Xúc Phạm, Vu Khống Người Tu HànhTội Ác

30/01/20239:40 CH(Xem: 2398)
Xúc Phạm, Vu Khống Người Tu Hành Là Tội Ác
XÚC PHẠM, VU KHỐNG NGƯỜI TU HÀNHTỘI ÁC

mang xa hoiĐồng tiền luôn có ma lực, tham danh tiếng thì có ảo vọng, hai thứ đó vốn được xem là một trong những nguyên nhân khiến con người ta dễ dàng rơi vào ngộ mê, u tối nếu không biết điểm dừng, không nhận ra được cái đúng cái sai. Nếu những việc làm mang tính tiêu cực, gieo rắc những mầm mống xấu những năm 2000 trở về trước, khi mạng xã hội, kỹ thuật công nghệ chưa cao thì những cái xấu lan truyền theo cách thủ công như “rải truyền đơn, dán băng rôn, áp-phich”, khi đó cái xấu chỉ co cụm ở một phạm vi giới hạn nhỏ hẹp chứ không lan truyền rộng rãi nhiều nơi, đến khi mạng xã hội phát triển, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trở thành ứng dụng linh hoạt, cốt lõi trong mọi hoạt động, đời sống, mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho nhân loại thì song song đó, nó cũng là một công cụ tiện lợi cho những kẻ lợi dụng công nghệ để thực hiện hành vi tiêu cực theo hướng sử dụng mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai lệch, bóp méo sự thật, dẫn dắt dư luận đi theo hướng xấu bằng những hình ảnh, tư liệu cắt ghép không đúng sự thật hoặc dùng mạng xã hội để tham vọng hóa mục tiêu cá nhân bằng những video clip phản cảm…

Trong thời gian qua, chúng ta đã từng thấy dư luận phản ảnh, bức xúc, phẫn nộ trước những việc làm câu view, câu like bất chấp của những youtuber, tiktoker với hàng loạt những video clip xúc phạm, xem thường người già neo đơn; bất chấp sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn để quay clip săn mây trên máy bay, ngồi lên băng chuyền hành lý để quay clip… và khi những hành động đó thu hút được số lượng lớn người xem thì nó trở thành trào lưu cho những người “sáng tạo nội dung” kém chất lượng, bắt trend theo hướng tiêu cực sẵn sàng lấn sân sang những đề tài khác, vượt ra ngoài phạm vi giải trí, bất chấp thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội để khai thác sự quan tâm, thu hút người xem theo cách câu view bẩn, điển hình là video clip vu khống, bịa đặt Đại đức Thích Chúc Minh, Trụ trì Chùa Vạn Phước, Thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu. Khi những thành phần hám danh, nghịch đạo lợi dụng phương tiện mạng xã hội để lan truyền những thông tin thất thiệt thì bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của họ trong phút chốc và nguy hiểm hơn khi những thành phần này nuôi dưỡng ý đồ xuyên tạc, chống phá nhà nước, chống phá Tôn giáo.

Ngày nay, sự lan truyền thông tin, hình ảnh thất thiệt trên mạng xã hội nhiều và nhanh như một cơn lốc, nó trở thành vấn nạn khi tàn phá nhận thức người xem theo cấp lũy thừa, chỉ cần một cái click chuột thì những thông tin không kiểm chứng sẽ lan truyền nhanh rộng khắp trong và ngoài nước, nguy hại hơn khi nó truyền đến những người ít tìm hiểu thông tin, dễ dàng bị dẫn dắt từ đám đông hiếu kỳ, những thành phần cố tình hiểu sai, muốn bóp méo sự thật, từ đó sẽ dẫn đến hệ lụy vô cùng lớn, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân.

