Nhật Ký Một Phật Tử (7)

23/12/20222:49 SA(Xem: 1738)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ (7)
Thanh Nguyễn

 

nhat kyNgày tái tạo, tháng này, năm nay

Ngày nghỉ cuối tuần cũng là ngày nạp năng lượng, tái tạo lại những tiêu hao, hư hoại của những ngày làm việc, của quá trình sanh lão… Ngày nghỉ cuối tuần cũng là ngày chuẩn bị cho một tuần mới kế tiếp. Quan niệm của người Âu-Mỹ xưa nay thì ngày này là ngày của chúa, chúa nhật. Ngày này chỉ để nghỉ ngơi,cầu nguyện, không hoạt động, giảm mua bán... Tuy nhiên xã hội hiện đại hôm nay đã đổi thay, luật cũng uyển chuyển thay đổi cho phù hợp tình hình thời thế, một mặc khác thì  “Đa kim ngân phá luật lệ”, các ông chủ, các tập đoàn kinh tế chi tiền vận động hành lang để sửa luật. Ngày nay chủ Nhật người ta vẫn mua bán, vẫn ăn chơi, nếu như lúc trước không được bán rượu vào ngày chủ nhật thì giờ cho bán thả giàn luôn.

Chùa Việt ở xứ này cũng phải thuận theo pháp độ và tập quán xã hội, cái này gọi là tùy thuận pháp thế gian. Chùa cũng chỉ mở cửa vào cuối tuần để hành lễ, nếu mở ngày thường thì… chẳng có ai đến vì mọi người đều phải làm việc. Ở xứ này nếu ngày mồng một hay này rằm mà rơi vào ngày thường thì cũng đành chịu! Quan hôn tang tế cũng vậy, tất cả chỉ có thể đợi đến ngày cuối tuần.

Mình cũng có nhiều năm dạy tiếng Việt vào ngày chủ nhật ở chùa H, nhờ việc dạy tiếng Việt mà mình chiêm nghiệm ra nhiều điều thú vị. Hầu hết con em người Việt sanh ra và lớn lên ở xứ này đều không đọc được tiếng Việt, nói tiếng Việt thì đơn đớt như Tây nói tiếng Việt. Ở lớp tiếng Việt của mình đặc biệt có hai em Vi và Luân, tuy cũng sanh ra ở hải ngoại nhưng lại nói tiếng Việt sõi và sành điệu như trẻ em ở Việt Nam. Mình dạy hai em từ lúc còn ở bậc cấp hai cho đến khi vào đại học. Hai em học rất giỏi, sử dụng thành thạo tiếng Việt. Có một điểm ở hai em mà ta khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu dù là ở Việt Nam, điểm ấy là hai em rất ngoan và lễ phép một cách rất “ Cổ điển”. Bây giờ hai em đã lớn và đi làm nhưng gặp mình vẫn vòng tay cúi đầu chào. Mình bảo hai em đừng làm như thế nữa nhưng hai em vẫn không thay đổi!  Có lẽ trong tạng thức của hai em chủng tử tiếng Việt và lễ nghi Việt còn in đậm và khởi dụng.

Mỗi sáng chủ nhật mình đều công phu, sau khi tụng kinh, niệm Phật thì ra vườn dạo loanh quanh. Trong vườn hoa nhà mình có nhiều những tôn tượng Phật và Bồ Tát. Mình bày trí dưới những cội hoa đào, hoa đỗ quyên, hoa dogwood… Mùa xuân hoa nở rực rỡ cả một góc trời, cánh hoa đào bay trong gió, đậu trên tượng Phật; hoa đỗ quyên khoe sắc đỏ, hồng, trắng, cam…; hoa tulip, thủy tiên thơm ngan ngát, tất cả sắc hương như dâng cúng dường Thế Tôn, cúng dường chư Phật, chư Bồ Tát khắp mười phương, dạo trong vườn mà mình lâng lâng sảng khoái. Mình đang sống những phút giây hiện tại và ngay tại đây, cái khái niệm bây giờ và ở đây có thể hiểu chính là hiện pháp lạc trú.

