được tùy tiện chế định, những gì do Phật đã chế thì không được vi phạm. Tăng chúng phải chăm chỉ học tập những gì Phật đã truyền dạy”. Cuộc kết tập này vừa đúng 700 vị A la hán, nên gọi là cuộc kết tập của 700 người. (Ngũ phần Luật, ĐTK.1421, tr.192a-194b)”. Cuộc kiết tập lần thứ tư, khoảng 400 năm sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, Tam Tạng Kinh Điển được khắc vào các bản bằng đồng ở thời vua Ca Nị Sắc Ca (S: Kaniṣka), do Ngài Thế Hữu (S: Vasumitra) làm Thượng Thủ. Phật Quang Đại Từ Điển,viết[9]: “Thời kì vua Ca nị sắc ca trị vì, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhiều cao tăng xuất hiện, công cuộc biên soạn các kinh điển Đại thừa được xúc tiến.” Ngoài ra, các Kinh Luận Phật Thừa hay Đại Thừa cũng có viết ba cuộc kiết tập, trong đó viết cuộc kiết tập lần thứ nhất do Tôn Giả Đại Ca Diếp (S: Mahā-kāśyapa, P: Mahā-kassapa) làm Thượng Thủ, kiết tập lần thứ hai do Tôn Giả Ānanda làm Thượng Thủ. Kiết tập lần thứ ba, sách Phật Học Tinh Yếu, viết[10]: “Đại Nhật Kinh Sớ nói:Cuộc kiết tập Bí Mật Tạng chia làm ba bộ phái:

1. Bộ phái Tự Môn: Bộ này do Ngài A Nan kiết tập gồm hai môn loại: Kim Cang GiớiThai Tạng Giới.

2. Bộ phái Sơn Môn: Bộ này cũng kiết tập hai môn loại trên, nhưng Bồ Tát Kim Cang Thủ làm Chánh Hội Chủ, Tôn Giả A Nan làm Phó Hội Chủ.

3. Bộ phái Đông Tự: Bộ này do Kim Cang Thủ Bồ Tát kiết tập lại Tạp bộ của hai môn loại trước””.

Theo quan điểm của NH, Kinh Điển Phật Giáo dù là Nguyên Thủy hay Phật Thừa đều là lời Đức Thế Tôn dạy, các cuộc kiết tập lần thứ nhất, lần thứ hai là khẩu truyền, quan trọng là thực chất của giáo lý Nguyên ThủyPhật Thừa đều mang lại cho các bậc Thánh Tăng, Thánh Ni, các bậc Tổ Sư, Tăng, Ni, Phật Tử quá khứ và cho chúng ta hiện nay rất nhiều lợi ích. Chúng ta ví dụ cùng một người, lúc lớn có phần hơi khác hơn lúc trẻ. Lúc trẻ cân nặng mấy ký lô, khi trưởng thành cân nặng đến mấy chục ký lô trở lên, quần áo mặc khác nhau, kiến thức hiểu biết cũng nhiều hơn. Chẳng có ai nói rằng người lúc trẻ và người trưởng thành không phải cùng một người. Nhưng tại sao có sự khác nhau? Do ăn uống, học hỏi, suy tư tìm hiểu, v.v… Tương tự, tinh thần giác ngộgiải thoát của Đức Thế Tôn dạy đều có trong các Kinh thuộc Nguyên ThủyPhật Thừa. Những điểm chính của giáo lý Phật Giáo, chúng ta thấy có sự nhất quán trong giáo lý Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) và Phật Thừa (Đại Thừa). Các nguyên lý Nhân Quả, Nghiệp, Luân Hồi, Vô Thường, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Nhiếp Pháp, Vô Ngã, Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, Mười Hai Nhân Duyên, A Lại Da Duyên Khởi, Chân Như Duyên Khởi, Pháp Giới Duyên Khởi, nguyên lý Không Tánh, Trung Đạo, Tương Dung, Viên Dung, Niết Bàn đều thống nhất với nhau, giống như cùng một người. Trong đó các nguyên lý Nhân Quả, Nghiệp, Luân Hồi, Vô Thường, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Nhiếp Pháp, Vô Ngã, Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, Mười Hai Nhân Duyên, Niết Bàn thuộc Nguyên Thủy hay là người trẻ. Các nguyên lý còn lại thuộc Phật Thừa, tương tự như người lớn, nhưng cả hai đều là một. (Vui lòng xem thêm các nguyên lý trên ở chương 14: Phật Thừa hay Đại Thừa không phải là Bà La Môn Giáo, tiết mục: Phật Giáo: Những điểm chính của giáo lý Phật Giáo).

NH xin đưa ra ví dụ, dùng trường học thế gian để phân chia các Thừa. Nhân Thừa thuộc trình độ Tiểu Học. Thiên Thừa thuộc trình độ Trung Học. Thanh VănDuyên Giác Thừa thuộc trình độ Cử Nhân Đại Học bốn năm. Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa thuộc trình độ Cao Học, Thạc Sĩ hay Phó Tiến Sĩ và các vị nghiên cứu viết luận án Tiến Sĩ. Chúng ta cũng vui lòng để ý, trong 52 giai vị Bồ Tát, từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, đến Diệu Giác tức là quả vị Phật, không phải tất cả giáo lý Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa đều thuộc trình độ Cao Học, Thạc Sĩ hay Phó Tiến Sĩ mà chỉ có các bậc đại Bồ Tát của Thập Địa, từ đệ Bát Địa đến đệ Thập Địa mới thuộc trình độ Cao Học, Thạc Sĩ hay Phó Tiến Sĩ. Còn các bậc Đẳng Giác hay Nhất Sanh Bổ Xứ thì thuộc trình độ của các vị nghiên cứu viết luận án Tiến Sĩ. Chỉ nói riêng về công đức tu tập giải thoát, không kể đến các công đức cứu giúp những chúng sanh khác cũng được giải thoát như chính mình, sự hiểu biết thật tướng của tất cả các pháp, v.v… thì Đệ Thất địa (Viễn Hành Địa) tương đương quả vị A La Hán, tức tốt nghiệp Cử Nhân Đại Học Bốn năm. Như vậy nói riêng về công đức tu tập giải thoát, từ đệ Lục Địa trở xuống thì chỉ tương đương chưa tốt nghiệp Đại Học bốn năm trở xuống. Còn quả vị Phật để chỉ cho các vị tốt nghiệp Tiến Sĩ. Đây chỉ là ví dụ thôi, chứ tốt nghiệp Đại Học, Kỹ Sư, Luật Sư, Bác Sĩ, Tiến Sĩ, v.v… của thế gian chỉ là kiến thức hiểu biết của nhân loại, thuộc Nhân Thừa, chưa phải là Thiên Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa trong Phật Giáo.

Tại Hoa Kỳ có chuyện vui cười là những người trên 18 tuổi muốn đi học phải vào Đại Học Cộng Đồng (E: Community College) hai năm, dù những người đó có học hoặc là không học Tiểu Học, Trung Học. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Cộng Đồng hai năm, được chuyển lên Đại Học bốn năm, tốt nghiệp Đại Học bốn năm và có văn bằng Cử Nhân, Kỹ Sư, v.v… tuỳ ngành. Sau khi có văn bằng Cử Nhân, tiếp tục học lên Cao Học hay Thạc Sĩ, rồi từ đó học lên đến Tiến Sĩ.

Pháp hữu của NH cũng có một vị Thầy rất thông minh, hiện nay là Hòa Thượng. Ở Việt Nam vị Thầy đó chỉ lo chuyên tu, không đi học ngoại điển, có thể biết các phép tính Cộng Trừ Nhân Chia, nhưng hoàn toàn không biết gì về Tích Phân, Đạo Hàm, v.v… vậy mà dám ghi danh vào Đại Học Cộng Đồng, học về Toán của bậc Đại Học. Kết quả vị Thầy đó đạt điểm A, tức là điểm cao nhất về Toán của Đại Học Cộng Đồng. Thế là NH rất kính phục vị Thầy đó, xem như chuyện hy hữu ít có. Rồi Thầy cũng tốt nghiệp Cử Nhân Đại Học bốn năm. Thầy muốn tiếp tục học thêm Cao Học và Tiến Sĩ nhưng vì bận quá nhiều Phật Sự, xem Phật Sự rất quan trọng cần lo giúp đỡ mọi người, nên không tiếp tục học thêm nữa.

Trong Phật Giáo Bắc Tông, tức là Phật Thừa hay Đại Thừa cũng có chuyện vui cười tương tự. Đa số các tu sĩ Phật Giáo Bắc Tông đều học các Kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhã, Lăng Già, v.v…. Các vị tu sĩ này học ít, hoặc không học Tạng Kinh Nikāya. Các vị tu sĩ Phật Giáo Bắc Tông tương tự như những người không học Tiểu Học, Trung Học, Đại Họcđi thẳng vào Cao Học, Thạc Sĩ, Phó Tiến Sĩ. Đương nhiên cũng có những vị rất thông minh, tốt nghiệp Cao Học, Thạc Sĩ, Phó Tiến Sĩ của Phật Thừa hay Đại Thừa, Tối Thượng Thừa rất dễ dàng. Đây là những bậc thượng căn thượng trí, có nhiều vị là các bậc Bồ Tát thứ thiệt tại cõi đời này.

Còn NH nghĩ NH thuộc về hàng thiểu căn thiểu trí, nên học từ từ, Tiểu Học, Trung Học, Đại Học rổi mới lên Cao Học, v.v… tức là học từ từ các Kinh Nikāya, rồi sau đó mới học đến các Kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhã, v.v…

Thế nên quan điểm của NH là cần học tuần tự, trước học các Kinh Nikāya, học Tiểu Thừa, sau học Phật Thừa hay Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Thiền Tông, v.v… giống như Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích đã dạy.

Sách Để Hiểu Đạo Phật, viết[11]: ““Cũng như nước bốn biển chỉ có một vị: vị mặn, giáo-lý của ta cũng chỉ có một vị: vị giải thoát”. Tự giam mình trong khuôn khổ của giáo-lý Nam-Tông rồi bảo Phật-giáo Bắc-Tông không phải nguyên-thỉ, hay đứng về mặt giáo-lý Đại-thừa mà cho rằng Tiểu-thừa là hẹp hòi cố chấp, hai thái-độ đều thiên-lệch, không xứng đáng. Phải nhìn giáo-lý qua sự nhu cầu của nhân-loại, ta mới thấy được khả-năng bất-diệt của đạo Phật và luôn đó, cả tinh thần tích cực nhập thế của Phật-giáo.

Nền văn-học Phật-giáo minh-chứng một cách hùng-hồn cho sự-thực ấy. Dù cho Phật-giáo phương-nam có tự hào giữ được nhiều tính chất nguyên-thỉ, ta cũng thấy đã có sự biến đổi trên nếp sống tư-tưởng và tổ-chức. Chính thời đại mới, sinh hoạt mới đã tạo nên sự biến đổi đó. Ở Bắc-phương, nhiều phong thổ khác nhau, nhiều nếp sống khác nhau, cho nên đạo Phật đi đến đâu cũng đều thích-nghi để hòa mình vào sự sống của các dân tộc. Tinh thần tích-cực nhập thế của đạo Phật đã là một trong những nguyên-nhân làm cho đạo Phật phát-triển mãnh-liệt.

Ở thời đức Phật, con người đã quá đau khổvì vậy rất mong-mỏi giải thoát cho cá nhân mình. Giáo-lý Phật-giáo cố nhiên phải cung-phụng cho nhu cầu giải-thoát ấy. Người ta chỉ lo tuyên-dương giáo-lý giải thoát cá-nhân, sùng thượng giáo-lý ấy, và hầu như không còn để ý đến giáo-lý nhập-thế tích-cực nữa. Các kinh điển Đại-thừa hầu như bị bỏ quên, không được ai nhắc đến. Dần dần về sau, theo nhu cầu của thời-thế, người ta mới để ý đến kinh điển Đại-thừa, mới tuyên-dương giáo-lý Đại-thừa. Cho nên những kinh-điển Đại-thừa xuất-hiện chậm hơn các kinh-điển Tiểu-thừa. Giáo-lý Đại-thừa mà đức Phật truyền dạy riêng tây cho những bậc Bồ-tát, những hàng đại căn có tinh thần nhập thế, giáo-lý ấy mãi về sau mới được chú ý đến.

Vậy trong lúc nghiên-cứu văn-học Phật-giáo, chúng ta hãy gạt ra ngoài những cố-chấp để có thể thấy rõ được tinh-thần và khả-năng của toàn-bộ giáo-lý đạo Phật”.

Sở dĩ NH gọi Nhân Thừa thuộc trình độ Tiểu Học, Thiên Thừa thuộc Trung Học, Thanh Văn, Duyên Giác Thừa thuộc Cử Nhân hay Kỹ Sư Đại Học bốn năm, Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa thuộc Cao Học, Phó Tiến Sĩ, hay Thạc SĩPhật Quả thuộc Tiến Sĩ vì những lý do:

Chúng ta thường nghe câu chuyện: Trước kia có một vị sư phụ đã chứng Thánh Quả A La Hán và có các phép thần thông. Người theo hầu sư phụ là một chú Sa Di trẻ tuổi, chú Sa Di này mang đồ đạc đi phía sau vị sư phụ và thở hổn hển, bất chợt chú Sa Di tưởng nhớ đến chúng sinh trầm luân khổ hải, trong niềm cảm thông vô bờ bến, chú Sa Di phát tâm rộng độ cứu giúp chúng sinh. Vị sư phụ đắc quả A La Hán biết được ý nghĩ của chú Sa Di, liền dừng bước lại và nói:

- Này con, ta thay thế con mang đồ đạc này, để con đi phía trước.

