Chương 1 Phẩm Tính Siêu Việt Của Như Lai

20/05/201012:00 SA(Xem: 10365)
Chương 1 Phẩm Tính Siêu Việt Của Như Lai

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng

 

PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH KINH VĂN

勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN 
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích


CHƯƠNG MỘT:
PHẨM TÍNH SIÊU VIỆT CỦA NHƯ LAI[
283]


Tôi nghe như vầy

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ,[284] trong rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc.[285]

Lúc bấy giờ, Vua Ba-tư-nặc[286] và Mạt-lỵ phu nhân[287] tin hiểu chánh pháp chưa bao lâu,[288] cùng thảo luận nhau rằng: 

«Con gái chúng ta,[289] Thắng Man phu nhân, vốn thông tuệ, lợi căn, thông minh đỉnh ngộ, nếu thấy được Phật tất hiểu Pháp một cách nhanh chóng, tâm thông tỏ, không nghi ngờ. Vậy ta hãy kịp thời sai phái người tín cẩn[290] khơi mở đạo ý[291] của nó .»

Phu nhân tâu rằng: «Nay thật đúng lúc.» 

Vua và Phu nhân liền viết thư cho Thắng Man, tán thán một cách vắn tắt vô lượng phẩm tính siêu việt của Như Lai, rồi khiến nội nhân, tên là Chiên-đề-la,[292] làm sứ giả đem thư đến nước A-du-xà,[293] vào nội cung, kính cẩn trao thư cho Thắng Man. Thắng Man được thưư, hoan hỷ cúi đầu tiếp nhận. Bà đọc thư, ghi nhớ kỹ, phát tâm hy hữu, bèn nói các bài kệ cho Chiên-đề-la nghe như sau: 

Ta nghe: âm thanh Phật,[294] 

Chưa từng có trên đời. 

Lời ấy nếu chân thật

Ta sẽ tưưởng thưưởng ngươươi.[295] 

Cúi lạy Phật Thế Tôn

Xuất hiệnthế gian

Xin cũng thươương tưưởng con, 

Cho con thấy tôn nhan

Tâm niệm ấy vừa phát, 

Phật hiện giữa hưư không; 

Với tịnh quang sáng chói, 

Rạng ngời tối thắng thân.

Thắng Man cùng quyến thuộc

Cúi đầu lạy sát chân.

Bằng cả tâm thanh tịnh 

Tán thán công đức Phật. 

Như Lai diệu sắc thân, 

Thế gian không gì hơn, 

Tối thắng, bất tư nghì; 

Con cúi đầu đảnh lễ

Sắc Như Lai vô tận

Trí tuệ cũng không cùng; 

Hết thảy Pháp thường trụ, 

Con chí thành quy y

Hàng phục tâm xấu ác,[296] 

Và bốn loại thuộc thân,[297] 

ĐĐã đến cõi nan phục;[298] 

Con kính lạy Pháp vương

Biết hết thảy nhĩ diệm,[299] 

Trí tuệ thân tự tại,[300] 

Nhiếp trì tất cả Pháp,[301] 

Con cúi đầu đảnh lễ.

Kính lễ đấng không lường,[302] 

Kính lễ đấng vô tỉ,[303] 

Kính lễ pháp vô biên,[304] 

Kính lễ siêu tư duy;[305] 

Thương xót che chở con

Cho lớn hạt giống Pháp.

ĐĐời này và đời sau,[306] 

Mong Phật thường nhiếp thọ.[307]

(…)[308]

Ta an lập con từ lâu,[309] 

ĐĐời trước đã từng khai giác

Ngày nay lại nhiếp thọ con,[310] 

Các đời vị lai vẫn vậy, 

Công đức con thành tựu

ĐĐời này và đời kia, 

Gốc rễ lành như vậy, 

Cúi mong nhiếp thọ con.[311]

Bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng với các quyến thuộc cúi đầu lạy sát chân Phật. Phật ở ngay giữa chúng mà thọ ký[312] cho Bà rằng: 

«Con đã ca ngợi các phẩm tính chân thật siêu việt của Như Lai. Bằng vào các thiện căn ấy, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ-kiếp,[313] con sẽ là Tự Tại vương[314] ở giữa chư thiênnhân loại. Trong tất cả những nơi thọ sanh, nơi nào cũng thường gặp gỡ thấy Ta không khác gì lúc này đang ca ngợi Ta. Rồi con lại cúng dường vô lượng a-tăng-kỳ đức Phật, qua hai vạn a-tăng-kỳ kiếp, sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Như Lai,[315] Ứng cúng, Chánh biến tri. Quốc độ của Phật ấy không có ác thú,[316] không có các sự khổ của già, bệnh, suy vi, ưu não, không thích ý; cũng không có tên gọi của nghiệp đạo ác bất thiện.[317] Chúng sanh ở trong các quốc độ ấy có sắc, lực, thọ mạng, và các phương tiện hưởng thọ ngũ dục thảy đều khoái lạc, hơn hẳn chư thiên cõi Tha hóa Tự tại.[318] Các chúng sanh ấy đều thuần nhấtĐại thừa. Những chúng sanh nào tu tập các thiện căn thảy đều tập hợp về đó.»

Khi Thắng Man phu nhân được thọ ký, có vô luợng chúng sinh, chư thiênnhân loại, phát nguyện muốn sanh về nước ấy. Thế tôn thọ ký rằng tất cả đều sẽ được vãng sanh về đó.

 


 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58770)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :