Chuyến đi bất ngờ

21/05/20234:58 SA(Xem: 2383)
Chuyến đi bất ngờ

 

 

CHUYẾN ĐI BẤT NGỜ
Ký sự của Hạnh Đoan

PDF icon (4)Chuyến đi bất ngờ (PDF)

 

thich nu hanh doanKỳ 1: Xuất phát

Tôi quanh năm cấm túc chẳng đi đâu nên việc đi chơi đó đây dù là trong nước xem như rất hiếm.

Một ngày đẹp trời điện thoại reo vang, bạn bè gọi điện tới, thúc hối tôi nên làm một chuyến viễn du cho mở rộng tầm mắt và còn bảo rằng đây là chuyến đi cực kỳ thú vị, bỏ qua rất uổng.

Giá chuyến đi rất cao, mà đồng lương viết báo của tôi các em thường bảo là "nuôi không nổi hai con chó và mấy con mèo". Thế thì làm sao tôi dám mơ đi một chuyến dài hơn cả tuần, phí tổn được tính bằng tiền đô?

Tôi ít thọ hưởng tiền đàn-na tín thí, dẫu có thọ nhận, thì "của tín thí nan tiêu", nhận một hạt gạo cũng phải cẩn trọng, phải lo tu hành để đền đáp những cái ân như núi - Người ta vì lòng tin mà nhường cơm sẻ áo, mong mình tu đàng hoàng để Phật pháp được trường tồn, rộng truyền, giúp ích chúng sinh… Hơn nữa, hạng phước đức cạn mỏng như tôi làm sao dám tơ tưởng đến chuyện viễn du, hưởng thụ?

Do vậy mà tôi đành từ chối. Các bạn tôi chẳng thèm đá động gì tới vụ này nữa. Nhưng sau đó họ báo tin: Đã đăng ký đóng tiền vé cho tôi. Và tôi chỉ còn mỗi một việc là thu xếp hành lý lên đường. Không thể để họ tốn kém nhiều, tôi moi hết tiền trong con heo đất ra, bàn: - Tôi sẽ phụ nộp nửa số tiền vé, phần còn lại để họ bao! Thấy tôi chịu đi, bạn bè vui lắm, gọi điện chúc mừng hoài.

Cái cốc tôi ngoài lũ chó, mèo và tôi với nhỏ Hương ra thì chẳng còn ai khác. Nếu tôi đi xa, Hương phải ở lại trông nhà. Thêm nữa, dù có muốn đi thì Hương đào đâu ra số tiền lớn để mà mua vé song hành cùng tôi? Nên chuyện đi chung là điều chỉ có trong… mơ!

Vậy mà mộng bỗng thành thực, vài ngày trước khi xuất phát, một hành khách do người thân bệnh nặng nên bắt buộc phải hủy chuyến đi, chịu nhượng lại vé với nửa giá tiền. Diệu Ân, một hảo bằng hữu của tôi, rất quý Hương, âm thầm đóng tiền cho Hương đi. Thế là ngay ngày khởi hành, không hẹn mà tôi, nhỏ Hương và Diệu Ân đồng có mặt tại điểm xuất phát. Diệu Ân là người bận trăm việc, khó bỏ gia đình để đi đâu quá hai ngày. Còn chúng tôi chưa bao giờ vì viễn du dài hạn mà bỏ mặc cái cốc không ai coi. Thế nhưng tất cả những điều này lại đồng loạt xảy ra, khiến tôi cảm thấy chuyến đi có vẻ hy hữu... Nhất là kề cạnh mình toàn là những người thân thiết, hảo thiện nhân!

Theo dự định, chúng tôi sẽ đáp máy bay ra Huế, rồi từ Huế đi xe tham quan tà tà Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang… đến Cam Ranh thì đi máy bay vào lại Sài Gòn. Tất nhiên chúng tôi sẽ ghé thăm các thắng cảnh suốt lộ trình.

Chiếc xe to đùng chở 17 hành khách (chỉ có mình tôi là tu sĩ) ra phi trường. Nguyễn Nhật Trình - hướng dẫn viên du lịch - kiểm lại danh sách lần chót và bảo chúng tôi hãy cho biết ai ăn chay, ai ăn mặn? 11 ngón tay đưa lên đăng ký ăn chay, Trình ngạc nhiên lẩm bẩm: - Lạ, đoàn khách này sao mà ăn chay đông quá?... Và em gọi điện đăng ký suất ăn cho chúng tôi.