Chú Sa Di kinh sợ, không dám vượt quá bổn phận, và thưa:

- Bạch sư phụ, con không dám, vì sao phải như thế?

Vị sư phụ vỗ về chú Sa Di và cười khen rằng:

- Con vừa phát tâm rộng độ, cứu giúp chúng sinh, đó là tâm từ bi to lớn, mạnh mẽ, thầy cảm thấy hổ thẹn vì chẳng được như con!

Chú Sa Di biết không thể thay đổi được ý của sư phụ, nên trao đồ đạc cho thầy, tiến lên đi phía trước dẫn đường. Khi đến một lạch nước nhỏ, bất chợt chú Sa Di thấy một đàn kiến đang bị nước cuốn trôi, những con kiến nhỏ, lớp chìm, lớp nổi, đang trôi theo dòng nước, chú Sa Di dừng lại suy nghĩ: “Ồ! Một đàn kiến, nếu phải cứu từng con để khỏi nước đắm chìm, thì phải trở ngại và tốn thì giờ biết bao! Còn thế gian này hàng triệu, hàng tỉ chúng sinh, biết làm sao mà cứu giúp. Đúng là khó thay! Khó thay!”

Chú Sa Di còn đang suy nghĩ phân vân, chưa biết có nên cứu giúp đàn kiến hay không, bất ngờ vị sư phụ xuất hiện, trao đồ đạc lại cho chú Sa Di và nói:

- Này con, con là người chỉ mới có ý nghĩ từ bi nhưng chưa thực hành từ bi, tương tự như người giả dạng từ bi, ý nghĩ từ bi chưa đi đôi với việc làm, vậy con hãy mang đồ đạc này và ra phía sau của thầy mà đi.

Mẫu chuyện khác, một vị sư phụ khác đắc Thánh Quả A La Hán và có các phép thần thông. Vị sư phụ này cũng có một chú Sa Di làm đệ tử. Vị sư phụ thấy chú Sa Di này trong vòng bảy ngày nữa sẽ phải chết vì kiếp sống đã mãn, không còn cơ duyên học hỏi thêm vị sư phụ nữa. Vị sư phụ đề nghị chú Sa Di về nhà thăm gia đình trong thời gian nửa tháng, với ý nghĩ của vị sư phụ là nếu chú Sa Di có chết thì chết ở nhà để bố mẹ được nhìn thấy mặt con lần cuối, nhưng vị sư phụ không nói ra điều này cho chú Sa Di biết. Chú Sa Di nghe lời thầy nên về nhà, nửa tháng sau, chú Sa Di trở lại chùa, vị sư phụ rất ngạc nhiên, thấy chú Sa Di có số thọ mạng đến già, và tiếp tục tu hành theo sư phụ, không còn chết sớm nữa. Vị sư phụ hỏi chú Sa Di sinh hoạt ở nhà thế nào, chú Sa Di trả lời đầy đủ, nhưng vị sư phụ thấy đó không phải là nguyên nhân tăng thêm thọ mạng. Vị sư phụ hỏi tiếp, trên đường đi về nhà, con có thấy chuyện gì không? Chú Sa Di trả lời:

- Trên đường đi về nhà, khi đi ngang qua lạch nước, con thấy có đàn kiến đang đắm chìm dưới nước, con động lòng từ bi, vì trong kinh Phật dạy là phải có từ bitrí tuệ, cứu giúp tất cả chúng sinh, nên con ngừng lại và lấy cây, lấy lá đưa tất cả những con kiến lên bờ rồi mới về nhà.

Vị sư phụ nói:

- - Chính vì thọ mạng của con hết trong bảy ngày nữa, nên thầy cho con về thăm nhà để cha mẹ được thấy mặt trước khi con chết, tuy nhiên nhờ con cứu giúp đàn kiến bị đắm chìm, nên được sống lâu, phước lực con được tăng thêm, chứ nếu không con đã chết tại nhà.

Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy lòng từ bi và trí tuệ rất quan trọng, Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa luôn luôn nhấn mạnh lòng từ bi, trí tuệ và luôn luôn xem đó là con đường căn bản để hành đạo Bồ Tát.

Vậy đạo Bồ Tát có gì đặc biệt?

Đó là Bồ Tát thực hành sáu hạnh Ba La Mật và mười hạnh Ba La Mật để cứu độ tất cả chúng sanh (vui lòng xem thêm chương 15, phần nói về sáu hạnh Ba La Mật và mười hạnh Ba La Mật).

Thanh Văn ThừaDuyên Giác Thừa chủ yếu tu về đạo giải thoát. Các bậc Thánh Thanh Văn, Duyên Giác tức là các bậc Thánh A La Hán, Bích Chi Phật không được gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác, chỉ có Đức Thế Tôn mới được gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác hay Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Thế Tôn xuất hiện tại thế gian này là một đại sự nhân duyên, nên NH tạm gọi là bậc đã tốt nghiệp Tiến Sĩ.

Chân lýsự thật, chân lý Phật Giáosự thật của Phật Giáo, người hiểu biếtthực hành để đạt chân lý Phật Giáo có sự khác nhau, vì sự hiểu biết về chân lý Phật Giáo nhiều hay ít, thực hành để đạt chân lý Phật Giáo nhiều hay ít, nên NH tạm chia 5 thừa: Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thành các trình độ từ Tiểu Học đến Thạc Sĩ hay đang làm luận án Tiến Sĩ chứ chưa tốt nghiệp Tiến Sĩ.

Cũng xin nói thêm về chân lý, chân lýĐức Thế Tôn đạt đượcgiáo lý bản chất, những lời lẽ mà Đức Thế Tôn dùng để diễn đạt chân lý đó được gọi là giáo lý ảnh tượng. Đó không phải không phải là bản thân của chân lý mà đó là những đồ án, những đạo lộ tu tập để đạt chân lý.

Khi nói về các khả năng nhận thức, Phật Giáo phân biệt ra năm lượng: Hiện lượng, tỉ lượng, Thánh giáo lượng, thí dụ lượngthần thông lượng. (Vui lòng xem thêm chương 15, phần năm lượng, phương tiện lý giải).

Sách Để Hiểu Đạo Phật, viết[12]: “Hiện lượng là sự nhận thức bằng trực-giác, cái biết không cần suy-luận. Hiện-lượng có hai thứ: biết bằng trực-giác, mà đúng thì gọi là chân hiện-lượng; biết bằng trực-giác mà sai thì gọi là tợ hiện-lượng.

Tỉ lượng là sự nhận-thức căn-cứ trên suy-luận. Nhưng tỉ lượng cũng có hai thứ: biết đúng do sự suy-luận đúng thì gọi là chân tỉ lượng, biết sai do sự suy-luận sai lầm thì gọi là tợ tỉ-lượng.

Thánh-Giáo-Lượng là nhận thức của các bậc giác-ngộ, những cái biết của trí-tuệ vô-ngại, của trí chân-hiện-lượng. Các bậc giác-ngộ ấy chứng-nhập chân-lý bằng chân hiện-lượng, trực nhận sự thực không cần suy-luận, và thuận theo lối suy-luận tỉ-lượng của chúng sinh mà phương-tiện chỉ-bày chân-lý ấy lại cho chúng sinh. Trí-óc vô-minh của chúng-sinh không nhận thấu được chân-lý ấy, chúng-sinh chỉ có thể nghe lại lời của Thánh-nhân và do những thực-nghiệm của mình để tự dần dần tiến đến trong sự tu-tập chứng-nghiệm chân-lý.

Vì thế Phật-học không giống với duy-lý tâm-lý-học. Phật-học không phải căn cứ trên trí tỉ-lượng suy-đoán ức-đạc của chúng-sinh mà lại căn-cứ trên lời dạy của các bậc giác-ngộ. Người ta nói Phật-giáo có tính-cách tôn giáo là ở điểm ấy.

Song Phật-giáo không bao giờ bắt buộc ai tin-tưởng theo mình một cách mù- quáng, nên trong sự nghiên-cứu, vẫn có đầy đủ tinh-thần thực-nghiệm của khoa-học. Tin hay không tin quyền ở mình. Kẻ học-giả đồng thời phải là hành-giả, (giống hệt nhà khoa-học phải luôn luôn tiến bước trên sự nghiên-cứu và thấu-đạt) để dần dần chứng-nghiệm chân-lý của Thánh-giáo-lượng, thấy rõ những cái mà lâu nay trí-óc mê-mờ của mình không thể thấy.

Muốn hiểu thì phải tự mình chứng-nghiệm lấy. Ai uống nước chỉ một mình kẻ ấy biết nóng nhiều nóng ít, không mô tả cái cảm-giác nóng ấy cho người không uống biết một cách trực tiếp được.

Chân-lý của các bậc giác-ngộ (như Phật) dạy lại, tin hay không tin là tùy ở ta. Nhưng ta cũng đủ trí năng để thấy rằng những lời Thánh-giáo chưa từng sai bao giờ; do trí năng nhận-xét ấy ta có thể tin ngay ở sự Giác-Ngộ của đức Phật. Biết bao nhiêu điều của Phật dạy đã được khoa-học và thực-nghiệm chứng minh, những cái ấy cũng đủ cho chúng ta đặt tin-tưởng trên trí giác-ngộ viên-mãn cuả Ngài. Ta lại phải theo lời Phật dạy để tự chứng-nghiệm lấy chân-lý, tự mình chứng nghiệm lấy chứ không thể nhờ vả ai được.

Phật-học có tính-cách thực-nghiệm, nhưng lại khác với thực-nghiệm tâm-lý-học ở chỗ Phật-học thuyết-minh được chân-lý cứu-cánh mà tâm-lý-học thực-nghiệm thì đang mò-mẫm trên một con đường xa lắc xa lơ. Khổ hơn nữa là những cái mà tâm-lý- học gọi là thực-nghiệm vẫn chưa chắc là đúng, vì lẽ lợi-khí của thực-nghiệm là khoa-học vẫn chưa có thể gọi là có giá trị tuyệt đối.

Đạo Phật chủ-trương rằng đã là chân-lý tuyệt-đối thì không thể dùng ngữ ngôn, văn tự để phô diễn được. Chân-lý là một cái gì vô biên, vô cùng, không có giới hạn; trí óc, văn tự, ngữ ngôn là những gì có biên giới có hạn lượng; đem cái có biên giới mà so với cái vô cùng đem cái hữu hạn mà đựng trong cái vô hạn là một việc không thể nào thực hiện. Chân lý trong sách vở không phải là chân-lý: văn-tự danh-ngôn chỉ là bóng dáng đã đổi hình của chân lý mà thôi. Bóng dáng còn không phải là chân-lý, huống hồ là bóng dáng đã đổi hình! Đức Phật thuyết pháp trong 45 năm và Ngài nói: "Trong 45 năm, ta chưa hề nói được một tiếng". Câu nói ấy chứng tỏ rằng chân lý không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ, văn tự.

Kinh Kim-Cang dạy rằng "chứng ngộ mà nói được rằng chứng ngộ thì đó không phải là chứng ngộ thực". Phật lại dạy: "Y theo kinh điển giải nghĩa thì oan cho tam thế chư Phật, nhưng lìa kinh ra một chữ thì lại đồng với ma-thuyết". Kinh điển, lời dạy của bậc Giác ngộ không phải là chân lý mà chỉ là phương-tiện chỉ bày chân-lý, nói đó là chân lý thì oan cho tam thế chư Phật. Nhưng thảm hại thay, nếu bảo đó không phải là chân lý mà bỏ những phương tiện chỉ bày chân lý (tức là kinh điển) đi thì chẳng còn gì nữa, mà chỉ còn là tà-thuyết của Ma-vương. Phật lại dạy: "Chân lý như mặt trăng, giáo lý ta dạy như ngón tay chỉ mặt trăng cho các ngươi thấy. Đừng chấp lầm ngón tay ta là mặt trăng" (Nhất thiết Tu-Đa-La giáo như tiêu nguyệt chỉ). Thâm thúy bao nhiêu mà cũng đầy đủ bao nhiêu, cái ví dụ ấy của đức Phật!

Cái mùi vị của một múi "sầu riêng", hình dáng của những con vi trùng thấy trong kính hiển vi, những cái không phải là khó hiểu lắm ấy mà chúng ta cũng không thể diễn tả cho người khác nhận biết được một cách trực tiếp, huống hồ là chân lý mà chỉ có trí giác ngộ xa lià được mê lầm mới có thể thân chứng!

Bởi vậy, "nghiên cứu để hiểu được chân-lý" là một cái mộng không thể thực hiện. Nghiên cứu để tự mình thực hành theo, nương vào đấy mà chứng nhập chân lý, ấy mới là công việc của người học Phật. Cho nên mục-đích của Phật-Học không phải chỉ là để thỏa-mãn trí tìm tòi của thế-nhân, mà để làm phương-tiện chỉ bày chân lý, vì tự nó, nó không phải là chân-lý thực thụ; lý do là nó được biểu lộ bằng ngôn ngữ văn tự và căn cứ trên trí tỷ-lượng của chúng-sinh.

