Thúi - còn nặng lòng với hai chữ quê hương

13/06/20184:20 CH(Xem: 3651)
Thúi - còn nặng lòng với hai chữ quê hương
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Thúi - còn nặng lòng với hai chữ quê hương

 

Thúi đi vượt biên cùng với ba mẹ từ khi mới lọt lòng và sang tới Mỹ định cư từ khi còn là một đứa trẻ thơ bụ bẫm, đáng yêu, khi ấy tàu tỵ nạn của gia đình Thúi vào được đến bờ và lưu trú trên đảo Palau Bidong cũng được một năm hơn. Nên Thúi tuy sanh ra ở Việt Nam nhưng hầu hết đều trưởng thànhhấp thụ nền văn hóa Mỹ từ khi còn bé xíu.

Cho nên Thúi hổng rành nói tiếng Việt cho lắm, ngoài mấy chữ ê a đơn giản được bà nội dạy cho Thúi thêm ở nhà mỗi khi rảnh, rồi Thúi cũng được ba mẹ đặt tên theo tiếng Mỹ là Jennifer Thui vì đây là cái tên
trong giấy tờ khi đi học và cũng để hợp thức hóa như người ta, chứ còn ở nhà thì ba mẹ cũng vẫn gọi là Thúi hay bé Thúi.

Có lần Thúi hỏi ba mẹ về ý nghĩa của tên mình, thì ba mẹ lúc nào cũng lúng túng chẳng biết phải giải thích như thế nào cho Thúi hiểu ngoài cái nghĩa đơn giản là: Thúi tức là hổng được thơm. Rồi Thúi đặt vấn đề hỏi ba mẹ là tại sao lại kêu Thúi hổng được thơm như thế, vì Thúi thầm hiểu là nó không được good và hợp vệ sinh cho lắm.

Mẹ của Thúi cười và từ từ giải thích cho Thúi hiểu: Ở quê hương Việt Nam mình có quan niệm mỗi khi sanh con ra mà khó nuôi và hay khóc nhiều, thì người ta thường đặt cho con của mình cái tên hơi xấu, hơi khó nghe một chút để dễ nuôi và dễ gọi, chứ thật ra nó cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nghe mẹ giải thích như vậy Thúi cũng không hài lòng cho lắm, vì Thúi nghĩ cái tên là cái quan trọng nhất đời người để kêu, để gọi mỗi ngày mà sao ba mẹ lại dễ dàng đặt tên như vậy, rồi Thúi cũng hổng thích cái quan niệm gì đó của quê hương mình mà ba mẹ vừa mới kể, vì Thúi thấy nó hổng có phù hợp với khoa học, văn minh của loài người.

Nên cũng nhiều lần khi nghe ba mẹ Thúi kể về quê hương, về văn hóa, về truyền thống của dân tộc Việt Nam mình, nơi mà Thúi được mở mắt chào đời nhưng Thúi hổng thích nghe cho lắm, vì Thúi không thể hình dung ra trong đầu mình được quê hương là cái gì, ra sao và như thế nào nên mỗi lúc như thế là Thúi tìm cách phớt lờ đi bằng những câu chuyện về mấy đứa bạn ở trường trung học như thằng John, con Andy, cậu Tommy cho qua chuyện.

Vì rằng, Thúi thì hổng hiểu tiếng Việt nhiều mà ba mẹ thì nói tiếng Anh hổng rành, và cứ như thế khi nói về vấn đề gì mà cần phải giải thích bằng triết lý cao xa một tí là mỗi người phải tự đoán ý với nhau để hiểu - còn đúng hay sai là chuyện của trời vậy.