Ra tới phi trường Tân Sơn Nhất thì trời đổ mưa lất phất. Lúc này đang mùa bão, Huế, Đà Nẵng vừa mới bị mấy trận mưa ngập cả đường sá. Hiếm ai thực hiện chuyến ngao du giữa mùa giông gió khác thường như thế này. Tôi nói nho nhỏ:

- Chẳng có ai giống mình, trời mưa tầm tã, mưa vùi, mà đi xa…

Trình mỉm cười bảo:

- Đi thế này hay đó cô, vì không ai đi nên đoàn mình tha hồ thong thả, có chăm lo gì cũng tiện…

Trình vui là phải (vì không có khách đi du lịch thì hướng dẫn viên chỉ có nước nằm nhà ngáp gió).

Tôi hỏi: Những lúc ế không có lịch làm việc, Trình buồn không?

- Buồn chết được, đi riết quen rồi!

Tôi chưa đi máy bay bao giờ, những tưởng là tới chết cũng chưa biết mùi máy bay. Vậy mà khi khổng khi không được thỏa nguyện, thấy cái gì cũng lạ cũng vui, tôi và Hương giống hệt Tư Ếch lên Sài Gòn.

Vào máy bay, tôi ngồi cạnh cửa sổ, Hương an vị kế tôi. Thắt dây an toàn xong, tôi yên tâm ngắm cảnh. Máy bay từ từ cất cánh, ở trên cao nhìn xuống, thấy nhà cửa đường phố gì cũng bé tí hệt như các mô hình đồ chơi. Chẳng biết có phải vì mới cất cánh? - Mà tôi thấy máy bay nghiêng lâu đến nổi da gà, dáng bay chẳng thăng bằng này cộng với những hình ảnh xa tít phía dưới làm tôi chóng mặtcảm giác không an toàn bỗng hiện vẩn vơ. Hương cùng ngồi ngắm với tôi một hồi, cũng có đồng nỗi sợ ấy nhưng không nói ra, cuối cùng Hương nhắm tít mắt lại, không phải để ngủ đâu. Tôi biết thế nào nó cũng niệm Đức Quan Âm miên mật để tự trấn an. Nếu đi máy bay mà không nhìn ra ngoài trời, chẳng mục kích hình dáng chao đảo của nó thì rất dễ bình thản, an tâm. Nhưng dù sợ, tôi vẫn cứ nhìn qua cửa sổ, không bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng cảnh vật từ trên cao. Tôi rất muốn nghiêng người, chồm ra sát cửa sổ để nhìn cho mãn nhãn, nhìn cho rõ tất tật những gì đang xảy ra ngoài bầu trời, nhưng tôi sợ nếu mình chồm lên, nghiêng người như vậy biết đâu sẽ làm máy bay mất thăng bằng rồi nó… nghiêng theo thì nguy, tội nghiệp cho hành khách. Sau này, khi nghe tôi thổ lộ ý nghĩ đó, bạn bè đều cười. Diệu Ân nói: Mình cô nghiêng người thì không sao, nhưng tất cả hành khách đều nhoài ra như vậy hết mới đáng sợ…

Càng lên cao, cảnh càng đẹp, da trời xanh ngắt, mây trắng nằm rải rác phía dưới giống hệt những cụm tuyết.

Hồi 7, 8 tuổi có lần tôi ngắm chiếc máy bay đang lượn qua bầu trời và hỏi một anh lính đóng quân gần nhà:

- Anh có đi máy bay lần nào chưa?

- Đi rồi!

- Có thấy mây không?

- Thấy!

- Thế thì sao không lấy mây về?

- Mây làm sao mà lấy được?

- Vậy là anh chưa từng đi máy bay! – Tôi vênh mặt, nói một cách quả quyết. Lòng khoái chí thầm, nghĩ anh lính chắc đang nể tôi lắm. "Đừng có tưởng tôi bé, dễ bị gạt mà lầm!"… Rõ là mây đang nằm lớp lớp, giăng đầy trên bầu trời, máy bay thế nào cũng phải ngang qua mây, vậy mà nói là "không thể lấy mây được", có phải vô lý lắm không? Bây giờ, ngồi trên máy bay nhớ lại chuyện hồi nhỏ, tôi không khỏi buồn cười.

Hương đã mở mắtlấy lại bình tĩnh, không thèm nhìn ra cửa sổ nữa. Nó trao cho tôi ly nước ngọt cô tiếp viên vừa phát và thì thầm vào tai tôi: - Mấy người quanh đây cứ tưởng cô là Việt kiều đi du lịch, đừng có ngắm ngơ ngẩn, lộ bộ mặt Hai Lúa quá mức như vậy!

