Chương 15. Sơ Lược Về Bốn Tông Phái Phật Thừa.

12/06/201112:00 SA(Xem: 7851)
Chương 15. Sơ Lược Về Bốn Tông Phái Phật Thừa.

doithoai-thaythonglac

CHƯƠNG XV

SƠ LƯỢC VỀ BỐN TÔNG PHÁI PHẬT THỪA

 

Có người nghi ngờ về các Tông Phái Phật Thừa hay Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Thiền Tông, v.v… NH xin giải thích sơ lược.

A. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, TTL viết: Khi về họp ở Tỉnh Hội Phật Giáo Tây Ninh, ông Trưởng Ban Tỉnh Hội đề nghị tôi biên soạn giáo án Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Pháp Hoa TôngThiền Tông.

Trong buổi họp hôm đó, tôi đưa ra ý kiến và vạch rõ bốn tông phái này không phải của Phật Giáo mà của Bà La Môn Giáo:

1- Tịnh Độ Tôngpháp môn mê tín, lừa đảo giới tín đồ bình dân, biến tu sĩ thành những ông Thầy tụng, Thầy cúng tế làm những điều mê tín, phi đạo đức. Các vị Thầy này phá giới luật Phật tận cùng, có một lối sống giống như người thế tục, có vợ con, làm tất cả các nghề nghiệp để sanh sống.

2- Mật Tôngpháp môn tà thuật, huyễn hoặc lường gạt tín đồ nhẹ dạ, ham mê thần thông, biến ông Thầy thành Thầy phù thủy, Thầy bùa, Thầy pháp, v.v...

3-  Pháp Hoa Tôngpháp môn phi đạo đức, ngồi không mà muốn làm giàu, làm ác mà muốn trốn tránh tội lỗi, biến ông Thầy thành một vị Bà La Môn chuyên tế lễ, cúng bái, cầu khẩn van xin v.v... Biến Đạo Phật thành thần giáo. Biến tín đồ mất sức tự chủ, luôn luôn sống trong tha lực, tựa nương vào thần quyền, do thế mới sản xuất ra Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.

4- Thiền Tôngpháp môn ngã chấp, lý luận có logic, dễ lừa đảo giới trí thức, biến Phật Giáo vô ngã thành Phật Giáo hữu ngã trừu tượng, mơ hồ, biến thiền sư thành giảng sư, luận sư, v.v...”

B. GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ 4 TÔNG PHÁI:

Khi nói về các Tông Phái Phật Thừa hay Đại Thừa, tương tự như nói về chương trình Cao Học. Trong Phật Giáo, các bậc Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát đều là những bậc Giác Ngộ, những bậc làm Thầy của chư Thiênnhân loại, những thiện tri thức của chư Thiênnhân loại, những bậc được chư Thiênnhân loại tôn thờ, kính ngưỡng, học hỏi. Nhưng Bồ Tát khác Thanh Văn, Duyên Giác là: Một bên gọi là Tiểu Thừa, một bên gọi là Đại Thừa. Tiểu Thừa là cỗ xe nhỏ, Đại Thừa là cỗ xe lớn. Xe nhỏ chở ít người, xe lớn chở nhiều người. Tại sao xe nhỏ chở ít người? Bởi, các bậc Thanh Văn, Duyên Giác hài lòng với sự giác ngộgiải thoát, nhưng có thể quý Ngài không hoàn toàn hy sinh tất cả để cứu giúp chúng sinh ra khỏi vô minh, quý Ngài không bước xuống khỏi vị trí cao siêu giác ngộ của mình để sống với tất cả chúng sanh, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh; và sau khi mãn báo thân, quý Ngài nhập Niết Bàn, quý Ngài có thể không phát nguyện tái sanh trở lại vào luân hồi lục đạo để tiếp tục giúp đỡ chúng sinh, như các bậc Bồ Tát.

Tại sao xe lớn chở nhiều người? Những Kinh tiền thân của Đức Thế Tôn đã thể hiện hạnh Bồ Tát vô cùng vô tận. Đó là xe lớn chở nhiều người. Tiền thân của Đức Thế Tôn đã là bậc Đại Trí Tuệ, đã là bậc Giác Ngộ siêu việt, nhưng sẳn sàng dùng Đại Từ, Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Trí, tái sanh làm các loài sinh vật thấp kém như như nai, khỉ, v.v… để cứu giúp những loài đó. Bồ Tát Địa Tạng sẳn sàng xuống Địa Ngục để giúp đỡ chúng sinh tại Địa Ngục cũng nói lên hình ảnh này. Tổ Quy Sơn Linh Hựu nói rằng sẽ tái sanh làm trâu sau khi viên tịch cũng diễn tả hình ảnh này.

Bồ Tát thực hành sáu hạnh Ba La Mật và mười hạnh Ba La Mật để cứu độ tất cả chúng sanh:

a. Sáu hạnh Ba La Mật hay Lục Ba La Mật (S: a-paramitā, a-pāramitā):

Lục Ba La Mật còn gọi là Lục Độ, Lục Độ Vô Cực, Lục Đáo Bỉ Ngạn, là sáu hạnh rốt ráoBồ Tát Đại Thừa cần thực hiện để hoàn thành lý tưởng đạt đến quả vị Phật.

1. Bố Thí Ba la mật (S: Dāna-pāramitā – Đàn Ba la mật):

Cho của cải, giảng dạy, in viết sách Phật pháp, dạy cho chúng sanh con đường thoát khỏi sanh tử luân hồi. Có ba loại bố thí: Tài thí, pháp thívô uý thí.

2. Trì Giới Ba la mật (S: Śīla-paramita – Thi La Ba la mật):

Gìn giữ giới luật của Đức Thế Tôn, không hại sanh mạng, khuyên người phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, tức là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giớinhiêu ích hữu tình giới.

3. Nhẫn Nhục Ba la mật (S: Kānti-pāramitā - Sằn đề Ba la mật):

Nhẫn nại, chịu sự bứt hại, dứt giận hờn, được Từ tâm tam muội, không hủy nhục chúng sanh.

4. Tinh Tấn Ba la mật (S: Virya-pāramitā - Tỳ lê gia Ba la mật):

Gắng sức tiến tu, không biếng trễ.

5. Thiền Định Ba la mật (S: Dhyāna-pāramitā - Thiền na Ba la mật):

Giữ chánh định, tập trung tư tưởng, tâm an định.

6. Bát Nhã Ba la mật (S: Prajñā-pāramitā – Bát nhã Ba la mật):

Mở ra trí tuệ chân thực, hiểu rõ chân lý, thực tướng của các pháp, thấy biết với Chánh Kiến.

b. Mười hạnh Ba La Mật hay Thập Ba La Mật (S: Daśa-pāramitā):

Thập Ba La Mật còn gọi là Thập Độ, Thập Thắng Hạnh, Thập Đáo Bỉ Ngạn, tức là ngoài sáu hạnh trên, Bồ Tát còn thực hành bốn hạnh kế tiếp:

7. Phương Tiện hay Phương Tiện Thiện Xảo Ba la mật (S: Upāya-pāramitā):

Dùng nhiều phương pháp để giúp đỡ chúng sanh, dạy chúng sanh đến bến bờ giác ngộ.

8. Nguyện Ba la mật (S: Praidāna-pāramitā):

Tu từ bi, thường giữ gìn nguyện tâmthực hiện nguyện tâm trong sự tu tập hàng ngày.

9. Lực Ba la mật (S: Bala-pāramitā):

Năng lực bồi dưỡng những thiện hạnh thực tiễnphân biệt chân ngụy. Dùng trí tuệ giúp đỡ chúng sanh, khiến những người tà kiến về với Phật.

10. Trí Ba la mật (S:Jnānaparamita):

Hiểu rõ các pháp, giữ vững Trung Đạo, không chán sinh tử, không ham Niết Bàn, có đại xả tâm, thương xót chúng sanh, nói Pháp Nhất Thừa, khiến chúng sanh hướng đến quả vị Phật.

Bồ Tát cũng thực hành Tứ Nhiếp Pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) như lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya. Bồ Tát sống với thế gian, chịu đựng những nỗi đau khổ của thế gian, tuân theo những định luật chi phối của thế gian, không mê muội nhân quả, mong đưa chúng sanh đến giác ngộ cứu cánh. Bồ Tát luôn luôn thực hành Từ, Bi, Hỷ, Xả, Tứ Vô Lượng Tâm, bình đẳng hết tất cả mọi loài chúng sinh trong vũ trụ, tâm Đại Từ, Đại Bi của Bồ Tát luôn luôn trải rộng đến tất cả chúng sinh. Bồ Tát được hộ trì bởi Năng Lực Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát được trang bị bằng các phương tiện thiện xảo để cứu giúp tất cả chúng sanh không phân biệt. Bồ Tát vừa tu hành vừa cứu độ tất cả chúng sanh, như Kinh Pháp Hoa đã dạy. Bồ Tát không những đã dứt trừ tất cả Kiến HoặcTu Hoặc trong ba cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới như các bậc Thanh Văn, Duyên Giác; hay là Bồ Tát đang tu tập để dứt trừ tất cả Kiến HoặcTu Hoặc; Bồ Tát còn tu tập để dứt trừ Trần Sa HoặcVô Minh Hoặc. Bồ Tát hy sinh tất cả để cứu độ chúng sinh, Niết Bàn của Bồ TátNiết Bàn Vô Trụ, Bồ Tát cứu độ tất cả chúng sinh mà không thấy chúng sinh nào được độ. Thế nên chúng sinh bệnh là Bồ Tát bệnh, chư Thiên rải hoa cúng dường, hoa không dính nơi thân Bồ Tát, như trong Kinh Duy Ma. Lòng Đại Từ, Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Trí cứu độ tất cả chúng sinh do phát khởi tâm không phân biệt, tâm bình đẳng, tâm mong muốn cứu giúp tất cả chúng sinh. Đối với tất cả chúng sinh, Bồ Tát luôn luôn đại từ đại bi, khiêm cung, không ngã mạn, không não hại, xem tất cả chúng sinh như anh em, cha mẹ, con cái của Bồ Tát. Bồ Tát kính trọng tất cả chúng sinh, Bồ Tát xem tất cả chúng sanh đều là những vị Phật tương lai, Bồ Tát cứu độ tất cả chúng sinh không mệt mỏi. Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói lên hạnh nguyện của Bồ Tát:

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ,

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,

Phật Đạo vô thượng thệ nguyện thành”.

(Dịch: “Chúng sinh không số lượng

Thệ nguyện đều độ khắp

Phiền não không cùng tận

Thệ nguyện đều dứt sạch

Pháp môn không kể xiết

Thệ nguyện đều tu học

Phật Đạo không gì hơn

Thệ nguyện được viên thành”).

Có nhiều Tông phái Phật Thừa hay Đại Thừa như Pháp Tướng (Duy Thức) Tông, Hoa Nghiêm Tông, v.v… chứ không phải chỉ có 4 Tông như TTL đã kể ở trên. Tuy nhiên TTL phê bình 4 Tông, nên NH viết sơ lược về 4 Tông này.

ITỊNH ĐỘ TÔNG:

Tịnh Độ Tông thường nói về tha lực, thường nói về nương tựa vào sự cứu giúp của Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm… Ngược lại, TTL tin tự lực, không tin tha lực.

1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, TTL viết[1]: Kinh sách tha lực không phải kinh sách Đạo Phật.”

Bài giảng Đạo Phật Là Một Tôn Giáo Tự Lực, TTL viết: “Đọc kinh sách Nguyên Thủy chúng ta thấy, Đức Phật dạy tu hành bằng những pháp môn tự lực, hầu hết không có một bài pháp nào dạy tu tập cầu tha lực. Chỉ có kinh sách phát triển Đại Thừa mới có dạy tu tha lực (niệm Phật cầu vãng sanh) mà thôi. Nhưng có người lại hỏi kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy: Tứ Bất Hoại Tịnh, không phải Tứ Bất Hoại Tịnhniệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới sao?

Thưa quý vị, Đức Phật dạy niệm, không phải kiến giải như các nhà học giả theo chữ nghĩagiải thích ra, niệm là đọc thầm trong ý như câu; "Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay Nam Mô Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư Phật, Thế Tôn". Niệm như vậy không có nghĩa gì cả. Ở đây Đức Phật dạy niệm tức là tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới để chúng ta thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy, có như vậy mới giải thoát thật sự, còn niệm danh hiệu Phật, Pháp, Tăng và Giới, dù có niệm muôn kiếp ngàn đời thì cũng chẳng có giải thoát được chút nào…

Người mới bước chân vào Đạo Phật, ngơ ngác trước đống kinh sách khổng lồ của Đạo Phật. Có những loại kinh sách chúng ta đọc vào thấy toàn sự tu tập đều nhờ tha lực để trợ lực trên bước đường đi đến giải thoát như: kinh Vô Lượng Quang, kinh Di Đà, kinh Quy Ngươn, v.v...

Tất cả kinh này đã làm cho người tu sĩ nhụt chí, mất hết nghị lực, biến Phật Giáo thành một tôn giáo tha lực, khiến cho người sau tu hành chỉ còn biết cầu cạnh vào kẻ khác. Do những sự tu hành sai này Đạo Phật chẳng còn ai tu chứng.