Tất cả những gì được biểu lộ bằng lời nói đều là những phương-tiện mà phương-tiện không phải là chân lý, không phải là chân lý tức là sai-lầm. Chân lý là cái gì? Chân-lý ở đâu? Chân-lý là chân-lý, vượt ra ngoài ngữ ngônvăn tự. Mâu thuẫn bao giờ cũng biểu hiệu cho một sự sai lầm dù ít dù nhiều. Phật-học chủ trương rằng trong tất cả những quan-niệm đều chứa sẵn mâu thuẫn và những chân lý nào có thể diễn giải được đều là những chân lý tương-đối, cũng như Đạo Đức Kinh chủ trương "Đạo khả đạo phi thường Đạo". Mâu thuẫn dẫn dắt đến sự phủ nhận quan-niệm về chân lý và đem ta đến một từng chân lý cao hơn, song vẫn ở trong vòng tương-đối. Đã là chân lý tương-đối thì vẫn bao hàm mâu thuẫn, để rồi có sự phủ định chân lý ấy, và do dó, đưa sự hiểu biết tiến dần lên. Vì thế Phật-học là một biện-chứng-pháp rất hoàn-toàn. Biện chứng pháp duy-vật còn có khuyết-điểm: người ta có thể cho nó là sai lầm vì tự nó vẫn có chứa đựng mâu thuẫn. Phật học vì vậy lại rất khác với các học thuyết siêu hình viển vông.

Như ta đã biết, lời dạy của đức Giác-ngộ tuy không phải là chân lý nhưng quý giá vô chừng vì nó là phương-tiện chỉ bày chân-lý. Nó không phải là chân lý vì nó được biểu lộ bằng ngữ ngôn văn-tự là một phương-tiện thiết lập theo trí suy lượng của chúng-sinh; song lìa nó ra, ta không thể vịn vào đâu để chứng nhập chân lý nữa. Bởi thế học để hiểu, để thấy, để đừng chấp chân lý là cái có thể do ngữ ngôn văn tự biểu lộ được, để nương theo phương tiệnđi vào cứu cánh. Trong khi tìm học ta có quyền nghi, và nghi, là một lợi khí cho sự giác-ngộ vì có nghi mới có ngộ. Đừng mù quáng chấp theo văn tự, phải dùng trí óc, phải dùng công phu thực hành để quán chiếu chân lý, để được giác-ngộ. Phương pháp của Phật-Học khác với các phương pháp của tâm-lý-học Tây phương ở chỗ ấy. Cốt nhất là đừng cố chấp vì chính sự cố chấp che mất chân lý, mà phá được cố chấp thì đồng thời cũng phá trừ được những tham vọng mê mờ che lấp trí trực giác.

Hai người bạn đứng chơi, một người bạn đứng quay mặt về hướng Nam, một người quay về hướng Bắc. Người quay mặt về hướng Nam thấy con chim Phụng Hoàng bay qua, liền bảo bạn: "Này, anh quay lại xem con chim Phụng-Hoàng". Nhưng vừa nói xong chim đã bay mất. Thế là người bạn kia cứ một mực đòi biết cho được chim Phụng-Hoàng là chim gì, hình thể như thế nào, lông cánh ra thế nào. Người này không biết làm sao: mô tả thế nào cũng không gợi được trong trí óc bạn một con chim phụng-hoàng, và dù có gợi được cũng là gợi nên một hình ảnh khác, nhiều khi phản lại cả hình ảnh chính nữa.

Cuối cùng anh ta phải vẽ một con chim phụng-hoàng thật giống (thì cứ cho thật giống đi) và tung nó lên trời. Anh bạn kia có thể chấp chặt đó là con chim phụng-hoàng thật và nghĩ: "Phụng-hoàng là con chim giấy ấy, chim giấy ấy là phụng-hoàng, chim giấy và phụng hoàng là một" Chết chưa! Sao lại là một được? Con chim giấy không phải là phụng-hoàng mà chỉ là một phương-tiện để chỉ phụng-hoàng thôi. Nếu nó là phụng-hoàng thực sao nó không bay? Chấp nó là phụng-hoàng, cái kiến chấp ấy nguy hiểm biết bao nhiêu, đời nào để có thể biết được phụng-hoàng thực? Nếu anh bạn bỏ cố chấp đi, và do chim giấy mà biết được rằng: "Con phụng-hoàng vừa bay qua cũng giống thế, nhưng nó là một con khác, một con chim bay được, hót được và đã bay qua mất rồi.

Ta đã hiểu, còn con chim này chỉ là con chim giấy, một phương-tiện để chỉ bày cho ta hiểu ấy thôi". Thấy được như vậy mới thật là không cố chấp. Học Phật cũng giống như thế, có điều là ta sẽ thấy được chính chân lý bằng trực giác chứ không phải chỉ thấy có chân lý bằng trí suy-lượng, như anh chàng kia chẳng được thấy bằng mắt con chim phụng-hoàng, mà chỉ thấy được bằng ý-thức suy-đạc, căn cứ trên "mắt thấy" và trên con "chim giấy"”.

Chúng ta không thể trình bày được về chân lý tuyệt đối của Phật Giáo, vì nó vượt ra ngoài ngôn ngữ văn tự, tuy nhiên đứng trên phạm vi ngôn ngữ văn tự, chúng ta có thể diễn đạt chân lý, tức là những đồ án dùng để thể nghiệm chân lý, hay là những ảnh tượng của chân lý. Sách Phật Giáo Chánh Tín, viết13]: “Chân lý Phật Giáo là gì?

Phẩm “Du Già chân thực nghĩa” gọi chân lýchân thực, chia làm 4 loại lớn, gọi là bốn loại chân thực.

1. Thế gian cực thành chân thực: Chỉ cho những chân thực thường thức, tùy loại và tuỳ tục. Lại chia làm 2 loại:

a. Chân thực phi thế gian, không thuộc nhân loại.

b. Chân thực thế gian, thuộc nhân loại, do tự nhiên hay tập quán, huyễn giác mà thành.

2. Đạo lý cực thành chân thực: Chỉ cho những chân thực, có tính lý luận, do các học thuật gia nghiên cứu, suy diễn ra, chia thành 4 loại:

a. Chân thực do các khoa học gia thực nghiệm mà có được.

b. Chân thực do các triết gia tự biện mà có được.

c. Chân thực do các nhà thần giáo tín ngưỡng, cảm ứngchứng đắc.

d. Chân thực do các nhà ngồi Thiềnchứng đắc.

3. Chân thực do trí tuệ thanh tịnh đã đoạn trừ phiền não chướng chứng đắc. Đó là chân thực do các bậc Thánh xuất thế dùng trí tuệ giải thoát mà chứng được. Lại chia làm 2 loại:

a. Chân thực ngã không do hàng Thanh Văn, Duyên Giác, tức là các bậc Thánh Tiểu Thừa chứng đắc.

b. Chân thực một phần ngã không do các bậc Thánh Đại Thừa chứng được.

4. Chân thực do trí tuệ thanh tịnh đã đoạn trừ sở tri chướng chứng được: Đó là chân thực pháp không do các bậc Thánh Đại Thừa giác ngộ chánh biến tri, chứng được, chia làm 2 loại:

a. Chân thực pháp không do Bồ Tát chứng được một phần.

b. Chân thực pháp không do Phật chứng đắc viên mãn tròn đầy.

Phật Giáo không bao giờ phủ định chân lý của người khác một cách vũ đoán và nông nổi. Phật Giáo chỉ sắp xếp các chân lý thành chủng loại và đẳng cấp, thừa nhận các loại chân lý đó đều có vị trígiá trị của chúng.

Có loại thần giáo ngoại đạo, thường mạt sát tất cả mọi giá trị, khác biệt với những giá trị mà mình thừa nhận, chụp cho chúng cái mũ ma quỷ. Phật Giáo quyết không có thái độ độc đoán như vậy. Như trên nêu rõ, Phật Giáo chấp nhận 4 loại chân thực, tức chân lý, chúng chỉ có sự phân biệt theo nặng nhẹ, cao thấp mà thôi.

Sự thực, cái gọi là chân lý thế gian, chân lý thường thức, thường là không chịu đựng nổi khảo nghiệm. Chân lý thường thức thời cổ đại, sang tới các đời sau, trở thành câu chuyện bông đùa. Chân lý thường thức ở xứ A, đến xứ B chỉ là chuyện suông tình! Còn cái chân lý do các học giả phát minh ra, thì hoặc là do hoá nghiệm mà có, hoặc là do suy lý mà được, hoặc là do cảm ứng thần linh, hay là do rèn luyện thân tâm, ngồi Thiền điều hoà hơi thởchứng đắc, dù chỉ là những chân lý bộ phận, tạm thời, huyễn giả, cục bộ, giả thiết chứ không phải là chân lý vĩnh hằng bất biến.

Chân lý Phật Giáo là kết quả đạt được, sau khi đã chứng ngã khôngpháp không. Chứng được ngã không thì đoạn trừ hết phiền não chướng, chứng được pháp không thì đoạn trừ hết sở tri chướng. Sau khi chứng ngã không thì giải thoát khỏi sinh tử. Sau khi chứng pháp không thì không trụ ở Niết Bàn. Kinh Kim Cương viết: “Không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng”. Đó là cảnh giới ngã không. Còn “phiền não tức Bồ Đề [chính giác] “sinh tử tức Niết Bàn [tịch diệt], đó chính là cảnh giới pháp không. Cảnh giới Trung Đạo Diệu Lý phi không phi hữu, không thiên chấp bên nào thì cũng có những người chứng được pháp không mới tự mình thể nghiệm được.

Chân lý rốt ráo của Phật Giáo, tức là chân lý ngã khôngpháp không – Không phải là pháp thế gian, không thể mô tả bằng lời nói, chân lý đó “xa lìa tướng danh ngôn, tâm tư cũng không nghĩ bàn được”. Đó là chân lý rốt ráo, mà tính Phật miễn cưỡng gọi là “Chân Pháp Giới” là “Lý Chân Như”. Thế nhưng, chân lý rốt ráo đó của Phật Giáo, tuy là không đặt tên được, không nghĩ bàn được, nhưng nó vẫn không tách rời muôn vàn hiện tượng thế gian, và mỗi hiện tượng thế gian là một bộ phận của chân lý rốt ráo đó. Vì vậyđại sư Tổ Huệ Năng của Thiền Tông nói rằng: “Phật pháp là ở trong thế gian, không tách rời thế giangiác ngộ được; nếu tách khỏi thế gian đi tìm đạo Bồ Đề, cũng không khác gì tìm sừng thỏ vậy”. Mục đích của Phật Giáo là giảng lý không, xoá bỏ phiền não chướng của ngã chấp, xoá bỏ sở tri chướng của pháp chấp, chứ không phải phủ định vạn tượng của thế gian. Chân lý Phật Giáo nằm trong chữ “giác ngộ”. Chỉ có tự giác mới thoát khỏi sinh tử. Chỉ có tự giác, giác tha mới có thể độ chúng sinh, chỉ có giác hạnh viên mãn mới có thể thành Phật”.

Phật còn gọi là Như Lai, sách Thắng Man Giảng Luận, viết[14]: “Như Lai là biểu tượng của nhân cách tuyệt đối giải thoát. Thức tính của chúng sanh do bị nhiễm ô bởi cáu bợn phiền não cho nên không phát huy được những công năng siêu việt của Phật Tính sẵn có, và do bởi nhận thức sâu sắc rằng chính thức tính ô nhiễm của chúng ta, cái thức tính luôn luôn thúc đẩy chúng ta chạy đuổi theo dục vọng hư huyễn bên ngoài như con dê khát đuổi theo ráng nắng trên cánh đồng xuân, chính thức tính ấy là Như Lai Tạng, là tự tính thanh tịnh sẵn có, tin vào sự tin và hiểu ấy, Phật đạo dù cao xa nhưng không phải là điều không thể ước vọng, và Bồ Tát đạo dù nhiều khó nhọc nhưng không phải là không thể thực hành được. Đó là do sự học hỏihiểu biết mà đưa đến tin tưởngthực hành. Sự thực hành càng kiên cố, sự tin và hiểu lại càng sâu và càng cao xa. Cả hai khía cạnh ấy, tri và hành, như hai bánh xe của cỗ xe lớn chở chúng ta và tất cả tiến về Phật đạo tối thượng.

Để có thể đạt đến nền tảng vững chắc của tin tưởnghiểu biết sâu xa về Như Lai Tạng, về tự tính thanh tịnh ấy, Thắng Man khởi đi từ nhận định về thực trạng sinh tử. Đó cũng là khởi điểm của tất cả Phật Pháp dù là với Thanh Văn Thừa hay Bồ Tát Thừa. Không những thế, đó còn là khởi điểm của tất cả mọi tin tưởnghiểu biết của thế gian. Như Đức Phật có nói: «Vì sợ hãi mà người ta tìm đến quy y với thần cây…»[15] Người ta sợ hãi gì? Sợ đủ thứ, và hình thức đe dọa có thay đổi tùy theo thời đại. Trong thời kỳ mông muội bán khai, con người sợ sấm, sợ bão, sợ mọi hiện tượng thiên nhiên. Ngày nay người ta sợ tai nạn giao thông, sợ khủng bố, sợ bom nguyên tử… nhưng nguồn gốc của mọi sợ hãi ấy phát xuất từ nỗi sợ hãi muôn thuở của con người; đó là sợ sống và sợ chết. Hàng Thanh Văn do nhận rõ thực chất của đời sống, biết rằng «những gì có sanh tất có diệt» cho nên các vị ấy sống tu tập nương theo Đức Như Lai, cho đến khi biết rõ và tự tuyên bố rằng: «Sự sanh của ta đã dứt, … không còn thọ sanh đời sau nữa.» Bồ Tát cũng khởi từ nhận định về thực chất hư ảo ấy của đời sống, nhưng nhận định với một tầm nhìn phổ biến. Bồ Tát phát hiện hai hình thái của sinh tử; đó là phần đoạn sanh tửbiến dịch sanh tử. Nếu sự sống, sự chết được nhận định qua tính cách tồn tại và hủy diệt của sắc thân này, dù trong đời này hay đời sau, sự kiện đó được gọi là phần đoạn sanh tử. Hàng Thanh Văn với nỗ lực giải quyết nỗi sợ hãi về sống chết qua tính chất vô thường của sắc thân này, do đó chỉ tu tập đối trị các ô nhiễm mặt ngoài, tức những tham dục, sân hận, các kết sử, các ràng buộc, chúng lôi cuốn chúng sinh vào những cuồng dại để đưa đến hậu quả là thân và tâm bị bức rức, bị đốt cháy, khổ não. Bồ Tát nhận định thêm rằng, cái gì che lấp chân tính của chúng sinh để không cho thấy rõ khả năng siêu việt ngay trong chính mình, khiến chúng sinhcăn tính thấp kém không tự mình đảm nhận sứ mạng cao cả của Như Lai? Đó chính là phần vô minh nhỏ nhiệm chưa bị dứt trừ. Như con gà còn nằm trong trứng, chưa đập vỡ được vỏ trứng để chui ra. 