Bên dưới, thành phố Huế đã hiện ra, uớt sũng nước, trông rất buồn. Nghe nói lúc máy bay hạ cánh cũng ghê lắm - không khéo sẽ bị ù tai. Tôi vội bịt tai lại khi thấy máy bay đáp xuống. Nhưng có lẽ tôi bịt tai kín quá nên chẳng thấy đáng sợ và chẳng có cảm giác ù gì.

Khi chúng tôi xuống được tới đất, Hương đấm vào vai tôi thì thầm:

- Cô thỏa nguyện đi máy bay rồi nhé!

Tôi khe khẽ ngâm:

Thuở bé, chưa từng đi máy bay…

Cho nên ấm ức, "tiếc, hận" hoài

Đi rồi, thấy cũng… không gì khác

Nhưng hết còn mơ… chuyện trên mây!

Xuống phi trường Huế, chúng tôi lội bộ một đoạn ra đến chỗ xe chờ đón, con đường ngoài sân bay loang lổ nước, nơi ngập nơi không, nước chỉ sấp sấp mắt cá chân. Mưa sụt sùi, ai cũng phải giương dù che. Lên xe, thấy an lòng hơn ở trên máy bay. Xe đổ về Khách sạn Parkview (nghe nói khách sạn này được xếp loại bốn sao). Cho dù có nhiều sao đến mấy tôi chỉ có thể ngắm và nhìn. Cái hồ bơi xinh đẹp quyến rũ kia càng khiến tôi thở dài, vì mình đâu có thể tắm trong đó? Chúng tôi sẽ nghỉ ngơi ở đây một chút rồi sau đó sẽ đi ăn tại nhà hàng cung đình Huế rồi dạo du thuyền ban đêm.

Kỳ 2: Nhân duyên tình cờ

Rời Huế cổ kính với nhiều di tích của kinh đô một thời, cảnh sắc thiên nhiên đẹp như bức tranh màu nước. Thời gian ở Huế gắn với nhiều kỷ niệm thú vị: được hóa trang thành vua chúa, hoàng hậu ở Nhà hàng Cung Đình, dạo thuyền trên sông Hương ban đêm nghe ca Huế trong ánh sáng lung linh huyền ảo, thưởng thức đồ chay rất tuyệt của "kinh đô Phật giáo" khiến nhiều người lưu luyến đến… tương tư, câu chuyện cởi mở và ấm áp giữa các thành viên trong đoàn… Đoàn lại tiếp tục về Nam.

Đà Nẵng

Phái đoàn đến Đà Nẵng bằng xe, lúc trời đã sụp tối. Nhân viên Khách sạn Riverside nồng nhiệt đón chào chúng tôi. Khách sạn Riverside là cao ốc 12 tầng hướng ra biển, thang máy trong suốt được thiết kế nằm ngay mặt tiền, nên khi đi thang máy chúng tôi tha hồ ngắm toàn cảnh biển từ trên cao. Chúng tôi ở tầng sáu, nhưng chú Thịnh trong đoàn đã nhiệt tình giới thiệu cảnh Đà Nẵng và bấm cho thang lên tận lầu 12 để chúng tôi tha hồ ngắm cảnh cho mãn nhãn. Chúng tôi lưu lại đây ba đêm. Trong phòng, mỗi ngày khách sạn đều có tặng hai gói cà phê cho khách dùng miễn phí nhưng tôi không biết uống cà phê, đành chịu. Sáng nào chúng tôi cũng dùng điểm tâm nơi restaurant của khách sạn. Dù thức ăn chay ở đây không nhiều bằng Khách sạn Parkview tại Huế nhưng mỹ vị rất tuyệt. Tôi tưởng Đà Nẵng hiếm đồ chay, nhưng nếm qua thực đơn ở đây rồi thì cũng có thể xếp loại chỗ này đáng mặt "tể tướng đồ chay" lắm lắm. Tôi thích nhất món rau trộn ở đây, ngon cực kỳ. Hình như buổi sáng ở các khách sạn, thức ăn toàn là buffet, (khách tha hồ tự chọn, lấy dùng tùy thích). Yên chí là rau ở khách sạn luôn sạch và an toàn nên sáng nào tôi cũng ních ba dĩa rau trộn bự.

Giám đốc khách sạn là ông Nguyễn Quang Vinh, ngày nào cũng hỏi thăm chúng tôi: - Quý vị ngủ có ngon, ăn có vừa miệng không?...