Hiện pháp lạc trú, lối sống đơn giản, tỉnh thức của thầy Nhất Hạnh và Làng Mai đã cảm hóa và tạo nhân duyên tốt lành để hàng chục ngàn người Âu-Mỹ-Á-Phi gia nhập đạo Phật, quay về nương tựa tam bảo. Thầy Nhất hạnh với cách làm mới đạo Phật, cách xiển dương Phật pháp hợp với văn hóatính cách người Âu-Mỹ nên đã tạo nên mợt làn sóng, một hiện tượng mới trong đạo Phật. Thầy Nhất Hạnh và Làng Mai đã thổi một luồng gió mới mẻ tinh khiết vào hồn người Âu-Mỹ. Một bộ phận người Âu-Mỹ đã lạc lõng với đức tin truyền thống của họ, họ đã tìm thấy một lối sống, một con đường tỉnh thức ở Làng Mai nói riêng ở Phật pháp nói chung.

Mình hâm mộ thầy Nhất Hạnh và Làng Mai lắm, thích thú với lối sốnghành đạo của Làng Mai, tuy nhiên trong tâm vẫn có một cái gì đó hơi lợn cợn lấn cấn rất khó nói ra và cũng không dám nói ra. Mình tuyệt đối cung kính thầy và Làng Mai, tuyệt đối không dám bàn luận gì, ở đây mình chỉ  nói cái cảm nghĩ riêng của mình mà thôi. Đường lối của Làng Mai đặt trọng tâm vào hiện tại “ Ở đây và bây giờ” hình như không đề cập hay nói gì đến mục đích cao cả tối thượnggiải thoát như đức Thế Tôn đã dạy. Ở một góc độ nào đó và một khoảnh thời gian hình như thầy Nhất Hạnh tách mình ra khỏi tiến trình của dân tộc cũng như Phật Việt? Thầy Nhất Hạnh giảng tứ niệm xứ và chỉ nhấn mạnh thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, còn yếu tố thọ là khổ thì thầy không chấp nhận, thầy bảo thọ không chỉ có khổ, không hẳn là khổ. Mình thấy hơi hoang mang ở điểm này, mặc dù mình vô cùng tôn kính, khâm phục thầy. Khi gác bỏ những ý kiến riêng này thì mình thấy thấy là một vị sư lỗi lạc, uyên bác, khiêm nhường. Một vị thầy vĩ đại đã đem đạo Phật vào đất chúa Âu-Mỹ, một vị thầy đã khai dòng mới với hàng chục ngàn Phật tử đủ các sắc tộc màu da khác nhau quay về nương tựa tam bảo và nương tựa ở chính bản thân (hải đảo tự thân).

Ngày chủ nhật bình yên và an lạc, một ngày nạp năng lượng và tái tạo lại những suy hao hư hoại của quá trình làm việc và sống, đó là về mặt thân xác. Ngày chủ nhật cũng là ngày nạp thêm năng lượng tinh thần, bồi tài thêm cho niềm tinchánh pháp, bồ đề tâmtín tâm, để rồi tiếp tục sống và sống an lạc giữa dòng đời vất vả, bận rộn và nhiều hệ lụy này!

Mình cũng mong tất cả các bạn Phật tử nên dành ngày chủ nhật để “Sống”, để an lạc, để tận hưởng và bồi bổ trong chánh pháp. Giáo sư Đông Phương Mỹ, một giáo sư triết học, một Phật tử thuần thành người Đài Loan đã từng phát biểu:” Học Phật là sự hưởng thụ lớn nhất của đời người”. Mình vin vào câu nói này và có viết một bài văn về sự hưởng thụ Phật pháp, trong ấy cái ý đại khái là:” Học Phật là sự hưởng thụ chí chánh, chơn thiện và tuyệt mỹ”

Ngày chủ nhật là ngày lên chùa lễ Phật, tụng kinh, ngồi thiền, bái sám… thay vì mồng một hay ngày rằm  như ở Việt Nam. Mình ở xứ này thì phải tùy thuận quốc độ, tùy thuận pháp độ. Mình nên dành một ít thời gian trong ngày chủ nhật để tái nạp năng lượng cho cả thân và tâm, chứ nếu cứ đua đòi chạy theo mua sắm, shopping, mall thì uổng quá! Đời ngắn tạm, mạng sống mong manh giữa hai làn hơi thở vào và ra. Hãy tận hưởng ngày chủ nhật, hãy biến ngày chủ nhật thành ngày an lạc, ngày hạnh phúc, ngày hưởng thụ Phật pháp ngay bây giờ và ở tại đây.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 04/22

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20241)
12/10/2016(Xem: 18187)
26/01/2020(Xem: 10684)
12/04/2018(Xem: 18951)
06/01/2020(Xem: 9688)
24/08/2018(Xem: 8462)
12/01/2023(Xem: 2807)
28/09/2016(Xem: 24134)
27/01/2015(Xem: 23441)
11/04/2023(Xem: 2049)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.