Theo ý nghĩa cơ bản, do bị vô minh che lấp, chúng ta không thể thấy được biên tế của sự sống và sự chết; không chỉ là sống chết trong một thời gian kỳ hạn nào đó, mà là sống chết trong từng khoảnh khắc sát-na, và cứ như vậy, sống chết liên tục tiếp nối nhau từ vô thủy đến vô cùng. Đó gọi là biến dịch sanh tử, nhỏ nhiệm, sâu kín khó thấy, khó biết, so với phần đoạn sanh tử.

Theo ý nghĩa rộng hơn, vô minh như là bức màn tối ngăn che không cho chúng ta nhận thấy rõ những mối quan hệ mật thiết giữa mình và thế giới; không cho nhận thức được lý tính duyên khởi trùng trùng vô tận, được ví dụ như là mối quan hệ trong màng lưới kết bằng đế thanh minh châu. Do thế, do bị võ trứng vô minh ngăn che ta và thế giới, không thấy rõ nỗi khổ của ta đây là nỗi khổ toàn diện; không có sự khác biệt và cách biệt giữa cái cá biệttoàn thể ấy. Những ai chỉ mới tìm thấy cái hạnh phúc cá biệt của mình, chưa tìm thấy hạnh phúc chung bao la của toàn thể, thì hạnh phúc ấy chưa phải là cuối cùng. Cũng thế, nếu thoát khỏi nỗi khổ sống chết cá biệt của mình, chỉ liên hệ đến sự còn và mất của bản thân do bốn đại giả hợp này, đó chưa phải là giải thoát trọn vẹn.

Sau khi thấu rõ thực chất của đời sống, biết rõ tính chất vô thường của sắc thân, không còn bám chặt vào những sở hữu hư ảo trên thế gian, và do đó diệt trừ sự sợ hãi về phần đoạn sanh tử, nhưng vì vô minh chưa được diệt trừ trọn vẹn, Bồ Tát nhận thấy vẫn còn một nỗi sợ hãi sâu thẳm không lường được, sợ hãi về biến dịch sanh tử. Chỉ khi nào được địa vị vô úy của Như Lai, bấy giờ mới có thể nói là đạt đến tịnh lạc tuyệt đối”.

[16]: “Như Luận Thập Trụ Tì-bà-sa nói: «Phát nguyện cầu Phật đạo nặng nhọc hơn cả việc nâng đỡ ba ngàn đại thiên thế giới.» Chỉ có thể thành tựu mục tiêu tối thượng ấy bằng ý chí kim cang bất hoại. Ý chí ấy được gọi là «nguyện», là thệ nguyện hay quyết tâm. Cho nên, sau khi đã phát Bồ-đề tâm, khởi Bồ Tát hạnh, chương này sẽ nói đến thệ nguyện vĩ đại của Bồ Tát. Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký[17] phân tích có bốn loại nguyện của Bồ Tát

l. Thệ nguyện, ước hẹn thời gian trước khi hành động.

2. Hành nguyện, gồm hai trường hợp: (a) cùng phát khởi một lần với hành động, (b) đối sự mà phát nguyện với chủ đích giữ vững tâm chí không để gián đoạntán loạn.

3. Nguyện sau hành tức bằng hành động mà hướng ước nguyện của mình đến Bồ-đề đạo.

4. Tự thể vô ngại nguyện, tức đại nguyện cứu cánh đồng với biển pháp tánh, thong dongthành tựu tất cả sự nghiệp.

Bốn loại nguyện này trải suốt con đường hành đạo từ khi mới phát tâm cho đến khi đạt địa vị không thối chuyển

Nhóm nguyện thứ nhất, như trường hợp Thiện Tài đồng tử sau khi được Văn-thù giảng dạy, phát tâm hướng thượng, mong cầu học hỏi đầy đủ Phật Phápgiác ngộ rốt ráo.[18] 

Nhóm hạnh nguyện thứ hai, là những lời nguyện trong lúc hành động như được nói trong phẩm «Tịnh Hạnh» của Kinh Hoa Nghiêm.[19] Theo đó, mỗi hành vi của mình đều mang ước nguyện tưởng đến sự an lạc của chúng sanh. Thí dụ, khi trải giường chiếu thì nguyện như vầy: «Khi trải giường chiếu, nguyện cho chúng sanh trải bằng thiện pháp, thấy chân thật tướng.» Hoặc khi cất bước ra đường thì nguyện rằng: «Cất bước ra đường, nguyện cho chúng sanh bước lên lối Phật, vào vô y xứ.» Hoặc khi ngủ nghỉ thì nguyện rằng: «Vào lúc ngủ nghỉ, nguyện cho chúng sanh thân được an ổn, tâm không loạn động.» Những lời nguyện như vậy, có mục đích làm cho tâm niệm của mình không hề rời bỏ chúng sanh trong mọi hành vi cử chỉ của mình, và do đó không hề xao lãng chí nguyện Đại Thừa của mình.

Nhóm nguyện thứ ba, cũng nói là sự hồi hướng

Nhóm thứ tư hạnh nguyện hay quyết tâm hành động của Phổ Hiền.[20]

Nhóm nguyện thứ tư trong bảng liệt kê của Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký trên đây thực sự là nguyện lực bất khả tư nghị của Bồ Tát trên, hàng pháp thân đại sĩ [21], nghĩa là đã trải qua một thời gian dài tu tập, thấy rõ bản chất của thế gian, thấy biết sâu xa Phật Pháp. Đặc sắc của nguyện lực này như được diễn tả trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm «Nhập Pháp Giới», qua lời Bồ Tát Di-lặc tán dương Thiện Tài đồng tử. Sau khi trải qua 5l nơi học hỏi đạo lý, trên quá trình tu chứng của Đại Thừa, bấy giờ Thiện Tài đồng tử đã hoàn toàn an trụ vững chắc trong chí nguyện Đại Thừa. Ước nguyệnhành vi, cả hai không còn cách biệt. Cho nên, lời tán dương của Bồ Tát Di-lặc nói: «Với những kẻ trôi nổi trong bốn dòng nước xoáy [22], con người chân thật này muốn làm con thuyền đại pháp đưa chúng sinh vượt qua đại dương. Với những kẻ chìm ngập trong bùn lầy của kiến chấp, người này muốn làm chiếc cầu đại pháp. Với những kẻ tối tăm ngu dốt, người là ngọn đèn đại trí. Với những người lạc lối trong sa mạc sanh tử, người muốn làm kẻ chỉ bày lối đi của bậc Thánh…»[23] Thiện Tài sau khi nghe những lời tán thán ấy, hoan hỷ phấn khởi, chấp tay cung kính hướng về Bồ tát Di-lặc, bất giác nhìn lại hai bàn tay của mình thấy đầy những hoa thơm đang nở rộ”.

Vì vậy khi tụng kinh, chúng ta thường nguyện:

“Chúng sanh không số lượng, thệ nguyện đều cứu giúp

Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch

Pháp môn không số lượng, thệ nguyện đều học hành

Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành”

(Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành).

Trở lại, các bậc Bồ Tát theo Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa cũng thực hành đạo giải thoát của Thanh Văn ThừaDuyên Giác Thừa như trong các Kinh Luật mà Đức Thế Tôn đã dạy về Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên, v.v…

Đạo Nhân Thiên là những pháp môn lành, Đức Thế Tôn dạy mọi người tu tập để được tái sanh làm người hạnh phúc giàu sang sung túc hay được tái sanh lên các cảnh trời. Thanh Văn Thừa hay Duyên Giác Thừa tuy không thích thú đạo Nhân Thiên, nhưng cũng không phủ định giá trị của đạo Nhân Thiên. Những pháp lành của đạo Nhân Thiên là nền tảng của chung cho cả 5 thừa.

Đạo giải thoát của Thanh Văn ThừaDuyên Giác Thừa cũng là pháp môn chung cho cả Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa. Nếu Bồ Tát mà không tu đạo giải thoát thì sẽ không phải là Bồ Tát mà chỉ là Nhân đạo hay Thiên đạo, tức là Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa ở phần Cao Học, Thạc Sĩ hay Phó Tiến Sĩ, mà không tu đạo giải thoát, lúc này người thực hành Bồ Tát chỉ tương đương trình độ Tiểu Học hay Trung Học mà thôi.

Nhân Thừa, Thiên Thừa là pháp thế gian, là pháp sinh tử không đưa người ra khỏi sanh tử luân hồi được, nên gọi pháp thế gianpháp hữu lậu. Các bậc Thánh A La Hán, Bích Chi Phật là những bậc Thánh xuất thế, không còn bị sinh tử luân hồi chi phối nữa nên pháp xuất thế được gọi là pháp vô lậu.

Trong các bậc Bồ Tát của Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa, có người là phàm phu, có người là bậc Thánh. Bồ Tát chia thành 52 giai vị: Mười Tín (Thập Tín), Mười Trụ (Thập Trụ), Mười Hạnh (Thập Hạnh), Mười Hồi Hướng (Thập Hồi Hướng), Mười Địa (Thập Địa), Đẳng Giác, Diệu Giác. Bốn mươi giai vị trước khi đạt Thập Địa đều là phàm phu. Mười Hai giai vị từ Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác đều là những bậc Thánh.

Các bậc Thánh Nguyên Thủy, tức là các bậc Thánh A La Hán, Bích Chi Phật, không cần thành Phật mà chỉ nhập Niết Bàn sau khi xả báo thân. Các bậc Thánh Bồ Tát không nhập Niết Bànphát nguyện tái sanh vào luân hồi làm các chúng sanh trong lục đạo (Trời, Người, A Tu La, Bàng Sanh, Quỷ Đói, Địa Ngục) để cứu giúp chúng sanh trong lục đạo, hy sinh thân mạng để cứu giúp tất cả chúng sinh, ở đâu các bậc Thánh Bồ Tát cũng cảm thấy an lạc, nên Niết Bàn của các bậc Thánh Bồ TátNiết Bàn Vô Trụ hay là Vô Trụ Xứ Niết Bàn, nên mới có câu, sinh tửNiết Bàn cùng một thể hay còn gọi là “Sinh Tử tức Niết Bàn”.

So sánh về trình độ của các bậc Thánh A La Hán và các bậc Thánh Bồ Tát thì có sự khác nhau.

Các bậc Thánh của đạo Bồ Tát là do đoạn trừ một phần ngã chấp, một phần phiền não chướng và một phần pháp chấp cùng sở tri chướng, mà tự mình chứng được pháp tính Chân Như và tiến vào hàng Sơ Địa của Thập Địa Bồ Tát tức là Hoan Hỷ Địa.

Niết Bàn của các bậc Thánh A La Hán có được là do đoạn trừ tất cả ngã chấpphiền não chướng, nên đứng trên lập trường giải thoát mà nói thì các bậc Thánh A La Hán tương đương với Bồ Tát Thất Địa (Viễn Hành Địa) hay Bồ Tát Bát Địa (Bất Động Địa) trong Thập Địa của các bậc Thánh Bồ Tát. Vì vậy, nói về giải thoát thì các bậc Thánh A La Hán chỉ còn tu hành bốn hay năm giai vị nữa thì thành Phật, hay còn gọi là Diệu Giác. Tức là, nếu bậc Thánh A La Hán tương đương với Bồ Tát thất địa (Viễn Hành Địa) thì bậc Thánh A La Hán còn phải lên thêm các giai vị nữa là: Bát Địa (Bất Động Địa), Cửu Địa (Thiện Tuệ Địa), Thập Địa (Pháp Vân Địa), Đẳng Giác, Diệu Giác (Phật).

Tuy nhiên đứng về mặt đoạn trừ sở tri chướng, tức là chấp vào quả vị đã chứng được khiến cho trí chân như căn bản bị ngăn che hay còn gọi là bất nhiễm ô vô tri nên đối với các nghĩa sai biệt trong Phật Pháp chưa có khả năng rõ biết được. Các bậc Thánh Thanh Văn Duyên Giác đã đoạn trừ được nhiễm ô vô tri, nhưng chưa đoạn trừ bất nhiễm ô vô tri, chỉ có Đức Thế Tôn mới đoạn được hoàn toàn cả hai là nhiễm ô vô tribất nhiễm ô vô tri.