Cả đoàn ai cũng khen ông dễ thương, còn trêu rằng ông chắc người ở thượng giới, vì chúng tôi đi khắp các khách sạn, chỉ duy nhất có mình ông là quan tâm hỏi thămân cần đón nhận những lời góp ý. Tất nhiên chị Liên không bỏ qua cơ hội chọc ghẹo người lạ, ráng kiếm ra điều gì đó để phàn nàn, ông Vinh luôn tươi cười tiếp thu: - Dạ, vâng!...

Đêm đầu tiên, Trình giới thiệu ở Đà Nẵng có cầu quay sông Hàn, nửa đêm nhịp giữa sẽ tách ra xoay ngang để cho thuyền bè tiện việc qua lại, ai muốn ngắm thì ra xem. Nhưng chả ai chịu thức tới 12 giờ khuya.

Buổi sáng đầu tiên ở Đà Nẵng chúng tôi đi tham quan Ngũ Hành Sơn. Chị Cúc leo được nửa núi thì mặt xanh như tàu lá, khó thở, ói và suýt xỉu. Mọi người đều lo chị sẽ "nhập niết bàn" tại đây. Thế là chị đành dừng lại lưng chừng núi để dưỡng sức. Tôi thì không đến nỗi xỉu, ói như chị Cúc nhưng leo cao hết nổi, thế là tôi đành ngồi cạnh chị, nhìn mọi người leo núi đi tham quan khắp nơi.

Hôm sau chúng tôi đi Bà Nà. Tôi rất thích. Khi vào trong cáp treo, vừa hồi hộp vừa thú vị - vì cảm giác mình được lơ lửng trên không, tha hồ ngắm phong cảnh rừng cây, ghềnh đá, suối và các thác nước tuyệt đẹp phía dưới - cảnh đẹp đến độ chúng tôi không ngừng xuýt xoa và cứ mở to mắt nhìn, như muốn ngốn hết vào mắt. Hương tiếc rẻ không thể quay phim. Nhưng dù có quay phim hay chụp hình, thì những hình ảnh được ghi lại không thể nào tuyệt vời bằng toàn cảnh mình đang chiêm ngưỡng. Càng lên cao, lỗ tai tôi càng ù, nhỏ Hoa Phượng bày: - Cô uống một ngụm nước là hết ù ngay. Tôi làm theo, thật hiệu quả. Ngồi cáp treo chừng sáu cây số thì lên đến đỉnh núi.

Trên đỉnh Bà Nà dù nhiệt độ chỉ 22-23 nhưng lạnh buốt, vì gió thổi mạnh, áo chúng tôi bay phần phật. Thời tiết đang mùa bão nên không thấy ánh mặt trời. Mới đầu tôi không thấy Đại tượng Phật lộ thiên ngồi trên cao vì tượng Phật màu trắng bị mây sương bao phủ mịt mù. Sương giăng dày đến nỗi tôi có cảm giác nơi này giống cõi tiên. Nếu mọi người ở đây đều mặc y phục cổ trang, giắt sau lưng vài thanh kiếm, bảo đảm giống y.

Tôi thích khí hậu, nét thanh thoátcảnh trí cực kỳ quyến rũ ở đây. Có lẽ cái gì không thể sở hữu, không thể với tới thì nó càng đẹp.

Lúc ngồi cáp treo đi xuống, tôi không thấy thú vị bằng đi lên, bởi không còn cảm giác háo hức, và có lẽ vì tôi phải chia tay Bà Nà.

Phố cổ Hội An

Đêm đầu tiên ở Đà Nẵng chúng tôi nhận được tin Lạt ma Hùng Kha (Hungkar) từ Mỹ qua thăm Việt Nam, đang dừng chân ở Hội An. Lạt ma Hùng Kha là vị cao tăng thánh đức, năm 1995 ngài được Đức Đạt-lai Lạt-ma ban lời nguyện trường thọ, từng khen ngợi như sau:

"Ngài là bậc đại tu chứng khéo văn tư tu… giáo pháp thâm diệu viên mãn của Đức Phật. Để lưu truyền Chánh pháp của đấng Điều Ngự trong tinh thần vô tranh, mong Tôn giả Hùng Kha trụ thế lâu dài như một bậc thành tựu thượng thặng vô song, tương tự như các vị Tổ đại pháp vương Longchenpa, Jigme Lingpa đã khai sáng Mật tạng… Nguyện đời ngài tiếp nối những tấm gương mà các bậc Đại pháp vương đã lưu truyền. Cầu chúc thọ mạng, sinh lực, oai đức phúc khí Tôn giả luôn tăng trưởng"…

Do vậy mà cả phái đoàn đều muốn đến thăm Lạt ma Hùng Kha. Tôi cũng tò mò muốn biết ngài ra sao? Lạt ma hiện đang ở Khách sạn The Nam Hai Hội An.