Họ lý luận người mới tu phải tụng kinh, bái sám, niệm Phật, lạy hồng danh chư Phật cầu tha lực, còn người tu lâu phải tự lực ngồi thiền quán niệm hơi thở. Người tu hành mà hiểu Phật Giáo như vậy tức là chẳng hiểu Phật Giáo gì cả.”

2. NHẬN XÉT:

Tự lựctha lực đều rất quan trọng. Chúng ta không nên chấp bên này mà bỏ bên kia. Ví dụ: TTL từ Trảng Bàng, Tây Ninh muốn đi Hà Nội, nếu TTL tự đi bộ, sẽ mất mấy tháng mới đến nơi. Đó là chưa kể đói khát, đi đường bị trộm cướp, bệnh hoạn, mệt mỏi, v.v… Nếu TTL nhờ người khác giúp đở (tha lực) bằng cách đi xe, máy bay, v.v… có nhanh hơn không? Còn nếu TTL muốn đi bộ đến Hoa Kỳ, chắc chắn không thể nào đi được. Chỉ có thể dùng tha lực bằng cách đi máy bay, v.v… mới đến được Hoa Kỳ. Đó là chưa kể TTL cần phải có đầy đủ thủ tục giấy tờ, nhập cảnh, v.v… Ngay cả chuyện hàng ngày như ăn uống, cư trú, y áo, v.v… cũng vậy, TTL cũng phải nhờ tha lực mà chẳng để ý. Nếu không nhờ các cư sĩ Phật tử giúp đỡ, cúng dường lo việc ăn uống, có lẽ TTL phải tự đi trồng lúa, hái rau, v.v… Nếu không nhờ những người khác xẻ gỗ, làm vách, lợp mái nhà, lập Tu Viện Chơn Như, có lẽ TTL phải ngủ dưới gốc cây, hay là màn trời, chiếu đất. Nếu không nhờ người khác dệt may y áo, có lẽ TTL sẽ giống như loã hình ngoại đạo.

Tất cả mọi hiện tượng trên thế gian này đều tương quan tương duyên với nhau, do nhân duyên sinh khởi mà có, tất cả đều không có tự tánh. Vì vậy, không nên chấp tự lực mà bỏ tha lực hoặc ngược lại. Tất cả đều theo lý Trung Đạo. Thế nên chúng ta phải có tấm lòng biết ơn, phải có trí tuệtừ bi để giúp đỡ chúng sanh.

Trong Tạng Kinh Nikāya, Kinh Dhajaggam: Đầu Lá Cờ, Đức Thế Tôn dạy[2]:Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt…”. Kinh Các Lễ Uposatha, Đức Thế Tôn dạy[3]: “Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Phật: "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn." Do vị ấy niệm Như Lai. tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận.”

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (P: Milindapañhā), viết[4]: Hễ ai tin Phật và tưởng nhớ đến Phật thì khi lâm chung đều được Phật tiếp độ”.

3THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

A. Kinh Tương Ưng Bộ, Phẩm Thứ Nhứt, Kinh Dhajaggam: Đầu Lá Cờ, Đức Thế Tôn dạy[5]: “11) Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: Này các Tỷ-kheo, khi các Ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: "Ngài là Thế Tôn, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".

12) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.

13) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: "Đây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu."

14) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

15) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc như pháp hành, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."

16) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.”

B. Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Các Lễ Uposatha, Đức Thế Tôn dạy[6]: “4. - Và này Visākhā, thế nào là trai giới các bậc Thánh? Chính là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Phật: "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn." Do vị ấy niệm Như Lai. tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visākhā, đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Do duyên bột nhồi, do duyên đất sét, do duyên nước và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. như vậy, này Visākhā, là đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visākhā, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Như Lai: "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn." Do vị ấy niệm Như Lai. tâm được tịnh tín, hân hoan khởi lên, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visākhā, đây gọi là Thánh đệ tử để thực hành trai giới Phạm Thiên, vị ấy cùng sống với Phạm Thiên. Do duyên Phạm Thiên, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visākhā, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

5.-Này Visākhā, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visākhā, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, vị Thánh đệ tử niệm pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được nhà nước trí tự mình giác hiểu". Do vị ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? Do duyên sottim (một thứ đá bọt dùng để chà lưng), do duyên bột tắm, do duyên nước và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visākhā, là thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visākhā, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và như thế nào, này Visākhā, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được nhà nước trí tự mình giác hiểu". Do người ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visākhā, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành pháp trai giới, vị ấy sống với pháp. Chính nhờ pháp, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visākhā, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

6.- Này Visākhā, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visākhā, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhớ phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ứng lý là hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được bắt tay, là phước điền vô thượng ở đời". Do vị ấy niệm Tăng, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visākhā, một tấm vải bị uế được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Do duyên usam (đất mặn) do duyên khāram (nước tro), do duyên phân bò, do duyên nước, và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visākhā, một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visākhā, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ứng lý là hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được bắt tay, là phước điền vô thượng ở đời". Nhờ vị ấy niệm Tăng, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visākhā, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành chúng Tăng trai giới, sống với chúng tăng. Chính nhờ chúng tăng, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visākhā, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

7.- Này Visākhā, tâm uế nhiễm được gột sạch nhò phương pháp thích nghi. Và này Visākhā, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Giới: "Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định". Vị ấy nhờ niệm Giới, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoàn sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visākhā, một tấm gương uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Và này Visākhā, thế nào là một tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Do duyên dầu, do duyên tro, do duyên bàn chải lông và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visākhā, là tấm gương uế nhiễm được rửa sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là một tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Giới: "Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định". Vị ấy nhờ niệm Giới, tâm được tịnh tín, hân hoàn sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visākhā, đây gọi là thánh đệ tử thực hành giới Uposatha, sống chung với giới. Nhờ giới, tâm được tịnh tín, hân hoàn sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?

8. Này Visākhā, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Thiên: "Có Chư Thiên bốn Thiên Vương; có Chư Thiên cõi trời ba mươi ba; có chư Thiên Yàmà; có chư Thiên Tusita (Đâu suất); có chư Thiên hóa lạc; có chư Thiên tha hóa tự tại; có chư Thiên Phạm chúng; có chư Thiên cao hơn nữa. Đầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với thí như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Khi người ấy niệm giới, nghe pháp, thí và tuệ của tự mình và chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visākhā, là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visākhā, thế nào là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi?

Do duyên lò, do duyên đất muối, do duyên phấn đỏ, do duyên ống bệ, do duyên cái kìm, và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visākhā, là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visākhā, là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi?

Và này vì, thế nào là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

Ở đây, này Visākhā, Thánh đệ tử niệm Thiên: "Có Chư Thiên bốn Thiên Vương; có Chư Thiên cõi trời ba mươi ba; có chư Thiên Yāmā ; có chư Thiên Tusita (Đâu suất); có chư Thiên hóa lạc; có chư Thiên tha hóa tự tại; có chư Thiên Phạm chúng; có chư Thiên cao hơn nữa. Đầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, mạng chung ở chỗ này, được sanh tại chỗ ấy. Ta cũng có lòng tin như vậy. Đầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với thí như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Ta cũng có trí tuệ như vậy". Khi vị ấy niệm tín, giới, nghe pháp, thí, và tuệ của tự mình và của chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Đây gọi là Thánh đệ tử thực hành Thiên trai giới, sống chung với chư Thiên. Nhờ chư Thiên, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

9. - Thánh đệ tử ấy, này Visākhā, suy tư như sau: "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Cũng vậy đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ sát sanh. tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hưũ tình. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

10.- "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

11.-"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ tà Hạnh, tịnh tu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ tà Hạnh, tịnh tu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

12.-"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

13.-"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ rượu men, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm cho đắm say. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ rượu men, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm cho đắm say. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

14.- "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phí thời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phí thời. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

15.- "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

16.- "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ giường cao, giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấy nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta từ bỏ giường cao, giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấy nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

Như vậy, này Visākhā, là Thánh trai giới, thực hành Thánh trai giới, này Visākhā, có quả lớn, có lợi ích lớn, có chói sáng lớn, có ánh sáng lớn.

17. - Quả lớn là như thế nào? Lợi ích lớn như thế nào? Chói sáng lớn như thế nào? Ánh sáng lớn như thế nào?

Ví như, này Visākhā, có người áp đặt chủ quyền trên 16 quốc độ lớn tràn đầy bảy báu như Anga, Magadha, Kāsi, Kosala, Vajji, Mallā, Ceti, Vangà, Kurū, Pancālā, Macchā, Surasenā, Assakā, Avanti, Gandhārā, Kambojā, nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một trai giới thực hành đầy đủ cả tám mặt. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi thay, này Visākhā, là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc Chư Thiên!

18. - Năm mươi năm của một đời người, này Visākhā, bằng một đêm một ngày của chư Thiên của Bốn Thiên Vương. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Năm mươi năm chư thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên Bốn Thiên Vương. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên của Bốn Thiên Vương. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: "Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!"

19.- Một trăm năm của một đời người, này Visākhā, bằng một ngày một đêm của chư Thiêncõi trời ba mươi ba. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiêncõi trời ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này Visākhā, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời ba mươi ba. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: "Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!"

20.- Hai trăm năm của một đời người, này Visākhā, bằng một ngày một đêm của chư Thiêncõi trời Yāmā. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiêncõi trời Yāmā. Sự kiện này có xảy ra, này Visākhā, ở đây ... được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời Yāmā ... chính dựa trên trường hợp này ... với hạnh phúc chư Thiên".

21.- Bốn trăm năm của một đời người, này Visākhā, bằng một ngày một đêm của chư Thiêncõi trời Tusita (Đâu-xuất). Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng ... làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiêncõi trời Tusita. Sự kiện này có xảy ra, này Visākhā, ở đây ... được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời Tusita ... chính dựa trên trường hợp này ... với hạnh phúc chư Thiên".

22.- Tám trăm năm của một đời người, này Visākhā, bằng một ngày một đêm của chư Thiêncõi trời Hóa lạc. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng ... làm thành một năm. Tám ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiêncõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra, này Visākhā, ở đây ... được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời Hóa lạc ... chính dựa trên trường hợp này ... với hạnh phúc chư Thiên".

23.- Mười sáu trăm năm của một đời người, này Visākhā, bằng một ngày một đêm của chư Thiêncõi trời Tha Hóa Tự tại. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng, mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiêncõi trời Tha Hóa Tự tại. Sự kiện này có xảy ra, này Visākhā, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hàng Uposatha đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời Tha Hóa Tự tại. Chính dựa trên trường hợp này, được nói lên rằng: "Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên".

24.

Chớ giết hại sinh loài
Chớ lấy của không cho
Chớ nói lời nói láo
Chớ uống thứ rượu say
Từ bỏ không phạm hạnh
Từ bỏ, không dâm dục
Không ăn vào ban đêm
Tránh không ăn phi thời
Không mang các vòng hoa
Không dùng các hương liệu
Hãy nằm trên tấm thảm
Được trải dài trên đất
Chính hạnh trai giới này
Được gọi có tám phần
Do đức Phật nói lên
Đưa đến đoạn tận khổ
Mặt trăngmặt trời
Được thấy là lành tốt
Chỗ nào chúng đi tới
Chúng chói sáng hào quang
Chúng làm mây sáng chói
Giữa hư không chúng đi
Trên trời chúng chói sáng
Sáng rực mọi phương hướng
Trong khoảng không gian ấy
Tài sản được tìm thấy
Trân châu và ngọc báu
Lưu ly, đá cầu may
Vàng cục trong lòng đất
Hay loại Kancana
Cùng loại vàng sáng chói
Được gọi là Hattaka
Tuy vậy chúng giá trị
Chỉ một phần mười sáu
Với hạnh giữ trai giới
Đầy đủ cả tám mặt
Kể cả ánh sáng trăng
Với cả vòm trời cao.
Vậy người nữ người nam
Hãy giữ theo định giới
Hành bố-tát trai giới
Đầy đủ cả tám mặt
Làm thiện các công đức
Đem lại nhiều an lạc
Được sanh lên cõi trời
Không bị người cười chê.”

4. ĐỌC THÊM:

a. THA LỰC:

Tha lực và sự cứu độ đã có sẳn từ xa xưa, ngoài Kinh Dhajaggam: Đầu Lá Cờ và Kinh Các Lễ Uposatha; Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (P: Milindapañhā) đã đề cập sự việc này và nói lên quan trọng cần thiết là phải tin tưởng Phật và niệm Phật trước khi lâm chung. Tỳ Kheo Na Tiên (S, P: Nagasena) thuyết pháp cho vua Di Lan Đà (Milinda hay Menadros, một Hoàng Đế Hy Lạp trị vì tại Sagara khoảng 115 trước Tây Lịch).

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, viết[7]:

“Vua hỏi:
-- Bạch Đại đức, các sa môn trong hàng ngũ của Đại đức bảo rằng những kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm chung biết tưởng nghĩ đến Phật thì được sanh lên các cõi trời. Quả thật Trẫm không tin được điều đó. Các ngài lại còn bảo rằng những kẻ trọn đời làm lành, nhưng nếu phạm tội giết một sinh mạng thì sau khi chết, đều phải đọa địa ngục. Điều này Trẫm lại cũng không thể tin được.