Rồi mới qua Mỹ định cư ở một vùng đất mới thì ai cũng phải đối diện với trăm ngàn khó khăn, thử thách. Gia đình Thúi cũng không ngoại lệ, vì thế mà mẹ Thúi - ba Thúi phải quần quật cả ngày từ sáng tới chiều, từ chiều đến tối, với mong muốn có thật nhiều tiền để sớm ổn định cuộc sống và giải quyết những vấn đề nhà cửa, nợ nần, ốm đau. Vì vậy mà Thúi chỉ nhà chơi với bà nội mà bà nội thì lớn tuổi rồi có phải còn trẻ con như Thúi nữa đâu, nên nói gì, làm gì đôi lúc Thúi và bà nội hổng thể hiểu được nhau và cảm thông cho nhau được. Thúi cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạc lõng và hổng có ai thèm quan tâm đến Thúi, Thúi tủi thân, Thúi buồn, Thúi càng thêm thúi, nên Thúi giận mẹ, giận cả ba, còn bà nội thì thương một chút nhưng cũng giận luôn, vì bà nội cứ ngồi nhai trầu xem cải lương rồi bà khóc thút thít một mình cho những vở cải lương xúc động như: Lá sầu riêng, Phạm Công Cúc Hoa, Máu nhuộm sân chùa… mà bà cứ mở đi rồi mở lại mỗi ngày vậy đó, vì rằng bà tìm được sự đồng cảm trong từng câu hò, câu hát và những thân phận con người, rồi bà khóc, khóc nhiều lắm như để trút bỏ mọi nỗi niềm sâu kín của đời mình vậy.

Khóc xong thì bà cảm thấy cô đơn, buồn tẻ, và thương cho thân phận của đời mình ở tuổi xế chiều, có con, có cháu mà ai cũng bận bịu và bỏ rơi mình, mỗi lần như thế khi thấy Thúi đi học về là bà cứ rầy, cứ la rồi pha thêm chút giận, chút hờn để Thúi quan tâm đến bà nhiều hơn nữa. Ở Thúi và ở bà đều có chung một sự cô đơn và bất lực ngay chính trong ngôi nhà mình, vì bà có biết được Thúi cần gì và muốn gì đâu, còn Thúi thì có hiểu được là bà tuy lớn tuổi nhưng cũng buồn và cô đơn vậy. Rồi cứ thế hai người ở hai thế giới với hai nền văn hóa khác nhau, mà vô tình đã gieo cho nhau những buồn phiền, hờn giận, không thể cảm thông, chấp nhận được với nhau.

Cứ thế, bao nhiêu tội lỗinguyên nhân đều đổ dồn lên ba mẹ Thúi, vì Thúi nghĩ rằng ba mẹ hổng có thương Thúi và là những người tham tiền, hám lợi nên đã bỏ rơi Thúi mỗi ngày trong sự tự lực vươn lên, còn bà nội cũng vậy, cũng trách, cũng hờn ba mẹ Thúi là hổng có tinh thần hiếu đạo, sự quan tâm, phụng dưỡng mẹ cha như con cái của người ta. 

Rồi chồng, rồi vợ với trăm điều áp lực từ việc làm chính, làm phụ, làm bằng mọi cách quần quật cả ngày lẫn đêm thì mới đủ tiền trang trải cho cuộc sống, nuôi con lẫn nuôi dưỡng mẹ già và cả một mớ chi phí phải chi trả hàng tháng điện nước, bảo hiểm, thuế,... chao ôi!

Rồi cha Thúi cũng hổng hiểu được nỗi khổ của mẹ Thúi, mẹ Thúi cũng chẳng thể hiểu được nỗi lòng của cha Thúi, vì ai cũng áp lực, cũng buồn, cũng khổ, cũng cô đơn ngay chính tổ ấm gia đình mình với những bữa cơm không trọn vẹn của tiếng rầy la, cãi nhau inh ỏi về chuyện tiền nong vang một góc nhà.

Có lần, Thúi chợt thấy mẹ Thúi ngồi khóc một mình ngay phía sau vườn, mẹ khóc thật nhiều, khóc như chưa bao giờ được khóc vậy, mẹ khóc trong nỗi tuyệt vọng và bất lực trước cuộc sống gia đình không người thấu hiểu, nào là mẹ chồng, nào là chồng, là con. Hổng ai thương mẹ Thúi cả, dẫu mẹ Thúi cũng đã nỗ lực rất nhiều để kiếm từng đồng tiền mang về lo lắng, dưỡng nuôi cho cả gia đình Thúi.

Nghĩ thế mà mẹ Thúi khóc trong nấc nghẹn từng hồi, rồi mẹ Thúi chợt nhớ đến người mẹ già, nhớ cánh đồng, nhớ thằng Năm, con Lan và mấy đứa bạn hồi xưa, không biết nó đã có chồng có con hết chưa, rồi nó có khổ, có cô đơnáp lực như mình không, rồi mẹ Thúi lại nhớ về người mẹ già còn ở quê nhà mà tự hỏi: không biết giờ này bên đó, mẹ có ngủ được không hay nằm hẩm hiu một mình vì nhớ con, nhớ cháu.