20h30, chúng tôi ghé The Nam Hai, ban đêm, khách sạn hiện ra đẹp huyền ảo lung linh nhờ những hồ nước phản chiếu màu xanh ngọc. Trong khách sạn xài toàn nến. Chủ nhân khách sạn này là người Mỹ nhưng thiết kế xây dựng là người Nhật. Khách sạn mang đầy tính chất thiên nhiên, thơ mộng, hữu tình.

Tất nhiên giá thức dùng ở đây đều tính bằng ngoại tệ. Chúng tôi bước vào khách sạn, phục vụ mang khăn lau mặt còn nóng ấm thoảng mùi hương sả. Vào đây ngồi mà không ăn uống gì thì kỳ, mà ẩm thực thì tiền tốn không nhỏ, chúng tôi bấm bụng gọi thức uống. Phần đông đều kêu nước suối, Hương còn làm sang, gọi cho tôi ly nước táo. Khi ngồi nơi bàn chờ, nó nhón một hạt điều nhai thử, tôi liền nhắc: - Tiền đô không đó, coi chừng!

Hương toét miệng cười, bỏ thêm một hạt điều nữa vào miệng. Chốc lát có phục vụ viên người Mỹ đến xổ một tràng tiếng Anh với Hương, nó điếc tịt, đực mặt nhìn…. Các Việt kiều bàn bên vội trả lời thay và chúng tôi cùng lên xe điện đi đến chỗ của Lạt ma.

Lạt ma Hùng Kha ở trong căn nhà bằng gỗ với hai vị sư tùy tùng (nghe nói cũng là những bậc hóa thân bốn - bảy đời gì đó). Hai vị sư đi kèm này một già một trẻ, vị già mặt rất hiền đức, vị trẻ nhìn hơi nghiêm. Còn Lạt ma Hùng Kha là người giản dị, hoan hỷ. Một điều tôi nhận thấy ở các vị Lạt ma là dù được sùng kính trọng vọng nhưng các ngài hoàn toàn không có ý thức tự ngã hay ra vẻ ta đây.

Lạt ma nói đôi điều về đạo, vui vẻ hứa sẽ dành buổi sáng để chúng tôi dùng cơm chung với ngài tại khách sạn.

Nhưng mỗi khẩu phần điểm tâm ở đây giá 50 đô. Tôi nói nhỏ với trưởng đoàn: - Chị Cúc ơi, dân Việt Nam cỡ tụi em không ai dám dùng điểm tâm sáng tới 50 USD đâu!

Chị Cúc cười: - Việt kiều như tụi này cũng không dám! Buổi sáng bên Mỹ mình cũng ăn có mấy đô hà!

Thế là chị gãi đầu, cười lỏn lẻn, thưa với Lạt ma: - Thầy ơi, dân Việt Nam tụi con bên đây túi tiền khiêm tốn, không ai dám dùng điểm tâm ở khách sạn cao giá nước ngoài … Lạt ma bật cười to - vì hiểu ra - tỏ vẻ rất đồng tình, cảm thông. Thế là bữa ăn chung được dời sang hôm sau tại một tiệm chay Việt Nam giá phải chăng. Và lần này chúng tôi được các đệ tử Việt Nam của Lạt ma khoản đãi. Dùng cơm xong chúng tôi sẽ cùng đi bộ, ngắm phố cổ Hội An.

Lạt ma dạo khắp phố cổ, ngài có vẻ thích thú. Tôi và Hương còn ráng dừng lại mua mười hai con giáp được làm bằng đất nung ở các tiệm ven đường, chúng dùng làm kèn thổi, âm thanh phát ra ngộ nghĩnh, rất to và hay.

Đi bộ chung, tôi cảm nhận Lạt ma bình dị, thân thiện, từ trường các ngài tỏa ra trong sáng, mát mẻ.

Hôm sau, dùng điểm tâm ở Khách sạn Riverside xong thì đoàn trả phòng, "rời bến". Giám đốc Nguyễn Quang Vinh và các nhân viên đồng ra trước khách sạn tiễn chúng tôi.

Chị Cúc mỉm cười ngâm:

Đoàn đi rồi giám đốc đứng ngẩn ngơ

Lặng lẽ ngó theo, mặt thẫn thờ…

Giám đốc bật cười, người đi kẻ ở cùng vẫy tay chào nhau. Phần tôi, dẫu có lưu luyến cũng không thể nói "See you again" (hẹn gặp lại), vì tôi biết đây là chuyến đi hãn hữu, hiếm có dịp tái lai.