Đoạn trừ phiền não chướng (hay ngã không) thì thoát ly sinh tử luân hồi. Đoạn trừ sở tri chướng (hay pháp không) tức là không lìa sinh tử. Giải thoát sinh tử tức là vào Niết Bàn. Không lìa sinh tử tức là cứu giúp tất cả chúng sinh. Giải thoáttuệ nghiệp, cứu giúp tất cả chúng sinhphước nghiệp. Cả phước lẫn tuệ đều tu là đạo Bồ Tát hay Phật Thừa. Cả phước lẫn tuệ đều tròn đầy, hay gọi là Phước Trí nhị nghiêm, tức là lưỡng túc tôn, là Phật, là Thế Tôn. Vì vậy đứng về mặt phước nghiệp độ sinh, cứu giúp tất cả chúng sinh mà nói thì các bậc Thánh A La Hán tương đương với bậc thứ bảy của Bồ Tát Thập Tín, tức là tương đương với giai vị Hồi Hướng Tâm trong Thập Tín, hay là còn 46 giai vị nữa mới thành Phật, còn đối với sự giải thoát thì các bậc Thánh A La Hán chỉ còn bốn hay năm giai vị nữa thì thành Phật như đã nói ở trên.

(NH sẽ giải thích rõ hơn về sự tương quan giữa các bậc Thánh A La Hán và các bậc Bồ Tát thuộc 52 giai vị Bồ Tát trong bài viết khác).



[1] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 239.

[2] Nghi Thức Tụng Niệm, Ven. Thích Nguyên Trí, Chùa Phước Long xuất bản tại Canada, Phật Lịch 2527, trang 2.

[3] Chư Kinh Nhật TụngNghi Thức Thông Dụng, Chùa Phật Giáo Việt Nam xuất bản tại Hoa Kỳ, Phật Lịch 2521 trang 132.

[4] Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Hóa Thành Dụ, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Chùa Hương Tích, Santa Ana, California, Hoa Kỳ xuất bản, Phật Lịch 2542, trang 246.

[5] Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Thiền Sư Hàm Thị sớ giải, Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch, Suối Trắc Bá ấn tống tại Canada, năm 1995, trang 153.

[6] Hoà Thượng Thích Thanh Từ, Nguồn Thiền, trang 106.

[7] Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, cố Hòa Thượng Thích Hành Trụ dịch, xuất bản tại Việt nam, Phật lịch 2542 – 1998, trang 13.

[8] Hòa Thượng Thích Phước Sơn, Lịch sử kết tập Kinh Luật lần thứ hai, Nguyệt San Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000.

[9] Đại Sư Tinh Vân chủ biên, hơn 50 học giả Phật Giáo trong Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy Viên Hội ở Đài Loan biên soạn, Phật Quang Đại Từ Điển, Hòa Thượng Thích Quảng Độ dịch, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, năm 2000, trang 734.

[10] Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Phật Học Tinh Yếu, tập 1, Chùa Đức Viên, Bồ Đề Đạo Tràng, Tịnh Liên Thư Đồ Quán ấn tống tại Hoa Kỳ, trang 146.

[11] Phương Bối, Để Hiểu Đạo Phật, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, Phật Lịch 2531 – 1987, trang 20~21.

[12] Phương Bối, Để Hiểu Đạo Phật, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, Phật Lịch 2531 – 1987, trang 36~41.

[13] Pháp Sư Thánh Nghiêm, Phật Giáo Chính Tín, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản tại Hoa Kỳ, Phật lịch 2537 – 1993, trang 180~184.

[14] Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Thắng Man Giảng Luận, nhà xuất bản Phương Đông, xuất bản tại Việt Nam, trang 17~19.

[15] Dh. l88: bahuṃ ve saraṇaṃ yanti, pabbatāni vanāni ca / ārāmaruk-khacetyāni, manussā bhayatajjitā.

[16] Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Thắng Man Giảng Luận, nhà xuất bản Phương Đông, xuất bản tại Việt Nam, trang 49~51.

[17] Pháp Tạng, Thám Huyền, Đại 35, tr. 184c21.

[18] Hoa nghiêm (Phật), «phẩm 34. Nhập pháp giới, Đại 9, tr. 676ff. Hoa nghiêm (Thật), «39 phẩm. Nhập pháp giới», Đại 10, tr. 319ff.

[19] Hoa nghiêm (Phật), «7 phẩm. Tinh hạnh», Đại 9, tr. 430ff. Hoa nghiêm (Thật), «11 phẩm. Tịnh hạnh», Đại 10, tr. 1ff.

[20] Hoa nghiêm (Phật), «31 phẩm. Phổ Hiền Bồ tát hạnh», Đại 9, tr. 607ff. Hoa nghiêm (Thật), «36 phẩm. Phổ Hiền hạnh», Đại 19, tr. 257ff.

[21] Thông thường chỉ các Bồ Tát địa thứ tám (Bất Động Địa) trở lên.

[22] Bốn bộc lưu (Skt. catvāra oghāḥ): Dục bộc lưu (kāmaugha), dòng xoáy của dục vọng, hữu bộc lưu (bhavaugha), dòng xoáy của tồn tại, kiến bộc lưu (dṛṣṭyogha), dòng xoáy của kiến chấp, vô minh bộc lưu (avidyaugha), dòng xoáy vô minh.

[23] Gaṇḍa, tr. 3955: eṣa hi kulaputrāḥ satpuruṣaḥ sattvānāṃ catur oghottaraṇtāyai mahādānaṃ mahādharmanāvaṃ samudānetu-kāmo, dṛṣṭipaṅkanimagnānāṃ mahādharmasetuṃ sthāpayitu- kāmo, mohāndhakāra-prāptānāṃ jñānālokaṃ kartukāmaḥ saṃsāra kāntārapranaṣṭānām ārya­mār­gaṃ saṃdarśayitukāmaḥ. Cf. Hoa nghiêm (Thật), Đại 10, tr. 429a 8.


Sách Để Hiểu Đạo Phật, viết[1]: ““Cũng như nước bốn biển chỉ có một vị: vị mặn, giáo-lý của ta cũng chỉ có một vị: vị giải thoát”. Tự giam mình trong khuôn khổ của giáo-lý Nam-Tông rồi bảo Phật-giáo Bắc-Tông không phải nguyên-thỉ, hay đứng về mặt giáo-lý Đại-thừa mà cho rằng Tiểu-thừa là hẹp hòi cố chấp, hai thái-độ đều thiên-lệch, không xứng đáng. Phải nhìn giáo-lý qua sự nhu cầu của nhân-loại, ta mới thấy được khả-năng bất-diệt của đạo Phật và luôn đó, cả tinh thần tích cực nhập thế của Phật-giáo.

Nền văn-học Phật-giáo minh-chứng một cách hùng-hồn cho sự-thực ấy. Dù cho Phật-giáo phương-nam có tự hào giữ được nhiều tính chất nguyên-thỉ, ta cũng thấy đã có sự biến đổi trên nếp sống tư-tưởng và tổ-chức. Chính thời đại mới, sinh hoạt mới đã tạo nên sự biến đổi đó. Ở Bắc-phương, nhiều phong thổ khác nhau, nhiều nếp sống khác nhau, cho nên đạo Phật đi đến đâu cũng đều thích-nghi để hòa mình vào sự sống của các dân tộc. Tinh thần tích-cực nhập thế của đạo Phật đã là một trong những nguyên-nhân làm cho đạo Phật phát-triển mãnh-liệt.

Ở thời đức Phật, con người đã quá đau khổvì vậy rất mong-mỏi giải thoát cho cá nhân mình. Giáo-lý Phật-giáo cố nhiên phải cung-phụng cho nhu cầu giải-thoát ấy. Người ta chỉ lo tuyên-dương giáo-lý giải thoát cá-nhân, sùng thượng giáo-lý ấy, và hầu như không còn để ý đến giáo-lý nhập-thế tích-cực nữa. Các kinh điển Đại-thừa hầu như bị bỏ quên, không được ai nhắc đến. Dần dần về sau, theo nhu cầu của thời-thế, người ta mới để ý đến kinh điển Đại-thừa, mới tuyên-dương giáo-lý Đại-thừa. Cho nên những kinh-điển Đại-thừa xuất-hiện chậm hơn các kinh-điển Tiểu-thừa. Giáo-lý Đại-thừa mà đức Phật truyền dạy riêng tây cho những bậc Bồ-tát, những hàng đại căn có tinh thần nhập thế, giáo-lý ấy mãi về sau mới được chú ý đến.

Vậy trong lúc nghiên-cứu văn-học Phật-giáo, chúng ta hãy gạt ra ngoài những cố-chấp để có thể thấy rõ được tinh-thần và khả-năng của toàn-bộ giáo-lý đạo Phật”.

Sở dĩ NH gọi Nhân Thừa thuộc trình độ Tiểu Học, Thiên Thừa thuộc Trung Học, Thanh Văn, Duyên Giác Thừa thuộc Cử Nhân hay Kỹ Sư Đại Học bốn năm, Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa thuộc Cao Học, Phó Tiến Sĩ, hay Thạc SĩPhật Quả thuộc Tiến Sĩ vì những lý do:

Chúng ta thường nghe câu chuyện: Trước kia có một vị sư phụ đã chứng Thánh Quả A La Hán và có các phép thần thông. Người theo hầu sư phụ là một chú Sa Di trẻ tuổi, chú Sa Di này mang đồ đạc đi phía sau vị sư phụ và thở hổn hển, bất chợt chú Sa Di tưởng nhớ đến chúng sinh trầm luân khổ hải, trong niềm cảm thông vô bờ bến, chú Sa Di phát tâm rộng độ cứu giúp chúng sinh. Vị sư phụ đắc quả A La Hán biết được ý nghĩ của chú Sa Di, liền dừng bước lại và nói:

- Này con, ta thay thế con mang đồ đạc này, để con đi phía trước.

Chú Sa Di kinh sợ, không dám vượt quá bổn phận, và thưa:

- Bạch sư phụ, con không dám, vì sao phải như thế?

Vị sư phụ vỗ về chú Sa Di và cười khen rằng:

- Con vừa phát tâm rộng độ, cứu giúp chúng sinh, đó là tâm từ bi to lớn, mạnh mẽ, thầy cảm thấy hổ thẹn vì chẳng được như con!

Chú Sa Di biết không thể thay đổi được ý của sư phụ, nên trao đồ đạc cho thầy, tiến lên đi phía trước dẫn đường. Khi đến một lạch nước nhỏ, bất chợt chú Sa Di thấy một đàn kiến đang bị nước cuốn trôi, những con kiến nhỏ, lớp chìm, lớp nổi, đang trôi theo dòng nước, chú Sa Di dừng lại suy nghĩ: “Ồ! Một đàn kiến, nếu phải cứu từng con để khỏi nước đắm chìm, thì phải trở ngại và tốn thì giờ biết bao! Còn thế gian này hàng triệu, hàng tỉ chúng sinh, biết làm sao mà cứu giúp. Đúng là khó thay! Khó thay!”

Chú Sa Di còn đang suy nghĩ phân vân, chưa biết có nên cứu giúp đàn kiến hay không, bất ngờ vị sư phụ xuất hiện, trao đồ đạc lại cho chú Sa Di và nói:

- Này con, con là người chỉ mới có ý nghĩ từ bi nhưng chưa thực hành từ bi, tương tự như người giả dạng từ bi, ý nghĩ từ bi chưa đi đôi với việc làm, vậy con hãy mang đồ đạc này và ra phía sau của thầy mà đi.

 

Mẫu chuyện khác, một vị sư phụ khác đắc Thánh Quả A La Hán và có các phép thần thông. Vị sư phụ này cũng có một chú Sa Di làm đệ tử. Vị sư phụ thấy chú Sa Di này trong vòng bảy ngày nữa sẽ phải chết vì kiếp sống đã mãn, không còn cơ duyên học hỏi thêm vị sư phụ nữa. Vị sư phụ đề nghị chú Sa Di về nhà thăm gia đình trong thời gian nửa tháng, với ý nghĩ của vị sư phụ là nếu chú Sa Di có chết thì chết ở nhà để bố mẹ được nhìn thấy mặt con lần cuối, nhưng vị sư phụ không nói ra điều này cho chú Sa Di biết. Chú Sa Di nghe lời thầy nên về nhà, nửa tháng sau, chú Sa Di trở lại chùa, vị sư phụ rất ngạc nhiên, thấy chú Sa Di có số thọ mạng đến già, và tiếp tục tu hành theo sư phụ, không còn chết sớm nữa. Vị sư phụ hỏi chú Sa Di sinh hoạt ở nhà thế nào, chú Sa Di trả lời đầy đủ, nhưng vị sư phụ thấy đó không phải là nguyên nhân tăng thêm thọ mạng. Vị sư phụ hỏi tiếp, trên đường đi về nhà, con có thấy chuyện gì không? Chú Sa Di trả lời:

- Trên đường đi về nhà, khi đi ngang qua lạch nước, con thấy có đàn kiến đang đắm chìm dưới nước, con động lòng từ bi, vì trong kinh Phật dạy là phải có từ bitrí tuệ, cứu giúp tất cả chúng sinh, nên con ngừng lại và lấy cây, lấy lá đưa tất cả những con kiến lên bờ rồi mới về nhà.

Vị sư phụ nói:

- Chính vì thọ mạng của con hết trong bảy ngày nữa, nên thầy cho con về thăm nhà để cha mẹ được thấy mặt trước khi con chết, tuy nhiên nhờ con cứu giúp đàn kiến bị đắm chìm, nên được sống lâu, phước lực con được tăng thêm, chứ nếu không con đã chết tại nhà.

Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy lòng từ bi và trí tuệ rất quan trọng, Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa luôn luôn nhấn mạnh lòng từ bi, trí tuệ và luôn luôn xem đó là con đường căn bản để hành đạo Bồ Tát.

