Chương 2 Mười Đại Thọ

20/05/201012:00 SA(Xem: 12121)
Chương 2 Mười Đại Thọ

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng

 

PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH KINH VĂN

勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN 
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích

CHƯƠNG HAI:
MƯỜI ĐẠI THỌ
[319]

Bấy giờ Thắng Man phu nhân sau khi nghe thọ ký, cung kính đứng dậy, xin tiếp thọ mười đại thọ[320] rằng: 

«Bạch Thế Tôn kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với những giới đã thọ, con sẽ không bao giờ khởi tâm vi phạm.»[321]

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với các bực tôn trưởng, con sẽ không bao giờ khởi tâm kiêu mạn.»[322]

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với chúng sanh con sẽ không bao giờ khởi tâm phẫn hận.»[323]

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với sắc đẹp và những thứ trang cụ bên ngoài nơi người khác, con sẽ không bao giờ khởi tâm ganh tị.»[324]

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với các pháp nội hay ngoại, con sẽ không bao giờ khởi tâm keo kiệt.»[325] 

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ không bao giờ vì mình mà thọ nhận, súc liễm tài vật.[326] Nếu có thọ nhận cái gì, là vì để thành thục các chúng sanh nghèo khổ

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ không bao giờ vì riêng mình mà thực hành bốn nhiếp pháp.»[327]

 «Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ vì hết thảy chúng sanh, bằng tâm không ái nhiễm,[328] tâm không mệt mỏi,[329] tâm không hạn ngại,[330] mà luôn luôn nhiếp thọ chúng sanh

 «Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, nếu gặp những chúng sanh cô độc,[331] bị giam cầm trong ngục tối,[332] tật bệnh, đủ mọi thứ ách nạn khốn khổ, con sẽ không bao giờ rời bỏ dù chốc lát; mà phải mong sao cho họ được an ổn, bằng hành vi thiết thực,[333] khiến cho thoát khỏi mọi thống khổ, sau đó mới rời bỏ.»

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến thành tựu Bồ-đề, nếu gặp các trường hợp ác luật nghi[334] như săn bắn hay chăn nuôi, và các sự phạm giới,[335] con sẽ không bao giờ bỏ qua; khi nào có đủ năng lực, gặp những chúng sinh như vậy ở nơi này hay ở nơi kia, đối với những hạng cần phải chiết phục[336] con sẽ chiết phục, đối với những hạng cần phải nhiếp thọ[337] con sẽ nhiếp thọ. Vì sao vậy? Vì do sự chiết phục và nhiếp thọChánh pháp tồn tại lâu dài. Do Chánh pháp tồn tại lâu dàichư thiênnhân loại được sung mãn, các ác đạo sẽ giảm thiểu, có thể tùy chuyển[338] theo bánh xe chánh phápNhư Lai đã chuyển vận.[339] Do thấy sự lợi ích ấy nên không bao giờ con bỏ sự nhiếp thọ

«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ không bao giờ quên mất nhiếp thọ Chánh pháp.[340] Vì sao, vì quên mất pháp là quên mất Đại thừa; quên mất Đại thừa là quên mất ba-la-mật. Quên mất ba-la-mật thì không còn ý hướng nơi Đại thừa.»[341]

«Nếu Bồ tát không có quyết định[342] ở nơi Đại thừa, sẽ không thể thành tựu ý hướng nhiếp thọ Chánh pháp,[343] chứng nhập tùy sở thích,[344] vĩnh viễn không đủ khả năng siêu việt địa vị phàm phu.[345] Bởi vì con thấy có vô lượng sự sai lầm to lớn như vậy và lại cũng thấy vô lượng phước lợi của Bồ tát ma-ha-tát nhiếp thọ Chánh Pháp trong đời vị lai, cho nên tiếp thọ mười đại thọ này. Kính mong Thế Tôn, đấng Pháp chủ,[346] hiện tiền làm chứng cho con. Cúi mong[347] Phật Thế Tôn hiện tiền chứng tri. Nhưng các chúng sanhthiện căn mỏng manh có thể dựng lên màn lưới hoài nghi.[348] Vì rằng mười đại thọ ấy thật khó đạt đến cứu cánh.[349] Các chúng sinh ấy vì vậylâu dài mất những nghĩa lợi, những điều hữu ích, không được an lạc.[350] Để an ổn các chúng sanh ấy, nay đối trước Phật, con nói lên những thệ nguyện chân thật này. Nếu mười đại thọ này sẽ được con thực hiện đúng như đã nói, và do thệ nguyện này, con mong rằng ngay giữa đại chúng này, các hoa trời mưa xuống, các âm nhạc trời nổi lên.»

Ngay khi vừa nói lời này, thì từ hư không mưa tuôn xuống các hoa trời, trổi lên các loại âm thanh vi diệu cõi trời rằng: 

«Thật như vậy! Thật như vậy! Những điều Phu nhân nói là chân thật, không thay đổi.»

Tất cả những ai trong chúng hội, khi trông thấy các đóa hoa vi diệu, và nghe các âm thanh ấy, thảy đều dứt trừ hết mọi nghi hoặc; hoan hỷ, phấn khởi không lường, cùng phát thệ rằng: 

«Mong cho chúng tôi luôn luôn thường gặp gỡ Thắng Man, cùng chung tu hành.»[351] 

ĐĐức Thế Tôn thọ ký cho tất cả đại chúng đều được như nguyện.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58725)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.