Kỳ cuối: Ngày về

Buổi sáng, dùng điểm tâm xong chúng tôi rời Nha Trang, lên xe đi Cam Ranh.

Ở trên xe chúng tôi cùng hát những bài biệt ly để từ giã. Trình lẩm bẩm một mình: - Đoàn du lịch này dễ thương quá, chưa thấy đoàn nào như đoàn này, thắm thiết nghĩa tình, không gây gổ, cư xử còn hơn ruột thịt. Có nhiều đoàn gia đình đi chung mà còn xung đột tá lả, thiệt là lâu thật lâu mới thấy có một đoàn dễ thương như vậy...

Hồi đi thăm lăng Tự Đức, mưa lớn mà Trình cứ đứng ngoài trời thuyết minh. Kết quả là Trình bị cảm. Tôi trách: - Đáng lẽ em không nên dầm mưa nói… như thế!

Trình đáp: - Bổn phận mà, em phải làm cho tròn!

- Mưa thì phải kiếm chỗ núp chứ, cứ đứng ngoài trời "hành nghề", rồi tất cả đều ướt nhẹp, tròn… bệnh thì có!

Giọng Trình khàn khàn, lại ho húng hắng… Tôi lục túi xách, đưa Trình hai vỉ thuốc cảm, quảng cáo: - Thuốc Úc đấy, uống vô đỡ liền!

Chị Liên vội chìa lọ thuốc Mỹ, ân cần bảo: - Thuốc này hiệu quả lắm! Uống hết nhanh cấp kỳ!

Song Hương thì căn dặn: - Xuống xe nhớ ghé nhà chị lấy thuốc ho! (Thuốc Song Hương là thuốc Nhật).

Tôi kết luận: - Trình cứ nốc hết một lần tất cả thuốc được cho đi! Bảo đảm sẽ…

- … Sẽ thành người ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ai hỏi gì cũng không trả lời mà cứ cười cười, ngó lên đọt cây - Trình vui vẻ tiếp lời tôi.

Chúng tôi đối với nhau nghĩa tình? - Bởi vì chúng tôi đều là đệ tử Phật - Chính tâm đạo này đã duy trì bầu không khí thân thiện, nồng ấm trên xe, gắn kết chúng tôi lại với nhau và biến giây phút tao ngộ thành "Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ", mà đã hành trì pháp Phật thì không thể nào cư xử xấu, tệ được.

Tôi nhớ có lần sau một buổi mua sắm ở Đà Nẵng, ngồi trên xe Diệu Ân bực dọc bà bán hàng ranh ma tráo đồ nên thốt lời phàn nàn, chị Cúc liền nhắc: - Đừng để tâm mất thanh tịnh vì những điều này!

Vừa nghe nhắc, Diệu Ân tỉnh ngay. Tới hồi xuống xe, Diệu Ân tiến lại chỗ chị Cúc, nói nhỏ: - Em cảm ơn chị đã nhắc nhở! Cảm ơn rất nhiều!

Sau đó Trình hỏi Diệu Ân có muốn kiếm bà hàng bắt đền lại đồ đã tráo không? Diệu Ân lắc đầu: - Thôi khỏi, xí xóa!

Tôi chứng kiến mà âm thầm cảm động, người nhắc, người phục thiện đã cùng vẽ nên một bức tranh rất đẹp về cuộc sống. Tôi có cảm giáctin tưởng chuyến đi này an lành, vì ngồi trên xe là những người biết canh chừng tâm, không để cho ý bất thiện dấy khởi, không cho phéptồn tại.

Tôi nhớ chị tôi thường khuyến cáo: - Nếu em đón xe đi đâu mà gặp xe ăn giá mắc, giá chém… thì đừng đi, vì xe đó rất xui. Bởi chẳng biết tích phúc mà cứ ham tích tiền không chân chánh thì rất dễ gặp rủi ro - không bể bánh cũng bị nạn tai… của thiên trả địa mà!

Tôi từng thí nghiệm thử và thấy lời này không sai. Có lần tôi gặp lơ và chủ xe đều hung dữ, ăn hiếp khách, khinh thường khách… lấy giá cắt cổ, tôi vẫn lên đi thử. Kết quả, mới đi hơn nửa lộ trình thì xe bể bánh. Vá xong đi một quãng thì bánh thứ ba bên trái lại rung lọc cà lọc cọc báo hiệu sắp rơi ra, chủ xe phải dừng lại sửa. Khách xuống xe ngồi dài chờ đợi thật tội. Còn tôi hãi quá, không dám tiếp tục ngồi chờ xe đó nữa, mà ngoắc xe khác đi.