Thỉnh thoảng mẹ Thúi giấu chồng gửi tiền về cho mẹ và mấy đứa em mỗi lúc khó khăn, rồi bị chồng phát hiện và rầy la là nhà đã nghèo mà còn chảnh.

Cứ thế, mà mẹ Thúi khóc thật to như để trút bỏ đi những nỗi niềm thầm kín của đời mình mà bấy lâu nay đã cố gắng dồn nén, chịu đựng để vượt qua.

Thúi thấy mẹ khóc, Thúi cũng động lòng, nhưng Thúi hổng có thương mẹ, vì Thúi nghĩ là mẹ có thương, có quan tâm đến Thúi đâu, khi suốt ngày chỉ biết công việc, đi làm, tiền với tiền mà thôi.

Nhưng Thúi à! Thúi có biết là những bữa cơm mà Thúi đang ăn, quần áo mà Thúi đang mặc được đúc kết từ những giọt mồ hôi, nước mắt và cả sự cô đơn, lạnh lẽo đến rung người để đi trong sương, về trong tuyết để có đồng tiền mà gửi vào trong thẻ ngân hàng cho Thúi mỗi tháng không, rồi ngôi nhà mà Thúi đang ở, xe mà Thúi đang đi là ba mẹ phải nai lưng ra cày, cày ngày không đủ thì đến cày đêm để kiếm tiền trả góp hàng tháng cho Thúi không bị thua kém như người ta.

Rồi có lần nào Thúi biết nhìn sâu, biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của ba mẹ dù chỉ một lần hay chưa.

Còn bà nội thì bà cứ khóc, cứ thương hoài cho những thân phận trong những tuồng cải lương, mà có khi nào bà nội đã từng rơi một giọt nước mắt khi thấy đứa con dâu của mình lầm lũi mỗi đêm mở cửa bước vào nhà trong cái lạnh buốt đến tê người sau giờ tan ca trở về

Thế rồi, thời gian cũng qua mau.        

Thúi đã ngồi cạnh bên tôi và kể cho tôi nghe về những điều đau buồn như thế, rồi Thúi giới thiệu cho tôi về đứa con gái xinh xắn của mình tên là Thơm. Thúi bảo với tôi là mình tên Thúi rồi, nên thôi đặt con tên Thơm cho bù qua sớt lại, nghe vậy tôi cười to như ghẹo chọc.

Thúi xuống giọng nói thêm, giờ này nghĩ lại khi ba mẹ qua đời rồi, Thúi mới càng cảm thấy hối hậnthương nhớ ba mẹ nhiều hơn, giờ mình lớn khôn rồi, có tiền có của rồi có muốn bù đắp phần nào nỗi cơ cực của ba mẹ cũng không còn cơ hội nữa. Rồi Thúi tự trách mình là tại sao lại bất hiếu, lại vô tâm đến thế, nói vừa xong thì hai hàng nước mắt của Thúi rơi xuống vì nhớ mẹ, nhớ cha và thấm thía phần nào hai chữ quê hương mà bà nội vẫn thường luôn nhắc Thúi phải nhớ về.

Tôi khẽ nói như an ủi, vậy bây giờ Thúi hãy cố gắng bù đắp lại lỗi lầm của mình bằng cách cố gắng hướng dẫn con bé Thơm phải biết nhớ về nguồn cội, về truyền thống, về quê hương dân tộc mình và dạy cho bé phải hiểu thế nào là hiếu đạo, là tổ tiên ông bà để còn có người tiếp nốitruyền thừathế hệ mai sau - Thúi ạ.

Rồi tôi nói thêm: - Thúi nè, giờ Thúi cố gắng sống cho thật hạnh phúcbình an, rồi Thúi mang bình an đó đến cho chồng Thúi, cho con Thúi và cho những người thân trong gia đình Thúi, để họ không còn phải đau khổ, phải buồn lo và cô đơn như bà nội, như cha, như mẹ Thúi đã từng - nha Thúi nha.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20345)
12/10/2016(Xem: 18287)
26/01/2020(Xem: 10844)
12/04/2018(Xem: 19058)
06/01/2020(Xem: 9880)
24/08/2018(Xem: 8557)
12/01/2023(Xem: 2917)
28/09/2016(Xem: 24254)
27/01/2015(Xem: 23896)
11/04/2023(Xem: 2150)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.