Na Tiên hỏi ngược lại nhà vua:
-- Giả sử có kẻ cầm một cục đá nhỏ ném xuống nước, cục đá ấy nổi hay chìm?

-- Thưa chìm.

-- Bây giờ, có kẻ đem một trăm viên đá lớn chất vào một chiếc ghe bự đủ sức chở hàng ngàn tảng đá lớn, thì trăm viên đá ấy có chìm không?

-- Thưa không.

-- Đá không chìm là nhờ ghe chở. Cũng giống như thế, người làm ác khi chết biết tưởng nhớ đến Phật, được Phật lực nâng đỡ nên không đọa vào địa ngục mà lại được sanh lên các cõi trời. Hễ ai tin Phật và tưởng nhớ đến Phật thì khi lâm chung đều được Phật tiếp độ.”

Bồ Tát Long Thọ (S: Nāgārjuna, khoảng 100 – 200 sau Tây Lịch) dạy có hai phương tiện đạt đến Quả Vị Phật. Một khótự lực, giống như đi bộ đến nơi nào đó. Một dễ là đi thuyền hay xe đến nơi nào đó. Tịnh Độ Tông sẽ là phương tiện dễ dàng cho cho những người muốn có kết quả nhanh chóng. Theo Tông Tịnh Độ, khi mô tả một vị Phật dựa trên giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Đức Phật của Ánh Sáng Vô Hạn (Vô Lượng Quang), Đức Phật của Tuổi Thọ Vô Hạn (Vô Lượng Thọ). Niết Bàn bất sinh bất diệt được thể hiện là Vô Hạn hay Vô Lượng, tức là A Di Đà (S: Amitabha). Sự diễn tả về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà tức là diễn tả Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Từ BiTrí Tuệ vô cùng vô tận. Tha lực ở đây là sự cứu độ của Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế ChíThánh Chúng ở cõi Cực Lạc. Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy 16 phép Quán để người niệm Phật thực hành, cũng là Thiền. Thế nên, Thiền Tịnh Song Tu thành công mau chóng là lẽ đương nhiên.

b. CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT:

1. Sách Ngữ Lục Thiền Sư Hư Vân , Thiền Sư Hư Vân dạy[8]:

 “Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu. 

 Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu.

 Trở lại chùa Ngọc Phật đả Thiền thất, thật là nhân duyên thù thắng. Các vị cưnam nữ khắp nơi đến tham gia, trồng nhân chân chánh thành Phật. Thật là điều hy hữu khó được.

 Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật thuyết: “Nếu người tâm tán loạn, đang khi ở trong tháp miếu, xưng “Nam Mô Phậtmột lần, thì đều thành Phật đạo”.

 Người người trên thế gian, sống trong vài thập niên, không biết tỉnh giác, chỉ để ngày tháng trôi qua vô ích. Lúc còn sống, nếu có tiền thì xài hoang phí trong rượu chè sắc dục. Kẻ không tiền thì bị miếng cơm manh áo hành hạ, khiến phải bôn ba cực nhọc làm lụng khổ sở vô ngần, hiếm khi được an nhàn tự tại. Song, những người này do nhờ đời quá khứ đã trồng căn lành, nếu có một lần nào đến chùa lễ Phật, thấy cảnh trang nghiêm thanh tịnh, khiến sanh tâm vui vẻ, hoặc thấy tượng Phật tượng Bồ Tát bèn tuỳ hỷ xưng niệm danh hiệu Phật, hoặc do thấy cảnh chùa thanh tịnh liền khởi tâm cảm kích, xưng tán hồng danh Như Lai kiết tường hy hữu, thì sẽ mau chóng thành Phật đạo.

 Bình thường, mắt chúng ta ngắm trăng hoa gió tuyết, tai nghe ca ngâm hát xướng, miệng tham trân châu mỹ vị, tức là tư tưởng bị nhiễm ô. Tư tưởng bị nhiễm ô tức là tâm tán loạn, tâm sanh tử, tâm trống không, hay tâm vọng động. Ngày nay, đến chùa chiền xưng một danh hiệu Phật, đó là tâm giác ngộ và tâm thanh tịnh, cùng là gieo hạt giống Bồ Đề, và sẽ được rốt ráo thành Phật.

 Chữ Phật, tiếng Phạn gọi là Phật Đà. Tiếng Tàu gọi là Giác Giả. Giác Giả tức là không ngu mê. Tự tánh thanh tịnh tức là tâm giác ngộ.

 Hôm nay, chúng ta không vì danh lợi mà đến, chỉ do lực của tâm giác ngộ thúc đẩy. Song, có nhiều người khi nghe đến danh từ đả thất thì sanh tâm sợ sệt mà chẳng hề biết ý nghĩa là gì, chỉ dùng tâm tò mò để đến xem nơi nhộn nhịp, nên không phải là người phát tâm tu hành bậc thượng.

 Nay đã đến đây, như người leo lên núi châu báu, đừng mang tay không về. Phải phát tâm vô thượng, ngồi cho được một cây hương, trồng nhân chân chánh thành Phật, thì tương lai ai ai cũng đều thành Phật.

 Xưa kia, đệ tử Phật là Tu Bạt Đà La, vốn cô độc bần cùng, không nơi nương tựa, tâm tư thường ưu sầu phiền muộn, nên muốn theo Phật xuất gia. Ngày nọ, ông đến nơi Đấng Thế Tôn đang ở, gặp lúc Ngài vừa mới ra ngoài. Các đại đệ tử A La Hán quán sát nhân duyên trong tám mươi ngàn kiếp, thấy ông chưa từng gieo trồng căn lành, nên không dám thu nhận, mà bảo hãy trở về nhà. Lúc đó, tâm tư ông lại thêm ưu sầu buồn bực cùng cực, tự trách nghiệp chướng nặng nề, nên đi ra ngoài thành, định đập đầu vào vách thành tự vẫn. Nào ngờ đâu, vào lúc ấy Đức Thế Tôn tiến đến, hỏi rõ nguyên nhân. Ông thuật tường tận. Phật liền thâu nhận ông làm đồ đệ. Trở về chùa, trong bảy ngày tu tập, ông chứng được quả A La Hán. Các đại đệ tử không biết rõ chuyện, nên hỏi han. Phật đáp:

- Các ông chỉ biết việc trong vòng tám mươi ngàn kiếp trở lại thôi. Hơn tám mươi ngàn kiếp thuở xưa, ông Tu Bạt Đà La đã từng trồng căn lành. Bấy giờ, ông cũng rất nghèo khổ, thường vào rừng đốn củi sinh sống. Ngày nọ, đang lúc lượm củi, ông gặp hổ trên núi, không biết chạy trốn nơi đâu, bèn leo lên cây lánh nạn. Hổ thấy ông leo lên cây, liền đi vòng quanh, gặm cắn gốc cây. Khi cây gần ngã, ông run sợ vô cùng vì không ai tới cứu. Lúc đó, ông chợt nghĩ đến chư Phật đại giác, đầy đủ tâm lực từ bi, luôn cứu hộ chúng sanh khổ não, nên xưng: “Nam Mô Phật! Xin Ngài thương xót, mau đến cứu con!

 Hổ nghe tiếng “Nam Mô Phật” nên liền bỏ đi, chưa hại gì được ông. Do trồng nhân lành thành Phật chân chánh, nên nay đã thành thục, chứng được đạo quả.

 Các đại đệ tử nghe xong liền hiểu rõ, tâm rất vui mừng, tán thán việc chưa từng có.

 Chúng ta hôm nay gặp được duyên lành thù thắng, đến đây ngồi Thiền tĩnh tọa vài cây nhang, tức vun bồi nghiệp thiện nhiều hơn ông Tu Bạt Đà La rồi. Do đó, trăm vạn phần chớ cho là trò chơi trẻ nít. Nếu vì nhộn nhịp mà đến thì thật phí uổng cơ duyên tu hành.”

2. Sách Sự cần thiết thực hành niệm Phật trong thời đại khoa học, viết[9]

 “Những lợi ích cụ thể khi niệm Phật.

Chúng ta thường nghe niệm Phật để sau khi qua đời được vãng sanh về cõi Tịnh Độ hay cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Nhiều người ca ngợi pháp môn niệm Phật bằng những dẫn chứng cụ thể là nhiều ông bà cụ già thường xuyên niệm Phật lúc sắp qua đời tinh thần vẫn sáng suốt, biết trước giờ mình ra đi và an vui trong giờ phút cuối cùng của đời người nên con cháu vui mừng thoải mái. Thỉnh thoảng cũng có vài chuyện đặc biệt xảy ra làm cho nhiều người quan tâm.

 Thân thể người qua đời có mùi thơm kỳ lạ. Vào mùa thu năm 1994, các tờ báo lớn ở Trung Hoa như Tân Dân Văn Báo, Nhân Dân Nhật Báo, Công An Nhân Dân loan báo tin tức thân thể một bà cụ mất hơn hai năm mà vẫn còn nguyên vẹn. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1994, thầy Thích Quang Vĩ cùng phái đoàn gồm mười ba vị xuất gia từ Phật Học Viện Trung Quốc đến tỉnh Hà Bắc, huyện Hương Hà để chiêm ngưỡng nhục thân, thân thể còn nguyên vẹn của người đã qua đời của bà cụ Châu Phụng Thần mất lúc 88 tuổi.

 Phái đoàn thấy thân thể bà được để nằm trên giường, thân dưới phủ tấm chăn, thân trên đắp miếng vải vàng. Người cháu của bà là ông Dương Học Cường kéo tay áo và ống quần để phái đoàn nhìn cánh tay và chân của bà cụ: Những bắp thịt nơi đó đã biến thành trạng thái thủy tinh trong suốt.

 Trước đó 12 năm, khi bà cụ 76 tuổi, bà cùng người cháu đến cư ngụ tại Bắc Kinh cho đến năm 1992, sau đó bà về thăm quê ở Hương Hà. Vài tháng sau bà bị bệnh rồi lành mạnh trở lạitrở về Bắc Kinh. Vào lúc 10 giờ 30 tối ngày 24 tháng 10 năm 1992 bà dặn dò các cháu về đạo lý sống tốt đẹp rồi bà qua đời. Nhiều ngày sau đó, thân thể bà cụ vẫn mềm mại như thường. Móng tay và da lại hồng hào như khi còn sống. Những người con cháu trong gia đình thương mến bà cụ và thấy bà nội nằm như đang ngủ nên không bàn tính chuyện chôn cất hay hỏa táng.

 Hơn một tháng sau khi bà qua đời, con gái bà, ông Dương và hai người bạn, khi bàn tay vô ý đụng vào người bà thì trên tay có mùi thơm. Mùi thơm này rất đặc biệt, rất thanh tao và lâu bền, có rửa tay cả tháng mà vẫn còn thấy thơm. Mùi thơm này rất đặc biệt, rất thanh tao và lâu bền, có rửa tay cả tháng mà vẫn còn thấy thơm. Sau đó ông Cường đọc báo nói về nhục thân bất hoại của Hòa Thượng Đại Hưng núi Cửu Hoa thì mới biết được hiện tượng đó và đến Viện Nhân Khoa để trình bày điều này và xin được bảo hộ nhục thân bà cụ. Trước khi phái đoàn này đến, ông Cường nằm mộng thấy bà cụ nói: “Bắt đầu từ ngày nay, các con lo xếp đặt chuyện của bà không cần phải lén lút nữa.” Phái đoàn đến khám nghiệm và cho phép được bảo hộ thân thể của bà cụ.

 Sống trong thời đại khoa học, quý Thầy cũng rất cẩn thận khi nghe chuyện này. Thầy Quang Vĩ tâm sự: “Tuy là người xuất gia học Phật được vài năm, nhưng tôi vẫn có thái độ cố chấp, chỉ tin vào khoa học hiện thực và phải chứng thực những điều mắt thấy, không dễ tin vào những gì chỉ được nghe qua hoặc do người khác thuật lại. Tôi nay đích thân đến chiêm ngưỡng pháp thể của Bà Lão cư sĩ, đích tai nghe cháu trưởng tôn của bà là ông Dương tường thuật xong, tôi mới thật sự khâm phục vị Lão cư sĩ này. Nhục thân của bà không phải do sự ngẫu nhiên mà có, vì di thể bà đã để tự nhiên không bao kính chi hết, khi di chuyển qua nhiều nơi sau khi vãng sanh.”

 Thầy cũng nói rõ bà là một Phật tử rất đạo hạnh và có tình thương đối với mọi người, cùng khả năng chữa trị bệnh tật cho rất nhiều bệnh nhân được lành mạnh. Thầy trình bày tiếp: “Quê mẹ bà cũng ở huyện Hương Hà, thân phụ là một vị quan đời Thanh. Khi lấy chồng, của hồi môn của bà là một trang thờ Phậtchúng ta đều thấy qua, đó là một khung màu nâu đậm, hiện người ta vẫn để thờ Tam Thánh Tây Phương. Bà ở nơi nông thôn lạc hậu không có chùa chiền. Chùa tháp đều bị hủy hoại vào thời Văn Cách (Hồng Vệ Binh). Những người nông dân ở đó chưa từng đến chùa, chưa thấy qua một người xuất gia, đối với Phật giáo không có cảm giác thân thiết, đối với người xuất gia không có lòng cung kính. Qua cuộc hành trình chúng tôi cũng thật cảm nhận ra, họ vốn không thông hiểu chi khi nói đến sự tín ngưỡng Phật giáo. Nhưng vào đời Đường truyền thống Phật giáo rất thịnh hành qua câu:

“Nhà nhà đều biết Phật Di Đà

Cửa cửa thờ Bồ Tát Quán Thế Âm.”