Đây không phải là thuyết hoang đường, nó chứng minh rằng "ở hiền gặp lành, người tích đức luôn có thừa niềm vui". Một người thiện, chiêu cảm quả tốt. Cả xe đều thiện? - Sẽ càng tốt hơn. Do vậy mà suốt lộ trình viễn du, lúc đi trên đường tôi luôn có cảm giác bình an nhẹ nhàng.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Khách sạn Riverside Đà Nẵng từng nói với tôi: - Phái đoàn cô đi rồi tôi rất buồn, chỉ ước mình là hướng dẫn viên du lịch để được theo cùng. Quý vị cư xử tình cảm như ruột thịt, có bà con với nhau không vậy?

Tôi đáp: - Phần đông chúng tôi chẳng biết nhau trước, lên xe rồi mới quen.

Suốt lộ trình, tôi thường phát biểu mình chưa bao giờ được đi một chuyến hay, lạ như thế này!

Chị Cúc nói:

- Bọn này cũng vậy! Chưa ai được đi vui như thế này bao giờ!

Diệu Ân bảo tôi: - Lâu lâu cô phải đi ra ngoài du lịch cho đầu óc thông thoáng, về viết báo mới hay. Hổm rày cô có đủ vốn để viết chưa?

Tôi cười:

- Lo đi chơi, được hưởng thụ sung sướng quá thành ra… mụ mẫm cả người, đầu óc trống rỗng, chẳng viết gì được!

- Vậy thì cứ tận hưởng cho hết cái thú viễn du này đi!

Đến sân bay Cam Ranh, Trình phải ở lại để tiếp đoàn khách du lịch khác sắp đến, không thể về chung với đoàn nên em chào từ biệt chúng tôi.

Xuống phi trường Tân Sơn Nhất, xe Vietravel đến đón chúng tôi về công ty. Tại đây chúng tôi chia tay nhau. Diệu Ân đang gọi điện thuê xe bốn chỗ đến rước mình về. Tôi thì thuận đường quá giang. Trước khi từ giã, Mai Thy tha thiết bảo tôi và Diệu Ân : - Đúng 14 giờ Lạt-ma Sonam sẽ làm lễ ở chùa Pháp Hoa, cô ráng đến đó dự nhé!

Tất nhiên tôi không thể tự quyết định, vì tôi có đón xe buýt hay ngoắc taxi đi đến Pháp Hoa, e rằng thời gian không còn kịp. Tôi cũng không thể làm phiền, chèo kéo Diệu Ân đi để mình được ké theo tới đó. Tôi nghĩ: "Thôi đành tùy duyên, có duyên thì gặp, không thì thôi!". Lúc này đã 13g45. Đang trên đường về, Diệu Ân bỗng ra quyết định, sẽ cùng tôi đi tới chùa Pháp Hoa gặp Lạt-ma. Thế là chúng tôi gấp rút dùng trưa, vì buổi lễ kéo dài tới 4 tiếng, không thể ôm cái bụng đói meo tới dự. Nhưng kiếm ra tiệm chay trên đường cũng mất thời gian. Chúng tôi vào tiệm, dùng trưa quýnh quáng, rồi thúc tài xế lái nhanh đến chùa.

Chúng tôi đến nơi hơi trễ một chút, đã 14g10. Chùa đông như hội, chánh điện nằm ở lầu hai, chật ních người. Tôi e dè đứng ngoài hành lang đầy nhóc người, nghĩ là mình đứng đây dự thính cũng được, tôi có thể nhìn Lạt-ma qua cửa sổ, vậy là đủ rồi.

Buổi lễ sắp bắt đầu, nhưng một cư sĩ nam tuổi trung niên bước ra, lễ phép chào tôi, nói giọng miền Trung thật nhẹ:

- Thưa sư cô, Lạt-ma bảo tu sĩ hãy vào bên trong, chúng con không dám để Tăng Ni ở ngoài.

Tôi cảm ơn và xin được đứng ngoài, vì tôi đến muộn. (Tôi mới từ máy bay xuống, còn mặc áo đi đường không đủ lễ nghi). Nhưng vị cư sĩ cứ năn nỉ và đẩy tôi vào tận bên trong. Rốt cuộc tôi ngồi ở phía trước, hàng đầu (gần vách tường bên trái), rất gần Lạt-ma. Còn Diệu Ân là cư sĩ, không được vào vì đến sau, có chen vô cũng bị hàng trăm cánh tay đưa lên cản. Biết bao cư sĩ đang phải ngồi ở ngoài dự thính… Buổi lễ đã bắt đầu, và tôi không nhìn thấy Diệu Ân đâu nữa.