Vậy đạo Bồ Tát có gì đặc biệt?

Đó là Bồ Tát thực hành sáu hạnh Ba La Mật và mười hạnh Ba La Mật để cứu độ tất cả chúng sanh (vui lòng xem thêm chương 15, phần nói về sáu hạnh Ba La Mật và mười hạnh Ba La Mật).

Thanh Văn ThừaDuyên Giác Thừa chủ yếu tu về đạo giải thoát. Các bậc Thánh Thanh Văn, Duyên Giác tức là các bậc Thánh A La Hán, Bích Chi Phật không được gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác, chỉ có Đức Thế Tôn mới được gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác hay Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Thế Tôn xuất hiện tại thế gian này là một đại sự nhân duyên, nên NH tạm gọi là bậc đã tốt nghiệp Tiến Sĩ.

Chân lýsự thật, chân lý Phật Giáosự thật của Phật Giáo, người hiểu biếtthực hành để đạt chân lý Phật Giáo có sự khác nhau, vì sự hiểu biết về chân lý Phật Giáo nhiều hay ít, thực hành để đạt chân lý Phật Giáo nhiều hay ít, nên NH tạm chia 5 thừa: Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thành các trình độ từ Tiểu Học đến Thạc Sĩ hay đang làm luận án Tiến Sĩ chứ chưa tốt nghiệp Tiến Sĩ.

Cũng xin nói thêm về chân lý, chân lýĐức Thế Tôn đạt đượcgiáo lý bản chất, những lời lẽ mà Đức Thế Tôn dùng để diễn đạt chân lý đó được gọi là giáo lý ảnh tượng. Đó không phải không phải là bản thân của chân lý mà đó là những đồ án, những đạo lộ tu tập để đạt chân lý.

Khi nói về các khả năng nhận thức, Phật Giáo phân biệt ra năm lượng: Hiện lượng, tỉ lượng, Thánh giáo lượng, thí dụ lượngthần thông lượng. (Vui lòng xem thêm chương 15, phần năm lượng, phương tiện lý giải).

Sách Để Hiểu Đạo Phật, viết[2]: “Hiện lượng là sự nhận thức bằng trực-giác, cái biết không cần suy-luận. Hiện-lượng có hai thứ: biết bằng trực-giác, mà đúng thì gọi là chân hiện-lượng; biết bằng trực-giác mà sai thì gọi là tợ hiện-lượng.

Tỉ lượng là sự nhận-thức căn-cứ trên suy-luận. Nhưng tỉ lượng cũng có hai thứ: biết đúng do sự suy-luận đúng thì gọi là chân tỉ lượng, biết sai do sự suy-luận sai lầm thì gọi là tợ tỉ-lượng.

Thánh-Giáo-Lượng là nhận thức của các bậc giác-ngộ, những cái biết của trí-tuệ vô-ngại, của trí chân-hiện-lượng. Các bậc giác-ngộ ấy chứng-nhập chân-lý bằng chân hiện-lượng, trực nhận sự thực không cần suy-luận, và thuận theo lối suy-luận tỉ-lượng của chúng sinh mà phương-tiện chỉ-bày chân-lý ấy lại cho chúng sinh. Trí-óc vô-minh của chúng-sinh không nhận thấu được chân-lý ấy, chúng-sinh chỉ có thể nghe lại lời của Thánh-nhân và do những thực-nghiệm của mình để tự dần dần tiến đến trong sự tu-tập chứng-nghiệm chân-lý.

Vì thế Phật-học không giống với duy-lý tâm-lý-học. Phật-học không phải căn cứ trên trí tỉ-lượng suy-đoán ức-đạc của chúng-sinh mà lại căn-cứ trên lời dạy của các bậc giác-ngộ. Người ta nói Phật-giáo có tính-cách tôn giáo là ở điểm ấy.

Song Phật-giáo không bao giờ bắt buộc ai tin-tưởng theo mình một cách mù- quáng, nên trong sự nghiên-cứu, vẫn có đầy đủ tinh-thần thực-nghiệm của khoa-học. Tin hay không tin quyền ở mình. Kẻ học-giả đồng thời phải là hành-giả, (giống hệt nhà khoa-học phải luôn luôn tiến bước trên sự nghiên-cứu và thấu-đạt) để dần dần chứng-nghiệm chân-lý của Thánh-giáo-lượng, thấy rõ những cái mà lâu nay trí-óc mê-mờ của mình không thể thấy.

Muốn hiểu thì phải tự mình chứng-nghiệm lấy. Ai uống nước chỉ một mình kẻ ấy biết nóng nhiều nóng ít, không mô tả cái cảm-giác nóng ấy cho người không uống biết một cách trực tiếp được.

Chân-lý của các bậc giác-ngộ (như Phật) dạy lại, tin hay không tin là tùy ở ta. Nhưng ta cũng đủ trí năng để thấy rằng những lời Thánh-giáo chưa từng sai bao giờ; do trí năng nhận-xét ấy ta có thể tin ngay ở sự Giác-Ngộ của đức Phật. Biết bao nhiêu điều của Phật dạy đã được khoa-học và thực-nghiệm chứng minh, những cái ấy cũng đủ cho chúng ta đặt tin-tưởng trên trí giác-ngộ viên-mãn cuả Ngài. Ta lại phải theo lời Phật dạy để tự chứng-nghiệm lấy chân-lý, tự mình chứng nghiệm lấy chứ không thể nhờ vả ai được.

Phật-học có tính-cách thực-nghiệm, nhưng lại khác với thực-nghiệm tâm-lý-học ở chỗ Phật-học thuyết-minh được chân-lý cứu-cánh mà tâm-lý-học thực-nghiệm thì đang mò-mẫm trên một con đường xa lắc xa lơ. Khổ hơn nữa là những cái mà tâm-lý- học gọi là thực-nghiệm vẫn chưa chắc là đúng, vì lẽ lợi-khí của thực-nghiệm là khoa-học vẫn chưa có thể gọi là có giá trị tuyệt đối.

Đạo Phật chủ-trương rằng đã là chân-lý tuyệt-đối thì không thể dùng ngữ ngôn, văn tự để phô diễn được. Chân-lý là một cái gì vô biên, vô cùng, không có giới hạn; trí óc, văn tự, ngữ ngôn là những gì có biên giới có hạn lượng; đem cái có biên giới mà so với cái vô cùng đem cái hữu hạn mà đựng trong cái vô hạn là một việc không thể nào thực hiện. Chân lý trong sách vở không phải là chân-lý: văn-tự danh-ngôn chỉ là bóng dáng đã đổi hình của chân lý mà thôi. Bóng dáng còn không phải là chân-lý, huống hồ là bóng dáng đã đổi hình! Đức Phật thuyết pháp trong 45 năm và Ngài nói: "Trong 45 năm, ta chưa hề nói được một tiếng". Câu nói ấy chứng tỏ rằng chân lý không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ, văn tự.

Kinh Kim-Cang dạy rằng "chứng ngộ mà nói được rằng chứng ngộ thì đó không phải là chứng ngộ thực". Phật lại dạy: "Y theo kinh điển giải nghĩa thì oan cho tam thế chư Phật, nhưng lìa kinh ra một chữ thì lại đồng với ma-thuyết". Kinh điển, lời dạy của bậc Giác ngộ không phải là chân lý mà chỉ là phương-tiện chỉ bày chân-lý, nói đó là chân lý thì oan cho tam thế chư Phật. Nhưng thảm hại thay, nếu bảo đó không phải là chân lý mà bỏ những phương tiện chỉ bày chân lý (tức là kinh điển) đi thì chẳng còn gì nữa, mà chỉ còn là tà-thuyết của Ma-vương. Phật lại dạy: "Chân lý như mặt trăng, giáo lý ta dạy như ngón tay chỉ mặt trăng cho các ngươi thấy. Đừng chấp lầm ngón tay ta là mặt trăng" (Nhất thiết Tu-Đa-La giáo như tiêu nguyệt chỉ). Thâm thúy bao nhiêu mà cũng đầy đủ bao nhiêu, cái ví dụ ấy của đức Phật!

Cái mùi vị của một múi "sầu riêng", hình dáng của những con vi trùng thấy trong kính hiển vi, những cái không phải là khó hiểu lắm ấy mà chúng ta cũng không thể diễn tả cho người khác nhận biết được một cách trực tiếp, huống hồ là chân lý mà chỉ có trí giác ngộ xa lià được mê lầm mới có thể thân chứng!

Bởi vậy, "nghiên cứu để hiểu được chân-lý" là một cái mộng không thể thực hiện. Nghiên cứu để tự mình thực hành theo, nương vào đấy mà chứng nhập chân lý, ấy mới là công việc của người học Phật. Cho nên mục-đích của Phật-Học không phải chỉ là để thỏa-mãn trí tìm tòi của thế-nhân, mà để làm phương-tiện chỉ bày chân lý, vì tự nó, nó không phải là chân-lý thực thụ; lý do là nó được biểu lộ bằng ngôn ngữ văn tự và căn cứ trên trí tỷ-lượng của chúng-sinh.

Tất cả những gì được biểu lộ bằng lời nói đều là những phương-tiện mà phương-tiện không phải là chân lý, không phải là chân lý tức là sai-lầm. Chân lý là cái gì? Chân-lý ở đâu? Chân-lý là chân-lý, vượt ra ngoài ngữ ngônvăn tự. Mâu thuẫn bao giờ cũng biểu hiệu cho một sự sai lầm dù ít dù nhiều. Phật-học chủ trương rằng trong tất cả những quan-niệm đều chứa sẵn mâu thuẫn và những chân lý nào có thể diễn giải được đều là những chân lý tương-đối, cũng như Đạo Đức Kinh chủ trương "Đạo khả đạo phi thường Đạo". Mâu thuẫn dẫn dắt đến sự phủ nhận quan-niệm về chân lý và đem ta đến một từng chân lý cao hơn, song vẫn ở trong vòng tương-đối. Đã là chân lý tương-đối thì vẫn bao hàm mâu thuẫn, để rồi có sự phủ định chân lý ấy, và do dó, đưa sự hiểu biết tiến dần lên. Vì thế Phật-học là một biện-chứng-pháp rất hoàn-toàn. Biện chứng pháp duy-vật còn có khuyết-điểm: người ta có thể cho nó là sai lầm vì tự nó vẫn có chứa đựng mâu thuẫn. Phật học vì vậy lại rất khác với các học thuyết siêu hình viển vông.

Như ta đã biết, lời dạy của đức Giác-ngộ tuy không phải là chân lý nhưng quý giá vô chừng vì nó là phương-tiện chỉ bày chân-lý. Nó không phải là chân lý vì nó được biểu lộ bằng ngữ ngôn văn-tự là một phương-tiện thiết lập theo trí suy lượng của chúng-sinh; song lìa nó ra, ta không thể vịn vào đâu để chứng nhập chân lý nữa. Bởi thế học để hiểu, để thấy, để đừng chấp chân lý là cái có thể do ngữ ngôn văn tự biểu lộ được, để nương theo phương tiệnđi vào cứu cánh. Trong khi tìm học ta có quyền nghi, và nghi, là một lợi khí cho sự giác-ngộ vì có nghi mới có ngộ. Đừng mù quáng chấp theo văn tự, phải dùng trí óc, phải dùng công phu thực hành để quán chiếu chân lý, để được giác-ngộ. Phương pháp của Phật-Học khác với các phương pháp của tâm-lý-học Tây phương ở chỗ ấy. Cốt nhất là đừng cố chấp vì chính sự cố chấp che mất chân lý, mà phá được cố chấp thì đồng thời cũng phá trừ được những tham vọng mê mờ che lấp trí trực giác.

Hai người bạn đứng chơi, một người bạn đứng quay mặt về hướng Nam, một người quay về hướng Bắc. Người quay mặt về hướng Nam thấy con chim Phụng Hoàng bay qua, liền bảo bạn: "Này, anh quay lại xem con chim Phụng-Hoàng". Nhưng vừa nói xong chim đã bay mất. Thế là người bạn kia cứ một mực đòi biết cho được chim Phụng-Hoàng là chim gì, hình thể như thế nào, lông cánh ra thế nào. Người này không biết làm sao: mô tả thế nào cũng không gợi được trong trí óc bạn một con chim phụng-hoàng, và dù có gợi được cũng là gợi nên một hình ảnh khác, nhiều khi phản lại cả hình ảnh chính nữa.

Cuối cùng anh ta phải vẽ một con chim phụng-hoàng thật giống (thì cứ cho thật giống đi) và tung nó lên trời. Anh bạn kia có thể chấp chặt đó là con chim phụng-hoàng thật và nghĩ: "Phụng-hoàng là con chim giấy ấy, chim giấy ấy là phụng-hoàng, chim giấy và phụng hoàng là một" Chết chưa! Sao lại là một được? Con chim giấy không phải là phụng-hoàng mà chỉ là một phương-tiện để chỉ phụng-hoàng thôi. Nếu nó là phụng-hoàng thực sao nó không bay? Chấp nó là phụng-hoàng, cái kiến chấp ấy nguy hiểm biết bao nhiêu, đời nào để có thể biết được phụng-hoàng thực? Nếu anh bạn bỏ cố chấp đi, và do chim giấy mà biết được rằng: "Con phụng-hoàng vừa bay qua cũng giống thế, nhưng nó là một con khác, một con chim bay được, hót được và đã bay qua mất rồi.