Chúng ta có thể nhận ra rằng, một số thành phần lợi dụng hình ảnh từ câu chuyện Đại đức Thích Chúc Minh hòng phá hoại Phật giáo bằng những ngôn từ áp đặt và cái nhìn phiến diện khi cho rằng chốn Chùa Chiền thì không được rượt đuổi người khác mà không tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ. Người cũng có người tốt và người xấu, người tôn trọng chốn thờ cúng linh thiêng khác với phường trộm cướp. Họ mượn hình ảnh Đức Phật Thích Ca để lên án hình ảnh Nhà Sư Thích Chúc Minh mà quên rằng Đức Phật cũng vì chúng sinhhy sinh bản thân, Đại đức Thích Chúc Minh cũng vì cái chung, vì bảo vệ nơi thờ tự mà liều thân mình để khống chế kẻ cướp trộm, bất chấp nguy hiểm, thiết nghĩ nếu vì sợ hãi, vì an toàn cho bản thân thì Nhà Sư có thể ẩn nấp chứ không cần xả thân như vậy. Mỗi sự hy sinh, xả thân sẽ có nhiều cách khác nhau nhưng sự xả thân nào cũng đáng để cảm kích thay vì lên án. Tại sao một anh shipper bắt cướp thì được khen còn nhà sư khống chế trộm cướp thì lại phê bình công kích? Trong khi nhà nước đã phát động phong tràoToàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh phát động toàn dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự” thì Chùa Chiền và mỗi Phật tử cũng không thể đứng ngoài hành lang Pháp luật, bản thân mỗi vị tu hành, Phật tử cũng phải cùng nhà nước, cùng chính quyền chống lại cái sai, cái ác chứ không thể bàng quan vô cảm, xem đó không phải là nhiệm vụ của mình, thế nên luận điệu “người tu hành thì không nên rượt đuổi trong chốn Chùa Chiền” là một luận điệu của những người không am tường về Luật pháp cũng không thông hiểu Phật pháp, họ mượn chiếc áo Phật để chống phá lại giáo pháp nhà Phật, họ vọng nghiệp khi không phân định được đúng sai, vô minh khi bảo vệ cho cái xấu, xuyên tạc người chống lại gian tham.

Tôi tự hỏi khi một số thành phần lên mạng yêu cầu người tu hành xuất gia không được truy bắt, ngăn chặn, không được khống chế kẻ trộm cướp trong chốn Chùa Chiền mà phải để cho Luật pháp thi hành, vậy thì lúc đó các bậc Chư Tăng phải ngồi im lặng nhìn phường trộm cướp lấy sạch tài sản trong Chùa, có cả bao nhiêu công đức của Phật tử đóng góp để chờ lực lượng chức năng chạy xuống truy bắt ư? Vậy lúc đó nếu những kẻ trộm cướp chạy thoát thì có phải chúng ta đã làm một việc gây khó khăn, hao tốn thời gian công sức cho cơ quan an ninh khi họ phải truy tìm bọn trộm cướp khắp nơi thay vì khống chế những kẻ đó lại và giao nộp cho cơ quan công an? Chưa kể khi bọn trộm cướp chạy thoát, chúng sẽ còn gây ra nhiều vụ trộm cướp khác trên đường, như vậy có phải sự “hỷ xả” không đúng chỗ đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu có thêm cơ hội hại người lành hay không?

Nếu là một người am hiểu, có nhận thức, người ta sẽ biết rằng không có bất kỳ vị tu hành nào lại đi đánh những Phật tử, những người mộ đạo, khi nhìn thấy hình ảnh gì khác lạ, người ta cũng sẽ tìm hiểu sâu xa nguyên nhân và đặt dấu chấm hỏi “điều gì đằng sau bức ảnh này?” và khi tìm hiểunguyên nhân, chắc chắn không ai lại đăng tải những thông tin khó hiểu, lạ lùng như vậy! Một vị Thầy tu lại đi đánh khách viếng Chùa, có phải khó hiểu, có phải lạ lùng không?

Nhưng tiếc thay, một số thành phần lại thích hiểu sai, có thói quen nhìn vào hình ảnh là tin một cách nhẹ dạ mà thiếu tìm hiểu kỹ ngọn nguồn rồi bắt đầu đua nhau lan truyền những hình ảnh đó bằng một suy nghĩ không hay, những lời miệt thị phát ra tùy tiện mà không biết rằng nó sẽ gây ra những ảnh hưởng, tổn thất tinh thần nặng nề như thế nào cho người khác và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cả Tôn giáo linh thiêng.