Tôi nhiếp tâm nghe lời Lạt-ma giảng, vị nữ phiên dịch nói rất hay, âm thanh chân phương, rõ ràng. Lạt-ma kể về lòng từ của Phật, nhắc nhở chúng ta tu không nên chỉ biết cầu cho bản thân, quyến thuộc, mà phải biết cầu cho tất cả, phải xem mọi chúng sinh đều là ruột thịt của mình.

Lạt ma ngồi trên pháp tòa, ngài cười tôn nghiêm, giảng pháp cũng rất tôn nghiêm. Ngài thuyết pháp, tụng kinh bằng tiếng Tây Tạng nhưng lại làm tôi xúc động không cùng. Tôi hiểu được tâm trạng và câu Mai Thy nói: "Ruột gan lộn lên lộn xuống"… vì tôi cũng khóc, khóc không cầm được, khóc không mắc cỡ, khóc mà không hiểu tại sao? Hình như từ tâm Lạt-ma tỏa ra khiến tôi chấn động, mỗi âm thanh của ngài đều làm tôi cảm xúc, nao nao, lúc đó tôi chỉ có khóc và nhìn ngài thành kính.

Tan lễ, tôi đi theo thứ tự, Tăng Ni ra cửa trước, xuống tới tầng trệt, không biết Diệu Ân ở đâu nên tôi đành ngồi chờ. Phải một tiếng sau mới gặp được Diệu Ân. Hóa ra Diệu Ân cũng chen vào được trong chánh điện, ngồi ở hàng thứ 5-6 gì đó trước Lạt ma, nhưng tôi không nhìn thấy.

Sự găp gỡ này đúng là kỳ duyên, dù tôi rất tôn kính, cực kỳ quý mến Lạt ma Sonam, nhưng tôi không kiếm, hay tìm cách đeo theo ngài. Có lẽ trong dòng đời tôi sẽ còn gặp lại, mà có lẽ không, cũng chẳng sao. Tôi đọc tiểu sử biết ngài là một vị hóa thân ưu việt, một Thánh tăng khả kính.

Tôi chợt nhớ đến lời Đức Đạt-lai Lạt-ma: "Nếu vì lý do nào đó mà con gặp các vị thầy đứng đầu các giáo phái khác nhau, thì con hãy hết lòng tôn kính và hiểu rằng các vị ấy vì lòng từ bi độ sinh và đừng khởi tâm phân biệt, công kích"... Vâng! Các tông phái trong Phật giáo đều là pháp môn của Phật, chê một tông nào đó thì cũng đồng với phỉ báng giáo pháp Phật. Nhìn ngài Sonam, tôi hiểu được Tăng đoàn ngày xưa thanh tịnh, đáng kính như thế nào.

Chuyến đi này tôi không hề cố ý tính toan, dự định gì, nhưng tình cờ cứ gặp các vị Lạt-ma, ngay cả trong ngày về cuối cùng. Dù rất quý trọng các vị Lạt ma, tôi vẫn không có ý đeo theo các ngài. Tôi luôn chủ trương mọi sự tùy duyên, an hưởngchấp nhận những gì mình đang có… Song thú thật là những cuộc gặp gỡ này đã giúp tôi mở lòng ra nhiều hơn. Vì nếu tôi quên yêu thương tất cả chúng sinh, quên tu miên mật, thì các ngài luôn nhắc tôi điều đó. Các ngài đã khiến tôi cảm nhận sâu sắc rằng: Thật diễm phúc khi được làm tu sĩ, được hành trì giáo pháp Phật, được là đệ tử của Phật!

Đây là một chuyến đi tình cờ, lạ lùng, ngộ nghĩnh, nhưng mãi 9 tháng sau tôi mới có đủ cảm hứng để viết ra, xin được chia sẻ kỳ duyên này cùng với mọi người, mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho độc giả chút niềm vui, lợi ích về mặt tâm linh, và xin cầu chúc cho những ai chưa từng viễn du - sẽ có dịp được đi chơi xa, được "bay trên mây" giống như tôi vậy.

Ký sự của Hạnh Đoan

(Bản gốc: báo Giác Ngộ | TVHS kết tập thành PDF)

Chuyến đi bất ngờ (PDF)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20356)
12/10/2016(Xem: 18300)
26/01/2020(Xem: 10849)
12/04/2018(Xem: 19070)
06/01/2020(Xem: 9892)
24/08/2018(Xem: 8565)
12/01/2023(Xem: 2929)
28/09/2016(Xem: 24262)
27/01/2015(Xem: 23919)
11/04/2023(Xem: 2162)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.