 Thầy Quang Vĩ diễn tả một tình trạng thật sự đang xảy ra tại Trung Hoa ngày nay qua sự thăng trầm của lịch sử nước này. Sự ra đời của bà với thân thể còn tồn tại tốt đẹp sau nhiều năm đã như tiếng chuông chùa ngân lên buổi sớm mai báo hiệu cho hàng triệu người dân vùng Bắc Kinh và các thành phố khác tại Trung Hoa những tia nắng ấm nhiệm mầu của Phật pháp đang tỏa chiếu nhiều nơi.”

II. MẬT TÔNG:

1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, TTL viết: Mật Tôngpháp môn tà thuật, huyễn hoặc lường gạt tín đồ nhẹ dạ, ham mê thần thông, biến ông Thầy thành Thầy phù thủy, Thầy bùa, Thầy pháp, v.v...

2. NHẬN XÉT:

Mật Tông Tây Tạng trong thời đại ngày nay phát triển rất nhanh tại các nước Âu Mỹ. Đã có nhiều khoa học gia Âu Mỹ theo Mật Tông Tây Tạng, trong số đó có những vị là tu sĩ Mật Tông Tây Tạng, như tu sĩ Mattheu Ricard, v.v... Mattheu Ricard, người Pháp, có bằng cấp Tiến Sĩ, về khoa học phân tử, là một khoa học gia phân tử sinh vật, đã làm việc một thời gian cùng các nhà sinh vật học người Pháp từng đoạt giải Nobel, François Jacob và Jacques Monod, trong viện Pasteur danh tiếng ở Paris, Pháp Quốc. Mattheu Ricard đã trở thành tu sĩ Mật Tông dưới sự hướng dẫn của vị Thầy Mật Tông tên là Kangyour Rinpoché tại Darjeeling, Ấn Độ[10]. Thế nên TTL không thể nói: Mật Tôngpháp môn tà thuật, huyễn hoặc lường gạt tín đồ nhẹ dạ”. Bởi, các khoa học gia có nhiều kiến thức, không thể nói là tín đồ nhẹ dạ được. Trong Tạng Kinh Nikāya có viết trì chú. Mật chú (S: Mantra) là nguồn để đạt được năng lực gia trì của Đức Phậthành giả tập trung nhất tâm dễ dàng. Chú trong Phật Giáo khác với chú của Bà La Môn Giáo.

Sự phân biệt giữa hai giáo lý Hiển và Mật là do nơi luận giải về Pháp Thân của Đức Thế Tôn. Theo Hiển Giáo, Pháp Thânthể tính nên không hình danh sắc tướng, không thuyết pháp. Theo Mật Giáo, Đức Thế Tôn hoá thân thuyết pháp, tự thân đã là Pháp Thân và có đủ hình danh sắc tướng. Những lời dạy của Ngài được viết trong Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đỉnh.

(Còn về vấn đề thần thông, vui lòng xem thêm chương 12: Thần Thông).

3THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, viết[11]: “Này các Tỷ kheo, vua Sankha sẽ cho thiết lập cung điện mà vùa Mahā Panada đã thiết lập. Sau khi thiết lập, vua trú tại đó. Sau vua lại bố thí cung điện ấy, dâng cúng cho các vị Sa môn, Bà-la-môn, các hàng bần cùng, du đảng, ăn xin, cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn Metteyya, bậc A la hán, Chánh Đẳng Giác. Vị này xuất gia như vậy, sống một mình, biệt lập, tinh tấn, trì chú, chuyên tâm, chẳng bao lâu chứng được vô thượng phạm hạnh, mà vì mục đích này các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Với vô thượng phạm hạnh này, ngay trong hiện tại, vị này tự tu, tự chứng, đạt đếnan trú.”

III. PHÁP HOA TÔNG:

1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, TTL viết: “Pháp Hoa Tôngpháp môn phi đạo đức, ngồi không mà muốn làm giàu, làm ác mà muốn trốn tránh tội lỗi, biến ông Thầy thành một vị Bà La Môn chuyên tế lễ, cúng bái, cầu khẩn van xin v.v... Biến Đạo Phật thành thần giáo. Biến tín đồ mất sức tự chủ, luôn luôn sống trong tha lực, tựa nương vào thần quyền, do thế mới sản xuất ra Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[12]: Trong kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn, Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn chúng sanh, đó là tà kiến.”

2. NHẬN XÉT:

Như NH đã viết ở phần Tịnh Độ Tông, mọi người sống ở thế gian này đều tương quan tương quan tương duyên với nhau, cần giúp đỡ lẫn nhau, tự lựctha lực đều rất quan trọng. Không nên chấp tự lực mà bỏ tha lực, cũng không nên chấp tha lực mà bỏ tự lực. Tất cả đều theo lý Trung Đạo.

Người ta thường có hai trạng thái đối ngược đi kèm theo, đó là lạc quanbi quan. Khi lạc quan, nhiều người sẳn sàng đội đá vá trời, nghĩ rằng mình tài ba số dzách, không ai sánh bằng, “nhất Việt Nam, nhì thế giới”, nghĩ rằng mình sẽ thành công tất cả mọi việc. Người đời thì công danh sự nghiệp đi lên như diều gặp gió, kẻ tu hành cũng nghĩ rằng mình sẽ đạt được tất cả, cho rằng chỉ tự lực mới thành công, tha lực là đồ bỏ, đồ mất sức tự chủ, tựa nương vào thần quyền, v.v… Tuy nhiên, lúc gặp trở ngại thì bi quan, mất ý chí cầu tiến. Trở ngại nhiều thì có thể đưa đến tự tử, bởi tự nghĩ rằng đã mất hết tất cả. Người đời khi gặp trở ngại, công danh sự nghiệp tiêu tan do nhiều nguyên nhân, tình yêu thất bại, học hành thi cử không đậu, v.v… nếu khôngniềm tin tôn giáo sẽ dễ dàng sa vào rượu, xì ke, ma tuý, thậm chí tự tử, v.v… Người tu sĩ khi gặp trở ngại, cũng bi quan, chán nản. Ví dụ: TTL bỏ ra nhiều năm tu theo Đại Thừa, nhưng không kết quả nên bi quan, bởi chưa hiểu giáo lý Đại Thừa thì tu khó có kết quả. Cũng may nhờ Tạng Kinh Nikāya giúp TTL đắc Tứ Thiền, rồi quay lại chê các vị Tổ Phật Thừa hay Đại Thừa, chê các vị Sư Nam Tông (Theravada), trong khi TTL chưa hiểu giáo lý Phật Thừa, Nam Tông thực tế đã đi đúng con đường Đức Thế Tôn đã dạy. Trong khi đó, người đời, hay là các vị tu sĩ khác, nhờ đức tin tôn giáo, nhờ tha lực, nhờ sự cứu giúp của chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Tăng, Thánh Ni, họ đã vượt thoát dễ dàng các trở ngại. Người đời, nhờ tin tưởngchí thành niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, họ lấy lại được sự lạc quan, nhờ cầu tiến, nhờ tự lực cộng với tha lực, công danh sự nghiệp trở lại với họ và còn cao hơn lúc chưa thất bại. Tu sĩ cũng tương tự, nhờ đức tin vào Bồ Tát Quán Thế Âm, họ đã vượt thoát mọi trở ngại, không còn bi quan, lấy lại được lạc quan, có đầu óc cầu tiến, tự lực để tiến tới và nhờ tha lực, họ có được kết quả tốt đẹp. Ví dụ, NH khi còn trẻ ngồi Thiền, chuyển di tâm thức, bay đi dạo khắp nơi, lúc đó rất lạc quan, muốn biết địa ngụcthật không, nên muốn xuống địa ngục xem thử thế nào. Không ngờ xuống địa ngục, bị sức ép quá mạnh, thở không được, bị mắc kẹt không lên được, rán hết sức cũng không lên được, nếu lúc đó không nhớ và chí thành niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để nhờ Ngài cứu giúp, có lẽ NH đã qua ðời khác. (Vui lòng xem thêm chương 12: Thần Thông). Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang cũng nhờ tin tưởng vào thần lực của Bồ Tát Quán Thế ÂmBồ Tát Di Lặc nên thành công trong việc du học Ấn Độ và thỉnh Kinh mang về Trung Hoa. Nhiều người khác nhờ tin tưởngchí thành niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” nên được tai qua nạn khỏi. (Vui lòng xem phần đọc thêm, tiết mục c. Sự Linh Ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm, trong chương này). 

3. ĐỌC THÊM:

a. Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến:

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phương Tiện, Đức Thế Tôn dạy[13]: “Các Đức Phật Thế Tôn chỉ do một sự lớn nhân duyênhiện ra nơi đời. Xá Lợi Phất! Sao nói rằng các Đức Phật Thế Tôn chỉ có một sự lớn nhân duyênhiện ra nơi đời? Các Đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh khai tri kiến Phật để đặng thanh tịnh, mà hiện ra nơi đời. Vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh, mà hiện ra nơi đời. Vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật, mà hiện ra nơi đời. Vì muốn cho chúng sanh chứng vào Phật tri kiến Đạo, mà hiện ra nơi đời. Xá Lợi Phất! Đó là các Đức Phật do vì một sự lớn nhân duyên, mà hiện ra nơi đời. Phật bảo Xá Lợi Phất: Các Đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ Tát những điều làm ra thường vì một việc: Chỉ là đem tri kiến Phật chỉ cho chúng sanh tỏ ngộ thôi. Xá Lợi Phất! Như Lai chỉ dùng một Phật Thừa mà vì chúng sanh thuyết Pháp, không có các Thừa hoặc hai hoặc ba nào khác. Xá Lợi Phất! Pháp của tất cả các Đức Phậtmười phương cũng như thế. Xá Lợi Phất! Thuở quá khứ các Đức Phật dùng vô lượng vô số phương tiện, các món nhân duyên lời lẽ thí dụ mà vì chúng sanh diễn nói các Pháp. Vì Pháp đó đều là một Phật Thừa, các chúng sanh đó, theo các Đức Phật nghe Pháp, rốt ráo đều đặng chứng Nhứt Thiết Chủng Trí. Xá Lợi Phất! Đến vị lai các Đức Phật sẽ ra đời cũng dùng vô lượng vô số phương tiện các món nhân duyên, lời lẽ thí dụ mà vì chúng sanh diễn nói các Pháp, vì Pháp ấy đều là một Phật Thừa, các chúng sanh đó, theo Phật nghe Pháp rốt ráo đều đặng chứng Nhứt Thiết Chủng Trí. Xá Lợi Phất! Hiện tại nay trong vô lượng trăm ngàn muôn ức cõi Phậtmười phương, các Đức Phật Thế Tôn nhiều điều lợi ích an vui chúng sanh. Các Đức Phật đó cũng dùng vô lượng vô số phương tiện, các món nhân duyên, lời lẽ thí dụ mà vì chúng sanh diễn nói các Pháp, vì Pháp đó đều là một Phật Thừa, các chúng sanh ấy theo Phật nghe Pháp rốt ráo đều đặng Nhứt Thiết Chủng Trí”.

Đức Thế Tôn chỉ cho chúng sinh biết được chính mình có trí tuệ Phật, biết được Nhứt Thiết Chủng Trí, biết được giáo lý Nhất Thừa, biết được chân lý tột cùng chúng sinh phải hướng đến. Tương tự như người ăn xin có sẳn hạt châu trong chéo áo, nhưng không biết, khi biết lấy ra dùng sẽ giàu sang phú quý. Giáo lý của Đức Thế Tôn hướng dẫn chúng sinh con đường phát triển trí tuệ Phật, đưa chúng sinh đạt được trí tuệ Phật, đưa chúng sinh thoát khổ, thực tập theo giáo lý của Đức Thế Tôn để tìm lại sự an lạc vô cùng, vô tận sẳn có nơi mỗi chúng sinh. Giáo lý của Đức Thế Tôn giống như một cơn mưa lớn bao trùm cả mặt đất trong mấy giờ đồng hồ. Mưa không phân biệt sông, ngòi, núi, biển, cỏ, cây, đất, đá… sự thấm nhuần của nước mưa không thay đổi theo từng trường hợp, nó thuần là ướt và mát mẻ. Tuy nhiên, tùy theo sự hấp thụ, nhận lãnh từng loại có sai khác. Sự hấp thụ của rau, cỏ, cây nhỏ, cây lớn, cho đến những cây cổ thụ có khác nhau, cho ra những hoa quả khác nhau, nhưng tánh thấm nhuần của nước không phân biệt hơn kém. Tương tự, Đức Thế Tôn xuất thế, tùy phương tiện hoá độ, giảng dạy chúng sinh, như một cơn mưa lớn, không phân biệt người nghèo hèn, kẻ giàu sang, người thông minh, kẻ ngu dốt, người quan chức, kẻ dân thường. Đức Thế Tôn đều ban pháp vũ cho mọi người như nhau, nhưng tùy theo sự lãnh hội từng người mà có cao thấp, nhiều hay ít. Loại cỏ, rau (người, chư Thiên), loại hoa thược dược, hoa mai (các bậc Thanh Văn, Duyên Giác), cây tùng, cây bách (các bậc Bồ Tát tự tin và cố gắng tu hành để thành Phật), tất cả mọi chúng sinh đều hưởng được sự lợi lạc tùy theo sự hấp thụ và nhận lãnh của mỗi người.