Ta đã hiểu, còn con chim này chỉ là con chim giấy, một phương-tiện để chỉ bày cho ta hiểu ấy thôi". Thấy được như vậy mới thật là không cố chấp. Học Phật cũng giống như thế, có điều là ta sẽ thấy được chính chân lý bằng trực giác chứ không phải chỉ thấy có chân lý bằng trí suy-lượng, như anh chàng kia chẳng được thấy bằng mắt con chim phụng-hoàng, mà chỉ thấy được bằng ý-thức suy-đạc, căn cứ trên "mắt thấy" và trên con "chim giấy"”.

Chúng ta không thể trình bày được về chân lý tuyệt đối của Phật Giáo, vì nó vượt ra ngoài ngôn ngữ văn tự, tuy nhiên đứng trên phạm vi ngôn ngữ văn tự, chúng ta có thể diễn đạt chân lý, tức là những đồ án dùng để thể nghiệm chân lý, hay là những ảnh tượng của chân lý. Sách Phật Giáo Chánh Tín viết[3]: “Chân lý Phật Giáo là gì?

Phẩm “Du Già chân thực nghĩa” gọi chân lýchân thực, chia làm 4 loại lớn, gọi là bốn loại chân thực.

1. Thế gian cực thành chân thực: Chỉ cho những chân thực thường thức, tùy loại và tuỳ tục. Lại chia làm 2 loại:

a. Chân thực phi thế gian, không thuộc nhân loại.

b. Chân thực thế gian, thuộc nhân loại, do tự nhiên hay tập quán, huyễn giác mà thành.

2. Đạo lý cực thành chân thực: Chỉ cho những chân thực, có tính lý luận, do các học thuật gia nghiên cứu, suy diễn ra, chia thành 4 loại:

a. Chân thực do các khoa học gia thực nghiệm mà có được.

b. Chân thực do các triết gia tự biện mà có được.

c. Chân thực do các nhà thần giáo tín ngưỡng, cảm ứngchứng đắc.

d. Chân thực do các nhà ngồi Thiềnchứng đắc.

3. Chân thực do trí tuệ thanh tịnh đã đoạn trừ phiền não chướng chứng đắc. Đó là chân thực do các bậc Thánh xuất thế dùng trí tuệ giải thoát mà chứng được. Lại chia làm 2 loại:

a. Chân thực ngã không do hàng Thanh Văn, Duyên Giác, tức là các bậc Thánh Tiểu Thừa chứng đắc.

b. Chân thực một phần ngã không do các bậc Thánh Đại Thừa chứng được.

4. Chân thực do trí tuệ thanh tịnh đã đoạn trừ sở tri chướng chứng được. Đó là chân thực pháp không do các bậc Thánh Đại Thừa giác ngộ chánh biến tri, chứng được, chia làm 2 loại:

a. Chân thực pháp không do Bồ Tát chứng được một phần.

b. Chân thực pháp không do Phật chứng đắc viên mãn tròn đầy.

Phật Giáo không bao giờ phủ định chân lý của người khác một cách vũ đoán và nông nổi. Phật Giáo chỉ sắp xếp các chân lý thành chủng loại và đẳng cấp, thừa nhận các loại chân lý đó đều có vị trígiá trị của chúng.

Có loại thần giáo ngoại đạo, thường mạt sát tất cả mọi giá trị, khác biệt với những giá trị mà mình thừa nhận, chụp cho chúng cái mũ ma quỷ. Phật Giáo quyết không có thái độ độc đoán như vậy. Như trên nêu rõ, Phật Giáo chấp nhận 4 loại chân thực, tức chân lý, chúng chỉ có sự phân biệt theo nặng nhẹ, cao thấp mà thôi.

Sự thực, cái gọi là chân lý thế gian, chân lý thường thức, thường là không chịu đựng nổi khảo nghiệm. Chân lý thường thức thời cổ đại, sang tới các đời sau, trở thành câu chuyện bông đùa. Chân lý thường thức ở xứ A, đến xứ B chỉ là chuyện suông tình! Còn cái chân lý do các học giả phát minh ra, thì hoặc là do hoá nghiệm mà có, hoặc là do suy lý mà được, hoặc là do cảm ứng thần linh, hay là do rèn luyện thân tâm, ngồi Thiền điều hoà hơi thởchứng đắc, dù chỉ là những chân lý bộ phận, tạm thời, huyễn giả, cục bộ, giả thiết chứ không phải là chân lý vĩnh hằng bất biến.

Chân lý Phật Giáo là kết quả đạt được, sau khi đã chứng ngã khôngpháp không. Chứng được ngã không thì đoạn trừ hết phiền não chướng, chứng được pháp không thì đoạn trừ hết sở tri chướng. Sau khi chứng ngã không thì giải thoát khỏi sinh tử. Sau khi chứng pháp không thì không trụ ở Niết Bàn. Kinh Kim Cương viết: “Không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng”. Đó là cảnh giới ngã không. Còn “phiền não tức Bồ Đề [chính giác] “sinh tử tức Niết Bàn [tịch diệt], đó chính là cảnh giới pháp không. Cảnh giới Trung Đạo Diệu Lý phi không phi hữu, không thiên chấp bên nào thì cũng có những người chứng được pháp không mới tự mình thể nghiệm được.

Chân lý rốt ráo của Phật Giáo, tức là chân lý ngã khôngpháp không – Không phải là pháp thế gian, không thể mô tả bằng lời nói, chân lý đó “xa lìa tướng danh ngôn, tâm tư cũng không nghĩ bàn được”. Đó là chân lý rốt ráo, mà tính Phật miễn cưỡng gọi là “Chân Pháp Giới” là “Lý Chân Như”. Thế nhưng, chân lý rốt ráo đó của Phật Giáo, tuy là không đặt tên được, không nghĩ bàn được, nhưng nó vẫn không tách rời muôn vàn hiện tượng thế gian, và mỗi hiện tượng thế gian là một bộ phận của chân lý rốt ráo đó. Vì vậyđại sư Tổ Huệ Năng của Thiền Tông nói rằng: “Phật pháp là ở trong thế gian, không tách rời thế giangiác ngộ được; nếu tách khỏi thế gian đi tìm đạo Bồ Đề, cũng không khác gì tìm sừng thỏ vậy”. Mục đích của Phật Giáo là giảng lý không, xoá bỏ phiền não chướng của ngã chấp, xoá bỏ sở tri chướng của pháp chấp, chứ không phải phủ định vạn tượng của thế gian. Chân lý Phật Giáo nằm trong chữ “giác ngộ”. Chỉ có tự giác mới thoát khỏi sinh tử. Chỉ có tự giác, giác tha mới có thể độ chúng sinh, chỉ có giác hạnh viên mãn mới có thể thành Phật”.

Phật còn gọi là Như Lai, sách Thắng Man Giảng Luận viết[4]: “Như Lai là biểu tượng của nhân cách tuyệt đối giải thoát. Thức tính của chúng sanh do bị nhiễm ô bởi cáu bợn phiền não cho nên không phát huy được những công năng siêu việt của Phật Tính sẵn có, và do bởi nhận thức sâu sắc rằng chính thức tính ô nhiễm của chúng ta, cái thức tính luôn luôn thúc đẩy chúng ta chạy đuổi theo dục vọng hư huyễn bên ngoài như con dê khát đuổi theo ráng nắng trên cánh đồng xuân, chính thức tính ấy là Như Lai Tạng, là tự tính thanh tịnh sẵn có, tin vào sự tin và hiểu ấy, Phật đạo dù cao xa nhưng không phải là điều không thể ước vọng, và Bồ Tát đạo dù nhiều khó nhọc nhưng không phải là không thể thực hành được. Đó là do sự học hỏihiểu biết mà đưa đến tin tưởngthực hành. Sự thực hành càng kiên cố, sự tin và hiểu lại càng sâu và càng cao xa. Cả hai khía cạnh ấy, tri và hành, như hai bánh xe của cỗ xe lớn chở chúng ta và tất cả tiến về Phật đạo tối thượng.

Để có thể đạt đến nền tảng vững chắc của tin tưởnghiểu biết sâu xa về Như Lai Tạng, về tự tính thanh tịnh ấy, Thắng Man khởi đi từ nhận định về thực trạng sinh tử. Đó cũng là khởi điểm của tất cả Phật Pháp dù là với Thanh Văn Thừa hay Bồ Tát Thừa. Không những thế, đó còn là khởi điểm của tất cả mọi tin tưởnghiểu biết của thế gian. Như Đức Phật có nói: «Vì sợ hãi mà người ta tìm đến quy y với thần cây…»[5] Người ta sợ hãi gì? Sợ đủ thứ, và hình thức đe dọa có thay đổi tùy theo thời đại. Trong thời kỳ mông muội bán khai, con người sợ sấm, sợ bão, sợ mọi hiện tượng thiên nhiên. Ngày nay người ta sợ tai nạn giao thông, sợ khủng bố, sợ bom nguyên tử… nhưng nguồn gốc của mọi sợ hãi ấy phát xuất từ nỗi sợ hãi muôn thuở của con người; đó là sợ sống và sợ chết. Hàng Thanh Văn do nhận rõ thực chất của đời sống, biết rằng «những gì có sanh tất có diệt» cho nên các vị ấy sống tu tập nương theo Đức Như Lai, cho đến khi biết rõ và tự tuyên bố rằng: «Sự sanh của ta đã dứt, … không còn thọ sanh đời sau nữa.» Bồ Tát cũng khởi từ nhận định về thực chất hư ảo ấy của đời sống, nhưng nhận định với một tầm nhìn phổ biến. Bồ Tát phát hiện hai hình thái của sinh tử; đó là phần đoạn sanh tửbiến dịch sanh tử. Nếu sự sống, sự chết được nhận định qua tính cách tồn tại và hủy diệt của sắc thân này, dù trong đời này hay đời sau, sự kiện đó được gọi là phần đoạn sanh tử. Hàng Thanh Văn với nỗ lực giải quyết nỗi sợ hãi về sống chết qua tính chất vô thường của sắc thân này, do đó chỉ tu tập đối trị các ô nhiễm mặt ngoài, tức những tham dục, sân hận, các kết sử, các ràng buộc, chúng lôi cuốn chúng sinh vào những cuồng dại để đưa đến hậu quả là thân và tâm bị bức rức, bị đốt cháy, khổ não. Bồ Tát nhận định thêm rằng, cái gì che lấp chân tính của chúng sinh để không cho thấy rõ khả năng siêu việt ngay trong chính mình, khiến chúng sinhcăn tính thấp kém không tự mình đảm nhận sứ mạng cao cả của Như Lai? Đó chính là phần vô minh nhỏ nhiệm chưa bị dứt trừ. Như con gà còn nằm trong trứng, chưa đập vỡ được vỏ trứng để chui ra. 

Theo ý nghĩa cơ bản, do bị vô minh che lấp, chúng ta không thể thấy được biên tế của sự sống và sự chết; không chỉ là sống chết trong một thời gian kỳ hạn nào đó, mà là sống chết trong từng khoảnh khắc sát-na, và cứ như vậy, sống chết liên tục tiếp nối nhau từ vô thủy đến vô cùng. Đó gọi là biến dịch sanh tử, nhỏ nhiệm, sâu kín khó thấy, khó biết, so với phần đoạn sanh tử.

Theo ý nghĩa rộng hơn, vô minh như là bức màn tối ngăn che không cho chúng ta nhận thấy rõ những mối quan hệ mật thiết giữa mình và thế giới; không cho nhận thức được lý tính duyên khởi trùng trùng vô tận, được ví dụ như là mối quan hệ trong màng lưới kết bằng đế thanh minh châu. Do thế, do bị võ trứng vô minh ngăn che ta và thế giới, không thấy rõ nỗi khổ của ta đây là nỗi khổ toàn diện; không có sự khác biệt và cách biệt giữa cái cá biệttoàn thể ấy. Những ai chỉ mới tìm thấy cái hạnh phúc cá biệt của mình, chưa tìm thấy hạnh phúc chung bao la của toàn thể, thì hạnh phúc ấy chưa phải là cuối cùng. Cũng thế, nếu thoát khỏi nỗi khổ sống chết cá biệt của mình, chỉ liên hệ đến sự còn và mất của bản thân do bốn đại giả hợp này, đó chưa phải là giải thoát trọn vẹn.

Sau khi thấu rõ thực chất của đời sống, biết rõ tính chất vô thường của sắc thân, không còn bám chặt vào những sở hữu hư ảo trên thế gian, và do đó diệt trừ sự sợ hãi về phần đoạn sanh tử, nhưng vì vô minh chưa được diệt trừ trọn vẹn, Bồ Tát nhận thấy vẫn còn một nỗi sợ hãi sâu thẳm không lường được, sợ hãi về biến dịch sanh tử. Chỉ khi nào được địa vị vô úy của Như Lai, bấy giờ mới có thể nói là đạt đến tịnh lạc tuyệt đối”.

[6]: “Như Luận Thập Trụ Tì-bà-sa nói: «Phát nguyện cầu Phật đạo nặng nhọc hơn cả việc nâng đỡ ba ngàn đại thiên thế giới.» Chỉ có thể thành tựu mục tiêu tối thượng ấy bằng ý chí kim cang bất hoại. Ý chí ấy được gọi là «nguyện», là thệ nguyện hay quyết tâm. Cho nên, sau khi đã phát Bồ-đề tâm, khởi Bồ Tát hạnh, chương này sẽ nói đến thệ nguyện vĩ đại của Bồ Tát. Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký[7] phân tích có bốn loại nguyện của Bồ Tát

l. Thệ nguyện, ước hẹn thời gian trước khi hành động.