Thiết nghĩ, một người chấp hành tốt quy định pháp luật thì không nên đụng chạm đến Tôn giáo, tuyệt đối không đem Tôn giáo ra làm trò đùa, làm trò câu móc để mua danh bán lợi bởi đó là tín ngưỡng, là tâm linh, là nơi không vấy bẩn bởi những điều trần tụcĐạo Phật không dung túng cho những hành vi xấu. Từ bi trong đạo Phậttừ bi khởi nguồn cho cái đẹp và nuôi dưỡng sự thiện lành, hướng con người đi từ ngõ cụt ra ngoài ánh sáng. “Từ bi được vận dụng trong trường hợp những người không có hành vi vi phạm pháp luật và cần được thức tỉnh bằng liệu pháp khai sáng tinh thần”, còn những người có hành vi vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý theo quy định của Pháp luật, khi đó không thể áp đặt các Chùa Chiền, bậc tu hành phải vận dụng “từ bi, hỷ xả” đối với những người có hành vi phương hại đến tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân để dung dưỡng, bảo bọc tạo lối thoát cho người có hành vi vi phạm, đó không còn là “từ bi” mà đã trở thành đồng phạm, đồng lõa tội phạm. Thế nên những kẻ cố tình vu khống, bịa đặt việc làm của Đại đức Thích Chúc Minh nói riêng và những vị chân tu nói chung khi chống lại hành vi bạo ngược để bao biện cho cái xấu đều là những kẻ bất đạo, không am hiểu Pháp luật, đánh lận giáo lý Nhà Phật, không đủ tinh tấn phân biệt đúng sai và là những kẻ ngấm ngầm gieo rắc cái độc, cái xấu bằng lớp áo đạo hạnh nửa mùa, họ không đủ thần thức để quán chiếu hành vi, dễ bị cái xấu sai khiến, dẫn đường, trong tâm nuôi dưỡng gian tà khi vay mượn ý niệm “hỷ xả” để gieo rắc những lời xúc phạm, vấy bẩn đến bậc chân tu.

Qua sự việc vu khống, đặt điều bôi nhọ Đại đức Thích Chúc Minh đã cho thấy sự nguy hại từ những thành phần sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin thất thiệt và những thành phần té nước theo mưa. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải sớm vào cuộc, xem xét và có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng mạng xã hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây ảnh hưởng đến tâm lý, uy tín, danh dự, nhân phẩm người khác, đặc biệthành vi xúc phạm đến tổ chức Tôn giáo gây phương hại đến tín ngưỡng tâm linh, dẫn đến bức xúc, phẫn nộ trong dư luận xã hội. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, cá nhân nào cũng không nên để giá trị của đồng tiền, tham danh hám lợi, lối sống nghịch đạo làm băng hoại nhận thức xã hội bằng những hành động xuyên tạc vu khống, chuyên lôi kéo một bộ phận người dân nhẹ dạ cả tin đi vào vòng xoáy u mê bằng những thông tin thất thiệt không căn cứ. Trong Kinh Tiểu Bộ Khuddaka Nikaya (Jātaka), Bồ-Tát đưa ra lời khuyên cho các quốc vương nhằm giúp cho việc cai trị đất nước của các Nhà Vua được hưng thịnh, Ngài khuyên các vị Vua biết kết hợp giữa pháp trị và đức trị để ổn định đất nước, vừa không mang tính áp đặt hà khắc, vừa không để thành phần xấu lợi dụng lòng nhân từ mà làm loạn. Đó cũng là một trong những cách để giúp xã hội tạo lập kỷ cương, bản thân mỗi người dân nhận thức được hành vi đúng-sai, biết chấn chỉnh suy nghĩ, hành động và đi theo con đường lương thiện, cải sinh nhân quả sau này.
An Tường Anh
 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20337)
12/10/2016(Xem: 18287)
26/01/2020(Xem: 10842)
12/04/2018(Xem: 19057)
06/01/2020(Xem: 9880)
24/08/2018(Xem: 8553)
12/01/2023(Xem: 2917)
28/09/2016(Xem: 24248)
27/01/2015(Xem: 23895)
11/04/2023(Xem: 2150)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.