Đây cũng là giáo lý Tối Thượng Thừa, Đức Thế Tôn dạy cho chúng sinh hiểu được Phật Tánh. Dạy cho chúng sinh hiểu được lý Không, Vô Tướng, Vô Tác. Quán Ngũ Uẩn do duyên hợp mà có, không thật thể, nên phiền não không bám vào đâu để trói buộc, nên gọi là Không. Thấy các pháp vô thường do duyên hợp, không thật chỉ đối đãi, giả danh, không bền vững, không thường còn, không chủ thể nên gọi là Vô Tướng. Mọi pháp đã không, không có gì để nói, để bàn, nên không đắm nhiễm nơi ba cõi, Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới nên gọi là Vô Tác. Muốn đạt đượcviên thông của vạn hữu, an nhiên tự tại, phải bỏ ngã chấppháp chấp. Trong tâm không một vật làm cho chướng ngại, như như bình thản, mới có thể đi vào Tối Thượng Thừa. Dùng từ bi trí tuệ siêu việt để cứu giúp chúng sanh. Bồ Tát tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, đi vào dòng đời sanh tử để hoá độ chúng sinh, nhưng không bị thất tình lục dục lôi kéo, không bị bát phong xô đẩy, tâm tương ưng đồng nhất thể, thể hiện sự diệu dụng viên thông của tự tánh nhiệm mầu, luôn luôn thực hành mười hạnh của Đại Bồ Tát Phổ Hiền, lúc nào cũng như hoa sen không bị nhiễm bùn dơ.

b. Hoà Thượng Thích Trí Thủ viết:

Sách Mẹ Hiền Quán Âm, trong đó soạn và sưu tập những mẫu chuyện linh ứng do Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đã cứu giúp cho mọi người, từ trang đầu tiên, Hòa Thượng Thích Trí Thủ viết[14]:

 “Ai cũng biết Phật giáo xây dựng học thuyết trên căn bản trí tuệ (Bát nhã). Vì vậy, cứu cánh giải thoát của Phật giáo chỉ có thể đạt được nhờ sự sáng suốt vô biên của Trí Tuệ.

 Có Trí Tuệ là có tất cả. Không Trí Tuệvĩnh kiếp bị đọa lạc. Không Trí Tuệ, không một quyền năng nào giải thoát được khổ đau. Giải thoát không do quyền lực bên ngoài đem lại mà phải un đúc đạo đức và phát triển lý trí bên trong.

 Theo quan niệm Phật giáo giải thoát tức là giải thoát khỏi cái bóng tối ngu si mê mờ do tự tâm gây ra.

 Trong cuộc tranh chấp với bóng tối, duy chỉ có ánh sáng mới đóng vai trò quyết định. Cũng thế, muốn giải thoát con người khỏi bóng tối ngu si, nếu khôngtrí tuệ thì không một quyền năng nào có thể tiêu trừ nổi. Những lực lượng nào ở bên ngoài mà giúp con người phát sanh được trí tuệ, ấy là duyên tốt lành. Ngược lại, tức là những trợ duyên xấu ác.

 Như tim và dầu hay như dây điện và máy giúp cây đèn phát sanh ra ánh sáng, đó là các trợ duyên tốt lành. Muốn thắp cây đèn trí tuệ trong mỗi người, hẳn cũng phải nhờ một số trợ duyên thích nghi. Trợ duyên đây tức là phương pháp tu luyện vậy. Nhờ phương pháp tu luyện đứng đắn mà thắp được cây đèn trí tuệ. Cây đèn trí tuệ một khi đã thắp lên được tức là đạt được chơn giải thoát.

 Vì vậy, Phật giáo lấy việc phát triển tư tưởng, xây dựng trí giác chơn thật làm trọng tâm tu chứng.

 Con đường giải thoát từ khi khởi công cho đến lúc hoàn tất, tuy chỉ có một, nhưng kế hoạch thực hiện phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn khởi phát để mở đường và giai đoạn un đắp để hoàn tất. Giai đoạn đầu nhằm mục đích khắc phục mê lầm tận gốc để thể hiện lý trí, đưa lý trí trực nhập chơn trí.

 Vì vậy, cùng trên một con đườngcon đường giải thoát, Phật Giáo có một lúc hai bộ mặt: Bộ mặt Triết Học ở giai đoạn đầubộ mặt Tôn Giáo ở giai đoạn sau. Hoặc như giáo sư Richard A. Gard, trong một bài diễn thuyết đã nói đại khái như sau:

 “Chính vì phải giác ngộ cả hai phương diện nhận thức (Trí tuệ) và siêu hình (thực tại tuyệt đối bất khả tư nghị) mà các vị Bồ Tát tự hạ mình, đưa mình từ cảnh giới Trí tuệ siêu phàm xuống cõi thế gian rối ren, ràng buộc và thiếu kém này để ngay nơi giải thoát của các Ngài, giải thoát những chúng sanh còn đang bị trầm luân. Khi hướng thượng, sự tiến lên của các Ngài có triết lý bao nhiêu thì lúc hạ hóa, sự lùi xuống của các Ngài có tính cách Tôn giáo bấy nhiêu. Các Ngài tự nguyện xuống trần là chỉ vì muốn san sẻ cái kiến thức sáng suốtđời sống giác ngộ của mình với tất cả chúng sanh đau khổ. Sự nhập thế của các Ngài là Trí tuệ, biểu thị bằng Trung đạo”.

 Bồ Tát khi đạt được đại Trí Tuệ, tức là gồm đủ đại Từ Bi. Vì Trí TuệTừ Bi là hai diệu tánh của một chơn tâm (hay Phật tánh) nên không thể chỉ thành tựu diệu tánh nọ mà không thành tựu diệu tánh kia hay ngược lại. Do đó, hễ có thành Phật tức là độ sanh; hễ độ sanh tức thành Phật.

 Thành Phật tức là hoàn thành hai đức Bi Trí đến mức viên mãn cùng tột. Trên con đường viên mãn hóa hai đức Bi Trí, các Đức Bồ Tát hòa mình với chúng sanh và tuỳ theo từng cơ duyênhóa độ. Vì vậy, có Ngài lấy Hạnh làm phương sở y cứ như Đức Phổ Hiền, có Ngài lấy Nguyện làm phương châm soi sáng như Đức Địa Tạng, có Ngài lấy Dụng làm động cơ thúc đẩy như Đức Thế Chí, có Ngài lấy Trí làm yếu chỉ thực hiện như Đức Văn Thù v.v…Nhưng dù đại Hạnh, đại Nguyện, đại Lực, đại Trí, đức nào trong bốn đức ấy cũng phải đặt căn bản trên đức đại Bi.

 Đại Bi là nòng cốt, Đại Bilẽ sống, Đại Bisự nghiệp của người tu hành. Không có bi tâm không một hạnh nguyện đạt được kết quả hoàn mãn là cứu cánh giải thoát.

 Chính vì thế mà trong các đức Bồ Tát, Đức Đại Bi Quán Thế Âm có nhiều oai quyền thần lực hơn hết và có nhiều nhân duyên cơ cảm hơn hết đối với loài hữu tình trong thế giới chúng ta.

 Trong kinh dạy rằng: “Chúng sanh do nghiệp mà sanh, Bồ-tát do nguyện mà hiện”. Nguyện lực vĩ đại của các đức Bồ Tát trong mười phương, trải qua nhiều đời nhiều kiếp tu hành, un đúc hai đức Bi-Trí đến mức gần viên mãn nên không còn bị nghiệp lực chi phối níu kéo. Nghiệp lực đã dứt nên Trí-Tuệ của các Ngài bừng sáng chói lọi. Với Bi tâmTrí tuệ un đúc tu luyện qua hằng sa kiếp, các Ngài có đủ tự tại chèo thuyền Từ qua bể khổ mà thị hiện độ sanh khắp nơi. Các việc hạ hoá ấy không có gì gọi là thần bí. Đó chỉ là hành động tự do của những bậc đã tự do, biết sử dụng lý trí của mình một cách hợp lý mà thôi vậy. Việc làm hợp lý ấy là: Làm điều thiện bởi lý trí tự do thúc đẩy. Không lúng túng, không mâu thuẫn, như lý trí của những kẻ nô dịch: Làm điều ác mà lý trí mình không muốn.

 Có lý trí mà không có tự do, chung quy chỉ tại thiếu Từ Bi mà ra cả.

 Thần lựctrí lực tự tại của Đức Đại Bi Quán Thế Âm thường được hình dung bằng một pho tượng có ngàn tay, ngàn mắt. Ngàn tay, ngàn mắt ở đây chỉ cốt để hiển cái dụng tướng vô biên của chơn thể đại bi và đại trí qua muôn ngàn hoá thân của Ngài mà thôi. Một thể đại biđại trí ấy uyển chuyển tuỳ nguyện phát khởi nhiều ứng dụng sai khác trong nhiều hóa thân sai khác, lẽ dĩ nhiên không thể dùng hình tượng thông thường mà hội được hết ý nghĩa đại biđại trí, vì ý nghĩa ấy quá sức vi diệubất khả tư nghị.

 Nói thế, không có nghĩa rằng tuyệt nhiên không có phương pháp nào giúp ta ức đạt những gì cao siêu rộng lớn, hầu mong hiểu được trong muôn một, cái trí tuệ vô biêntừ bi vô thượng của Đấng Giải Thoát, để noi theo mà học tập. Phương pháp vốn sẳn cópháp môn vô lượng. Nhưng vấn đề tiên quyếtcon người đã nhàm chán với cái trí điêu ngoa, tay sai của dục vọng chưa?

 Phật dạy: “Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn” (bể khổ mông mênh, quay đầu ấy bờ). Biết quay đầu tức là đã có ý thức muốn chống đối lại với dục vọng. Có ý thức ấy tức là đã nhiếp được căn bản trí rồi vậy. Đó là dấu hiệu của Bi tâm đã dấy khởi lo gì cứu cánh giải thoát không thành!

Một phen biết hồi đầu, việc lý giải dễ liễu ngộ vốn có sẳn trước mắt.

 Trước khi đi sâu vào để tìm hiểu thế nào là nhị trí, tam trí, tứ trí, nhứt thế trí, đạo chủng trí, nhứt thế chủng trí, như lượng trí, như lý trí, hậu đắc trí, căn bản trí v.v… và v.v…để lý giải đến chỗ triệt để, chúng ta hãy bắt đầu từ năm lượng, một phương tiện lý giải nhập môn.

 * NĂM LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN LÝ GIẢI.

 Theo Phật Giáo, muốn hiểu một sự vật gì khỏi sai lầm, phải y vào năm điều kiện, gọi là năm lượng. Năm lượng ấy là: Hiện lượng, Tỉ lượng, Thánh giáo lượng, Thí dụ lượngThần thông lượng.

1) Thế nào là Hiện Lượng?

 Lượng nghĩa là đo lường hay đong lường. Ví như muốn biết vật nặng nhẹ thì dùng cân mà cân lường; muốn biết vật dài ngắn thì dùng thước mà đo lường; muốn biết điều tốt xấu thì dùng tâm mà suy lường. Có thế sự hiểu biết mới chính xác.

Hiện có ba nghĩa: hiện tại, hiện hữu và hiện bày. Hiện tại chỉ cho thời gian đương trôi và trong ấy sự vật đương tồn tại, để phân biệt với sự vật đã qua. Hiện hữu có nghĩa là hiện đương có, chỉ cho hiện trạng có thật của sự vật, để phân biệt với những hình ảnh sẽ có trong tương lai. Hiện bày nghĩa là hiện đươngtác dụng đối với giác quan, để phân biệt với những sự vật tuy hiện có nhưng ẩn tàng không lưu lộ. Có đủ ba điều kiện: hiện tại, hiện có và hiện bày khiến cho người khác nương theo đó mà đo lường được thì gọi là hiện lượng.

 Theo Duy Thức học nói, như khi năm thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân dùng trực giác tiếp xúc với năm trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, chưa lạc về các tướng phân biệt, hoặc như khi ý thức đương ở trong định, hay khi chánh trí khế hợp chơn như, hoặc trạng thái của thức thứ tám duyên: tất cả các cảnh giới ấy đều thuộc về hiện lượng. Cảnh giới trực giác thân chứng do ý thức suy đạt, không thuộc loại hiện lượng này vì không đủ ba điều kiện nói trên.

2) Thế nào là Tỉ Lượng?