2. Hành nguyện, gồm hai trường hợp: (a) cùng phát khởi một lần với hành động, (b) đối sự mà phát nguyện với chủ đích giữ vững tâm chí không để gián đoạntán loạn.

3. Nguyện sau hành tức bằng hành động mà hướng ước nguyện của mình đến Bồ-đề đạo.

4. Tự thể vô ngại nguyện, tức đại nguyện cứu cánh đồng với biển pháp tánh, thong dongthành tựu tất cả sự nghiệp.

Bốn loại nguyện này trải suốt con đường hành đạo từ khi mới phát tâm cho đến khi đạt địa vị không thối chuyển

Nhóm nguyện thứ nhất, như trường hợp Thiện Tài đồng tử sau khi được Văn-thù giảng dạy, phát tâm hướng thượng, mong cầu học hỏi đầy đủ Phật Phápgiác ngộ rốt ráo.[8] 

Nhóm hạnh nguyện thứ hai, là những lời nguyện trong lúc hành động như được nói trong phẩm «Tịnh Hạnh» của Kinh Hoa Nghiêm.[9] Theo đó, mỗi hành vi của mình đều mang ước nguyện tưởng đến sự an lạc của chúng sanh. Thí dụ, khi trải giường chiếu thì nguyện như vầy: «Khi trải giường chiếu, nguyện cho chúng sanh trải bằng thiện pháp, thấy chân thật tướng.» Hoặc khi cất bước ra đường thì nguyện rằng: «Cất bước ra đường, nguyện cho chúng sanh bước lên lối Phật, vào vô y xứ.» Hoặc khi ngủ nghỉ thì nguyện rằng: «Vào lúc ngủ nghỉ, nguyện cho chúng sanh thân được an ổn, tâm không loạn động.» Những lời nguyện như vậy, có mục đích làm cho tâm niệm của mình không hề rời bỏ chúng sanh trong mọi hành vi cử chỉ của mình, và do đó không hề xao lãng chí nguyện Đại Thừa của mình.

Nhóm nguyện thứ ba, cũng nói là sự hồi hướng

Nhóm thứ tư hạnh nguyện hay quyết tâm hành động của Phổ Hiền.[10]

Nhóm nguyện thứ tư trong bảng liệt kê của Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký trên đây thực sự là nguyện lực bất khả tư nghị của Bồ Tát trên, hàng pháp thân đại sĩ,[11] nghĩa là đã trải qua một thời gian dài tu tập, thấy rõ bản chất của thế gian, thấy biết sâu xa Phật Pháp. Đặc sắc của nguyện lực này như được diễn tả trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm «Nhập Pháp Giới», qua lời Bồ Tát Di-lặc tán dương Thiện Tài đồng tử. Sau khi trải qua 5l nơi học hỏi đạo lý, trên quá trình tu chứng của Đại Thừa, bấy giờ Thiện Tài đồng tử đã hoàn toàn an trụ vững chắc trong chí nguyện Đại Thừa. Ước nguyệnhành vi, cả hai không còn cách biệt. Cho nên, lời tán dương của Bồ Tát Di-lặc nói: «Với những kẻ trôi nổi trong bốn dòng nước xoáy,[12] con người chân thật này muốn làm con thuyền đại pháp đưa chúng sinh vượt qua đại dương. Với những kẻ chìm ngập trong bùn lầy của kiến chấp, người này muốn làm chiếc cầu đại pháp. Với những kẻ tối tăm ngu dốt, người là ngọn đèn đại trí. Với những người lạc lối trong sa mạc sanh tử, người muốn làm kẻ chỉ bày lối đi của bậc Thánh…»[13] Thiện Tài sau khi nghe những lời tán thán ấy, hoan hỷ phấn khởi, chấp tay cung kính hướng về Bồ tát Di-lặc, bất giác nhìn lại hai bàn tay của mình thấy đầy những hoa thơm đang nở rộ”.

Vì vậy khi tụng kinh, chúng ta thường nguyện:

“Chúng sanh không số lượng, thệ nguyện đều cứu giúp

Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch

Pháp môn không số lượng, thệ nguyện đều học hành

Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành”

(Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành).

 

Trở lại, các bậc Bồ Tát theo Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa cũng thực hành đạo giải thoát của Thanh Văn ThừaDuyên Giác Thừa như trong các Kinh Luật mà Đức Thế Tôn đã dạy về Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên, v.v…

Đạo Nhân Thiên là những pháp môn lành, Đức Thế Tôn dạy mọi người tu tập để được tái sanh làm người hạnh phúc giàu sang sung túc hay được tái sanh lên các cảnh trời. Thanh Văn Thừa hay Duyên Giác Thừa tuy không thích thú đạo Nhân Thiên, nhưng cũng không phủ định giá trị của đạo Nhân Thiên. Những pháp lành của đạo Nhân Thiên là nền tảng của chung cho cả 5 thừa.

Đạo giải thoát của Thanh Văn ThừaDuyên Giác Thừa cũng là pháp môn chung cho cả Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa. Nếu Bồ Tát mà không tu đạo giải thoát thì sẽ không phải là Bồ Tát mà chỉ là Nhân đạo hay Thiên đạo, tức là Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa ở phần Cao Học, Thạc Sĩ hay Phó Tiến Sĩ, mà không tu đạo giải thoát, lúc này người thực hành Bồ Tát chỉ tương đương trình độ Tiểu Học hay Trung Học mà thôi.

Nhân Thừa, Thiên Thừa là pháp thế gian, là pháp sinh tử không đưa người ra khỏi sanh tử luân hồi được, nên gọi pháp thế gianpháp hữu lậu. Các bậc Thánh A La Hán, Bích Chi Phật là những bậc Thánh xuất thế, không còn bị sinh tử luân hồi chi phối nữa nên pháp xuất thế được gọi là pháp vô lậu.

Trong các bậc Bồ Tát của Bồ Tát Thừa hay Phật Thừa, có người là phàm phu, có người là bậc Thánh. Bồ Tát chia thành 52 giai vị: Mười Tín (Thập Tín), Mười Trụ (Thập Trụ), Mười Hạnh (Thập Hạnh), Mười Hồi Hướng (Thập Hồi Hướng), Mười Địa (Thập Địa), Đẳng Giác, Diệu Giác. Bốn mươi giai vị trước khi đạt Thập Địa đều là phàm phu. Mười Hai giai vị từ Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác đều là những bậc Thánh.

Các bậc Thánh Nguyên Thủy, tức là các bậc Thánh A La Hán, Bích Chi Phật, không cần thành Phật mà chỉ nhập Niết Bàn sau khi xả báo thân. Các bậc Thánh Bồ Tát không nhập Niết Bànphát nguyện tái sanh vào luân hồi làm các chúng sanh trong lục đạo (Trời, Người, A Tu La, Bàng Sanh, Quỷ Đói, Địa Ngục) để cứu giúp chúng sanh trong lục đạo, hy sinh thân mạng để cứu giúp tất cả chúng sinh, ở đâu các bậc Thánh Bồ Tát cũng cảm thấy an lạc, nên Niết Bàn của các bậc Thánh Bồ TátNiết Bàn Vô Trụ hay là Vô Trụ Xứ Niết Bàn,  nên mới có câu, sinh tửNiết Bàn cùng một thể hay còn gọi là “Sinh Tử tức Niết Bàn”.

So sánh về trình độ của các bậc Thánh A La Hán và các bậc Thánh Bồ Tát thì có sự khác nhau.

Các bậc Thánh của đạo Bồ Tát là do đoạn trừ một phần ngã chấp, một phần phiền não chướng và một phần pháp chấp cùng sở tri chướng, mà tự mình chứng được pháp tính Chân Như và tiến vào hàng Sơ Địa của Thập Địa Bồ Tát tức là Hoan Hỷ Địa.

Niết Bàn của các bậc Thánh A La Hán có được là do đoạn trừ tất cả ngã chấpphiền não chướng, nên đứng trên lập trường giải thoát mà nói thì các bậc Thánh A La Hán tương đương với Bồ Tát Thất Địa (Viễn Hành Địa) hay Bồ Tát Bát Địa (Bất Động Địa) trong Thập Địa của các bậc Thánh Bồ Tát. Vì vậy, nói về giải thoát thì các bậc Thánh A La Hán chỉ còn tu hành bốn hay năm giai vị nữa thì thành Phật, hay còn gọi là Diệu Giác. Tức là, nếu bậc Thánh A La Hán tương đương với Bồ Tát thất địa (Viễn Hành Địa) thì bậc Thánh A La Hán còn phải lên thêm các giai vị nữa là: Bát Địa (Bất Động Địa), Cửu Địa (Thiện Tuệ Địa), Thập Địa (Pháp Vân Địa), Đẳng Giác, Diệu Giác (Phật).

Tuy nhiên đứng về mặt đoạn trừ sở tri chướng, tức là chấp vào quả vị đã chứng được khiến cho trí chân như căn bản bị ngăn che hay còn gọi là bất nhiễm ô vô tri nên đối với các nghĩa sai biệt trong Phật Pháp chưa có khả năng rõ biết được. Các bậc Thánh Thanh Văn Duyên Giác đã đoạn trừ được nhiễm ô vô tri, nhưng chưa đoạn trừ bất nhiễm ô vô tri, chỉ có Đức Thế Tôn mới đoạn được hoàn toàn cả hai là nhiễm ô vô tribất nhiễm ô vô tri.

Đoạn trừ phiền não chướng (hay ngã không) thì thoát ly sinh tử luân hồi. Đoạn trừ sở tri chướng (hay pháp không) tức là không lìa sinh tử. Giải thoát sinh tử tức là vào Niết Bàn. Không lìa sinh tử tức là cứu giúp tất cả chúng sinh. Giải thoáttuệ nghiệp, cứu giúp tất cả chúng sinhphước nghiệp. Cả phước lẫn tuệ đều tu là đạo Bồ Tát hay Phật Thừa. Cả phước lẫn tuệ đều tròn đầy, hay gọi là Phước Trí nhị nghiêm, tức là lưỡng túc tôn, là Phật, là Thế Tôn. Vì vậy đứng về mặt phước nghiệp độ sinh, cứu giúp tất cả chúng sinh mà nói thì các bậc Thánh A La Hán tương đương với bậc thứ bảy của Bồ Tát Thập Tín, tức là tương đương với giai vị Hồi Hướng Tâm trong Thập Tín, hay là còn 46 giai vị nữa mới thành Phật, còn đối với sự giải thoát thì các bậc Thánh A La Hán chỉ còn bốn hay năm giai vị nữa thì thành Phật như đã nói ở trên.

(NH sẽ giải thích rõ hơn về sự tương quan giữa các bậc Thánh A La Hán và các bậc Bồ Tát thuộc 52 giai vị Bồ Tát trong bài viết khác).



[1] Phương Bối, Để Hiểu Đạo Phật, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, Phật Lịch 2531 – 1987, trang 20~21.

[2] Phương Bối, Để Hiểu Đạo Phật, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, Phật Lịch 2531 – 1987, trang 36~41.

 

[3] Pháp Sư Thánh Nghiêm, Phật Giáo Chính Tín, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản tại Hoa Kỳ, Phật lịch 2537 – 1993, trang 180~184..

 

[4] Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Thắng Man Giảng Luận, nhà xuất bản Phương Đông, xuất bản tại Việt Nam, trang 17~19.

[5] Dh. l88: bahu ve saraṇaṃ yanti, pabbatāni vanāni ca / ārāmaruk-khacetyāni, manussā bhayatajjitā.

 

[6] Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Thắng Man Giảng Luận, nhà xuất bản Phương Đông, xuất bản tại Việt Nam, trang 49~51.

[7] Pháp Tạng, Thám Huyền, Đại 35, tr. 184c21.

[8] Hoa nghiêm (Phật), «phẩm 34. Nhập pháp giới, Đại 9, tr. 676ff. Hoa nghiêm (Thật), «39 phẩm. Nhập pháp giới», Đại 10, tr. 319ff.

[9] Hoa nghiêm (Phật), «7 phẩm. Tinh hạnh», Đại 9, tr. 430ff. Hoa nghiêm (Thật), «11 phẩm. Tịnh hạnh», Đại 10, tr. 1ff.

[10] Hoa nghiêm (Phật), «31 phẩm. Phổ Hiền Bồ tát hạnh», Đại 9, tr. 607ff. Hoa nghiêm (Thật), «36 phẩm. Phổ Hiền hạnh», Đại 19, tr. 257ff.

[11] Thông thường chỉ các Bồ Tát địa thứ tám (Bất Động Địa) trở lên.

[12] Bốn bộc lưu (Skt. catvāra oghāḥ): Dục bộc lưu (kāmaugha), dòng xoáy của dục vọng, hữu bộc lưu (bhavaugha), dòng xoáy của tồn tại, kiến bộc lưu (dṛṣṭyogha), dòng xoáy của kiến chấp, vô minh bộc lưu (avidyaugha), dòng xoáy vô minh.

[13] Gaṇḍa, tr. 3955: eṣa hi kulaputrāḥ satpuruṣaḥ sattvānāṃ catur oghottaraṇtāyai mahādānaṃ mahādharmanāvaṃ samudānetu-kāmo, dṛṣṭipaṅkanimagnānāṃ mahādharmasetuṃ sthāpayitu- kāmo, mohāndhakāra-prāptānāṃ jñānālokaṃ kartukāmaḥ saṃsāra kāntārapranaṣṭānām ārya­mār­gaṃ saṃdarśayitukāmaḥ. Cf. Hoa nghiêm (Thật), Đại 10, tr. 429a 8.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.