 Tỉ nghĩa là so sánh. Sự so sánh đứng đắn cần có ba phần: Tôn chỉ, nguyên nhânthí dụ. Tôn, Nhân, Dụ, nói tắt, gọi là tam chi tỉ lượng. Ấy là phương pháp lý luận vậy. Ví như xa xa trông thấy khói bốc, so sánh mà biết nơi ấy có lửa; hoặc thấy con người đã có sanh thì biết trong tương lai tất sẽ có chết; cách tường nghe có tiếng nói thì biết chắc chắn bên kia tường có người hay có máy thâu tiếng nói của người. Phương pháp vừa dùng trên đây gọi là phương pháp tỉ lượng.

3) Thế nào là Thánh Giáo Lượng?

 Thánh là Thánh nhân, giáo là giáo pháp. Nương nơi giáo pháp của Thánh nhân để lý giải phán đoán thì gọi là Thánh giáo lượng. Ví như những sự lý trong kinh Phật dạy, chúng ta chưa hề trông thấy, nhưng Phật là đấng Thánh nhân, ngôn giáo của Ngài có thể là những bằng chứng giúp ta hiểu biết sự thật. Vì rằng đã có Thánh nhân, tất không bao giờ dối gạt mình. Ngôn giáo Thánh nhânThánh ngôn lượng, cũng gọi là Thánh giáo lượng.

4) Thế nào là Thí Dụ lượng?

 Thí dụ lượngbiểu thị sự vật bằng thí dụ. Chẳng hạn nói trái đất tròn như hình quả cầu, bản đồ Việt Nam cong như hình chữ S, v.v…Dùng những hình dáng đương thấy trước mắt hay những âm thanh mà ta đã từng nghe v.v…để gợi ý niệm về hình dángâm thanh của những sự vật chưa thấy chưa nghe, phương pháp ấy gọi là thí dụ lượng.

5) Thế nào gọi là Thần Thông Lượng?

 Như có những thế giới, nhục nhãn chúng ta không thể trông thấy, mà có những người trông thấy được là nhờ họ có thiên nhãn thông; có những sự việc đã qua lâu lắm không ai hay biết mà có người biết được là nhờ họ có túc mạng thông (thông hiểu đời trước); còn như tâm trí kẻ khác nghĩ gì, làm sao mà đo cho được, thế mà có ngưởi đọc thấu là nhờ họ có tha tâm thông (thông hiểu tâm niệm kẻ khác). Sự hiểu biết đặc biệt của những người có ba loại thần thông ấy gọi là thần thông lượng.

 Năm lượng ấy có thể xét biết trong mọi trường hợp. Đây xin cử một ví dụ, hơi đặc biệt một chút, nhưng bao gồm được hết thảy năm lượng để dễ nhận sự tương quan dị đồng giữa lượng nọ với lượng kia.

 Ví dụ: Ngày Phật đản ở Huế có một thầy thuyết pháp; vì sao bạn biết? – Vì hôm ấy chính mắt bạn đã thấy, tai bạn đã nghe. Sự biết ấy là nương trên hiện lượng mà có. Thầy ấy có cha mẹ không và vì sao biết có? – Vì tất cả mọi người đều có cha mẹ nên quyết định rằng thầy ấy cũng có cha mẹ, tuy cha mẹ thầy ấy, bạn chưa bao giờ thấy gặp. Sự biết ấy là nương trên tỉ lượng mà có.

 Thầy ấy tu hành pháp môn Tịnh độ, sau khi chết sẽ sanh về thế giới Cực Lạc; vì sao biết được điều đó? – Vì trong kinh Di Đà, Đức Thích Ca dạy hễ ai chuyên cần tu pháp môn Tịnh Độ thì chắc chắn sẽ sanh về thế giới Cực Lạc. Sự biết ấy là nương trên Thánh giáo lượng mà có.

 Vì sao biết thầy ấy sau khi sanh về thế giới Cực Lạc thì sẽ được sung sướng? – Vì hiện tại kẻ nào làm ác phải chịu đau khổ, người nào làm điều thiện được hưởng quả an vui; và tu hành tức là làm điều lành tránh điều dữ, nên biết rằng thầy ấy sẽ được sung sướng. Sự biết ấy là nương trên thí dụ lượng mà có.

 Vì sao Đức Phật Thích Ca biết có thế giới Cực Lạc? – Vì Ngài có thiên nhãn thôngchúng ta không có hay chưa có. Những ai tu hành đắc đạo đều có nhiều sức thần thông. Sự biết nương nơi sức thần thông mà có gọi là thần thông lượng.

 Có người thấy trong kinh Phật dạy đạo lý nhân quả, luân hồi v.v…hoặc nói có các cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A Tu La, La Hán, Bồ Tát v.v…thě cho rằng viễn vông không thật, hoặc lęn giọng kẻ cả phỉ báng, mạt sát, tuồng như họ là những nhà đại-khoa-học. Họ đâu biết rằng đối với những vấn đề này, nhà khoa học chân chính, nếu không tin theo thì cũng chỉ giữ một thái độ im lặng tuyệt đối, chứ không nông nổi như vị “lang tây” nọ, lúc Pháp mới sang, mới học đòi được một nhắm y-lý Tây-phương đã vội cho các thứ giao lộc, giao quy của Đông-y là chất keo (gélatine), chỉ có người dại như người “An-nam” mới phí tiền mua uống! Đành rằng khoa học hay, nhưng mê tín khoa học như kiểu vị “lang tây an nam” kia thì thật não nề!

 Cũng thế, những kẻ mê tín khoa học một cách đáng thương trên cho rằng các cảnh giới do Phật nói là viễn vông không thật, nhưng nếu ai hỏi họ vì sao biết không thật, chắc chắn họ sẽ đáp một cách đơn giản: “Vì không trông thấy”. Nếu thế thì ông bà tổ tiên chúng ta hay các bậc Thánh hiền, hào kiệt đời xưa, hoặc những nơi xa lạ như rừng già Phi Châu, đồng tuyết Bắc cực v.v…mắt ta nào có trông thấy? Không lẽ vì không trông thấy mà cho hết thảy nhân vật và nơi chốn ấy đều không thật có cả sao?

 Ngược lại, có những cái chính mắt ta trông thấy mà chắc gì đã là thật có? Chẳng hạn như bóng trong gương, trăng dưới nước, hoa đốm giữa hư không v.v…không lẽ chúng đều thật có cả hay sao? Người có chút kiến thức chắc không khỏi bật cười.

 Vì vậy cho nên, muốn phán đoán một sự vật gì cho chơn xác, ngoài hiện lượng ra, còn phải dùng đến tỉ lượng, thánh giáo lượng, thí dụ lượng và ngay cả thần thông lượng nữa, nếu có. Hiện lượng, tỉ lượng, thánh giáo lượngthí dụ lượng có thể do học mà đạt được, chí như thần thông lượng thì hẳn phải nhờ túc căn hoặc nhờ tu hành trong nhiều đời nhiều kiếp mới có. Và đã nói đến tu thì phải lấy Từ bi làm then chốt như đã nói ở đoạn trước: Có loại do sự học đem lại, lại có loại trí do công hạnh un đúc nên.

 Đến đây, tôi sực nhớ lại sử ta chép về triều Tự Đức, phái bộ Phan Thanh Giản, sau khi đi sứ nước Pháp về, tâu lại với vua và triều đình rằng: “Nước Pháp có xe hai bánh, bánh đặt trước bánh sau theo chiều dọc mà đi không té, có nước chảy ngược lên lầu cao, có đèn không tim chúc xuống mà vẫn đỏ, không ngại giông tố gió bão, có giây nói nghe cách trăm ngàn dặm v.v…và v.v…” thì triều đình thảy đều cho là đi xa về nói khoác, bắt tội khi quân! Câu chuyện nhắc lại nghe quá trẻ con, nhưng đến bây giờ nó cũng vẫn còn hàm súc nhiều ý nghĩa biết bao! Trước đây 30 năm, nghe nói máy bay trên trời, thì ai cũng buồn cười cho là chuyện khôi hài của kẻ “hiếu sự chi giả, vi chi giả”. Cho hay, ai ở trong “nhãn giới” (champ optique) nào thì chỉ thấy được những gì hạn cuộc trong nhãn giới ấy. Sức thấy không xa hơn lỗ mũi đó khiến cho người ta dễ trở nên câu chấp, thiển cận, hẹp hòi tạo nên những thành kiến tai hại. Những thành kiến ấy, nhà Phật mệnh danh chúng là sở-tri-chướng liên minh với phiền-não-chướng tạo nên sợi dây oan nghiệt “mỗi khoanh một buộc, ai dằng cho ra”!

 Vậy, muốn thật hiểu thật biết để cầu được giải thoát, phải nương trên năm lượng mà phá trừ sơ-tri-chướng, xây đắp tri giác rồi huân tập Từ Bi trên căn bản lành mạnh phóng khoáng”.

c. Sự Linh Ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm:

Sách Linh Ứng Quán Thế Âm, Hoà Thượng Thích Tịnh Từ viết[15]:

 “Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà.

 Bồ Tát Quán Thế Âm là người đắc đạo và đã thành Phật trong quá khứ lâu xa, có tên là Chánh Pháp Minh Như Lai. Ngài vì tình thươnghạnh nguyện cứu khổ chúng sanh nên đời đời hóa hiện nhiều thân tướng khác nhau để ban vui, cứu khổ cho mọi loài.

 Bồ Tát Quán Thế Âm được gọi là Mẹ Hiền, bà mẹ có tình yêu thương rộng lớn. Ngài đến với mọi người, mọi loài như đến với những đứa con thơ yêu quý, không xa lạ, không đối đãi ngăn cách. Ngài đến với con người, đến với sự sống như ánh sáng, không khí đến với mọi loài sinh vật trên trái đất.”

 Sách Hsuan Tsang the pilgrim and scholar, Huyền Trang nhà chiêm báihọc giả, viết[16]:

 “Pháp Sư (Huyền Trang) rất tin tưởng vào thần lực của Quán Thế Âm Bồ Tát và Ngài chẳng bao giờ quên đảnh lễ mỗi khi Ngài đến gần một hình tượng nào của Bồ Tát. Trên đường đến Hiranyăparvata (Hê-lô-sơn) Ngài đến chùa Kapota (Ca-bố-đức) trong ấy có một tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ. Những hương hoa cúng dường đều được từ xa tung đến và người ta xem là điềm lành nếu hoa đậu trên tay hay treo trên cánh tay tượng. Pháp sư mang đến nhiều hoa và làm thành vài tràng. Ngài đến gần tượng và thành tâm tụng niệm. Đoạn Ngài quỳ xuống khấn nguyện như sau:

 “Xin cho hoa đậu trên tay Ngài nếu con được trở về Trung Quốc bình an sau khi du học xong, xin cho hoa treo trên cánh tay Ngài nếu con được tái sinh trên cõi trời Đâu Suấtphụng sự Di Lặc Bồ Tát nhờ công đức đã làm, xin cho những vòng hoa sẽ đậu ở cổ nếu con có Phật Tánh và sẽ thành Phật trong tương lai”.

 Khấn xong, Ngài tung hoa vào tượng và tất cả hoa đều đậu ở ba nơi mà Ngài mong ước. Pháp sư xem đấy là điềm tốt và những người có mặt ở đây đều ngạc nhiên trước hiện tượng này.

Tin vào sự cầu nguyện

 Với một tâm hồn chí thành như thế, thật không lạ khi Pháp Sư phần nhiều đều nương vào nguyện lực lúc gặp gian nguy.

 Khi Pháp Sư đến Lưỡng Châu, Ngài phải đương đầu với một hoàn cảnh rủi ro. Hai người đồng hành của Ngài, Đao Chỉnh và Huệ Lâm đã bỏ trốn vì sợ hành trình vất vả. Ngài rất cần một người hướng đạo để đưa qua ải (Ngọc-môn). Bởi thế Phápcầu nguyện trước tượng Đức Di Lặc Phật trong ngôi chùa Ngài đang trú, để xin một người dẫn đường. Lời cầu của Ngài được ứng nghiệm, và một người lạ mặt đã xuất hiện, tình nguyện làm hướng dẫn viên.

 Khi Pháp Sư đang ngủ sau khi qua sông Hulee người dẫn đường bổng nhiên sấn tới Ngài, cầm kiếm tuốt trần, Pháp Sư ngồi dậy, tụng kinh và niệm danh hiệu Quan Âm Bồ Tát, và sự cầu nguyện đã cứu Ngài thoát khỏi tên sát nhân.

 Khi Pháp SưTrung Quốc, một người bệnh Ngài săn sóc đã dạy Ngài Bát-Nhã Ba-La Mậ-Đa Tâm-Kinh. Khi Ngài qua sa mạc Mạc-hạ-diên Ngài thường bị những ma quỷ vây phá phách không ngừng, ngay cả khi Ngài niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm. Nhưng chúng biến vào không trung tức khắc khi Ngài đọc thần chú này.

 Khi Pháp Sư ngã quỵ trên cát ở sa mạc Mạc-hạ-diên thần chết như lẩn khuất quanh Ngài. Mặc dù trong tình trạng tuyệt vọng, Pháp Sư vẫn cầu cứu lòng từ bi của Quan Âm Bồ Tátcầu nguyện không dứt. Vào ngày thứ năm, một cơn gió mát thổi đến và Ngài thoát chết.

 Khi chạm trán kẻ cường đạo lần thứ ba, Pháp Sư bị dẫn đến một bàn thờ để thiêu sống tế thần Durga. Ngài van xin bọn cướp tha mạng, nhưng vô hiệu. Đoạn Pháp Sư tập trung hết tư tưởng vào Di Lặc Bồ Tát. Sức Thiền định của Ngài sâu xa đến độ Ngài cảm thấy như đã được đưa đến trời Đâu Suấtchiêm ngưỡng chính tôn dung Bồ Tát Di Lặc. Lúc ấy, một trận hắc phong bổng nổi lên, làm bọn cướp kinh hoàng, phải phóng thích Pháp Sư và còn xin tha tội. Thiên nhiên dường như đã hợp tác cùng những thần linh để cứu Pháp Sư thoát nạn”.

 Kinh Ngũ Bách Danh, Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, có phần viết về những mẫu chuyện về sự cảm ứng mầu nhiệm khi chí thành niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, xin đơn cử một chuyện, Lê Mạnh kể, Quảng Diệu Tịnh ghi[17]:

 “Tháng 6/1987, xuất phát từ vùng biển Quảng Ngạn, Quảng Điền, Thừa Thiên, có một chiếc thuyền nan mỏng manh chở 34 người vượt biển với tài công là người lần đầu tiên cầm lái! Vậy mà chỉ sau 4 đêm, 5 ngày, con thuyền nhỏ bé đã đến được Hồng Kông và tất cả mọi người đều an lành!

 Giải thíchmay mắn kỳ diệu này, vợ chồng chú Lê Mạnh, người tổ chức chuyến vượt biển năm ấy, cho rằng, không thể có gì khác hơn là nhờ ở sự cứu giúp của Đức Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

 Do trục trặc vào phút cuối, hai tài công đã không thể đến được. Chú Lê Mạnh đành liều lĩnh vận dụng những kinh nghiệm từng theo tàu biển đánh cá của mình để cầm lái. Chú đã thành khẩnchí tâm niệm danh hiệu của Ngài. Chỉ với một chiếc địa bàn, thuyền nan đã đi một mạch mười mấy tiếng đồng hồ thì đến đảo Hải Nam. Bị lính Trung Quốc dùng súng uy hiếp buộc rời đảo mà không có sự giúp đỡ gì, chiếc thuyền của chú Lê Mạnh đã hoàn toàn mất phương hướng giữa mênh mông trời nước! Chú lại tha thiết niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, xin Ngài chỉ đường cho.

 Một chú cá thật to lớn, có màu trắng liền xuất hiện trước mũi thuyền như có ý muốn chỉ đường. Lạ lùng là y theo lời khấn của chú, cá lặn xuống nước rồi lại trồi lên. Kế đó, nhiều con khác cũng xuất hiện thành bầy. Ban ngày thì bầy cá bơi phía trước thuyền để dẫn đường, ban đêm bơi phía sau, cặp mạn thuyền, sát cả bánh lái. Từ chỗ tay lái, chú Mạnh nhìn thấy rõ những con cá cỡ ba vòng tay. Trong đêm tối, màu sáng trắng của da cá giúp chú thấy rõ hơn để điều khiển thuyền.

 Chiều hôm sau, khi đến được khu vực mà từ đây, thuyền có thể tiến vào được bờ biển của Ma Cao một cách an toàn, đoàn cá trắng to lớn, mà vợ chồng chú Lê Mạnh đoán là cá voi, mới tụ tập lại thành một vòng xung quanh thuyền, uốn lượn, vẫy những chiếc vây và làm văng nước lên thuyền như để tẩy trần, chia vui và chào giã từ. Giây phút nầy thật cảm động đến chảy nước mắt. Sau đó, cả bầy cá mới tiến ra phía đại dương và mất hút. Ngay khi đó, chú Mạnh đã đặt bàn thờ trước mũi thuyền và lạy tạ. Điều đáng nói nữa là, chỉ sau đó khoảng ba tiếng đồng hồ thôi, một trận bão đã xảy ra. Thật nguy hiểm nếu thuyền còn ở ngoài khơi! Vào được Ma Cao và ngày hôm sau, thuyền được giúp đỡ để đi tiếp đến Hồng Kông.

 Gia đình chú Lê Mạnh sau 9 tháng ở trại tỵ nạn đã được đi Mỹ. Hiện nay, gia đình chú sinh sống tại thành phố Elk Grove, California. Vợ chồng và các con chú đều tin kính Tam Bảo, siêng năng đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, hay làm việc từ thiện. Sự cảm ứng thật mầu nhiệm khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, được Ngài cứu giúp lúc nguy khốn là điều mà gia đình chú và nhiều người trên chiếc thuyền năm đó ghi khắc mãi; như là sự nhắc nhở để tinh tấn tu sửa bản thân.”

 Sách Linh Ứng Quán Thế Âm, Nguyên Quang kể, Hoà Thượng Thích Tịnh Từ viết với nhan đề[18]: Thoát Nạn Nước Cuốn.

 “Nước trôi không bị chìm

 Nhờ sức niệm Quán Âm

 Được sống lâu thọ mạng

 Nhờ Quán Âm hộ trì.

 Hồi mới lên 6, 7 tuổi, tôi và anh tôi cứ mỗi buổi trưa cuối tuần hay trốn mẹ ra sông để tắm. Một hôm gặp mùa mưa tháng Tám, nước lớn từ trên nguồn tuôn về quá mạnh khiến con đê trong làng bị vỡ, nơi khúc sông cạn bỗng dưng nước ngập, xoáy sâu và chảy xiết. Cả hai anh em tôi đều bi cuốn theo dòng nước và vì sức yếu nên hai anh em chúng tôi không sao gượng nổi để vào bờ. Lúc bấy giờ tôi chỉ kịp nghe tiếng anh tôi nhắc: “Em ơi! Đừng sợ, niệm Phật Quán Âm đi.”, rồi anh tôi mất dạng. Tôi cũng chìm ngập trong biển nước xoáy. Nhờ lời nhắc niệm Phật Quán Âm của anh tôi, nên trong ý thức của tôi lúc đó rất bình tĩnh, sáng suốt và tôi nói thầm trong miệng: “Phật Quán Âm ơi! Cứu con với! Con mệt lắm rồi…” tôi cứ lẩm bẩm trong miệng hoài như thế không biết bao nhiêu lần, cho đến khi tôi không còn biết gì nữa. Tôi đã bị chết trôi? Không, tôi đã được Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu và sống cho đến bây giờ. Năm nay tôi đã 57 tuổi, kể ra tôi cũng thọ mạng đấy chứ.

 Trong cơn mê man của một giấc ngủ dài, tôi nghe tiếng một ông lão gọi bên tai tôi: “Này con, thức dậy để đi tìm anh con về nhà. Mẹ, ba con, ông bà nội của con đang nóng lòng chờ hai anh em con về ăn cơm trưa đó.” Qua tiếng gọi, tôi đã tỉnh ngủ. Khi thức dậy, tôi thấy mình đang nằm trên một cồn cát trắng, sát bên cạnh một vùng nước mênh mông. Nhìn quanh bốn phía chẳng thấy nhà cửa, chẳng thấy bóng dạng người qua lại. Nhìn vào thân thể, tôi bỗng thẹn thùng vì thấy mình trần trục, không có quần áo gì cả. Nhìn vào ngực, tôi bắt gặp cái tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhỏ mạ vàng mà mẹ tôi đã đeo trong cổ cho tôi ngay hồi tôi mới sinh được vài tháng. Tôi mĩm cười, cầm cái tượng vân vê trên tay, rồi nói: “Phật Quán Âm ơi! Anh của con đâu rồi? Nếu anh của con mà bị nước cuốn trôi thì mẹ, ba, ông bà nội, ông bà ngoại của con khóc đó. Con cũng không chịu mất đi anh của con đâu. Phật Quán Âm ơi! Chỉ cho con biết anh của con đang ở đâu để con tới dẫn anh con về nhà kẻo mẹ lo. Mẹ thương hai anh em con lắm đó.”

 Vừa réo gọi Phật Quán Âm vài tiếng, tôi ngẩng đầu nhìn ra phía sóng nước trùng khơi, tôi thấy một con đò nhỏ đang chạy thoăn thoắt đi về phía tôi. Tôi reo lên mừng rỡ, chờ đợi và nhảy ra con nước ôm lấy anh tôi khi con đò vừa đến. Anh tôi đã đến trên một con đò nhỏ với ông lão. “Ồ, anh ơi! Chiếc đò và ông lão đi đâu mất rồi? Sau phút chốc, tôi ôm anh tôi mừng mừng, tủi tủi; tôi quay lại thì không thấy chiếc đò và ông lão đâu nữa. Anh tôi cũng ngạc nhiên như tôi, cả hai anh em trố mắt tìm kiếm. Nhưng giữa cánh đồng con nước mênh mông, vẫn im lìm không một bóng thuyền đò qua lại. Ông lão chèo đò biến dạng, chiếc đò cũng không còn.

 Anh tôi thuật lại rằng khi bị cơn nước đẩy, anh tôi không nhìn thấy tôi đâu cả, nên anh tôi la lớn bảo tôi niệm PhậtQuán Âm để được Phật Bà giúp đỡ. Anh tôi sắp biết mình chết đuối và nhớ lời mẹ dặn là khi gặp tai nạn thì niệm PhậtQuán Âm. Lúc đó anh tôi tin có Phật Bà và anh tôi nghĩ là Phật Bà rất linh thiêng, nên anh tôi không có lo sợ. Anh tôi nhắm mắt và thầm niệm: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát”.

 Anh tôi niệm tên của Phật Bà ước chừng được mười lần thì anh tôi chẳng còn hay biết gì cả. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trên chiếc giường tre với bộ áo quần xanh mới, bên cạnh bếp lửa đang nấu nồi cháo trắng sôi sùng sục. Trong nhà chỉ có một mình ông lão tuổi chừng 70, tướng mạo rất đẹp, miệng luôn cười như Phật Di Lặc. Ông lão lấy cháo trộn với đường cát cho anh tôi ăn một tô lớn rồi ông khen anh tôi ngoan, giỏi, còn nhỏ mà biết tin Phật Bà Quán Âm. Anh tôi hỏi: “Bác có biết Phật Bà ở đâu không?” Ông lão cười và đưa tay chỉ vào trái tim của anh tôi. Ý ông lão nói là Phật Bà ở trong tâm của anh tôi. Ăn cháo xong, ông lão nói với anh tôi là đi tìm tôi và sẽ đưa cả hai anh em về nhà. Anh tôi ngồi trên chiếc đò nhỏ và ông lão đưa anh tôi tới đây gặp tôi.

 Tôi bảo anh tôi: “Như vậy ông lão chính là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà anh em mình thường nghĩ và niệm tên của Ngài lâu nay.”

 Anh tôi gật đầu và thốt lên: “Ừ hơ, ờ hơ, anh có cảm giác là ông lão này lạ lùng lắm, không phải là một người thường…” Mặt trời chiếu lên cao, anh tôi cởi chiếc áo đang bận trùm lên tôi. Hai anh em tôi dắt nhau về nhà một cách bình an.

 Chuyện này xảy ra tại thôn Phường Sắn, năm ấy anh Hai tôi mới khoảng 9 tuổi. Phường Sắn là một thôn nhỏ thuộc làng Long Hưng, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nơi tôi ra đời và lớn lên.

 Nguyễn Năng Diêu, anh Hai tôi ghi lại chuyện này trong nhật ký của người. Tôi cung kính chép lại nơi đây để cống hiến quý thân hữu xa gần và mong bạn đọc cho anh tôi một lời cầu nguyện. Anh tôi đã qua đời năm 1961 vì chiến tranh và bom đạn vô tình. Nguyên Quang.”

 Sách Linh Ứng Quán Thế Âm, Hòa Thượng Thích Tịnh Từ viết với nhan đề[19]: Bàn Tay Mầu Nhiệm Của Đức Quán Thế Âm.

 “Tôi sống nhờ bàn tay mầu nhiệm

 Đức Quán Âm cứu khổ mẹ hiền

 Một tai nạn lưu thông khó thoát

 Một linh ngời linh diệu bình yên.

 Hôm đó tôi đi lên bộ nội vụ với thầy Pháp Bạc để xin giấy tờ đi Mỹ. Trên đường đi, di chuyển bằng xe vespa cũ của thầy Pháp Bạc và do thầy cầm lái. Không may, khi chiếc xe chúng tôi lướt nhanh trên đường từ Phú Lâm lên Sài Gòn thì bị một chiếc xe M.C. của quân đội, do một anh lính hạ sĩ quan Việt Nam say rượu cầm lái, húc mạnh và cán lên trên chiếc xe vespa của hai chúng tôi. Lúc vừa bị xe lớn cán lên xe và lên người hai chúng tôi, tôi thoáng thấy một bàn tay dài, lớn, mềm mại nhanh nhẹn ẵm lấy tôi đặt vào một gốc cây to sát lề đường. Nhiều người đi đường thấy hai ông thầy tu bị xe “chạy ẩu” cán nát bèn xúm lại và kéo ông tài xế xe M.C. xuống để hạch tội, hành hung. Một số người khác dùng sức kéo chiếc xe vespa nghiền nát như bánh tráng đang kẹp dưới chiếc xe lớn. Nhưng lạ thay, họ không thấy hai chúng tôi đâu cả. Ngồi yên trong gốc cây, tôi quan sát cảnh tượng náo nhiệt một hồi, rồi nhìn thấy thầy Pháp Bạc đang lom khom bò lên từ ống cống của rãnh nước. Kiểm soát kỹ, cả hai chúng tôi thấy không hề bị thương tích gì cả bèn chạy tới đám đông “cứu khổ” cho tài xế xe M.C. đang bị bà con tấn công hạch tội. Tôi thong thả bước tới dang hai tay cản những người đang hành hung bác tài xế và nói to: “Chúng tôi còn đây nè, cả hai thầy tu chúng tôi không bị thương tích gì cả trong tai nạn này, xin cảm ơn bà con cô bác đã quan tâm và xin tất cả vui lòng, tuyệt đối không nên làm khó dễ bác tài xế”. Nghe lời tuyên bố, cả đám đông gần mấy chục người yên lặng và vô cùng kinh ngạc nhìn hai chúng tôi với nét mặt mừng rỡ, cung kính. Riêng bác tài xế thì khóc sướt mướt và quỳ xuống đường chấp hai tay lạy chúng tôi như lạy tế Trời.

 Nhân đám đông và cảnh sát công lộ có mặt làm hồ sơ tai nạn lưu thông, tôi đã lợi dụng cơ hội này diễn thuyết một hồi về sự mầu nhiệm của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nói vắn tắt mấy lời như sau:

 “Kính thưa quý vị, hai chúng tôi bị tai nạn khủng khiếp, có thể chết trong đường tơ kê tóc. Nhưng quý vị xem thân thể chúng tôi đây, không hề bị thương tích gì cả. Áo quần chúng tôi rất sạch sẽ, không bị lấm đất, không dính một giọt máu vì tai nạn. Quý vị thấy có lạ không? Đây là pháp Phật nhiệm mầu. Hai anh em chúng tôi nhờ sớm biết đi tu, không gây tạo điều xấu ác, nên có thiện quả và có Phật thánh, Hộ pháp, Long thiên, Chư Thiên che chở. Vừa rồi hai anh em chúng tôi được thoát nạn, chính là nhờ bàn tay cứu vớt của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài là Phật, là vị Thánh linh hiển hay cứu giúp mọi người, khi ai thường tin cẩn và thường niệm tên Ngài”.

 Nói tới đây, bổng tôi niệm lớn Nam mô cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát kỳ diệu thay, tất cả mọi người kể cả các vị cảnh sát viên cũng niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát theo sự hướng dẫn của tôi. Cũng nhờ vậy mà trong đám đông ấy có rất nhiều người đã trở thành Phật tử thân tín của tôi trước khi tôi đi học ở Mỹ.

 Sau tai nạn ấy, tôi hỏi cách tu tập hằng ngày của thầy Pháp Bạc. Thầy nói, thầy đã tin Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hồi còn chưa xuất gia và đêm nào thầy cũng trì tụng kinh Đại Bi ba biến, niệm tên Đức Quán Thế Âm 108 lần mới đi ngủ. Riêng tôi thì hay tụng kinh Phổ Mônkinh Pháp Hoa suốt trong cuộc đời xuất gia. Tôi tin Đức Quán Thế Âm như năng lực mầu nhiệm sẳn có trong tự tâmnăng lực ấy giao cảm được với năng lực tối cao của chư Phật, chư Bồ Tát. Và, Bồ Tát Quán Thế Âm, người có nguyện lớn là nguyện biến hóa nhiều thân để cứu khổ chúng sinh vô cùng tận trong đời vị lai. Ngài, vị Thánh linh hiển.”

IV. THIỀN TÔNG:

1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, TTL viết: “Thiền Tôngpháp môn ngã chấp, lý luận có logic, dễ lừa đảo giới trí thức, biến Phật Giáo vô ngã thành Phật Giáo hữu ngã trừu tượng, mơ hồ, biến thiền sư thành giảng sư, luận sư, v.v...”

2. NHẬN XÉT:

TTL viết Thiền Tông lý luận có logic. Một khi có logic, có luận lý học hợp lý thì chính xác và không thể lừa đảo giới trí thức, cũng không thể biến Phật Giáo vô ngã thành Phật Giáo hữu ngã trừu tượng được. Nói logic là nói về tư tưởng, thuộc phạm vi tương đối; Chân Như, Phật Tánh, Niết Bàn… là siêu việt tương đối, không thể dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả, nên có thể nói là siêu việt logic. Thiền Tông học lý luận “ngũ uẩn giai không”, thì không phải là pháp môn ngã chấp. Hàng ngày chúng ta tụng Bát Nhã Tâm Kinh: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” (Dịch: “Bồ Tát Quán Tự Tại khi hành trì Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua tất cả khổ ách…”).

 Thế nên, Thiền Tông không phải là pháp môn ngã chấp như TTL suy nghĩ sai lầm.

3. ĐỌC THÊM:

Đức Thế Tôn nhờ ngồi Thiền đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì vậy, khi nói đến Phật Giáo thì không thể thiếu Thiền. Và nói đến Thiền Tôngmọi người đều nghĩ ngay đến câu nổi tiếng của Thiền là:

“Giáo ngoại biệt truyền

Bất lập văn tự

Trực chỉ nhân tâm

Kiến tánh thành Phật”

(Dịch: Truyền riêng ngoài giáo

 Không lập văn tự

 Chỉ thẳng tâm người

 Thấy tánh thành Phật). 

Thiền Tông chủ trương “không lập văn tự”, không có nghĩa là không để ý đến văn tự, không để ý đến những lời dạy của Đức Thế Tôn; thực tế chúng ta thấy các bậc Thiền Sư đã lập nhiều văn tự để phá chấp, tạm mượn văn tự để trình bày Chân Như, Phật Tánh, Niết Bàn… vượt ngoài ngôn ngữ văn tự, vượt ngoài tứ cú[20]. Muốn được kết quả tu tập phải nỗ lực thật nhiều, tập trung Thiền Quánchính yếu để “Kiến Tánh Thành Phật”. “Kiến Tánh Thành Phật” không đơn giản, sự đối đáp của Lục Tổ Huệ NăngThiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác, mặc dù chỉ có mấy câu nhưng chúng ta thấy bao hàm sự hiểu biết thông suốt của quý Ngài về Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo.

Khi nói về Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác, Kinh Pháp Bảo Đàn, viết [21]:

 “Giác đi quanh ba vòng rồi chống tích trượng đứng. Tổ hỏi:

 - Hễ làm Sa môn thì phải đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh. Đại đức từ đâu tới mà ngạo mạn như vậy?

 Giác nói:

 - Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng.

Sư hỏi:

 - Sao không ngay thể tánhtrực nhận cái không sanh, để liễu đạt cái không chóng?

(Tức là thấy được lý vô sanh là thấy được tự tánh vốn không sanh, không diệt thì làm sao có sự sống chết, đến đi, vô thường).

 - Thể vốn không sanh, liễu vốn không chóng.

 - Đúng đấy, đúng đấy.

 Giác mới đủ oai nghi đảnh lễ Tổ rồi cáo từ.

 Tổ hỏi:

 - Về chóng quá vậy?

 - Vốn tự không động, há lại có mau chóng hay sao?

(Tức là tự tánh vốn không động, làm sao có nhanh hay chậm?)

 Tổ hỏi:

 - Ai biết không động?

 - Ấy là nhân giả tự sanh phân biệt.

(Tức là tâm cảnh, tâm vương, tâm sở, sáu căn sáu trần gặp nhau tạo nên sự nhận thức phân biệt. Còn phân biệt là còn vọng động còn phiền não, còn ngã, còn Thức để phân biệt, chưa dùng trí tuệ chuyển hóa 5 Thức [Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân Thức], Ý Thức, Mạt Na Thức, A Lại Da Thức, thành 4 trí: Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh TríĐại Viên Cảnh Trí; chưa phá được ba loại cửa ải: Sơ Quan, Trùng QuanMạt Hậu Lao Quan).

 Tổ khen:

 - Ông thật đã đạt cái ý vô sanh.

 - Vô sanh lại có ý sao?

 Tổ hỏi:

 - Nếu không ý thì ai phân biệt?

 - Phân biệt cũng không phải là ý.

(Tức là phân biệt thì vọng động, không phân biệt thì đồng với cỏ cây đất đá. Nhận thức mà không động, không bị trần cảnh làm cho mê hoặc là thấy được trí tuệ Bát Nhã. Trí tuệ Bát Nhã luôn luôn thường hằng, không đến, không đi, không sanh, không diệt, không tăng, không giảm.

Tạng Kinh Nikāya, Kinh Tiểu Bộ, Phẩm Pātaligāmiya, Đức Thế Tôn dạy[22]: “Này các Tỷ Kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh; không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên, đây là đoạn tận khổ đau”.

Tạng Kinh Nikāya, Kinh Phật Thuyết Như Vậy, dạy[23]:

Bậc có trí phấn khởi,
Trường hợp đáng phấn khởi,
Vị Tỷ-kheo nhiệt tình,
Thông minhcẩn trọng,
Quán xuyến nhìn sự vật,
Với trí tuệ Bát-nhã,
Nhiệt tình trú như vậy,
Sống đời sống an tịnh,
Không bồng bột hăng say,
Chú lực tâm tịnh chỉ,
thể đạt chứng được,
Đoạn diệt các khổ đau.

Bát Nhã Tâm Kinh dạy: “Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” Dịch: “Tướng không của các pháp đây chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt”). 

 Tổ bảo:

 - Lành thay! Hãy lưu lại một đêm đã.

 Nhân đấy người đương thời gọi là “một đêm giác ngộ”.

 Về sau Giác làm “bài ca chứng đạo” thịnh hànhthế gian. Khi mất, ngài được ban thụy là Vô Tướng Đại Sư.”



[1] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản, Phật Lịch 2549 – 2005, trang 45.

[2] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, Phẩm Thứ Nhứt, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2544 – 2000, trang 485.

[3] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Kinh Các Lễ Uposatha, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 373.

[4] Luận Sư Nagasena, Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Giáo Sư Cao Hữu Đính dịch.

[5] Như trên, trang 485~487.

[6] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Kinh Các Lễ Uposatha, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 373~389.

[7] Luận Sư Nagasena, Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Giáo Sư Cao Hữu Đính dịch.

[8] Ngữ Lục Thiền Sư Hư Vân , Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch, trang 315. 

[9] Thượng Tọa Thích Phụng Sơn, Sự cần thiết thực hành niệm Phật trong thời đại khoa học, Thiền thất Trúc Vàng xuất bản tại Hoa kỳ năm 2003, trang 7.

[10] Vui lòng xem thêm sách Tăng Sĩ và Triết Gia Phật Giáo ngày nay, Nguyên tác: Le Moine et le Philosophe, le Bouddhisme aujourd’hui, của Jean-François Revel và Matthieu Ricard, Linh Thụy chuyển ngữ, nhà xuất bản Văn Nghệ, xuất bản tại Hoa Kỳ, năm 2000.

[11] Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Kinh Trường Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2535 – 1991, trang 381 – 382.

[12] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 -2005, trang 181.

[13] Kinh Pháp Hoa, Saddharna-pundarika Sūtra, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản tại Hoa Kỳ, Phật Lịch 2524 – 1980, trang 118~123.

[14] Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Mẹ Hiền Quán Âm, nhà xuất bản Phú Lâu Na, tái bản lần thứ nhất tại Hoa kỳ, Phật lịch 2529 – 1985, từ trang 1 trở đi.

[15] Hoà Thượng Thích Tịnh Từ, Linh Ứng Quán Thế Âm, quyển 1, Tu Viện Kim Sơn Xuất bản tại Hoa Kỳ, trang 5.

[16] Hsuan Tsang the pilgrim and scholar, Huyền Trang nhà chiêm báihọc giả, Hoà Thượng Thích Minh Châu viết bằng tiếng Anh, Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch, Phật học Viện Quốc Tế xuất bản Phật Lịch 2532 – 1988, trang 155

[17] Kinh Ngũ Bách Danh, kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhà in Papyrus, San Jose, California, xuất bản tại Hoa Kỳ, Phật lịch 2550-2006, trang 112.

[18] Sách Linh Ứng Quán Thế Âm, quyển 1, trang 20, Nguyên Quang kể, Hoà Thượng Thích Tịnh Từ viết.

[19] Hòa Thượng Thích Tịnh Từ, Linh Ứng Quán Thế Âm, quyển 1, Tu viện Kim Sơn xuất bản tại Hoa Kỳ, trang 87.

[20] Tứ cú: Có, không, vừa có, vừa không, không phải có, không phải không.

[21] LụcTổ Huệ Năng, Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Cơ Duyên, Pháp Hải soạn thuật, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch.

[22] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Phẩm Pātaligāmiya, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 266.

[23] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Phật Thuyết Như Vậy, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 333~334.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.